1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành văn hoá thông tin trong quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng - đại học ở Tp. Hồ Chí Minh

28 860 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 179,12 KB

Nội dung

Xu hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành văn hoá thông tin trong quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng - đại học ở Tp. Hồ Chí Minh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

_

ĐỖ NGỌC ANH

XU HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH VĂN HÓA THÔNG TIN

TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI

CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC Ở TP HCM

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC TRẺ EM

VÀ TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI Mã số : 5 0 6 0 5

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – NĂM 2006

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS Trần Trọng Thủy

2 PGS TS Bùi Ngọc Oánh

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái

Trường Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS Phạm Thành Nghị

Viện Nghiên cứu con người

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Bá Dương

Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại:

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2007 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1 Đỗ Ngọc Anh (1998), Aûnh hưởng của nhận thức nghề tới

xu hướng nghề nghiệp của SV trường CĐ Văn hóa Tp HCM Luận văn thạc sỹ TLH

2 Đỗ Ngọc Anh (2005), “Đào tạo cán bộ VHTT các tỉnh phía Nam” Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 8

3 Đỗ Ngọc Anh (2003), Đề án thành lập trường ĐH Văn hóa Tp HCM Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (chủ nhiệm đề tài) Nghiệm thu tháng 7/2003 (đã thông qua Bộ VHTT và Bộ GD-ĐT để nâng cấp trường CĐ Văn hóa Tp HCM thành trường ĐH Văn hóa Tp HCM vào tháng 6/2005)

4 Đỗ Ngọc Anh (2006), “Giáo dục giá trị nghề nghiệp VHTT cho SV các trường CĐ-ĐH Văn hóa”, Tạp chí giáo dục, số 137, kỳ II – tháng

5 Đỗ Ngọc Anh (2006), “Nhận thức về nghề VHTT của SV các

trường CĐ-ĐH Văn hóa”, Tạp chí Tâm lý học, số 7

6 Đỗ Ngọc Anh (2005), “Nhu cầuđào tạo cán bộ văn hóa trình

độ CĐ-ĐH ở các tỉnh phía Nam”, Tạp chí KHXH, số 8

7 Đỗ Ngọc Anh (2002), “Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển XHNN của SV” Kỷ yếu hội nghị khoa học – nghiên cứu sinh Viện khoa học giáo dục Hà Nội

8 Đỗ Ngọc Anh (2001), “Vấn đề xu hướng nghề nghiệp của

SV trường CĐ Văn hóa Tp HCM” Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 4

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Mỗi người trưởng thành đều cần có một nghề nghiệp nhất định Nhưng nghề nghiệp chỉ thực sự mang lại hạnh phúc cho con người nếu họ có XHNN rõ ràng và sâu sắc

XHNN là vấn đề khá phức tạp, có nội dung phong phú được nhiều nhà TLH nghiên cứu, nhưng chủ yếu mới đi sâu vào một số vấn đề chung của XHNN Xu hướng trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể còn ít được nghiên cứu

Ngành VHTT với các chuyên ngành đặc thù như TVTT, BTBT, VHQC, PHXBP, VHDL… là một trong những ngành nghề quan trọng của

XH Việt nam hiện nay rất cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực, phầm chất tốt, yêu nghề, say sưa, gắn bó với nghề, có sức lôi cuốn và tập hợp quần chúng Muốn vậy, phải tiến hành công tác đào tạo và bồi dưỡng trên nhiều phương diện, trong đó có việc hình thành XHNN vững chắc, một thuộc tính nhân cách quan trọng của người làm nghề

Thực tế xây dựng ngành VHTT phía Nam thời gian qua cho thấy: Số cán bộ nghiệp vụ văn hoá trình độ CĐ-ĐH ở phía Nam hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Hàng năm chỉ tiêu SV chuyên ngành VHTT được đào tạo cũng không cao Một bộ phận lớn SV VHTT sau khi tốt nghiệp ra trường tỏ ra không yêu nghề, không muốn gắn bó với nghề Do đó bằng con đường này hay con đường khác họ có thể từ bỏ

Trang 5

sự nghiệp được đào tạo của mình chuyển sang làm nghề khác Vì vậy một vấn đề đặt ra là cần phải giúp họ hình thành và phát triển XHNN đúng đắn, vững vàng và sâu sắc, yêu nghề và muốn gắn bó với nghề lâu dài Do đó nghiên cứu “ XHNN của SV ngành VHTT trong quá trình đào tạo tại các trường CĐ – ĐH ở Tp.HCM” là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn , góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình đào tạo, giúp họ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành VHTT hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng XHNN của SV VHTT tại các Trường

CĐ-ĐH ở Tp.HCM hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp nhằm làm cho XHNN của SV VHTT trong quá trình đào tạo đạt tới những mức độ cao hơn

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

a) Đối tượng nghiên cứu:

XHNN và sự hình thành XHNN cho SV ngành VHTT tại các trường CĐ- ĐH Tp HCM

b) Khách thể nghiên cứu :

600 SV ngành VHTT tại các trướng ĐH - CĐ Tp HCM

50 cán bộ nghiệp vụ tại các thiết chế văn hoá cơ sở, các giảng viên chuyên ngành văn hoá của các trường tại Tp.HCM

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Những nhiệm vụ chính cần giải quyết :

Trang 6

- Làm rõ đặc điểm của nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động VHTT, XHNN trong lĩnh vực VHTT

- Phân tích thực trạng XHNN của SV VHTT, những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình hình thành XHNN của SV VHTT trong quá trình đào tạo tại các trường CĐ-ĐH tại Tp HCM hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, phát triển XHNN cho

SV VHTT

- Tiến hành thực nghiệm tác động sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả của một số giải pháp đã đề xuất

5 Giả thuyết khoa học:

Sự hình thành XHNN của SV VHTT được hình thành chủ yếu trong quá trình đào tạo tại các trường CĐ–ĐH, dưới tác động của nhiều yếu tố (môi trường XH, quá trình đào tạo ở các nhà trường, sự định hướng giá trị của SV, sự phù hợp giữa các phẩm chất tâm lý cá nhân với yêu cầu của nghề ) Trong các yếu tố đó, nhận thức nghề là yếu tố cơ bản nhất

Vì vậy nếu có những biện pháp tác động đến nhận thức nghề của SV thì có thể làm thay đổi XHNN của họ theo hướng tích cực, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của nghề nghiệp

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng viêc hình

thành XHNN của SV VHTT và đề xuất, thực nghiệm một số biện pháp thúc đẩy sự hình thành XHNN cho SV VHTT Có nhiều giải pháp nâng

Trang 7

cao chất lượng XHNN của SV, nhưng do điều kiện thời gian không cho phép chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm một trong các giải pháp đó là nâng cao nhận thức nghề của SV

Địa bàn nghiên cứu: Một số trường CĐ-ĐH tại Tp HCM có đào tạo

các chuyên ngành VHTT (BTBT, VHQC, TVTT, PHXBP, VHDL)

7 Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng tổng hợp các phương pháp:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản; Hệ thống các phương pháp điều tra XH học; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm; Phương pháp thống kê toán học…

8 Đóng góp mới của luận án:

- Luận án đã phân tích làm rõ những đặc điểm của nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực VHTT, đưa ra khái niệm XHNN trong lĩnh vực VHTT, các giai đoạn hình thành XHNN của SV ngành VHTT, các dấu hiệu biểu hiện XHNN của SV VHTT

- Phân tích làm rõ thực trạng XHNN của SV ngành VHTT, chỉ ra những yếu tố đã tác động đến XHNN của họ

- Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành XHNN của SV VHTT trong quá trình đào tạo tại các trường CĐ-

ĐH ở Tp HCM hiện nay

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 VẤN ĐỀ XU HƯỚNG VÀ XHNN TRONG TLH

1.1.1 Vấn đề xu hướng và XHNN trong TLH nứơc ngoài

* TLH Phương Tây đã nghiên cứu nhân cách theo nhiều cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên vấn đề xu hướng nhân cách chưa được nghiên cứu một cách tách bạch, cụ thể mà chỉ đề cập đến động lực thúc đẩy, định hướng hoạt động của con người

XHNN không được đề cập một cách trực diện nhưng họ lại đề cập nhiều đến vấn đề quyết định nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, khát vọng nghề nghiệp… có nội dung rất gần với khái niệm XHNN trong TLH hoạt động

* TLH hoạt động khẳng định: Xu hướng là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc của nhân cách, đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống cá nhân, chi phối mọi suy nghĩ, hành động, lối sống của cá nhân, đường hướng cơ bản của toàn bộ cuộc đời mỗi ngươi

Các nhà TLH hoạt động luôn coi XHNN là một vấn đề khá phức tạp, có nội dung phong phú và thực chất là một loại xu hướng cơ bản của nhân cách, một biểu hiện cụ thể của xu hướng nhân cách người làm nghề Nó định hướng và thúc đẩy những thái độ, hành vi tích cực của con người đối với một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó đảm bảo cho con người hoạt động đạt hiệu quả cao

1.1.2 Vấn đề xu hướng và XHNN trong TLH Việt nam

Các nhà TLH Việt nam trên cơ sở nghiên cứu có kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà TLH nước ngoài cũng đã khẳng định XHNN là một thành phần quan trọng trong xu hướng nhân cách Sự nảy sinh và phát triển thuộc tính này gắn liền với điều kiện và đặc điểm hoạt động nghề nghiệp mà con người đã lựa chọn

Ở Việt nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về XHNN của học sinh phổ thông trung học và SV ĐH với những góc độ khác nhau Đăc

Trang 9

biệt đã có một số công trình đi sâu vào nghiên cứu những nội dung cơ bản của XHNN quân sự, sự hình thành, phát triển củng cố XHNN quân sự….Tuy nhiên vấn đề XHNN trong lĩnh vực VHTT hiện đang còn bỏ ngỏ, chưa có nhiều tác giả đề cập tới Vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu trên cả bình diện lý luận cũng như thực tiễn

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆÂM CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.1 Khái niệm chung về nghề nghiệp

Từ nhiều khái niệm khác nhau về nghề nghiệp có thể khẳng định: Nghề nghiệp là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong XH đòi hỏi con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những TT, KN,

KX chuyên môn nhất định và theo sự phân công lao động, con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần cho XH Hoạt động nghề nghiệp có mục đích rõ ràng, nó không những mang lại lợi ích cho XH mà còn làm cho con người tồn tại và phát triển Nó luôn gắn bó với con người

1.2.2 Nhóm nghề nghiệp thuộc ngành VHTT

Nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực VHTT bao gồm một số ngành nghề

cơ bản như nghề thư viện, bảo tàng, PHXBP, QLVH, hướng dẫn viên du lịch là những nghề nghiệp phải được đào tạo, trang bị tri thức, KN, KX chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động VHTT nhằm giúp cho con người thực hiện việc phổ biến, bảo tồn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân, xây dựng nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

1.2.3 Xu hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực VHTT

Xu hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động VHTT là một

trong những loại XHNN của con người Đó là hệ thống những nhu cầu, động cơ, mục đích, nghề nghiệp hình thành thông qua quá trình hoạt động trong lĩnh vực VHTT Nó thúc đẩy định hướng hoạt động của con người

đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực VHTT

Trang 10

Theo định nghĩa này, những yếu tố cơ bản cấu thành nên XHNN của SV VHTT bao gồm:

1.2.2.1 Các nhu cầu nghề nghiệp

1.2.2.2 Hệ thống động cơ nghề nghiệp

1.2.2.3 Hệ thống mục đích nghề nghiệp

Mỗi thành phần trên có vị trí độc lập tương đối, nhưng có quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau và cùng có chức năng thúc đẩy, định hướng hoạt động nghề nghiệp của người SV

1.3 SỰ HÌNH THÀNH XHNN CỦA SV VHTT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG CĐ-ĐH

1.3.1 Các giai đoạn hình thành XHNN của SV VHTT

* Giai đoạn 1: Giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp

Giai đoạn này thường diễn ra trước khi bước vào trường CĐ-ĐH và còn tiếp tục diễn ra trong thời kỳ đầu của quá trình đào tạo nghề nghiệp (kỳ học thứ nhất)

* Giai đoạn 2: Giai đoạn thích nghi nghề nghiệp trong môi trường

đào tạo

Giai đoạn này thường diễn ra ở học kỳ học tập thứ 2 Thời gian này SV đã làm quen với nề nếp sinh hoạt của nhà trường, đặc biệt là phương pháp học tập Ở họ bắt đầu hình thành những động cơ, hứng thú mới, nhưng có thể không bền vững và không duy trì thường xuyên để chuyển thành thái độ tích cực với nghề

* Giai đoạn 3: Giai đoạn đánh giá lại sự lựa chọn nghề nghiệp

Giai đoạn này thường diễn ra vào khoảng học kỳ học tập thứ 3 hoặc thứ 4 của quá trình đào tạo

Ở giai đoạn này, cùng với sự nỗ lực ý chí đặc biệt của mỗi SV, những tác động của môi trường sư phạm văn hóa, nhất là của các lực lượng tham gia giáo dục đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng

Trang 11

* Giai đoạn 4: Giai đoạn ổn định tương đối trong sự định hình của

XHNN

Giai đoạn này thường diễn ra bắt đầu ở kỳ học thứ 6 trở đi Sự ổn định của XHNN được thể hiện bằng việc tập trung vào hoàn thiện nghề nghiệp, tự giác, tích cực trong hoạt động, HT-RL nghề nghiệp

Sau khi ra trường, XHNN mặc dù đã được hình thành ổn định tương đối vẫn có thể bị biến đổi Vì vậy vẫn cần phải tiếp tục thích nghi, củng cố và hoàn thiện nó

Mỗi giai đoạn giữ một vai trò nhất định trong quá trình hình thành XHNN cho SV và chúng có quan hệ mật thiết với nhau

1.3.2 Những yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình hình thành XHNN của SV VHTT

1.3.2.1 Tác động của quá trình đào tạo nghề nghiệp tại các trường 1.3.2.2 Tác động từ việc duy trì nề nếp sinh hoạt, tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho SV

1.3.2.3 Sự định hướng giá trị nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động VHTT của SV

1.3.2.4 Các phẩm chất tâm lý cá nhân, nhất là năng lực và tính cách của SV có ảnh hưởng mạnh đến XHNN của họ

1.3.2 5 Tác động từ các mối quan hệ của SV trong nhà trường

1.3.3 Những dấu hiệu phản ánh XHNN của SV VHTT

1.3.3.1 Có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các nghề nghiệp thuộc ngành VHTT

1.3.3.2 Có nhu cầu nghề nghiệp trong lĩnh vực VHTT

1.3.3.3 Có động cơ, thái độ đúng đắn trong HT-RL nghề nghiệp 13.3.4 Có mục tiêu kế hoạch phấn đấu trong quá trình HT-RL

Trang 12

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Để đạt mục đích nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng

Giai đoạn 3: Tiến hành thực nghiệm tác động sư phạm

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản để làm sáng tỏ

một số vấn đề như: Khái niệm về nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực VHTT, XHNN trong lĩnh vực VHTT, cấu trúc các mặt biểu hiện XHNN, những yếu tố tác động đến sư hình thành XHNN của SV VHTT…

2.2.2 Phương pháp điều tra được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu

thực trạng các yếu tố cấu thành XHNN của SV, những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hình thành XHNN, biểu hiện XHNN của các nghiệm

thể trước và sau khi thực nghiệm…

Chúng tôi đã xây dựng được 12 mẫu phiếu với nhiều nội dung khác nhau để có thể tiến hành điều tra một cách đầy đủ các vấn đề đã đặt ra

2.2.3 Phương pháp quan sát được dùng chủ yếu để đáng giá thực

tế thái độ học tập, ý thức với việc rèn luyện tay nghề của SV

2.2.4 Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn dùng để tìm hiểu động

cơ, thái độ học nghề, phục vụ XH, mức độ biểu hiện các mặt nhận thức nghề nghiệp của SV, những khó khăn, thuận lợi trong học tập, sinh hoạt và hoạt động nghề sau này

2.2.5 Phương pháp phân tích hồ sơ lý lịch của SV nhằm phát hiện

những yếu tố quyết định, tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp và khả

năng thích ứng của họ trong quá trình đào tạo nghề nghiệp

Trang 13

2.2.6 Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của SV để tìm hiểu quan

niệm của SV về nghề nói chung và về nghề nghiệp mà họ được đào tạo,

ý thức, thái độ của họ trong HT-RL tay nghề

2.2.7 Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá về SV VHTT, từ đó rút ra những nhận định nhất định về XHNN của SV VHTT

2.2.8 Thực nghiệm tác động sư phạm

- Mục đích thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm tác động sư phạm vào khách thể SV thực nghiệm đang học tập ở kỳ học thứ 3 và thứ 4 của khoá học, là thời kỳ SV bước vào giai đoạn đánh giá lại sự lựa chọn nghề nghiệp nhằm chứng minh các giải pháp hình thành XHNN cho SV đã đề ra

- Nội dung thực nghiệm

Do thời gian còn hạn hẹp, thực nghiệm trong luận án này chủ yếu tác động vào nhận thức nghề của SV nhằm nâng cao sự hiểu biết của họ về nghề nghiệp

- Giả thuyết khoa học của thực nghiệm

Sự hình thành XHNN của SV VHTT trong quá trình đào tạo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nhận thức nghề Nếu sử dụng các biện pháp sư phạm hợp lý tác động đến nhận thức nghề của SV, thì có thể làm cho quá trình đánh giá lại sự lựa chon nghề được rút ngắn, giai đoạn ổn định tương đối trong sự định hình của XHNN đến nhanh hơn, góp phần thay đổi XHNN của họ theo hướng tích cực hơn

- Qui ước kí hiệu các dấu hiệu biểu hiện XHNN của SV và xác định tiêu chuẩn đánh giá

- Chọn khách thể thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành ở SV năm thứ 2 hệ chính quy trường

ĐH Văn hóa Tp HCM Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 95 SV đại diện của tất cả các khoa chuyên ngành trong trường, biên chế thành 2 lớp: 48 SV cho LTN và 47 SV cho LĐC, trong mỗi lớp có chia thành các nhóm nhỏ,

Trang 14

phân công lớp trưởng và bố trí giáo viên chủ nhiệm Thời gian thực

nghiệm bắt đầu từ tháng 8/2003 đến tháng 6/2004

- Chuẩn bị thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm

Đối với LĐC: Chúng tôi tổ chức thành lớp riêng nhưng mọi hoạt

động vẫn diễn ra bình thường, tự nhiên như các lớp khác trong trường, không có thêm sự tác động ngoài nào so với kế hoạch, chương trình đào tạo, giáo dục chung đang thực hiện

Đối với LTN: Căn cứ vào mục đích, nội dung thực nghiệm đã đề

ra, chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo trình tự sau:

* Tác động nâng cao sự nhận thức về đặc điểm, yêu cầu của nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực VHTT cho SV

* Tác động giáo dục giá trị nghề nghiệp cho SV

* Tác động hướng vào việc giúp SV nhận thức được các phẩm chất tâm lý cần thiết của người làm công tác VHTT

Để tăng cường hiệu quả cho toàn bộ quá trình tác động đến sự nhận thức nghề của SV LTN chúng tôi đã cố gắng phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường duy trì, tổ chức tốt đời sống sinh hoạt cho SV trong thời gian thực nghiệm

- Thu thập và tổng hợp các số liệu thực nghiệm

Sau thời gian thực nghiệm tác động chúng tôi lấy ý kiến tự đánh giá của SV về từng mặt biểu hiện XHNN của mình, lấy ý kiến đánh giá của lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp về từng mặt biểu hiện XHNN của từng SV trong lớp theo các mức độ và qui ra điểm số, sau đó tính điểm trung bình cộng cho mỗi dấu hiệu từ từng nguồn đánh giá, từ tổng hợp các nguồn đánh giá, sau đó quy đổi giá trị trung bình sang thang giá trị bách phân để thuận tiện cho việc xem xét, đánh giá sự phát triển của từng dấu hiệu

Ngày đăng: 04/04/2014, 09:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.13: Khái quát thực trạng XHNN của SV VHTT - Xu hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành văn hoá thông tin trong quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng - đại học ở Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 3.13 Khái quát thực trạng XHNN của SV VHTT (Trang 18)
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh sự hình thành XHNN trước và sau thực - Xu hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành văn hoá thông tin trong quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng - đại học ở Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.2 Biểu đồ so sánh sự hình thành XHNN trước và sau thực (Trang 22)
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh sự hình thành XHNN của LTN và - Xu hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành văn hoá thông tin trong quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng - đại học ở Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.3 Biểu đồ so sánh sự hình thành XHNN của LTN và (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w