Ví dụ như theo Hiệp hội N Q T M thế giới The International Franchise Association thì "nhượng quyền thương mại là mối quan hệ hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng th
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
Trang 3MỤC LỤC
Lòi m ở đầu 3
Chương ì Cơ sở lý luận của hình thức nhượng quyền thương
mại 4 1.1 Lịch sử ra đời của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại
2 Ì Môi trường pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại 35
2.2 Đặc điểm của m ô hình kinh doanh NQTM tại Việt Nam 38
Trang 42.2.1 Nhượng quyền theo lĩnh vực kinh doanh 38
2.2.2 Nhượng quyền của các doanh nghiệp trong và ngoài nước 40
2.2.3 Nhượng quyền theo phương thức mua quyền thương mại 43
2.3 Một số ví dụ điển hình 44
2.3.1 Doanh nghiệp Việt Nam nhượng quyền 44
2.3.2 Doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam 53
2.4 Một số đánh giá, nhận xét chung 56
Chương 3 Xu hướng phát triển và các giải pháp thúc đẩy hình
thức k i n h doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 59
3.1 Cơ hội và thách thức cho việc phát triển hình thức kinh doanh NQTM
tại Việt Nam 59 3.1.1 Cơ hội 59 3.1.2 Thách thức 65 3.2 Xu hướng 69 3.3 Một số bài học kinh nghiệm 81
3.4 Giải pháp 86 3.4.1 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước 87
3.4.2 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 91
K ế t luận 95 Tài liệu tham khảo 96
Trang 5LỜI MỞ ĐẨU
Theo kết quả điều tra sơ bộ của trường đại học K i n h tế thành phố H ồ Chí Minh, trong những người tiêu dùng được phỏng vấn tại Tp.Hồ Chí Minh, 8 9 % cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sểm1
Lý do là
họ thấy an tâm về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm hơn N h ư vậy, ta có thể thấy thương hiệu là một tài sản quý của doanh nghiệp Có thể hình dung hai vấn đề cho những người kinh doanh như sau: Một là, thành lập một doanh nghiệp, định vị sân phẩm hay dịch vụ của mình trong tâm trí khách hàng Tuy nhiên khi đã xây dựng được chỗ đứng cho mình trong thị trường, được sự công nhận và yêu thích của khách hàng, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể bảo vệ và phát huy tối đa và mở rộng thương hiệu của mình trong điều kiện nguồn vốn, nhân lực, đội ngũ quản lý có hạn Hai là, những người có vốn, muốn tìm một cơ hội đầu tư an toàn, hiệu quả, kinh doanh sản phẩm dịch vụ
đã được chấp nhận trên thị trường Đ ể giải đáp cho hai câu hỏi trên có một câu trả lời thích họp đó là Nhượng quyền thương mại (íranchising)
Ra đời và phát triển nở rộ ở các nước Châu Âu, châu Mỹ cách đây gần một thế kỷ, nhượng quyền thương mại đang là một hình thức kinh doanh vô cùng hấp dẫn đối với cả người nhượng quyền và người nhận quyền Nếu như thị trường phương Tây đã được coi là bão hòa đối với hình thức này thì tại các nước ở Châu Á, nhất là tại Việt Nam dây lại được coi là m ô hình kinh doanh
sẽ phát triển rất mạnh trong thời gian tới Nhượng quyền thương mại đã thể hiện những ưu điểm của nó không chỉ đối với các bên tham gia m à còn cả đối với nền kinh tế
Nhượng quyển thương mại đã xuất hiện ở nước ta cách đây hơn 10 năm nhưng hoạt động này vẫn còn rất mới mẻ, sơ khai và được xem như một mảnh
1 K h o a k i n h t ế Đ ạ i h ọ c q u ố c g i a H à N ộ i , k h ó a l u ậ n t ố t n g h i ệ p , Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực
phàm và bản lè cùa các doanh nghiệp Việt Nam (franchìsìng), P h ạ m H o à n g M i n h H i ề n
Trang 6đất màu mỡ chưa được khai phá: "Việt Nam dược xem là một thị trường tiềm í
ẩn, chưa được khai phá: một nền chính trị ổn định; tỷ lệ người biết chữ cao; / một thị trường rất trẻ với 7 0 % dân số dưới 30 tuổi; sức mua ngày càng tăng ị fl
cao Chúng tôi tiên đoán sẽ nổ ra một cuộc cách mạng về nhượng quyền thương mại trong một vài năm tới, với sể đổ bộ nhiều nhãn hiệu nước ngoài và lớn mạnh của các íranchisee nội địa"
Tiến tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam sẽ là điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa mở cửa thị trường, tể do hóa kinh tế Vì thế đây vừa là một cơ hội vừa là một thách thức đối với các doanh nghiệp nhận quyền và nhượng quyền trong nước Nắm bất được xu hướng của hình thức kinh doanh này tại Việt Nam sẽ
là một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp không chỉ trong nước m à cả nước ngoài
Xuất phát từ thểc tế đó em đã lểa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp:
"Nhượng quyền thương mại và x u hướng phát triển của m ô hình này t ạ i Việt Nam"
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận:
Khóa luận làm rõ các vấn đề lý thuyết như khái niệm, ưu nhược điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, các hình thức nhượng quyền, phân biệt nhượng quyền với một số hình thức kinh doanh khác cũng như thểc trạng tình hình nhượng quyền thương mại tại Việt nam Từ đó, khóa luận đánh giá xu hướng và đề ra giải pháp cho việc phát triển m ô hình này tại Việt Nam
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Đ ố i tượng nghiên cứu của khóa luận bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã áp dụng m ô hình nhượng quyền kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1996 trở lại đày về phạm vi nghiên cứu, khóa luận đi sáu nghiên cứu nội dung của hình thức nhượng quyền thương mại, tập trung phân tích thểc trạng
Trang 7nhượng quyền kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và tình hình nhượng quyền của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, /
so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp trừu tượng hóa,/ phương pháp m ô tả khái quát
Nội dung của khóa luận
V ớ i việc tập trung nghiên cứu bằng những phương pháp khoa học trên, luân văn đã được xây dựng với bố cục đề tài gộm 3 chương:
Chương ì Cơ sở lý luận của hình thức nhượng quyền thương mại Chương n Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại
Việt Nam
Chuông in Xu hướng phát triển và các giải pháp thúc đẩy hình
thức kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Đây là một đề tài tổng quát, đòi hỏi kiến thức rộng và nhiều tài liệu và thời gian để nghiên cứu Tuy nhiên về lý luận cũng như thực tiễn ở Việt Nam gần như chưa có nghiên cứu chính thống nào về loại hình kinh doanh mới mẻ này nên trong quá trình thực hiện tác giả đã gặp không ít những khó khăn Tuy vậy, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Th.s Phạm Thị Song Hạnh, em đã hoàn thành được khóa luận của mình Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
cô giáo, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong thời gian qua
Do trình độ của người viết còn hạn chế, khoa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót Tác giả xin cảm ơn và đánh giá cao những góp ý, phê bình của thầy
cô, các bạn và những ai quan tâm đến đề tài này
Trang 8C H Ư Ơ N G ì C ơ SỞ L Ý LUẬN CỦA HÌNH THỨC N H Ư Ợ N G QUYỂN
T H Ư Ơ N G MẠI 1.1 Lịch sử ra đời của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại (NQTM)
Thuật ngữ "nhượng quyền thương mại" (íranchising) đã có từ rất lâu đời Từ thời kỳ phong kiến ở các nước Châu Âu, quyền thương mại được nhượng là một đặc ân được vua chúa ban cho Bản chất của nhượng quyền thương mại trong thời kỳ này là nhà vua cấp cho một ai đó quyền được kinh doanh độc quyền một loại hình hoạt động thương mại nhất định
Sau nhiều năm, cùng với sự phát triứn của nền kinh tế các nước đặc biệt là các nước phương Tây, khái niệm N Q T M cũng đã có nhiều thay đổi Vào giữa những năm 1800 tại Đức, những nhà ủ rượu lớn đã cấp quyền thương mại cho các quán rượu nhất định, cho phép các quán rượu này bán rượu của mình Đây được xem là khởi nguồn của khái niệm N Q T M m à chúng ta biết ngày nay V à o năm 1850, chính công ty I.M.Singer trong nỗ lực nhằm phân phối và đẩy mạnh việc tiêu thụ số lượng máy khâu do công ty sản xuất ra đã tình cờ tạo ra hệ thống nhượng quyền thương mại sơ khai đầu tiên tại Mỹ2
Vào cuối những năm 50 của thế kỷ 19, Singer đã thiết lập một mạng lưới các nhà bán buôn và bán lẻ Những người này đứ được phân phối những máy khâu của I.M.Singer trong một khu vực nhất định đã phải một khoản tiền cho công
ty này theo những hợp đổng íranchise do công ty soạn ra Đây được coi là tiền thân của những hợp đổng N Q T M về sau này Vào cuối những năm 1880, các thành phố bắt đầu cấp quyền độc quyền đối với dịch vụ ô tô và các ngành công cộng phục vụ nước sạch, nước thải, gas và điện Trong khoảng thời gian trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, luật Antitrus cấm người sản xuất sở hữu các điứm bán hàng, không cho phép họ bán trực tiếp ô tô cho người tiêu
Trang 9dùng Chính điều này đã đưa các nhà sản xuất õ tò nghĩ đến một hệ thống phân phối mới Vào năm 1908, General Motor đã tìm ra một cách thức liên kết với các nhà bán lẻ độc quyền bằng hợp đồng độc quyền Thương nhân phải
tự mình mua đất và xây dựng cơ sở, sau đó bán ô tô và được hưởng khoản chênh lệch từ nhà sản xuất Trong suốt thời kỳ này, N Q T M chắ giới hạn trong phạm v i phân phối sản phẩm Còn hình thức nhượng quyền thương mại công thức kinh doanh (business íbrmat íranchising) thì phải sau thế chiến thứ l i mới bắt đầu xuất hiện Tại Pháp trong thời gian này, ông Jean Prouvost, chủ hãng
le Roubaix đã thiết lập một hệ thống cửa hàng m à trong đó các nhà bán lẻ độc lập liên kết với hãng len bằng một họp đồng cho phép họ độc quyền phân phối sản phẩm tại một khu vực nhất định
Sau chiến tranh thế giới lần thứ li, N Q T M đã mở rộng sang các ngành khác đặc biệt là các ngành dịch vụ nhất là lĩnh vực bán thức ăn nhanh và bán
lẻ Bắt đầu m õ hình kinh doanh N Q T M này vào năm 1920, chuỗi cửa hàng Ben Franklin được biết đến là thương hiệu đầu tiên tiến hành N Q T M trong lĩnh vực bán lẻ Tiếp đến là những thương hiệu khác như A&w Root Beer
trong lĩnh vực bán thức ăn nhanh hay Howard Jonhson trong lĩnh vực nhà hàng M ô hình N Q T M thật sự trở thành một m ô hình kinh doanh thành công trong những năm 1950 và 1960 khi các chuỗi cửa hàng kinh doanh theo m ô hình này như Tastee-Freez®, KFC®, McDonalcTs, and Burger King® được thành lập Sở dĩ m ô hình kinh doanh này có thể phát triển bùng nổ vào những năm 1950 là nhờ vào hai yếu tố: sự phát triển và gia tăng quảng cáo cũng như
sự mở rộng của hệ thống đường cao tốc quốc gia Nhờ sự phát triển của quảng cáo đã giúp các công ty xây dựng cố thể xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình V à kết quả là chính những thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến lại trở thành công cụ cạnh tranh, một lợi thế tương dối cho các công
ty sở hữu chúng Còn việc mở các con đường cao tốc lại khiến cho việc đi lại tới những nơi m à trước đây người ta cho là xa xôi được dễ dàng thuận tiện
Trang 10hơn Cũng chính vì thế m à nhu cầu quảng cáo chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu của các công ty tới người dán ở những khu vực này cũng tăng lên Mặt khác, tại Mỹ, quy m ô và tầm quan trọng của thụ trường đã buộc các công
ty lớn sử dụng đến một hệ thống phân phối cho phép họ tăng nhanh thụ phần
m à không phải đầu tư nhiều Giải pháp này cũng cho phép các cá nhân ít vốn cũng có thể mở doanh nghiệp riêng của mình Sự kết hợp tuyệt vời vì lợi ích của hai bên đã đưa đến một sự bùng nổ hoạt động của các doanh nghiệp dưới hình thức N Q T M trong những năm 50-70 Trong những năm 1970, các hệ thống N Q T M tại M ỹ bắt dầu mở rộng phạm v i hoạt động sang các quốc gia phát triển khác Vào những năm 1980, tại các nước chụu ảnh hưởng nhiều của
hệ thống N Q T M của M ỹ bắt đầu xuất hiện các hệ thống cửa hàng N Q T M sử dụng thương hiệu nội đụa Đến những năm 1990, N Q T M đã phát triển trên phạm vi quốc tế cả ở các nước phát triển và đang phát triển và có mặt ở hầu hết các ngành nghề như nhà hàng, khách sạn, giáo dục Không chỉ nở rộ ở nhiều nước Châu  u và Châu M ỹ m à nhượng quyền thương mại còn phát triển mạnh ở khắp các khu vực trên thế giới Ra đời và phát triển hơn một thế kỷ, nhượng quyền thương mại được xem là phương thức kinh doanh có tỷ lệ thành công cao (hơn 9 0 %3) và m ô hình này đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới với hàng triệu cơ sở kinh doanh trên toàn cầu Theo tác giả John Naisbitt
của quyển sách Megatrends cho rằng "ữanchise là khái niệm marketing thành
công nhất trong mọi thời đại"
1.2 Khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương mại
1.2.1 Khái niệm
Với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động NQTM, các nhà nghiên cứu
đã đưa ra nhiều đụnh nghĩa về NQTM Có đụnh nghĩa nhấn mạnh chi tiết nội dung của thỏa thuận NQTM, có đụnh nghĩa nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ của
3 "Sự bùng nổ nhượng quyền thương hiệu", link: http://www.vừ.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?
Trang 11các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng Hoặc cũng có những định nghĩa rất chung chungị)
Từ ữanchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "íranc" có nghĩa là free (tự do)4
Franchise là một phương thức nhân rộng thương hiệu, nhân rộng m ô hình kinh doanh có xuất xứ từ Châu  u nhưng lại phất triển nhanh nhất tại Mỹ Theo định nghĩa cởa từ điển Anh Việt cởa Viện ngôn ngữ học Việt Nam thì íranchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ cởa một công ty ở một khu vực cụ thể nào
đó hay là việc cấp quyền kinh doanh cho ai đó Còn theo định nghĩa cởa từ điển Webster thì ữanchise là (i) một đặc ân hoặc đặc quyền được ban cấp cho một người bởi chính phở, nhà nước hay bởi một người cẩm quyền cao nhất; (li) là sự cho phép bởi một nhà sản xuất trao cho một người hay một nhóm người để phân phối hay bán sản phẩm cởa chở thương hiệu Nói cách khác thì íranchise là một phương thức tiếp thị và phân phối sản phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác là chở thương hiệu và người được cấp quyền kinh doanh thương hiệu đó Hai bén đối tác này sẽ ký một hợp đồng, gọi là hợp đồng íranchise
Do đó cũng có định nghĩa cho rằng íranchise là một loại hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, có thể bằng văn bản hay lời nói Ví dụ như theo Hiệp hội
N Q T M thế giới ( The International Franchise Association) thì "nhượng quyền thương mại là mối quan hệ hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo đó bên chuyển nhượng đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tói doanh nghiệp cởa bên nhận trẽn các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên còn bên nhận chuyển nhượng hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên chuyển nhượng sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận chuyển nhượng đang hoặc sẽ dầu
tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực cởa mình"
4 "Franchise-bí quyết thành cổng bằng m ô hình nhượng quyền kinh doanh" , TS Lý Quý Trung - N X B trẻ
Trang 12Theo Hiệp hội N Q T M Pháp thì N Q T M là một phương thức hợp tác giữa một bên là một doanh nghiệp (bên chuyển nhượng) và một bên khác là một hay nhiều doanh nghiệp (bên nhận chuyển nhượng) để khai thác một đối tượng của N Q T M do người chuyển nhượng triển khai Đ ố i tượng chuyển nhượng gồm 3 yếu tố: quyền sở hữu và quyền sử dụng các dấu hiệu tập hợp khách hàng (biển hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại, logo ), việc sử dụng kinh nghiêm hay bí quyết kinh doanh, một tập hợp các sịn phẩm và/ hoặc dịch vụ và/ hoặc công nghệ
Trên cơ sở đối tượng chuyển nhượng này, bên chuyển nhượng là người xây dựng một hệ thống nhượng quyền kinh doanh m à anh ta có trách nhiệm địm bịo sự tồn tại và phát triển lâu dài của nó
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật các nước, do có sự khác biệt về quan điểm cũng như môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội nên mỗi nước lại có những định nghĩa khác nhau về hoạt động này Sau đây là một số định nghĩa về N Q T M của một
số nước phát triển trên thế giới, nơi m à hoạt động nhượng quyền diễn ra rất phát triển
Theo Uy ban thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The us Federal Trade
Commission - FTC) thì một hợp đồng N Q T M là hợp đồng theo đó bén chuyển nhượng:
(i) hỗ trợ đáng kể cho bên nhận chuyển nhượng trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận
(li) cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng để phân phối sịn phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên chuyển nhượng và
Trang 13(iii) yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng một khoản phí tối thiểu
Cũng theo FTC, "thuật ngữ "nhượng quyền thương mại" là bất kỳ mối quan hệ thương mại liên tục nào được tạo ra bởi một hoặc nhiều sự sịp xếp, trong đó:
(1) (i)(A) M ộ t người (gọi là người nhận quyền) chào hàng, bán hoặc phân phối cho bất kỳ ai m à không phải là người nhượng quyền những hàng hóa và/ hoặc dịch vụ m à hàng hóa và/ hoặc dịch vụ này:
(1) Được xác định bởi một thương hiệu, dấu hiệu dịch vụ, tên thương mại, hoạt động quảng cáo hoặc bởi biểu tượng thương mại khác nhằm xác định nguôi nhượng quyền; hoặc
(2) Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp được yêu cầu hoặc được chỉ bảo phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do bên nhượng quyển chuyển lại, theo đó, người nhận quyền sẽ hoạt động dưới một tên có sử dụng thương hiệu, dấu hiệu thương mại, tên thương mại, hoạt động quảng cáo, hoặc các biểu tượng thương mại khác xác định người nhượng quyền; và
(B)(l) Người nhượng quyền nỗ lực hoặc sử dụng nguôi có thẩm quyền nỗ lực giám sát ở một mức độ nhất định phương thức hoạt động của nguôi nhận quyền, bao gồm nhưng không giới hạn tổ chức kinh doanh, các hoạt động xúc tiến, quản lý, kế hoạch marketing hoặc các mối quan hệ làm ăn của bên nhận quyền, hoặc
a Người nhượng quyền hỗ trợ dáng kể cho người nhận quyền trong phương thức vận hành sau đó, bao gồm nhưng không giới hạn tổ chức kinh doanh, các hoạt động xúc tiến, quản lý, kế hoạch marketing hoặc các m ố i quan hệ làm ân của bên nhận quyền Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp hỗ trợ trong các hoạt
Trang 14động xúc tiến thương mại, trong tình trạng không có hỗ trợ về phương thức
hoạt động tại các khu vực khác, sẽ không được xem là hỗ trợ đáng kể; hoặc
(ii)(A) Người nhận quyền chào hàng, bán hoặc phân phối cho bất kỳ ai nhưng không phải là người nhượng quyền những hàng hóa và / hoặc dịch vớ
mà hàng hóa và/ hoặc dịch vớ này:
(1) Được cung cấp bởi người nhượng quyền, hoặc
(2) Được cung cấp bởi người thứ ba (ví dớ như nhà cung cấp), người mà
bên nhượng quyền yêu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp bên nhận quyền làm ăn
kinh doanh với; hoặc
(3) Được cung cấp bởi bên thứ ba (ví dớ như nhà cung cấp), là người có
quan hệ chi nhánh với bên nhượng quyền và bên này chỉ bảo trực tiếp hoặc
gián tiếp cho người nhận quyền làm ăn kinh doanh với; và
(B) Người nhượng quyền:
(1) Tim các điểm bán lẻ cho người nhận quyền và chịu trách nhiệm đối với các hàng hóa và / dịch vớ kể trên; hoặc
(2) Tim kiếm địa điểm cho người nhận quyền để bán những máy móc,
trưng bày ngăn giá, hay bất kỳ việc trưng bày, bán hàng hóa nào mà người
nhận quyền sử dớng để chào hàng, bán hoặc phân phối các hàng hóa và / hoặc dịch vớ kể trên; hoặc
(3) Cung cấp cho nguôi nhận quyền các dịch vớ của một người có khả năng tìm kiếm các điểm bán lẻ, tài khoản hoặc địa điểm như đã ghi trong
điểm (l)(ii)(B)(l) trên, và
(2) Người nhận quyền bị yêu cầu như là một điều kiện để nhận được hoặc khởi đầu hoạt động kinh doanh nhượng quyền, thanh toán hoặc cam kết thanh
Trang 15toán một khoản tiền cho người nhượng quyền, hoặc cho một bên thứ ba có quan hệ chi nhánh với người nhượng quyền
(3) Sự miễn trừ Các điều khoản của phẩn này sẽ không áp dụng cho hình thức nhượng quyền thương mại:
(iii) là hình thức m à tổng sỳ tiền quy định tại khoản (2) cùa điều này được thanh toán trong khoảng thời gian từ bất kỳ lúc nào trước đó miễn trong vòng
6 tháng kể từ khi triển khai hoạt động kinh doanh nhượng quyền, không ít hơn 500$; hoặc
(iv) là hình thức m à không có vãn bản nào làm bằng chứng cho bất kỳ điều khoản hoặc các khía cạnh của mỳi quan hệ hoặc sự sắp xếp
(4) Các trường hợp loại trừ Thuật ngữ "nhượng quyền thương mại" sẽ không được xem là bao gồm bất kỳ mỳi quan hệ thương mại liên tục nào nếu chỉ được tạo bởi:
(i) M ỳ i quan hệ giữa người chủ và người làm thuê, hoặc giữa các đỳi tác làm ăn nói chung; hoặc
(li) Mỳi quan hệ thành viên trong một tổ chức hợp tác xã ngay tình; hoặc (iii) Một hợp đổng sử dụng thương hiệu, dấu hiệu thương mại, tên thương mại, con dấu, hoạt động quảng cáo, hoặc các biểu tượng thương mại khác để xác định một người, người về cơ bản chào hàng để lấy phí hoặc điều khác, một dịch vụ ngay tình để định giá, kiểm tra, hoặc giám sát hàng hóa và / hoặc dịch vụ; hoặc
(iv) Một hợp đồng giữa một người cấp phép và một cá nhân riêng lẻ nhận giấy phép để cấp phép cho một thương hiệu dấu hiệu thương mại, tên thương
Trang 16mại, hoạt động quảng cáo, hoặc các biểu tượng thương mại khác trong đó, hoạt động cấp phép như trên chỉ là một trong số hoạt động tự nhiên chung được cấp phép bởi người cấp phép cho thương hiệu, dấu hiệu thương mại, tên thương mại, hoạt dộng quảng cáo, hoặc các biểu tượng thương mại khác."5
Như vậy nếu như định nghĩa của I F A (hiệp hội N Q T M thế giữi) nhấn mạnh tữi nghĩa vụ, vai trò của bén nhận quyền trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp thì định nghĩa của FTC lại chỉ ra cụ thể các trường hợp mối quan hệ giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền, chỉ ra quyền và nghĩa
vụ một cách cụ thể giữa hai bên Đặc biệt định nghĩa về N Q T M còn chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động N Q T M vữi một số các hình thức khác như cấp phép, hình thức thuê mượn, và chỉ ra bên nhận quyền phải trả tối thiểu một khoản tiền là 500$ C ó thể nói định nghĩa này khá toàn diện và lột tả gần như đầy đủ các đặc điểm và trường hợp của nhượng quyền thương mại
Trong khi đó định nghĩa về nhượng quyền thương mại của cộng đồng chung Châu  u lại nhấn mạnh tữi quyền của bên nhận quyền khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ m à ở đây quyền thương mại là "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tữi nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biểu hiện của cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tữi người sử dụng cuối cùng" Theo đó nhượng quyền thương mại là việc nhượng các quyền thương mại nói trên R õ ràng định nghĩa này ghi nhận vai trò của thương hiệu, của hệ thống, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền nhưng lại không đề cập đến những đặc điểm khác, quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc phân biệt vữi các hình thức thương mại khác cũng
sử dụng tập hợp các yếu tố về sở hữu trí tuệ là hàng hóa, dịch vụ để trao đổi mua bán
Nam"
Trang 17Nhượng quyền thương mại ra đời và phát triển mạnh ở các nước phát triển hơn một thế kỷ qua nhưng phương thức kinh doanh này mới thâm nhập vào thị trưởng Việt Nam trong vòng hơn 15 năm trở lại đây Tuy nhiên định nghĩa về nhượng quyền thương mại mới chỉ được dưa ra trong Luật Thương mại có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 Cụ thể tại mục 8 Luật Thương mại 2005 quy định như sau: nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cẩu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điểu kiện sau đây:
1 Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyển;
2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyển trong việc điều hành công việc kinh doanh
Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nữa về nhượng quyền thương mại với những tên gọi khác nhau như nhượng quyền kinh doanh, nhượng quyền sử dụng thương hiệu hay đặc quyển kinh tiêu cũng đã ít nhiều thể hiện được tính chất và đặc điểm của hoạt động này:
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu trường Đại học Ngoại
Thương H à Nội, chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu thì "chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu là một hoạt động thương mại trong đó, Bên chuyển nhượng cho phép Bên nhận chuyển nhượng quyển độc lập phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ cùng với quyền được sử dụng một tập hợp các dấu hiệu liên kết khách hàng gắn liền với hệ thống kinh doanh như bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa và dịch vị trong một khoảng thòi gian và phạm vi địa lý nhất định, theo phương thức và hệ thống kinh doanh được bên chuyển
Trang 18nhượng xây dựng và với sự trợ giúp đáng kể, thường xuyên của bên chuyển
nhượng".6
Hay theo giáo sư Andrevv Terry, "NQTM là một hệ thống huy động được
sự sáng tạo, năng động và ngày càng trở thành một phương thức kinh doanh
phổ biến đối với các doanh nghiệp đang tổn tại và mới hình thành Trong hệ
thống NQTM, bên nhượng quyền phải phát triển được những khái niệm kinh
doanh đã thành công và đã được công nhận và xây dựng xung quanh những
người nhận quyền hệ thống đã được thọa nhận, những li-xăng để người nhận
quyền sử dụng khái niệm và hệ thống của họ theo một phương thức được kiểm
soát tại một địa điểm xác định và vào một thời điểm nhất định tại cơ sỏ kinh
doanh của người nhận quyền hoặc tại những cơ sở khác"7
Tọ những khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra định nghĩa vé nhượng quyền thương mại như sau: N Q T M là hình thức kinh doanh trong đó việc sử
dụng chung thương hiệu, có sự kiểm soát và hỗ trợ đáng kể tọ phía người
nhượng quyền, có sự độc lập về mặt tài chính và pháp lý giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền trong hệ thống, có sự trả phí của người nhận quyền
cho người nhượng quyền
Theo định nghĩa được rút ra ở bên trên, chúng ta có thể thấy nhượng quyền thương mại có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại trong
đó có việc sử dụng chung thương hiệu Hàng hóa trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại đó chính là việc sử dụng thương hiệu của Bên nhượng
6 Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Ngoại thương, đề tài NCKH cấp bộ năm 2005, Một số giãi pháp
phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyển sù dụng thương hiệu (ỷranchising) lại Việt Nam
trang 16
7 Kỷ yếu hội thảo quốc tế về chế định N Q T M ương dự thào Luật thương mại (sửa đổi), Bộ Thương M ạ i tổ
chức tháng 12/2005
Trang 19Đ ể trả cho việc Bên nhượng quyền đã cấp cho mình quyền kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền thì Bên nhận quyền phải trả cho bẽn nhượng quyền một khoản phí, gọi là phí chuyển nhượng quyển sử dụng thương hiệu Cũng cần lưu ý rằng trong phương thức kinh doanh này thì
N Q T M chữ liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu chứ không có sự chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu Điều đó cũng có nghĩa là người chủ sở hữu vẫn có quyền tiếp tục khai thác và phát triển thương hiệu của mình và trên thực tế vẫn là chủ sở hữu đối với thương hiệu đó Còn việc chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu là việc mua đứt bán đoạn thương hiệu cho một đối tác khác Người chủ ban đầu của thương hiệu đó sẽ mất toàn quyền đối với thương hiệu của mình Trong hình thức kinh doanh này thì thương hiệu đóng vai trò là một yếu tố hết sức quan trọng Trên thực tế thường thì người ta chữ tiến hành nhượng quyển sử dụng thương hiệu đối với những thương hiệu có tên tuổi nổi tiếng gắn với nó là một công thức kinh doanh đã thành công và được thừa nhận chứ ít khi những thương hiệu chưa có uy tín lại được nhượng quyền sử dụng Chính vì thế đã có người cho rằng thương hiệu chính là phần hồn trong nội dung chuyển nhượng quyền thương mại
Thứ hai, trong quá trình tiến hành phương thức kinh doanh này Bên
nhượng quyền có sự giám sát và hỗ trợ đáng kể về nhiều phương diện cho Bên nhận quyền Có thể nói N Q T M là một quan hệ kinh doanh toàn diện bao gồm không chữ sản phẩm và/ hoặc dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, khu vực địa lý kinh doanh m à còn toàn bộ hệ thống và m ô hình kinh doanh như quy trình hoạt động, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn, đào tạo nhân viên, giám sát tổ chức, quản lý chất lượng, hỗ trợ ban đầu và trong quá trình hoạt động Một trong những rủi ro của việc kinh doanh nhượng quyền thương mại đó chính là làm phá vỡ hệ thống kinh doanh nếu như chữ có một mắt xích trong hệ thống dó làm ăn không có hiệu quả gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu Do đó "tính đồng bộ của một thương hiệu là một trong những
Trang 20chìa khóa thành công khi xây dựng m ô hình kinh doanh nhượng quyền" Do
dó, để tránh và đối phó với hậu quả này, người nhượng quyền phải giám sát
chặt chẽ tới hoạt động của bên nhận quyền Theo quyển sách /ranchising and
licensing-two powerful ways to grow your business in any economy thì mức
độ kiểm soát và hỗ trợ của bên nhượng quyền phải là đáng kể Thuật ngữ
"đáng kể" ở đây chị mức độ m à bên nhận quyền phụ thuộc vào các chuyên gia kinh doanh của bên nhượng quyền Sự phụ thuộc này thể hiện thông qua sự giám sát của nhà nhượng quyền đối với cách thức hoạt động của nhà nhận quyền hoặc thông qua sự hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền tại các khu vực liên quan
Thứ ba, trong hệ thống nhượng quyền thương mại giữa người chuyển
nhượng và người nhận chuyển nhượng có sự độc lập về tài chính và địa vị pháp lý Đây là đặc điểm đặc thù của hệ thống kinh doanh này nhằm phân biệt hình thức kinh doanh này với các loại hình gần giống khác như đại lý, chi nhánh thương mại Tuy rằng trong hệ thống này, người nhượng quyền có quyền và nghĩa vụ kiểm soát và hỗ trợ một cách đáng kể cho bên nhận quyền
và có nhiều ràng buộc với nhau hơn hình thức kinh doanh thương mại thông thường như việc mua đứt bán đoạn một hàng hóa, dịch vụ nào đó nhưng theo pháp luật của các nước thì bên nhận quyền lại là các cá nhân độc lập hoặc các pháp nhân độc lập về mặt tổ chức lẫn tài chính, không phụ thuộc vào bên nhượng quyền Trên thế giới chủ thương hiệu tức người nhượng quyền thường đóng vài trò cầu nối giúp người mua íranchise m ư ợ n tiền ngân hàng hoặc chính mình đứng ra cho vay nhằm phát triển và nhân rộng m ô hình kinh doanh nhanh hơn hay như trong thời gian trước khai trương, đối tác mua quyền thương mại thường được hỗ trợ về dào tạo, thiết kế, chọn địa điểm, nguồn hàng, quảng cáo, Những điều này không có nghĩa là bên nhận quyền bị phụ thuộc và bị bên nhượng quyền áp đặt hoàn toàn theo ý của bén nhượng quyền
Trang 21Tất cả quyền cũng như nghĩa vụ của hai bên đều phải được cụ thể hóa trong hợp đồng nhượng quyền m à chủ thể của hợp đồng là những người, cá nhân độc lập
Thứ tư, có sự trả phí của người nhận quyền cho người nhượng quyền
N Q T M xét cho cùng cũng giống như hoạt động dịch vụ thuê-mượn Người nhượng quyền cho người nhận quyền thuê sử dụng thương hiọu của mình đổi lại anh ta tất nhiên phải nhận được một khoản phí từ người nhận quyền Phí này có thể là trọn gói nhưng cũng có thể trả làm nhiều lần gồm phí chuyển nhượng ban đầu và phí định kỳ Thông thường trên thực tế thì người nhận quyền phải trả cho người nhượng quyền một khoản gồm nhiều lần Lần thứ nhất là phí chuyển nhượng ban đẩu Có thể hiểu đây là khoản phí m à bén nhận chuyển nhượng phải trả để tham gia hoạt động trong họ thống chuyển nhượng Những yếu tố m à bên nhận chuyển nhượng được hưởng từ phía bèn chuyển nhượng đổi lấy khoản phí này thường gồm: quyền sử dụng thương hiọu, các dịch vụ hỗ trợ như đào tạo, trang trí, tìm kiếm nguồn tài trợ, tài liọu hướng dẫn hoạt động Còn khoản phí định kỳ thường được bên nhận chuyến nhượng trả cho bên chuyển nhượng theo % doanh thu hàng tháng của bên nhận chuyển nhượng Chính những khoản phí này là một trong những nhân tố để chúng ta
có thể phân biọt N Q T M với một số hình thức kinh doanh tương tự như chi nhánh, nhà phân phối hay đại lý thương mại Phẩn này sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau
1.3 Phân loại
Nhượng quyền thương mại xuất hiọn trên thế giới đã khá lâu Tuy nhiên
ở Viọt Nam loại hình kinh doanh này vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiọp và các cá nhân trong nước và xuất hiọn dưới nhiều hình thức khác nhau Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh chúng ta có thể phân chia N Q T M thành
Trang 22Nhượng quyền kinh doanh sản xuất: Đây là hình thức N Q T M m à theo
đó bén nhận quyền sẽ sản xuất và bán sản phẩm dưới nhãn hiệu của bên chuyển nhượng Bên chuyển nhượng sẽ chuyển giao cho bên nhận quyền bí quyết k i n h doanh thường là các công thức sản xuất, quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và m ô hình sản xuất
Đặc điểm của hình thức nhượng quyền này là:
(i) hoạt động này liên kết nơi sản xuất với nơi tiêu thụ: bên chuyển nhượng có xu hướng mở rộng các đơn vữ sản xuất tại các đữa điểm m à chi phí thâm nhập và chi phí vận chuyển đến nơi đó quá cao Thông thường hình thức này liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế
( l i ) việc sản xuất đi đôi với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra: việc chuyển nhượng sẽ không diễn ra nếu bên chuyển nhượng không chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng những yếu tố tập hợp khách hàng Bẽn nhận chuyển nhượng đổng thời là doanh nghiệp sản xuất đổng thời là người bán sản phẩm mình sản xuất ra Vì vậy, yêu cẩu đặt ra là bên chuyến nhượng cần đầu
tư thích đáng về mặt trí lực cho hệ thống kinh doanh của mình cũng như việc đầu tư vào tài chính, kỹ thuật là rất quan trọng vì họ vừa thực hiện chức năng sản xuất đổng thời với đó là phải tiêu thụ được sản phẩm mình sản xuất ra
Nhượng quyên phán phôi sản phẩm: Trong loại hình NQTM này Bên
nhận quyền sẽ được bán hàng hóa của Bên nhượng quyền dưới thương hiệu của người nhượng quyền Ở đây sản phẩm có thể là do bên nhượng quyền sản xuất ra nhưng cũng có thể không phải do anh ta sản xuất ra m à là bên nhượng quyền mua hoặc yêu cầu sản xuất một tập hợp sản phẩm do anh ta lựa chọn Đây là hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu nhằm mục đích phân phối một sản phẩm hay một tập hợp các sản phẩm N ó tạo nên một cơ cấu trực tuyến cho phép đưa sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ cuối cùng M ố i quan hệ giữa nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền chỉ là mối quan
hệ nhà cung cấp và người bán Trong hình thức nhượng quyền này thì sự hỗ
Trang 23trợ của bên nhượng quyền dành cho bên nhận quyền sẽ ít hem so vói các hình thức nhượng quyền có sử dụng công thức kinh doanh của người nhượng quyền Nhượng quyền phân phối sản phẩm có thể có các hình thức khác nhau tùy vào vị trí của bên chuyển nhượng trong kênh phân phối
Trường hợp bên chuyển nhượng là nhà sản xuất: lúc này bên chuyển
nhượng sẽ là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và người nhận quyền sẽ
đóng vai trò là các nhà bán lẻ để phân phối hàng hóa của người sản xuất tới người tiêu dùng dưới thương hiầu của bên nhượng quyền, trong một lãnh thổ địa lý nhất định Ví dụ như hầ thống Kinh Đ ô Bakery cũng được xem là một kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần Kinh Đ ô Sài Gòn
Trường hợp bên chuyển nhượng không phải là nhà sản xuất trực tiếp m à đóng vai trò là một người tổ chức phân phối Vai trò của anh ta lúc này như một trung tâm mua hàng nhằm mục đích tạo ra sự đồng nhất trong bộ sản phẩm cung cấp và đàm phán các hợp đồng lớn để giảm chi phí cho hầ thống Anh ta không có chức năng sản xuất m à có chức năng thương mại - đưa một sản phẩm vào kênh phân phối gọi là người tổ chức phân phối Đặc điểm chính của hình thức chuyển nhượng này là viầc tạo ra một tập hợp sản phẩm để cho bên nhận chuyển nhượng phân phối Một trong những ví dụ điển hình về loại hình nhượng quyền này đó chính là hầ thống các siêu thị hoặc các cửa hàng
N Q T M của tập đoàn bán lẻ như Big c, Metro hay Wall mart
- Được phép sử dụng tên nhãn hiầu,
thương hiầu, biểu tượng, khẩu hiầu,
và phân phối sản phẩm, dịch vụ của
chủ thương hiầu trong một phạm v i
khu vực và thời gian nhất định
- Tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing)
- Quan tâm nhiều đến viầc phân phối sản phẩm của mình hơn là viầc hoạt dộng hàng ngày hay tiêu chuẩn hình
Trang 24- Quản lý và diều hành công việc
kinh doanh của mình khá dộc lập, ít
bị ràng buộc nhiều bởi những quy
định từ phía chủ thương hiệu
- Có thể chế biến cung cách phục vụ
và kinh doanh theo ý mình
thức của cửa hàng nhượng quyền
- M ố i quan hệ giữa hai bèn là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối
Phớ biến cho loại hình này là các trạm xăng dầu, các đại lý ô tô, các cóng
ty nước giải khát như Coca-Cola hay Pepsi Một ví dụ điển hình khác đó là thương hiệu cà phê Gloria Jean's của Mỹ đã thâm nhập vào thị trường úc bằng con đường nhượng quyền phân phối sản phẩm "Doanh nhân Peter Irvine sau khi mua nhượng quyền sử dụng thương hiệu độc quyền vào năm 1996 đã quyết định cải tiến và bớ sung m ô hình kinh doanh nguyên thủy của thương
hiệu này là thay vì chỉ thuần túy bán cà phê bột được cung cấp b ở i chủ thương
hiệu, các quán cà phê mang thương hiệu Gloria Jean's tại úc lại chú trọng phục vụ khác uống cà phê tại chỗ M ô hình này sau đó đã được tiếp tục nhân rộng khắp nước úc thông qua hình thức bán nhượng quyền thương mại và thành công đến nỗi các cửa hiệu cà phê Gloria Jean's tại M ỹ cũng đã phải chuyển đới m ô hình gốc của mình theo phiên bản của úc"9
Nhượng quyền cung cấp dịch vụ: là hình thức chuyển nhượng bí quyết
cung cấp dịch vụ - hay bí quyết kinh doanh hoàn chỉnh cho phép bên nhận quyền có thể cung cấp cho khác hàng dịch vụ đặc thù của hệ thống Mục đích của hệ thống chuyển nhượng này là cung cấp dịch vụ tới khách hàng của hệ thống Các lĩnh vực của hình thức chuyển nhượng này là rất đa dạng: các cơ sở sửa chữa xe máy, ô tô hay N Q T M trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, giáo dục, thẩm mỹ,
9 Franchise bí quyết thành công bằng m ó hình nhượng quyền kinh doanh -TS Lý Quí Trung - N X B trẻ
Trang 25Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: (hình thức này được
trình bày chủ yếu trong đề tài)
Đ ố i với loại hình này thì hợp đồng hợp đổng nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý Các chuẩn mực của m ô hình kinh doanh phải tuyệt đối được giữ đúng M ố i liên hệ và hợp tác giữa bên bán và bên mua íranchise phải rọt chặt chẽ và liên tục mặc dù họ có sự độc lập về mặt pháp lý và tài chính Bên nhượng quyền sẽ cung cọp các khóa đào tạo, cẩm nang hoạt động và hướng dẫn marketing cho người nhận quyền
N h ư vậy đối với loại hình nhượng quyền khá phức tạp này bên nhận quyền sẽ áp dụng toàn bộ công thức kinh doanh, cách thức vận hành của bên nhượng quyền chứ không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa m à thực tế là áp dụng toàn bộ hệ thống một cách phức tạp và tổng thể Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhọt hiện nay Có thể kế ra đây rọt nhiều ví dụ về các trường hợp N Q T M công thức kinh doanh như nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh McDonald's, KFC, nhà nghỉ Marriot
1.4 Phân biệt NQTM với một số hình thức kinh doanh tương tự
NQTM có một số đặc điểm gần tương tự như một số hình thức kinh doanh khác, dễ gây nhẩm lẫn cho mọi người Vì vậy để phân biệt N Q T M với các hình thức kinh doanh khác ta có thể căn cứ vào 4 tiêu chí: sử dụng chung thương hiệu, sự giám sát, hỗ trợ và chuyển giao m ô hình công thức kinh doanh, khoản phí phải trả, sự độc lập về tài chính và địa vị pháp lý Những hình thức kinh doanh tương tự dễ gây nhầm lẫn cho mọi người ở đây là chi nhánh, đại lý thương mại, nhà phân phối, hoạt dộng cọp phép Thường thì người ta nhầm lẫn giữa N Q T M với các hình thức này vì đôi khi các hình thức này có việc sử dụng chung thương hiệu, khẩu hiểu, nhãn hiệu và đôi khi cách bài trí của các cửa hàng cũng giống nhau
Trang 261.4.1 Chi nhánh
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp
có thể thành lập nhiều chi nhánh ở các khu vực địa lý khác nhau Các chi nhánh đó có thể sử dụng chung thương hiệu của công ty mẹ, nghĩa là cũng giống như NQTM, đơn vị chi nhánh có thể sử dụng thương hiệu, biểu tượng, nhãn hiệu, khẩu hiệu của công ty mẹ Tuy nhiên mọi hoạt động của chi nhánh vản do doanh nghiệp tổ chức, điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm, kết quả kinh doanh của chi nhánh được tính vào kết quả hoạt động chung của toàn doanh nghiệp N h ư vậy, khác với hình thức nhượng quyền thương mại (bên nhận quyền là một pháp nhân có địa vị pháp lý độc lập, có sự độc lập tách rời
về mặt tài chính với bên nhượng quyền), chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc Điều này cũng có nghĩa là chi nhánh không có quyền quyết định các vấn đề hoạt động của mình, không tự mình phải chịu các rủi ro trong kinh doanh Trong trường hợp này, chủ sở hữu đối tượng kinh doanh cũng là chủ sở hữu toàn bộ các điểm bán hàng do anh ta lập ra Do đó việc giám sát và hỗ trợ cũng như điều hành, quản lý các chi nhánh của công ty mẹ đối với chi nhánh
là chuyện đương nhiên Thêm nữa, chi nhánh cũng không phải trả các khoản phí ban đầu và phí định kỳ hàng tháng như người nhận quyền trong hình thức
N Q T M
1.4.2 Đại lý thương mại
Trên thực tế, ta thấy có rất nhiều những cơ sở kinh doanh với những dấu hiệu đầu tiên rất cơ bản là tính đồng bộ và thống nhất, cùng sử dụng chung một thương hiệu, ví dụ như chuỗi cửa hàng Blue-Exchange, Nino-Max và các trạm bán xăng dầu Vậy đó có phải là các cơ sở của hệ thống N Q T M không hay chỉ đơn thuần là các đại lý bán hàng? Nếu chỉ xét về hình thức bề ngoài thì khó có thể phân biệt được và có nhiều nguôi không hiểu bản chất của
Trang 27N Q T M đã vội đi đến kết luận đó là các cửa hàng hoạt động theo m õ hình NQTM Tuy nhiên xét về bản chất thì điều này chưa chắc đã đúng
Theo luật Thương mại 2005, điều 166, mục 4, chương V: " đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bèn giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận
về việc bên dại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại
lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao" "Thù lao đại lý là khoản tiền do bên giao đại lý trả cho đại lý dưối hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá"10
Điều này cũng có nghĩa là đại lý thương mại là đại diện cho doanh nghiệp trong việc mua bán hàng hóa vối
mức giá quy định và được hưởng chênh lệch giá nếu bên giao đại lý không ấn định mức giá Đ ể trở thành đại lý bên nhận đại lý không phải trả bất cứ một khoản phí nào cho bên giao đại lý trong việc nhận được quyền để trở thành đại
lý Ngược lại, trong mối quan hệ NQTM, bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyển Hơn nữa, trong thời gian hoạt động vối tư cách là đại lý, bên nhận đại lý được hưởng thù lao do bên giao đại lý trả, trong khi đó bên nhận quyền phải trả phí hàng tháng hoặc hàng năm cho bên nhượng
quyền như đã nói ở trên Hơn nữa theo điều 173, mục 4, chương V luật Thương mại 2005, quan hệ giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý là liên đối Chẳng hạn như bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ m à anh ta giao cho bên nhận đại lý bán hộ mình, nếu bên nhận đại lý không có lỗi Thêm nữa là liên đối chịu trách nhiệm về hành v i v i phạm pháp luật của bên nhận đại lý nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của bên giao đại lý gây ra Khác vối tư cách của bên tham gia quan hệ đại lý, bên nhận quyền là một pháp nhân độc lập, tiến hành việc phân phối hàng hóa, dịch vụ cho chính doanh nghiệp và tự hạch toán l ỗ lãi Bên nhận quyển phải chịu trách nhiệm trưốc pháp luật về chất lượng hàng hóa dịch
vụ anh ta cung cấp cho người tiêu dùng Chính vì vậy, pháp luật của một số
10 Luật Thương mại 2005, điều 171, mục 3, chương V
Trang 28quốc gia trên thế giói đã quy định việc thông báo về tính độc lập của bên nhượng quyền và bên nhận quyền để đảm bảo quyền lợi cho các bén cũng như khách hàng
1.4.3 Nhà phân phối
Điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động phân phối và hoạt động nhượng quyền thương mại đó chính là trong hoạt động phân phối thì việc kiểm soát của người giao phân phối về cách thức điều hành công việc kinh doanh của nhà phân phối sẽ rất ít và có thể nói là gần như không có Người giao phân phối thường chỉ quan tâm đến việc khu vớc hoat động của nhà phân phối như
là một cách thức để khiến cho các nhà phân phối của cùng một công ty không cạnh tranh lăn nhau Còn những hạn chế, quy định về việc hoạt động của nhà phân phối là không có V à thường thì trên thớc tế, thay vì việc là nhà phân phối cho một công ty nào đó thì các nhà phân phối sẽ đóng vai trò là người phân phối cho những công ty khác nhau Vì thế m à có thể nhà phân phối đó tiến hành hoạt động kinh doanh dớa vào một tên riêng, thương hiệu riêng của chính anh ta chứ không liên quan gì đến thương hiệu của người giao phân phối Tuy nhiên chúng ta đang nghiên cứu những hình thức kinh doanh dễ gây nhầm lẫn với N Q T M vì có sử dụng chung thương hiệu nên chúng ta sẽ không nhắc đến những nhà phân phối hoạt động dưới một tên gọi, thương hiệu riêng Trong hình thức nhượng quyền thương mại thì thường m ô hình điển hình đó là bên nhận quyển chỉ dược phép cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sử dụng thương hiệu của một công ty nào đó Số tiền m à nhà phân phối nhận được thường là
sớ chênh lệch giá k h i mua sản phẩm của các nhà sản xuất với việc bán sản phẩm ra cho khách hàng Ngoài ra cũng giống đại lý thương mại, nhà phân phối cũng không phải trả bất cứ một khoản phí nào cho những người cung cấp hàng hóa cho minh để nhận được quyền phân phối hàng hóa cho các công ty
đó Còn trong nhượng quyền thương mại thì một khoản phí m à người nhận quyền phải trả cho người nhượng quyền là không tránh khỏi V à mục đích
Trang 29chính của việc giao phân phối là nhằm bán được một số lượng hàng lớn đến tay người tiêu dùng, còn công thức kinh doanh, bí quyết kỹ thuật không liên quan gì trong hình thức này, bẽn giao phân phối là người sản xuất ra hàng hóa
sẽ không chuyển giao bất cứ công thức kinh doanh hay bí quyết kỹ thuật nào cho nhà phân phối vì anh ta không phải là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm Trong khi đó, ặ hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyển thường đưa ra những quy định chặt chẽ về việc hoạt động của người nhận quyền, sẽ kiểm soát cách thức m à bên nhận quyền hoạt động, điều hành công việc kinh doanh của bẽn nhận quyền và theo đó là chuyển giao công thức kinh doanh, trợ giúp kỹ thuật, hỗ trợ về mặt quản lý, tuyển nhân viên
1.4.4 Hoạt động cấp phép
Trong tất cả các hình thức kể trên, hoạt động dễ gây nhầm lẫn nhất với nhượng quyền thương mại có lẽ là hoạt động cấp phép Có người đã cho rằng
"Nhượng quyền thương mại là một dạng đặc biệt của li-xăng (licensing) trong
đó người nhượng quyền không chỉ bán tài sản vô hình cho người nhận quyền (thông thường là thương hiệu), m à còn đòi hỏi người nhận quyền phải đồng ý tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt để tiến hành hoạt động kinh doanh Người nhượng quyền sẽ cũng phải thường xuyên hỗ trợ liên tục người nhận quyền vận hành doanh nghiệp Giống như li-xăng, người nhượng quyền về đặc trưng là được nhận một khoản phí định kỳ (royalty payment), chiếm khoảng vài phần trăm doanh thu của người nhận quyền"" Mặc dù íranchise và li-xăng giống nhau ặ điểm là cả hai đều liên quan đến một hợp đồng cấp phép, nhưng mối quan hệ giữa người cấp phép và người được cấp phép trong hợp đồng íranchise gắn chặt với nhau hơn Trong hình thức li-xãng, người cấp li-xăng chỉ quan tâm chủ yếu đến khoản phí li-xăng m à họ sẽ thu hàng tháng hoặc hàng năm Ngoài ra họ còn quan tâm đến việc giám sát liệu giấy phép
" httpVAveber.ụ.washington.edu/chill
Trang 30của họ có được sử dụng đúng mục đích của nó hay không Khác với hình thức li-xăng, N Q T M yêu cầu bên nhận quyền phải chịu sự giám sát chặt chẽ của người nhượng quyền và ngược lại người nhượng quyền cũng phải có nghĩa vụ
hỗ trợ đáng kừ người nhận quyền trong việc điều hành hệ thống kinh doanh được chuyừn nhượng Nếu không có sự giám sát từ phía người nhượng quyền rất có thừ tính bộ của hệ thống sẽ bị phá vỡ Tính đổng bộ này thừ hiện ở sự đồng nhất từ những điừm nhỏ nhất trong cách bài trí, trang trí, thiết kế cửa hàng, bảng hiệu, phong cách quản lý, cung cách phục vụ, đồng phục của nhân viên cho đến chất lượng của sản phẩm được cung cấp
Trong hoạt động cấp phép bên được cấp phép và bên cấp phép có sử dụng chung thương hiệu, có sự trả phí ban đầu và trả phí hàng tháng, cũng có sự chuyừn giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật như trong hoạt động nhượng quyền thương mại Nhưng điừm khác nhau căn bản giữa íranchising và licensing đó chính mối quan tâm của bên cấp phép chỉ dừng lại ở việc xem xét xem bên được cấp quyền sử dụng giấy cấp phép m à mình cấp cho có đúng và phù hợp mục đích ban đầu hay không và nhận được khoản phí m à bên được cấp phép
sẽ trả cho mình Trong hoạt động cấp phép cũng có sự hỗ trợ và giám sát của bên cấp phép nhưng mức độ và quy m ô thì không thừ như trong hoạt động nhượng quyền Điều này cũng có nghĩa rằng bên cấp phép chỉ quan tâm đến việc bên được cấp phép dùng công nghệ, bí quyết kỹ thuật của mình có đúng mục đích không còn việc bên được cấp phép sử dụng bí quyết đó như thế nào trong quá trình sản xuất, bên được cấp phép vận hành, hoạt động và quản lý doanh nghiệp của họ ra sao thì bên cấp phép không đừ ý tới Trong hình thức cấp phép này, ta có thừ dễ nhận thấy là việc hô trợ của bên cấp phép đành cho bên được cấp phép là có như việc đào tạo nhân viên đừ có thừ sử dụng máy móc, quy trình ứng dụng bí quyết kỹ thuật vào việc sản xuất Còn việc hỗ trợ thường xuyên trong quá trình hoạt động như trong hoạt động nhượng quyền thương mại của bên cấp phép dành cho bên cấp phép là gần như không có Ta
Trang 31có thể thấy trong hình thức nhượng quyền thương mại sự h ỗ trợ của bên nhượng quyền không chỉ dừng lại ở thời gian đầu trước k h i bên nhận quyền đi vào hoạt động m à ngay cẫ khi đã đi vào hoạt động ổn định thì bên nhượng quyền vẫn có sự hỗ trợ, trợ giúp và giám sát thường xuyên sự vận hành cùa bên nhận quyền như đã đề cập bên trên
1.5 Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại
1.5.1 Ưu điểm
Có người đã cho rằng nói đến NQTM là nói đến một hệ thống kinh doanh Mục đích của các bên trong mọi hoạt động N Q T M là quẫn lý và vận hành một hệ thống kinh doanh đã được chứng minh là thành công Hệ thống kinh doanh này không chỉ liên quan đến sẫn phẩm, dịch vụ m à bao gồm cẫ thương hiệu, công nghệ sẫn xuất, quy trình cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩn chất lượng sẫn phẩm, chính sách khách hàng, chế độ kiểm toán, kế toán Nói tóm lại sự thành công của hệ thống N Q T M là sự kết hợp giữa sức mạnh của hệ thống kinh doanh thành công của bên chuyển nhượng với khẫ năng kinh doanh, tài vận dụng của bên nhận chuyển nhượng Sự thành công của việc chuyển nhượng thương mại nằm trong sự kết hợp của các nhân tố chính sau:
• Sức mạnh, uy tín của thương hiệu và độ am hiểu môi trường địa phương
• Đ ộ hợp tác chặt chẽ giữa hai bên nhượng quyền và nhận quyển và tính độc lập, tự mình làm chủ của người nhận quyền
• Cắt giẫm chi phí khi tiến hành kinh doanh ở quy m ô lớn và quẫn lý chất lượng cẫ hệ thống một cách hiệu quẫ
Từ sự kết hợp của 3 cặp nhân tố trên, chúng ta có thể phân tích kỹ hơn những lợi ích của người nhượng quyền và nhận quyền trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu như sau:
Trang 32a Đối với bên nhượng quyền:
• Nhân rộng mô hình kinh doanh, chiêm lĩnh thị trường nhanh
chóng: bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn nhân rộng m ô hình kinh
doanh của mình k h i đã thành công Tuy nhiên vấn đề m à các doanh nghiệp thường vấp phải đó là khó khăn về tài chính cũng như các yếu tố về địa lý, văn hóa, con người là những trở ngại không nhỏ Phương thức N Q T M sẽ giúp cho chủ thương hiệu chia sẻ những khó khăn nêu trên cho bên nhẫn quyền-người sẽ đầu tư của cải vẫt chất và tự quản lý tài sản của mình V à một khi m ô hình kinh doanh của doanh nghiệp được nhân rộng nhanh chóng thì giá trị của công ty hay thương hiệu cũng lớn mạnh theo Như vẫy bên nhượng quyền sẽ
có được một hệ thống kinh doanh lớn nhưng không phải đầu tư nhiều, không phải bỏ ra các khoản đầu tư lớn m à vẫn có được mót hệ thống bán hàng mở rộng Ngoài ra, các luồng tài chính đến từ nhiều phía nhẫn chuyển nhượng đóng góp vào các dịch vụ chung cho phép bên chuyển nhượng tăng thêm các khoản đẩu tư và thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển mạng lưới kinh doanh Vì vẫy bên nhượng quyền sẽ có được một hệ thống phân phối mạnh, lợi thế hơn các phương thức kinh doanh khác N ó là sự kết hợp giữa doanh nghiệp lớn với hệ thống quản lý bài bản, có sức mạnh tài chính, kỹ thuẫt và công nghệ hiện dại và doanh nghiệp nhỏ vái tính linh hoạt, sáng tạo, cổ sự cam kết, họ len lách được vào các ô thị trường và am hiểu khu vực hoạt động địa phương hơn người nhượng quyền Vì vẫy m à khả năng chiếm lĩnh thị trường mới của thương hiệu sẽ là nhanh chóng hơn các phương thức khác
• Tăng doanh thu, cắt giảm chi phí: chủ thương hiệu khi tiến hành
nhượng quyền thương mại có thể cải thiện doanh số của mình bằng việc nhượng quyền sử dụng thương hiệu và công thức kinh doanh m à ngày nay đã được xem là một thứ tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp Thông qua hình thức NQTM, chủ thương hiệu có thể nhẫn được các khoản tiền sau đây từ việc chuyển nhượng:
Trang 33Phí nhượng quyền ban đầu: đây là khoản phí m à bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để có thể sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền
để kinh doanh N ó bao gồm các khoản phí hành chính, dào tạo, chuyển giao công thức kinh doanh cho bên nhận quyền
Phí hàng tháng: đây là loại phí m à bên nhận quyền phải trả cho việc duy trì sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền và những dịch vụ hỗ trợ mang tính chất liên tục như đào tạo, huấn luyện nhân viên, tiếp thị, quảng cáo
Bán các nguyên liệu độc thù: nhiều chủ thương hiệu yêu cẩu các đối tác nhận quyền phải mua một số nguyên liệu độc thù do mình cung cấp, một một nhằm đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm hay m ô hình kinh doanh, một khác vừa mang lại một nguồn lợi nhuận khác ngoài khoản phí thu được
Ngoài ra k h i áp dụng hình thức N Q T M các doanh nghiệp còn có thể giảm các chi phí về quảng cáo và tiếp thị do có thể chia nhỏ cho các đơn vị mang cùng nhãn hiệu vì chi phí quảng cáo cho thương hiệu sẽ được chia đều cho các đối tác nhận quyền
• Tạo ra và khai thác được lợi thê theo quy mô: hình thức kinh
doanh nhượng quyền có thể tạo ra một số lượng khổng l ồ các cơ sở kinh doanh nói chung và bán lẻ nói riêng, ví dụ như hệ thống N Q T M nhà hàng ăn nhanh McDonald's với hơn 30000 cơ sở bán hàng Đồng thời, cũng nhờ quy
m ô lớn này m à nhà nhượng quyển có sức mạnh trong đàm phán với các nhà cung ứng vì các chương trình thu mua nguyên liệu đầu vào của họ thường rất lổn Độc biệt vói các dối thủ cạnh tranh, đây sẽ là một rào cản cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào ngành, cũng như dối với các doanh nghiệp tồn tại trong ngành về thế lực tài chính
b Đối vói bên nhận quyền:
• NQTM là hình thức kinh doanh an toàn, ít rủi ro: do bên nhận
quyền được thừa hưởng những giá trị một hình thức đầu tư an của một thương
Trang 34hiệu dã dược xây dựng và kiểm định trong thị trường, được khách hàng thừa nhận Có thể nhận thấy rằng việc xây dựng được một thương hiệu thành công
là một công việc không dễ N ó là sự kết hợp của nhiều nhân tố và đôi hỏi phải
có thời gian Nhưng thông qua phương thửc kinh doanh N Q T M bên nhận chuyển nhượng được khai thác uy tín thương hiệu đã được bên chuyển nhượng tạo dựng đối với khách hàng Nhiều cuộc thử nghiệm đã chửng minh rằng người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thương hiệu, thậm chí hơn cả chất lượng sản phẩm Chính vì vậy doanh nghiệp có thể có ngay một lượng khách hàng cần thiết ngay từ khi mối hoạt động dưới biển hiệu của bên chuyển nhượng Người nhận quyền có lợi từ các hoạt động nghiên cửu và phát triển liên tục của người nhượng quyền, những hoạt động được thiết kế nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
• Nhận được sự hỗ trợ và được cung cấp thõng tin đầy đủ từ người nhượng quyền trước và sau khi cửa hàng nhượng quyền khai trương Đây là
một lợi thế lớn, đặc biệt đối với những người mới tự kinh doanh lần đầu Trong thời gian trước khai trương, bên nhận quyền thường được hỗ trợ về đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm cửa hàng, nguồn hàng, tiếp thị Sau khai trương,
họ tiếp tục được hỗ trợ nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là khâu tiếp thị, quảng cáo và tái đào tạo
• Tiết kiệm được tài lục, vật lục, giảm thiểu rủi ro khi bắt đầu một
hoạt động kinh doanh mới Cụ thể, người nhận quyển không cần phải mày m ò tìm kiếm cho mình một công thửc kinh doanh hiệu quả để rồi phải mất thòi gian, tiền của và công sửc Người nhận quyền sẽ tốn ít vốn hơn so với việc họ phải tự thành lập một cơ sở kinh doanh độc lập bới vì người nhượng quyền đã cắt giảm những chi phí không cần thiết thông qua các hoạt động tiên phong đi đẩu và sửc mua của mình Trái lại, họ chỉ phải bỏ ra phí nhượng quyền ban đầu, tiền đẩu tư cơ sở vật chất là đã có ngay một cơ sở kinh doanh hoạt động một cách bài bản, chuyên nghiệp, ít rủi ro Thêm vào đó, người nhận quyền được lợi ích về quy m ô quốc gia của các hoạt động quảng cáo và xúc tiến của
Trang 35người nhượng quyền với chi phí thấp hơn chi phí nếu họ tự tiến hành các hoạt động
• Dễ vay tiền ngân hàng: do xác suất thành công cao hem, nên các
ngân hàng thường tin tưởng và cho các doanh nghiệp nhận quyền vay tiền Thực tế thì hầu như các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục ngân hàng ủng hộ các đối tác nhận quyền t i ề m năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất thấp Nói khác đi chủ thương hiệu thường đóng vai trò cầu nối giúp người nhận quyền m ư ợ n tiền ngân hàng thậm chí còn đỏng ra cho vay trực tiếp nhằm nhân rộng m ô hình kinh doanh nhanh hơn Điều này chưa xảy ra tại Việt Nam do hình thỏc kinh doanh này chưa phổ biến và chủ trương cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ của hệ thống ngân hàng ta còn giới hạn
• Học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ bên nhượng quyền: thông qua
hình thỏc N Q T M bên nhận quyền có thể mở những cửa hàng với thương hiệu quốc tế Đây là một cơ hội tốt cho họ được tiếp cận, làm quen, học hỏi những
m ô hình kinh doanh và phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới
c Đôi với nền kinh tê:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động
V ớ i tỷ lệ các doanh nghiệp thành công cao theo phương thỏc này đã tiết kiệm được tiền của rất lớn cho xã hội
Góp phần chuyển giao công nghệ, học hỏi phương thỏc, kiến thỏc kinh nghiệm kinh doanh từ các nước phát triển
1.5.2 Hạn chê
• Có thể làm giảm uy tín về thương hiệu : thương hiệu đại diện cho
uy tín chất lượng của cả hệ thống nhượng quyền Các bên tham gia trong hệ thống nhượng quyền đều phải tuân thủ theo quy định rất nghiêm ngặt và thống
Trang 36nhất về chất lượng Do sự tác động chặt chẽ đó của các cửa hàng trong cùng một hệ thống nhượng quyền, nếu chỉ một trong số các cửa hàng đó có một sự kiện làm mất uy tín với khách hàng, cả hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng, có thể dẫn đến phá vạ hình ảnh của thương hiệu và tác động tới các cửa hàng khác
• Ở một khía cạnh nào đó thì người nhận quyền không có toàn quyền: bên nhận quyền thường xuyên chiu sự giám sát và chỉ đạo của bên nhượng quyền Do sự ràng buộc của hợp đổng íranchise và của m ô hình kinh doanh, người chủ cửa hàng Sự kiểm tra quá chặt chẽ lại càng dễ làm giảm sự linh hoạt Khách hàng không phải lúc nào cũng thích những sản phẩm luôn giống nhau hoặc để thích nghi với văn hóa của mỗi vùng miền thì cần phải có những thay đổi Nhưng về mặt pháp lý, các cửa hàng này không được tự ý điều chỉnh đặc điểm, tính chất của sản phẩm khi chưa được sự đồng ý của người nhượng quyền
• Chi phí thành lập một cửa hàng íranchise cao hơn một cửa hàng độc lập vì người nhận quyền phải trả cho người bán một khoản tiến nhượng quyền
từ vài trăm đến vài nghìn USD Ngoài khoản phí ban đầu đó, bén nhận quyền còn phải trả phí hàng tháng, các loại chi phí tiếp thị, quảng cáo khác
1.6 Một sô phương thức mua bán quyền thương mại
Dù là nguôi sắp mua íranchise hay là người đang kinh doanh theo hình thức nhượng quyền này thì cũng có một số vấn đề cẩn cân nhắc xem xét Một trong những số những vấn đề đó ít được nhắc tới nhưng khá quan trọng, ảnh hưởng tới bên nhận quyền cũng như bên nhượng quyền tiềm năng đó là phương thức nhượng quyền nào thì phù hợp với hoàn cảnh của từng bên Đáy
là một công việc phức tạp vì có một vài phương thức nhượng quyền cho các bên có thể lựa chọn
Trang 37a Nhượng quyền cho một cơ sở, cá nhân riêng l ẻ (Single-unit íranchise): đây là phương thức mua franchise khá phổ biến k h i người nhận quyền ký một hợp dồng trực tiếp với người chủ thương hiệu hoặc đại lý độc quyền của chủ thương hiệu Người nhận quyền trong trường hợp này không được quyền nhượng lại cho người khác cũng như không được tự ý mở thêm bất kị một cửa hàng nào mang cùng thương hiệu với cửa hàng mình đang kinh doanh
b Nhượng quyền thương mại độc quyền (Master íranchise): Thông thường chủ thương hiệu cấp cho người mua master íranchise độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực lãnh thổ quốc gia trong một thời gian nhất định, đặc biệt là các thương hiệu lớn nổi tiếng Trong trường hợp này người mua master ữanchise có thể bán íranchise lại cho người thứ ba dưới hình thức single-unit íranchise hay area development ửanchise (mua íranchise phát triển khu vực) Tuy nhiên, người mua master franchise có thể không muốn bán íranchise lại cho người khác m à tiếp tục tự mở cửa hàng trong khu vực hay lãnh thổ m à mình kiểm soát Đ ố i với hình thức nhượng quyền này, người mua master íranchise thường phải cam kết mở bao nhiêu cửa hàng trong một thời gian nhất định Nếu không đáp ứng được thì người mua master íranchise thường có nguy cơ bị cất độc quyền trong khu vực hay lãnh thổ đó
Đây là cách phổ biến và nhanh nhất trong chiến lược phát triển hệ thống
ra nước ngoài Do có sự khác biệt về môi trường văn hóa, chính trị, pháp luật giữa các quốc gia của bên nhượng quyền và bên nhận quyền nên người nhượng quyền sẽ chỉ định, lựa chọn một đối tác địa phương (người am hếu những yếu tố trên hơn hẳn người nhượng quyền) tại các quốc gia m à mình muốn thâm nhập làm đối tác nhận quyền thương mại độc quyển Đ ể được độc quyền như vậy, bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyển ban đầu thường cao hơn nhiều so với hợp đổng N Q T M cho một cơ sở hay phát triển
Trang 38khu vực K h i đó, người nhượng quyền độc quyền là bên đại diện cho người nhượng quyền trực tiếp đứng ra ký hợp đổng N Q T M cho bên thứ ba nhượng quyền thương mại trong lãnh thổ khu vực của mình và có nghĩa vụ cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ thay người chủ gốc thương hiệu Do đó gần như chủ thương hiệu đã chuyằn hầu hết gánh nặng của mình trong việc phát triằn thương hiệu đó tại khu vực đó cho người nhận quyền master íranchise
c Nhượng quyền thương mại phát triằn khu vực (Area development íranchise): Đây là hình thức íranchise nằm ở giữa hai hình thức single-unit và master ữanchise Trong trường hợp này, người mua quyằn thương mại phát triằn khu vực cũng sẽ được độc quyền trong một khu vực và thời hạn nhất định Tuy nhiên, khác với master íranchise, đối tác mua quyằn phát triằn khu vực không được bán íranchise cho bất cứ ai Điều này cũng có nghĩa rằng anh
ta có quyền mở bao nhiêu cửa hàng íranchise mang thương hiệu đó do chính anh ta là chủ trong lãnh thổ, khu vực mình kiằm soát cũng được nhưng lại không được nhượng lại quyền íranchise cho một bên thứ ba Đ ằ được đọc quyền trong một khu vực nhất định, người mua quyằn này phải trả cho chủ thương hiệu một khoản phí nhượng quyền ban đâu tương đối cao (song vẫn nhỏ hơn master íranchise) và phải cam kết phát triằn được bao nhiêu cơ sở kinh doanh nhượng quyền tại khu vực đó Tương tự nh trường hợp master íranchise, cả hai sẽ mất tính độc quyền nếu không phát triằn đủ số lượng các cửa hàng đó theo cam kết
d Liên kết nhượng quyền thương mại (sequential íranchise): đây là loại hình nhượng quyền m à theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền có thằ là người nhận quyền cho một thương hiệu khác Điều này có nghĩa là bên nhận quyền có thằ tiến hành nhận quyền của nhiều thương hiệu khác nhau Hoạt động này phổ biến đối với việc phân phối vác hàng hóa tiêu dùng vì người tiêu dùng thường đòi hỏi sự thuận tiện k h i mua sắm trong khi số lượng các cơ sở bán lẻ có hạn
Trang 39C H Ư Ơ N G 2 THỰC TRẠNG HOẠT Đ Ộ N G N H Ư Ợ N G QUYỂN
T H Ư Ơ N G MẠI Ở VIỆT NAM 2.1 Môi trường pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại đã ra đời và rất phát triển ở nhiều nước Châu
 u và Châu M ỹ song nó vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam Trên thực tế, giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lảc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức kinh doanh quyền thương mại nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công Mãi đến vài năm trở lại đây, hình thức kinh doanh này mới rụch rịch trở lại với các thương hiệu có tên tuổi như Kinh Đô, Phở 24, Lotteria, Trung Nguyên, KFC, Hoạt động N Q T M mới chỉ được các nhà báo, nhà phân tích chú ý trong 2 -3 năm trở lại đây dưới các tên gải khác nhau như chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, đặc quyền kinh tiêu, nhượng quyền kinh doanh Mặc dù đã có mặt trên thị trường Việt Nam được khoảng 15 năm nhưng mãi cho đến trước năm 2005 khi Luật Thương mại mới được ban hành thì chưa có một văn bản pháp luật nào ở nước ta đề cập đến hình thức kinh doanh này ngoại trừ một cụm từ " Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh -tiếng anh gải là Franchise" tại điều 4.1.1 (Phân cấp phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ) trong thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/07/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ N ộ i dung điều khoản trên như sau:
"Việc phân cấp phê duyệt hợp đồng quy định tại Điều 32 Nghị định 45/1998 được hiểu như sau:
atìBô Khoa hoe, Công nghê và Môi trường phê duyêt:
Trang 40Các hợp đồng với nội dung cấp li_xăng, sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đổng cấp phép dặc quyền kinh doanh-tiếng anh gọi là íranchise)"
V ớ i quy định này thì hợp đồng N Q T M đương nhiên được coi là một loại hợp đồng chuyển giao công nghệ Quay trự lại với thời điểm ban hành thông
tư này, vào những năm đó xuất phát từ thực tế là dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn nên thông tư này chỉ nhằm tháo gỡ tạm thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ Tuy nhiên hình thức N Q T M có những đặc điểm riêng không thể chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp về chuyển giao công nghệ V à trong quy định trên thì bản chất của hình thức kinh doanh này vẫn chưa được thể hiện rõ Như vậy, hợp đồng có bản chất là hợp đồng NQTM vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan đến bán giấy phép và chuyển giao công nghệ do
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quản lý Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể coi N Q T M là sự kết hợp giữa bán giấy phép và chuyển giao công nghệ vì khái niệm N Q T M rộng hơn rất nhiều Trong hoạt động bán giấy phép, bên nhận giấy phép chỉ được quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của bên giao
để sản xuất và kinh doanh một sản phẩm nào đó Còn chuyển giao cóng nghệ thì chỉ liên quan đến việc chuyển giao các kiến thức tập hợp của công nghệ, cung cấp máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ, tập trung vào công nghệ sản xuất ra sản phẩm Trong hoạt động N Q T M ngoài chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu, công nghệ sản xuất m à còn chuyển giao cả quy trình quản lý, bí quyết kinh doanh cũng như luôn có sự giám sát trợ giúp của bên nhượng quyền dành cho bên nhận quyền
Kể từ khi Luật Thương mại 2005 được ban hành và chính thức có hiệu lực vào 01/01/2006 thì có thêm một văn bản nữa điều chỉnh hoạt động N Q T M