ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPNGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEROXON ĐỂ XỬ LÝ ĐỘ MÀU HỮU CƠ VÀ COD TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TẠI CÔNG TY DỆT MAY THÀNH CÔNG TP.. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPNGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PH
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEROXON
ĐỂ XỬ LÝ ĐỘ MÀU HỮU CƠ VÀ COD TRONG NƯỚC
THẢI DỆT NHUỘM TẠI CÔNG TY DỆT MAY
THÀNH CÔNG TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : TS THÁI VĂN NAM
Trang 2ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEROXON
ĐỂ XỬ LÝ ĐỘ MÀU HỮU CƠ VÀ COD TRONG NƯỚC
THẢI DỆT NHUỘM TẠI CÔNG TY DỆT MAY
THÀNH CÔNG TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : TS THÁI VĂN NAM
Trang 31 Sinh viên được giao đề tài:
Họ và tên: Lâm Văn Hợi
3 Các dữ liệu ban đầu
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa bậc caodùng tác nhân Ozone bằng quá trình Peroxon
4 Các yêu cầu chủ yếu
- Thu thập các số liệu về thành phần, các kết quả nghiên cứu và vận hành thực tế cácquá trìnhxử lý nước thải dệt nhuộm trên thế giới và Việt Nam
- Phân tích chất lượng nước nước thải dệt nhuộm của công ty dệt may Thành Công vàkết thí nghiệm mô hình với chỉ tiêu COD và độ màu
- Xác định điều kiện tối ưu xử lý nước thải dệt nhuộm theo theo mô hình thí nghiệmbằng quá trình Peroxon
- Phân tích sự khác biệt ý nghĩa và mối tương quan hồi quy gi ữa COD và độ màubằng phần mềm Statgraphics
5 Kết quả tối thiểu phải có
1) Xử lý nước thải dệt nhuộm đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường nước
2) Hình thành một phương pháp xử lý phù hợp với nước thải dệt nhuộm và đạt hiệuquả kinh tế và hiệu suất xử lý
Ngày giao đề tài: 21/06/2012 Ngày nộp báo cáo: 17/08/2012
Trang 4PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao cho sinh viên nộp chung với ĐATN
sau khi hoàn tất đề tài )
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Peroxon để xử lý độ màu hữu cơ và
COD trong nước thải dệt nhuộm tại công ty dệt may Thành Công TP Hồ Chí Minh
1 Giảng viên hướng dẫn : TS Thái Văn Nam
2 Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài
Họ và tên: Lâm Văn Hợi
Ngành: Môi trường Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường
Bảng theo dõi tiến độ làm đồ án tốt nghiệp
Tuần Ngày Nội dung Nhận xét của GVHD
(Ký tên)
1 21/05 – 28/05
Nhận đề tàiTìm hiểu đề tài và thu thập tàiliệu
2 29/05 – 04/06 Thu thập tài liệu, đọc tài liệu
3 05/06 – 10/06 Viết đề cương chi tiết
4 11/06 – 17/06 Giáo viên sửa bài, thiết kế mô
hình thí nghiệm
5 18/06 – 24/06 Viết chương 1
6 25/06 – 01/07 Viết chương 2
Trang 5Tuần Ngày Nội dung Nhận xét của GVHD
(Ký tên)
7 02/07 – 08/07
Tiến hành lấy nước thải chạy môhình thí nghiệm và gửi kết quảphân tích
Kiểm tra ngày:
07/07/2012
Đánh giá công việc hoàn thành: ………… %
Được tiếp tục: Không tiếp tục:
9 09/07 – 15/07 Xử lý số liệu và viết chương 3
10 16/07 - 22/07 Xử lý số liệu và viết chương 4
11 23/07 – 29/07 Xử lý số liệu và viết chương4
Trang 6ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 Sinh viên được giao đề tài:
Họ và tên: Lâm Văn Hợi
Ngành: Môi trường Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường
2 Tên đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Peroxon để xử lý độ màu hữu cơ và COD trong nước thải dệt nhuộm tại công ty dệt may Thành Công TP Hồ Chí Minh
3 Tổng quát về ĐATN:
Số bảng số liệu: Số hình vẽ:
Số tài liệu tham khảo:
4 Nhận xét:
a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
b) Những kết quả đạt được của ĐATN:
c) Những hạn chế của ĐATN:
5 Đề nghị: Được bảo vệ (hoặc nộp ĐATN để chấm) Không được bảo vệ TP HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7PHIẾU CHẤM ĐIỂM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 Sinh viên được giao đề tài:
Họ và tên: Lâm Văn Hợi
Ủy viên Hội đồng
5 Nhận xét:
6 Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến phần nguyên ):
Bằng số : Bằng chữ :
TP HCM, ngày … tháng … năm ……….
Người chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 8ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hệ: Liên thông (CQ, LT, B2, VLVH)
Họ và tên sinh viên: Lâm Văn Hợi
MSSV : 1071081031 ………Lớp: 10HMT2
Địa chỉ : 33 Đường số 3, KP1, P Hiệp Bình Chánh, Q Thủ Đức, TP HCM
E-mail : Lamvanhoi@gmail.com
Ngành : Môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật Môi trường
Tên đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Peroxon để xử lý độ màu hữu cơ và COD trong nước thải dệt nhuộm tại công ty dệt may Thành Công TP Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn: TS Thái Văn Nam NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
8 CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN
CHƯƠNG 1 NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
1.1 Ô NHIỄM NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM DO THUỐC N HUỘM VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ
1.1.1 Ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm
1.1.2 Tác hại của việc ô nhiễm thuốc nhuôm
Trang 9NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH PEROXON
1.3.1 Cơ chế của quá trình Peroxon
1.3.2 Ưu điểm của quá trình Peroxon
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Peroxon
1.3.4 Các ứng dụng quá trình Peroxon trong xử lý một số loại nước thải tại Việt Nam
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
2.1.1 Vị trí địa lý
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh
2.1.3 Quy trình sản xuất
2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY
2.2.1 Đặc điểm và tính chất nước thải của công ty
2.2.2 Khảo sát quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
3.1.2 Xác định điểm tối ưu của quá trình
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
3.2.1 Phương pháp phân tích đầu vào
Trang 103.2.4 Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
3.2.6 Ứng dụng phần mềm Statgraphics
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 HIỆU SUẤT XỬ LÝ COD VÀ ĐỘ MÀU TẠI CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU
4.2 XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT TỐI ƯU DỰA TRÊN CÁC THÔNG SỐ THÍ NGHIỆM
4.3 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM STATGRAPHICS
4.3.1 Phân tích phương sai nhiều yếu tố đối với COD và độ màu
4.3.2 Phân tích mối tương quan hồi quy giữa hiệu suất COD và độ màu
4.4 ĐỀ XUẤT VÀ DỰ ĐOÁN KINH PHÍ VẬN HÀNH
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kế hoạch thực hiện đồ án tốt nghiệp trong tuần:
Ý kiến giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP HCM, ngày … tháng … năm ……….
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 11chép dưới bất kỳ hình thức nào, các số liệu trích dẫn và các kết quả nghiên cứu trong
đồ án tốt nghiệp là trung thực và chính xác Nếu có bất kỳ sự gian lận nào thì em sẽ
chịu toàn bộ trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan của mình
Sinh viên thực hiện
Lâm Văn Hợi
Trang 12dắt của quý thầy cô trong Khoa Môi Trường - Công Nghệ Sinh Học và các Khoa
khác đã truyền đạt và bồi dưỡng cho em những kiến thức, phương pháp học tập và
nghiên cứu chuyên môn cũng như trong những lĩnh vực khác Chính sự tận tụy vàlòng nhiệt huyết của quý thầy cô, là nguồn động lực giúp em cố gắng trau dồi thêmkiến thức và vượt qua những khó khăn trong học tập
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc của mình tới quý thầy cô trong Khoa Môi
Trường - Công Nghệ Sinh Học và các Khoa khác đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp em hoàn thành khoá học
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS Thái Văn Nam, đã tậntình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này
Thay cho lời kết em xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về vậtchất lẫn tinh thần trong suốt những năm học tập Đồng thời xin cảm ơn tất cả nhữngbạn bè đã gắn bó cùng nhau học tập và giúp đỡ trong thời gian qua, cũng như trongquá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp này
Xin chân thành cám ơn !
TP HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lâm Văn Hợi
Trang 131 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI 1
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
7 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 6
8 CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN 6
CHƯƠNG 1 NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 7
1.1 Ô NHIỄM NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM DO THUỐC NHUỘM VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ 7
1.1.1 Ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm 7
1.1.2 Tác hại của việc ô nhiễm thuốc nhuôm 9
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THUỐC NHUỘM HOẠT TÍNH TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 9
1.2.1 Phương pháp hóa lý 10
1.2.2 Phương pháp keo tụ 10
1.2.3 Phương pháp hấp phụ 12
1.2.4 Phương pháp lọc 15
1.2.5 Phương pháp sinh học 15
1.2.6 Phương pháp điện hóa 16
1.2.7 Phương pháp hóa học 17
1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH PEROXON 23
1.3.1 Cơ chế của quá trình Peroxon 23
1.3.2 Ưu điểm của quá trình Peroxon 23
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Peroxon 24
Trang 14THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI
THÀNH CÔNG 31
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 31
2.1.1 Vị trí địa lý 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh 32
2.1.3 Quy trình sản xuất 35
2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY 37
2.2.1 Đặc điểm và tính chất nước thải của công ty 37
2.2.2 Khảo sát quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty 38
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 42
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 42
3.1.2 Xác định điểm tối ưu của quá trình 42
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 42
3.2.1 Phương pháp phân tích đầu vào 42
3.2.2 Mô hình thí nghiệm 43
3.2.3 Phương pháp thí nghiệm 46
3.2.4 Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm 52
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 52
3.2.6 Ứng dụng phần mềm Statgraphics 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
4.1 HIỆU SUẤT XỬ LÝ COD VÀ ĐỘ MÀU TẠI CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU 54
4.2 XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT TỐI ƯU DỰA TRÊN CÁC THÔNG SỐ THÍ NGHIỆM 59
Trang 154.4 ĐỀ XUẤT VÀ DỰ ĐOÁN KINH PHÍ VẬN HÀNH 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 161 ANPOs
Advanced Photochemical OxidationProcesses
Non-Các quá trình oxy hóa bậc caokhông nhờ tác nhân ánh sáng
2 AOPs Advanced Oxidation
Processes Các quá trình oxy hóa bậc cao
3 APOs Advanced Photochemical
Oxidation Processes
Các quá trình oxy hóa bậc caonhờ tác nhân ánh sáng
4 BOD Biochemical Oxygen
5 COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hoá học
6 CWO Catalysis Wet Oxidation Oxy hóa pha lỏng có xúc tác
7 LD50 Lethal dose, 50% Liều tối thiểu gây chết 50%
động vật thí nghiệm
9 SCWO Supercritical Wet Oxidation Oxy hóa pha lỏng siê u tới hạn
10 TOC Total Organic Carbon Cacbon hữu cơ toàn phần hay
tổng cacbon hữu cơ
11 USEPA United States Environmental
Protection Agency
Cơ quan bảo vệ môi trưởng
Mỹ
12 WAO Wet Air Oxidation Oxi hóa không khí
13 WO Wet Oxidation Oxy hóa pha lỏng
14 WPO Wet Peroxide Oxidation Oxy hóa H2O2
Trang 171 Bảng 1.1 Tổn thất thuốc nhuộm khi nhuộm các loại sợi 7
2 Bảng 1.2 Nồng độ thuốc nhuộm trong nước sông 8
3 Bảng 1.3 Đặc điểm chính của các quá trình oxy hóa pha
5 Bảng 1.5 Thế oxy hóa của một cặp oxy hóa khử 20
6 Bảng 1.6 Khả năng oxy hóa của một số tác nhân oxy hóa 21
7 Bảng 1.7 Các quá trình oxy hóa bậc cao không nhờ tác
11 Bảng 3.3 Các thông số khảo sát trong mô hình thí nghiệm 47
12 Bảng 4.1 Kết quả phân tích COD và độ màu của mô hình
13 Bảng 4.2 Hiệu suất xử lý COD và độ màu ở pH = 7 54
14 Bảng 4.3 Hiệu suất xử lý COD và độ màu ở pH = 8 56
15 Bảng 4.4 Hiệu suất xử lý COD và độ màu ở pH = 9 57
16 Bảng 4.5 So sánh kết quả phân tích nước thải dệt nhuộm
thí nghiệm tối ưu (mẫu C2) với QCVN:13/2008 60
17 Bảng 4.6 Phân tích phương sai ANOVA đối với hiệu suất
Trang 1820 Bảng 4.9 Phân tích phương sai với Lack-of-fit 64
21 Bảng 4.10 Dự toán kinh phí vận hành cho phương pháp oxy
hóa bậc cao công suất 5000 m3/ngày đêm 67
22 Bảng 4.11 Chi phí vận hành trung bình trong một ngày tại
23 Bảng 4.12 So sánh chi phí vận hành giữa hai phương án 67
Trang 191 Hình 1.1 Cấu tạo hạt keo 10
2 Hình 1.2 Sự thay đổi thế ξ theo khoảng cách từ bề mặt hạt keo 10
3 Hình 2.1 Logo của Công ty Dệt may Thành Công 31
4 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty dệt may Thành Công 34
5 Hình 2.3 Quy trình sản xuất của CT dệt may Thành Công 35
6 Hình 2.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại của Công ty dệt
9 Hình 3.3 Mẫu nước thải sau xử lý hóa lý 46
10 Hình 3.4 Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm 47
11 Hình 3.5 Cho nước thải vào thùng chứa 49
12 Hình 3.6 Điều chỉnh nồng độ H2O2và pH 49
13 Hình 3.7 Mẫu sau xử lý ở thời gian lưu 20 phút 50
14 Hình 3.8 Mẫu sau xử lý ở thời gian lưu 40 phút 50
15 Hình 3.9 Mẫu sau xử lý ở thời gian lưu 60 phút 50
16 Hình 4.1 Đồ thị biễu diễn hiệu suất xử lý COD và độ màu ở
Trang 20MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang ởmức báo động Đa số các nhà máy, xí nghiệp có công nghệ sản xuất trang thiết
bị lạc hậu, không đồng đều dẫn đến sự lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu,
đồng thời thải ra nhiều phế liệu gây ô nhiễm đất, nước, không khí gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng Đặc biệt nhất là các loại nước thải cóchứa các chất ô nhiễm nguy hiểm, độc hại, rất bền vững, khó bị phân hủy trongmôi trường theo thời gian
Đứng trước tình hình ngày càng nhiều các công ty và các doanh nghiệp dệt
nhuộm thải nước thải chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường, đã làm chất lượng môi
trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng [1]
Nguồn nước thải đậm màu xả thẳng ra kênh Tham Lương do các công ty nhưCông Ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công nhiều năm liền gây ônhiễm môi trường, cụ thể đối với nước thải nồng độ chất BOD5 vượt tiêu chuẩnnước thải loại B là 2,24 lần, độ màu vượt 26,13 lần đã và đang làm cho tình trạng ô
nhiễm môi trường nước thêm trầm trọng [2]
Việc xử lý các chất ô nhiễm này đang là một vấn đề nan giải Các phươngpháp xử lý nước thải truyền thống như: phương pháp cơ học, phương pháp sinhhọc, phương pháp hóa lý… đều không xử lý được hoặc xử lý không triệt để cácchất ô nhiễm này Do đó sự tồn đọng của chúng trong môi trường theo thời gian sẽgây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và động vật kể cả khi chúngchỉ hiện diện với hàm lượng nhỏ
Hiện nay trên thực tế ngoài các phương pháp truyền thống như: phương pháphóa lý, phương sinh học và phương pháp cơ học, thì xuất hiện các phương pháphiện đại như các quá trình oxy hóa bậc cao trong xử lý nước và nước thải Và được
áp xử lý cho nhiều loại nước thải (nước thải dệt nhuộm, nước thải rỉ rác từ bãi chônlấp, nước thải thuốc tr ừ sâu, nước thải chế biến gỗ…)
Quá trình Penton
Trang 21 Quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở Ozone (Peroxon và Catazon)
Quá trình oxy hóa điện hóa
Quá trình quang Penton
Quá trình xúc tác bán dẫn
Qua một số các nghiên cứu thấy rằng các phương pháp trên thực tế có khả
năng xử lý đạt hiệu suất cao, tuy nhiên tính thực tế của phương pháp chưa đượcứng dụng rộng rãi Để kiểm chứng cho hiệu quả xử lý của phương pháp oxy hóa
bậc cao nước thải của Công ty dệt may Thành Công đã được chọn làm t hí nghiệm
để kiểm chứng khả năng xử lý của phương pháp, đó là lý do hình thành đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Peroxon để xử lý độ màu hữu cơ và COD trong nước thải dệt nhuộm tại Công ty dệt may Thành Công, TP.Hồ Chí Minh”
Công nghệ oxy hóa bậc cao trên cơ sở Ozone dưới tác nhân là H2O2 là quátrình oxy hóa của Ozone với sự có mặt của hydrogen peroxit (O3/H2O2) được gọi là
quá trình Peroxon hoặc Perozon
Tuy nhiên, các tài liệu tổng quan hay báo cáo khoa học về phương pháp này
ở Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế Do vậy, đề tài đã ra đời với mong muốn bổ
sung và hoàn chỉnh hơn cơ sở lý thuyết có liên quan về một số phương phápoxy hóa bậc cao hiện đang được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải dệt nhuộm ởViệt Nam
2 Tình hình nghiên cứu
Nhờ tính chất ưu việt của công nghệ trong việc loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ,đặc biệt là những chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, quá trình oxy hóa nâng cao
dựa trên gốc tự do *HO được xem như một “chìa khóa vàng” để giải các bài toán
đầy thách thức về oxy hóa bậc cao cho ngành xử lý nước và nước thải hiện nay
Các nghiên cứu, ứng dụng quá trình Peroxon trên thế giới
Hoigné et al (1977) đã nhận thấy, trong điều kiện axit, con đường oxy hóa
Ozone là chủ yếu, trong khi đó, trong điều kiện pH cao, hoặc trong điều kiện cónhững tác nhân khác như H2O2, UV, chất xúc tác,… tạo thuận lợi cho quá trình tạogốc *OH, con đường oxy hóa gián tiếp thông qua hydroxyl sẽ là chủ yếu và hiệu
Trang 22quả oxy hóa được nâng cao Do đó, thay vì sử dụng Ozo ne một mình, nhiều côngtrình đã nghiên cứu theo hướng tìm kiếm các tác nhân phối hợp với Ozone hoặc chấtxúc tác nhằm tạo ra gốc *OH để nâng hiệu quả oxy hóa của Ozone khi cần xử lýnhững hợp chất bền vững, khó phân hủy ở trong nước và nước thải Đó chính là quátrình oxy hóa nâng cao trên cơ sở Ozone Những tác nhân đưa thêm vào nghiên cứunhiều nhất là H2O2được gọi là quá trình Peroxon (O3/ H2O2).
Xử lý clorofooc trong nước ngầm ở Commerce City, Colordo, USA với nồng
độ 33,4 mg/l đã được Zappi et al (1992) nghiên cứu bằng hệ O3/H2O2 Với lượngozon liên tục cho vào thiết bị phản ứng dung tích 1lít với lượng 3mg/l Kết quả làtrong vòng 20 phút khoảng 90 % clorofooc được xử lý
Khi nghiên cứu quá trình Peroxon với đối tượng thuốc diệt cỏ, Ku et al (1999)
đã tiến hành phân hủy monocrotophos pha trong nước đã loại bỏ các ion Kết quảthấy sau 20 phút đã phân hủy được trên 95 % thuốc diệt cỏ
Các nghiên cứu, ứng dụng quá trình Peroxon ở Việt Nam
GS.TSKH Trần Mạnh Trí và các đồng tác giả (2005) đã nghiên cứu và đưa vào
áp dụng trong thực tế Catazon đồng thể (O3) và chất xúc tác trên cơ sở các ion kimloại chuyển tiếp) để xử lý màu nước thải bột giấy bằng phương pháp CTMP(Chemical Thermo Mechanical Pulping) từ gỗ cây keo lai Kết quả đã có thể xử lýgiảm được 98 -99 % so với độ màu ban đầu (100.000 Pt -Co), lượng nước thải xử lý
240 m3/ngày đêm Ngoài ra, được tiến hành thử nghiệm xử lý nước ngầm và một số
loại nước thải khác với nhiều tác nhân dựa trên cơ sở Ozone
GS.TS Trần Mạnh Trí đã sử dụng quá trình Peroxon kết hợp với lọc trên giá thểFLOCOR, hấp thụ trên than hoạt tính, lọc qua cát để xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng.Bằng phương pháp này, các chất hữu cơ độc hại, khó phân hủy sẽ bị phân hủy thành cácchất vô hại như CO2, H2O hoặc các axit vô cơ phân tử thấp Nước sau khi xử lý loại bỏ hếtthuốc bảo vệ thực vật được quay trở lại tiếp tục tái sử dụng để pha loãng lượng thuốc bảo
vệ thực vật cần tiêu hủy tạo thành một chu trình khép kí n, không có nước thải ra ngoài.Hiện nay, công nghệ này đang được triển khai áp dụng tại Trạm môi trường xanh Bến Lức
- Long An với chi phí 14.600 đồng/kg thuốc bảo vệ thực vật
Trang 233 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xử lý nước dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa bậc cao trên cơ
sở Ozone bằng quá trình Peroxon (O3/H2O2)
Trên cơ sở chạy mô hình thực tế với mục đích rút ngắn công nghệ và giảmlượng chất thải nguy hại so với phương pháp truyền thống Từ đó tìm ra điểm tối ưu
và có hiệu suất xử lý tốt nhất với các chỉ tiêu COD và độ màu như sau:
Nồng độ lượng Ozone tối ưu
Nồng độ H2O2và thời gian lưu tối ưu
Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình oxy hóa bậc cao trên cơ sởOzone dưới tác nhân xúc tác quá trình H2O2
So sánh tính kinh tế giữa phương pháp truyền thống và phương pháp oxyhóa bậc cao Peroxon
4 Nội dung nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam không ít loại nước thải như: nước rỉ rác, nước thải dệtnhuộm, nước thải chế biến gỗ, đều đòi hỏi giai đoạn xử lý bằng phương phápoxy hóa bậc cao trong toàn bộ hệ thống xử lý nhằm đáp ứng các tính chất vềnước thải sau xử lý ngày hiệu quả hơn
Để đạt được những mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây được thực
hiện:
Thu thập các số liệu về thành phần nước thải dệt nhuộm trên thế giới và ViệtNam
Thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu và vận hành thực tế các quá trình
xử lý nước thải dệt nhuộm trên thế giới và Việt Nam
Lấy mẫu nước thải các giai đoạn xử lý của công ty dệt may Thành Công và
nước thải đầu vào dùng chạy mô hình thí nghiệm là nước thải sau xử lý hóa lý bật 1
phân tích các chỉ tiêu: COD và độ màu
Lắp đặt mô hình thí nghiệm
Vận hành mô hình thí nghiệm ta được kết quả thí nghiệm nhằm tìm điểm tối
ưu và kiểm chứng độ tin cậy trên phần mềm Statgraphics
Trang 245 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thực địa
Khảo sát hệ thống xử lý nước thải công ty dệt may Thành Công
Phương pháp phân tích tổng hợp
Thu thập các tài liệu như tiêu chuẩn, các phương pháp xử lý nước thải dệtnhuộm của các nước trên thế giới và Việt Nam
Tìm hiểu về thành phần tính chất của nước thải dệt nhuộm
Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các kỹ sư vận hành trạm xử lý nướcthải dệt may Thành Công và các chuyên gia trong ngành môi trường và xử lý nướcthải
tích COD và độ màu (chi tiết tro ng phần phụ lục)
Dùng phương pháp Peroxon để xử lý COD và độ màu trong nước thải dệt
nhuộm
Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel
Sử dụng phần mềm Statgraphics kiểm chứng độ tin cậy của thí nghiệm và xác
định mối tương quan g iữa các yếu tố ảnh hưởng bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất hay hệ số Lack – of – fit trong bảng ANOVA để xác định phương trình hồiquy giữa các biến
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nước thải dệt nhuộm của C ông ty dệt may Thà nhCông Nước thải được dùng làm thí nghiệm l à giai đoạn sau xử lý hóa lý bậc một
Mô hình thí nghiệm dựa trên phương pháp trộn khí Ozone và nước bằng
injecter tăng khả năng hòa tan giữ pha khí và pha lỏng để đạt hiệu suất tốt nhất
Trang 25Phạm vi nghiên cứu là k hảo sát hiệu quả xử lý COD và độ màu bằng quá trình
Peroxon trong nước thải dệt nhuộm sau xử lý hóa lý bậc một tại Công ty dệt may
Cải tiến công nghệ xử lý nước thải cho doanh nghiệp làm giảm bớt mặt bằng
đầu tư công nghệ tăng hiệu quả xử lý và làm giảm đáng kể l ượng chất thải nguy hại
(bùn thải) so với công nghệ truyền thống qóp phần bảo vệ môi trường
8 Cấu trúc của đồ án
Mở đầu
Tính cấp thiết đề tài
Tình hình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi ng hiên cứu
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Nội dung đồ án
Chương 1: Nước thải dệt nhuộm và các phương pháp xử lý
Chương 2: Tổng quan về công ty và hệ thống xử lý nước thải của Công Ty
cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Trang 26CHƯƠNG 1 NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
1.1 Ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm và tác hại của nó
1.1.1 Ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm
Ô nhiễm nước thải dệt nhuộm phụ thuộc các hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm
và công nghệ sử dụng Đối với nước thải dệt nhuộm thì nguồn ô nhiễm do chất trợ
và hóa chất dệt nhuộm có thể được giải quyết bằng các phương pháp truyền thống.Hiện nay, ô nhiễm do thuốc nhuộm trở thành vấn đề chủ yếu đối với nước thải dệtnhuộm Thuốc nhuộm sử dụng hiện nay là các thuốc nhuộm tổng hợp hữu cơ Nồng
độ thuốc nhuộm trong môi trường nước tiếp nhận đối với các công đoạn dệt
-nhuộm phụ thuộc các yếu tố:
Mức độ sử dụng hàng ngày của th uốc nhuộm
Mức độ loại bỏ trong các công đoạn xử lý nước thải
Hệ số làm loãng trong nguồn nước tiếp nhận
Mức độ gắn màu là một yếu tố quan trọng, nó phụ thuộc vào độ đậm màu,công nghệ áp dụng, tỷ lệ khối lượng hàng nhuộm và dung dịch nước dùng trongmáy nhuộm, vật liệu dệt và thuốc nhuộm sử dụng Tổn thất thuốc nhuộm đưa vào
nước trung bình là 10 % với màu đậm, 2 % với màu trung bình và < 2 % với màu
nhạt Trong in hoa thì tổn thất thuốc nhuộm có thể lớn hơn nhiều
Bảng 1.1 Tổn thất thuốc nhuộm khi nhuộm các loại xơ sợi
STT Loại thuốc nhuộm Loại xơ sợi Tổn thất vào dòng thải, %
Trang 27Các thuốc nhuộm thường có trong nước thải xưởng nhuộm ở nồng độ 10 ÷ 50mg/L Tuy nhiên nồng độ của chúng trong nước sông tiếp nhận thì nhỏ hơn nhiều.
Người ta đã đưa ra giá trị điển hì nh trung bình là 1 mg/L đối với một thuốc nhuộmđơn trong dòng sông Đây chỉ là giá trị trung bình hàng năm, rất thấp so với thực tế
Tùy theo mức độ sản xuất ngành dệt có những trường hợp nồng độ thuốc nhuộm cóthể cao hơn Ví dụ, công trình của Hobbs đã mô tả tổng quan nồng độ thuốc nhuộm
có trong nước sông của Anh, với mẫu nước sông là kết quả do ảnh hưởng của thuốc
nhuộm thải loại bởi công nghiệp dệt nhuộm được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2 Nồng độ thuốc nhuộm trong nước sông
Đặc điểm quá trình Mức độ Nồng độ thuốc nhuộm trong
nước sông (mg/L)Nhuộm tận trích sợi bông bằng thuốc
1.1.2 Tác hại của việc ô nhiễm thuốc nhuộm
Các thuốc nhuộm hữu cơ nói chung được xếp loại từ ít độc đến không độc đốivới con người (được đặc trưng bằng chỉ số LD50) Các kiểm tra về tính kích thích da,mắt cho thấy đa số thuốc nhuộm không gây kích thích với động vật thử nghiệm(thỏ) ngoại trừ một số cho kích thích nhẹ
Trang 28Tác hại gây ung thư và nghi ngờ gây ung thư: không có loại thuốc nhuộm nàonằm trong nhóm gây ung thư cho người Các thuốc nhuộm azo được sử dụng nhiềunhất trong ngành dệt, tuy nhiên chỉ có một số màu azo, chủ yếu là thuốc nhuộmbenzidin, có tác hại gây ung thư Các nhà sản xuất châu Âu đã ngừng sản xuất loại
này, nhưng trên thực tế chúng vẫn được tìm thấy trên thị trường do giá thành rẻ và
hiệu quả nhuộm màu cao
Mức độ độc hại với cá và các loài thủy sinh: Các thử nghiệm trên cá của hơn
3000 thuốc nhuộm được sử dụng thông thường cho thấy thuốc nhuộm nằm trong tất
cả các nhóm từ không độc, độc vừa, độc, rất độc đến cực độc Trong đó có khoảng
37 % thuốc nhuộm gây độc vừa đến độc cho cá và thủy sinh, chỉ 2 % thuốc nhuộm ởmức độ rất độc và cực độc cho cá và thủy sinh
Khi đi vào nguồn nước nhận như sông, hồ,… với một nồng độ rất nhỏ thuốc
nhuộm đã cho cảm nhận về màu sắc Thuốc nhuộm hoạt tính sử dụng càng nhiều thì
màu nước thải càng đậm Màu đậm của nước thải cản trở sự hấp thụ oxy và ánh
sáng mặt trời, gây bất lợi cho sự hô hấp, sinh trưởng của các loài thủy sinh vật Nó
tác động xấu đến khả năng phân giải của vi sinh đối với các chất hữu cơ trong nước
thải Các nghiên cứu cho thấy khả năng phân giải trực tiếp thuốc nhuộm hoạt tínhbằng vi sinh rất thấp
1.2 Các phương pháp xử lý thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm
Phương pháp vi sinh là phương pháp kinh tế và sinh thái nhất, là phương phápđược nghĩ đến đầu tiên trong xử lý nước thải Nhưng với những đặ c điểm của nước
thải dệt nhuộm, nhất là nước thải chứa thuốc nhuộm hoạt tính thì một mình phươngpháp vi sinh không thể giải quyết được vấn đề Người ta nghĩ đến việc phải tiếnhành tiền xử lý các chất màu (thuốc nhuộm) khó hoặc không phân giải sinh học
trong nước thải dệt nhuộm bằng phương phá p hóa lý, hóa học rồi mới xử lý hoàn tất
bằng phương pháp vi sinh Đối với thuốc nhuộm hoạt tính, hiện nay trên thế giới vàtại Việt Nam vẫn chưa có một phương pháp tiền xử lý thật sự hiệu quả và kinh tế vì
đặc tính tan, bền và đa dạng về chủng loại của nó Phương pháp oxy hóa, đặc biệt là
Trang 29HẠT KEO
oxy hóa pha lỏng, tỏ ra có tiềm năng trong giải quyết vấn đề này
1.2.1 Phương pháp hóa lý
Các phương pháp hóa lý đơn thuần có đặc điểm chung là chuyển chất ô nhiễm
(chất màu) từ pha này sang pha khác mà không làm biến đổi bản chất, cấu trúc chất
màu Do đó, trong xử lý chất màu thì các phương pháp hóa lý có nhược điểm chung
là không xử lý triệt để chất màu để chuyển chúng thành các chất không gây ô nhiễmhoặc các chất dễ phân hủy sinh học hơn
1.2.2 Phương pháp keo tụ
Hình 1.1 Cấu tạo hạt keo Hình 1.2 Sự thay đổi thế ξ theo
khoảng cách từ bề mặt hạt keoHiện tượng keo tụ là hiện tượng các hạt keo cùng loại có thể hút nhau tạothành những tập hợp hạt có kích thước và khối lượng đủ lớn để có thể lắng xuống dotrọng lực trong một thời gian đủ ngắn
Phương pháp keo tụ để xử lý chất màu dệt nhuộm là phương pháp tách loại
chất màu gây ô nhiễm ra khỏi nước dựa trên hiện tượng keo tụ
Về nguyên tắc, do có độ phân tán lớn, di ện tích bề mặt riêng lớn nên các hạt
keo có xu hướng hút nhau nhờ các lực bề mặt Song, do các hạt keo cùng loại tích
{[mFe(OH)3]nFe3n+3(n-x)Cl-}3x+3xCl
-hạt nhân lớp hấp thụ
lớp điện tích trái dấu
lớp khuếch tán
Trang 30điện cùng dấu đặc trưng bằng thế zeta (ξ) nên các hạt keo luôn đẩy nhau bởi lực đẩy
tĩnh điện, ngăn chúng hút nhau tạo hạt lớn hơn và lắng xuống Như vậy thế ξ cànglớn hệ keo càng bền (khó kết tủa), thế ξ càng nhỏ hạt keo càng dễ bị keo tụ, trong
trường hợp lý tưởng khi ξ bằng 0 thì hạt không tích điện và dễ dàng hút nhau bởi lực
bề mặt tạo hạt lớn hơn có thể lắng được Đó là cơ sở của phươ ng pháp keo tụ
Để thực hiện keo tụ hệ keo, có thể sử dụng các cách:
Phá tính bền của hệ keo do lực đẩy tĩnh điện bằng cách thu hẹp lớp điệnkép tới thế ξ = 0, điều này được thực hiện khi cho hạt keo hấp phụ đủ
điện tích trái dấu để trung hòa điện tích hạt keo Điện tích trái dấu nàythường là các ion kim loại đa hóa trị trong các muối vô cơ (chất keo tụ)
Tạo điều kiện để cho hạt keo va chạm với các bông kết tủa của chính chấtkeo tụ nhờ hiện tượng hấp phụ - bám dính (hiệu ứng quét)
Dùng những chất cao phân tử - chất trợ keo tụ - để “khâu” (hấp phụ) cáchạt keo nhỏ lại với nhau tạo hạt có kích thước lớn (bông cặn) dễ lắng
lượng sắt trong nước thấp hơn so với dùng phèn nhôm (pH keo tụ 5,5 ÷
7) Dùng phèn nhôm hoặc muối sắt làm chất keo tụ sẽ xảy ra phản ứngthủy phân tạo bông cặn hydroxit tham gia hiệu ứng quét và phá tính bền
hệ keo:
Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 6H++ 3SO42- (1.1)
Fe2(SO4)3 + 6H2O → 2Fe(OH)3↓ + 6H++ 3SO42- (1.2)
Tuy nhiên do thời gian tạo hydroxit kim loại rất ngắn (cỡ micro giây) nêncác ion kim loại Al3+và Fe3+chưa kịp thực hiện chức năng chính là trung
hòa điện tích hạt keo
Trang 31 Polime nhôm (PAC): khi hòa tan PAC tạo các hạt polime Al13 (thựcchất là Al13O4(OH)247+) có điện tích vượt trội (7+) và kích thước lớn gây
keo tụ mạnh, bông cặn lớn và thủy phân chậm nên tăng tác dụng củ achúng lên các hạt keo cần xử lý
Các chất trợ keo tụ (hay chất tạo bông) gồm: chất hiệu chỉnh pH, dung dịch
axit silixic hoạt tính, bột đất sét và polime (PAA- polyacrylamit) Các chất hiệuchỉnh pH có tác dụng ổn định pH tăng hiệu quả keo tụ Axit silixic hoạt tính, bột đất
sét và polime có chung đặc điểm là mang điện tích và hút các hạt keo n hỏ mangđiện tích trái dấu với nó để tạo bông cặn lớn
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ gồm có: pH, các yếu tố hữu cơ (tạophức, hấp phụ) làm bền hạt keo, khuấy trộn …
Phương pháp keo tụ được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải dệt nhuộm có
các thuốc nhuộm phân tán và không tan Đây là phương pháp khả thi về mặt kinhthế tuy nhiên nó không xử lý được tất cả các loại thuốc nhuộm: thuốc nhuộm axit,thuốc nhuộm trực tiếp; thuốc nhuộm hoàn nguyên keo tụ tốt nhưng không kết lắng
dễ dàng, bông cặn chấ t lượng thấp; thuốc nhuộm hoạt tính rất khó xử lý bằng các tácnhân keo tụ thông thường và còn ít được nghiên cứu Bên cạnh đó phương pháp keo
tụ cũng tạo ra một lượng bùn thải lớn và không làm giảm tổng chất rắn hòa tan nên
gây khó khăn cho tuần hoàn nước
1.2.3 Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là sự tích lũy chất trên bề mặt phân cách pha Chất có bề mặt trên đóxảy ra sự hấp phụ được gọi là chất hấp phụ, chất được tích lũy trên bề mặt là chất bịhấp phụ
Dựa trên bản chất lực hấp phụ có thể phân loại hấp phụ vật l ý và hấp phụ hóahọc, trong đó, hấp phụ vật lý gây ra bởi lực Van der Waals còn hấp phụ hóa học gây
ra bởi liên kết hóa học Do bản chất lực hấp phụ nên hấp phụ hóa học không vượt
qua đơn lớp phân tử còn hấp phụ vật lý có thể có hiện tượng đa lớp (pha rắn - khí)
Hai loại hấp phụ này khác nhau về nhiệt hấp phụ, tốc độ hấp phụ, và đáng chú ý là
tính đặc thù, có nghĩa là hấp phụ vật lý ít phụ thuộc bản chất bề mặt trong khi đó để
Trang 32xảy ra hấp phụ hóa học nhất thiết cần có ái lực giữa bề mặt và chất bị hấp phụ.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ thì nói chung chất có diện tích
bề mặt riêng càng lớn thì khả năng hấp phụ càng cao Tuy nhiên, diện tích bề mặtriêng mới nói lên tiềm năng hấp phụ, nó là điều kiện cần nhưng chưa đủ Để sự hấpphụ xảy ra tốt, nhất là hấp phụ hóa học, thì còn phải xét đến yếu tố tương thích vềkích cỡ chất bị hấp phụ và kích thước mao quản chất hấp phụ (với vật liệu xốp),
tương tác, liên kết giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ Ví dụ như các chất hấp phụ
có độ xốp lớn, kích cỡ mao quản nhỏ, diện tích bề mặt riêng lớn vẫn hấp phụ không
hiệu quả đối với các chất màu hữu cơ cồng kềnh Chất phân cực dễ hấp phụ lên bềmặt phân cực, chất không phân cực ưu tiên hấp phụ lên bề mặt không phân cực Hấp phụ có thể biểu diễn dưới dạng một cân bằng:
Chất bị hấp phụ + Bề mặt ↔ Chất bị hấp phụ liên kết với bề mặt
Để biểu diễn lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị chất hấp phụ (khối lượng,
bề mặt) người ta dùng đại lượng hấp phụ ký hiệu là a (Г hoặc α) Đại lượng hấp phụ
là một hàm của nhiệt độ, nồng độ hoặc áp suất: a = a(T,C) hoặc a = a(T, P), khi cố
định nhiệt độ trong phương trình trên ta được đường hấp phụ đẳng nhiệt
Để mô tả sự hấp phụ ở trạng thái cân bằng người ta thường dùng các phương
trình đẳng nhiệt hấp phụ, khi đó, đại lượng hấp p hụ cân bằng phụ thuộc vào nồng độchất bị hấp phụ (pha lỏng) hay áp suất riêng phần của chất bị hấp phụ (pha khí) khicân bằng Có nhiều phương trình đẳng nhiệt hấp phụ được thiết lập cho hấp phụtrong những trường hợp khác nhau (đơn lớp, đa lớp, hấp phụ v ật lý, hóa học, hấpphụ trên bề mặt phân cách pha rắn - lỏng, lỏng - khí…), nhưng đối với hấp phụ trên
bề mặt phân cách pha rắn - lỏng thì quan trọng nhất là phương trình hấp phụ đẳngnhiệt Langmuir và phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich:
Phương trình Langmuir:
(1.3)
Phương trình Freundlich:
a = kC1/n\(n>1) (1.4)
Trang 33Trong đó:
a: đại lượng hấp phụ cân bằng (g chất bị hấp phụ/g chất hấp phụ)
amax: đại lượng hấp phụ cực đại (g chất bị hấp phụ khi nó che phủ toàn
bộ bề mặt chất hấp phụ)
C: nồng độ chất bị hấp phụ trong dung dịch (g/L, mol/L)
k: hằng số cân bằng: hấp phụ ↔ giải hấp
Các chất hấp phụ sử dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm:
Cacbon hoạt tính là chất hấp phụ phổ biến trong xử lý nước thải chứathuốc nhuộm, đặc biệt là để hấp phụ thuốc nhuộm ở giai đoạn xử lý triệt
để sau keo tụ Nó không được dùng đơn lẻ do giá thành cao và hiệu suất
thấp trong đó loại bỏ các phân tử màu lớn và đòi hỏi thời gian tiếp xúc.Khi hấp phụ bão hòa, than hoạt tính được tái sinh, lượng tổn th ất cỡ 10 ÷
15 %
Các chất hấp phụ vô cơ khác: Đất sét, than bùn, silic oxit, một số
khoáng… cũng được dùng làm chất hấp phụ thuốc nhuộm khá hiệu quả
với giá thành rẻ hơn than hoạt tính
Các chất hấp phụ do một số công ty và tổ chức chế tạo có khả năng hấpphụ tốt các thuốc nhuộm tan, kể cả thuốc nhuộm hoạt tính Điển hình nhưchất hấp phụ Acrasorb D, Macrosorb, Cucurbiturial
Sinh khối: Được sử dụng để khử màu nước thải dệt nhuộm bằng cơ chếhấp phụ và trao đổi ion Tuy nhiên nếu không được xử lý hóa học th ì khả
năng hấp phụ thuốc nhuộm anion của sinh khối rất thấp Chitin
(polisacarit cấu tạo giống xenllulo) và chitosan (chitin đã loại axetyl)
được biết đến nhiều nhất về khả năng hấp phụ nhiều loại thuốc nhuộmnhư: thuốc nhuộm phân tán, trực tiếp, axit, hoà n nguyên, lưu hóa và cả
thuốc nhuộm hoạt tính Ngoài ra người ta còn dùng xenlulo biến tính và
lignoxenlulo để hấp phụ thuốc nhuộm axit và thuốc nhuộm cation Các
vật liệu thiên nhiên như lõi ngô, mạt cưa, thân cây mía, trấu, … cũng
được thử nghiệm khả năng hấp phụ thuốc nhuộm
Trang 34Hấp phụ là phương pháp được xem xét đến nhiều trong xử lý thuốc nhuộmhoạt tính, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này nằm trong chính bản chất của
nó là chuyển chất màu từ pha này sang pha khác và đòi hỏi thời gian tiếp xúc, tạomột lượng thải sau hấp phụ, không xử lý triệt để chất ô nhiễm
1.2.4 Phương pháp lọc
Các kỹ thuật lọc thông thường là quá trình tách chất rắn ra khỏi nước khi cho
nước đi qua vật liệu lọc có thể giữ cặn và cho nước đi qua Các kỹ thuật lọc thôngthường không xử lý được các tạp chất tan nói chung và thuốc nhuộm nói riêng
Các kỹ thuật lọc màng, có thể tách được thuốc nhuộm tan ra khỏi nước thải dệtnhuộm gồm có vi lọc, siêu lọc, thẩm thấu ngược và điện thẩm tích Điểm khác biệtgiữa ba kỹ thuật trên là kích thướ c hạt mà chúng có thể lọc được Quá trình vi lọc có
đường kính lỗ màng từ 0,1÷10 µm, siêu lọc có kích thước lỗ màng trong khoảng 2 ÷
100nm, còn trong thẩm thấu ngược lỗ màng có kích thức từ 0,5 ÷ 2nm Siêu lọc cóthể lọc được các phần tử ở kích cỡ nano, cù ng với các hiệu ứng hấp phụ, tạo màngthứ cấp, siêu lọc cho phép lọc các phân tử Trong phương pháp thẩm thấu ngược,màng chỉ cho phép nước đi qua trong khi muối, axit và các phân tử hữu cơ không đi
qua do đặt vào dung dịch nước thải cần xử lý một áp suất lớn hơn áp suất thẩm thấu
của dung dịch đó Trong các kỹ thuật màng thì kỹ thuật siêu lọc có thể loại bỏ cácchất tan với khối lượng phân tử lớn cỡ 1000÷100.000 g/mol Tuy nhiên nó khônglọc được các loại thuốc nhuộm tan và có phân tử lượng thấp Việc loại bỏ các loạithuốc nhuộm này được thực hiện bằng phương pháp lọc nano và thẩm thấu ngược.Lọc nano đã được chứng minh là có thể tách thuốc nhuộm hoạt tính có khối lượngphân tử khoảng 400 g/mol ra khỏi nước thải
Mặc dù với những ưu điểm trên nhưng giá thà nh của màng, thiết bị lọc cao và
năng suất thấp do thuốc nhuộm lắng xuống làm bẩn màng
1.2.5 Phương pháp sinh học
Cơ sở của phương pháp sinh học là sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các
hợp chất hữu cơ trong nước thải Phương pháp sinh học đặt hiệu quả cao t rong xử lý
nước thải chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học với pH, nhiệt độ, chủng vi sinh
Trang 35thích hợp và không chứa các chất độc làm ức chế vi sinh Tuy nhiên , nước thải
xưởng nhuộm chứa thuốc nhuộm rất bền vi sinh hầu như không bị phân hủy sinh
học Vì vậy để xử lý nước thải dệt nhuộm cần qua hai bước: tiền xử lý chất hữu cơkhó phân giải sinh học chuyển chúng thành những chất có thể phân hủy sinh học vàtiếp theo là dùng phương pháp vi sinh
Xử lý sinh học có thể là xử lý vi sinh hiếu khí hoặc yếm khí tùy thuộc vào sự
có mặt hay không có mặt oxy Quá trình yếm khí xảy ra sự khử còn quá trình hiếukhí xảy ra sự oxy hóa các chất hữu cơ Quá trình yếm khí có thể chạy với tải lượnghữu cơ lớn, loại bỏ một lượng lớn các chất hữu cơ đồng thời tạo ra khí sinh học, tiêutốn ít năng lượng Lượng bùn thải của quá trình yếm khí rất thấp Tuy nhiên, hiệuquả khử màu của quá trình này không cao (đối với thuốc nhuộm axit là 80 – 90%,thuốc nhuộm trực tiếp là 81%) Ngược lại, quá trình hiếu khí có hiệu suất cao trên
85 % nhưng nó lại tiêu tốn năng lượng cho sục khí và tạo lượng bùn thải lớn
Có thể sử dụng quá trình vi sinh yếm khí để khử màu thuốc nhuộm azo và cácthuốc nhuộm tan khác để tạo thành amin tương ứng Song các amin tạo ra có tính
độc lớn hơn thuốc nhuộm ban đầu tức là có mức độ ô nhiễm cao hơn
Người ta có thể sử dụng kết hợp hai quá trình trên: yếm khí làm giảm độ màu
và xử lý hữu cơ nồng độ cao, tiếp theo là hiếu khí để oxy hóa các amin sinh ra bởicác quá trình trước Ngoài ra người ta có thể khử màu thuốc nhuộm bằng việc sửdụng các vi khuẩn, nấm, tảo và nấm men Cơ chế của quá trình này thường đi từ hấpphụ thuốc nhuộm lên sinh khối tế bào rồi phân giải chất màu bằng hệ enzim
1.2.6 Phương pháp điện hóa
Phương pháp này đã được ứng dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm Phương
pháp này dựa trên cơ sở quá trình oxy hóa khử xảy ra trên các điện cực Ở anot,
nước và các ion clorua bị oxy hóa dẫn đến sự hình thành O2, O3, Cl2 và các gốc làtác nhân oxy hóa các chất hữu cơ trong dung dịch Quá trình khử điện hóa các hợpchất hữu cơ như thuốc nhuộm, ở catot, kết hợp với phản ứng oxy hóa điện hóa vàquá trình tuyển nổi, keo tụ điện hóa dẫn đến hiệu suất xử lý màu và khoáng hóa cao
Phương pháp điện hóa với điện cực nhôm hoặc sắt là công nghệ xử lý hiệu quả độ
Trang 36màu, COD, BOD, TOC, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng Nghiên cứu cho thấy hiệusuất xử lý các loại nước thải từ xưởng nhuộm chứa nhiều loại thuốc nhuộm khácnhau có khả năng đạt tới 90 % Đây là phương pháp được chứng minh hiệu quả đốivới việc xử lý độ màu, COD, BOD, T OC, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng của nướcthải dệt nhuộm Tuy nhiên phương pháp điện hóa có giá thành cao do tiêu tốn năng
lượng và kim loại làm điện cực
1.2.7 Phương pháp hóa học
Ưu điểm nổi bật của các phương pháp hóa học so với các phương pháp hóa lý
là biến đổi, phân hủy chất ô nhiễm (chất màu) thành các chất dễ phân hủy sinh họchoặc không ô nhiễm chứ không phải chuyển chúng từ pha này sang pha khác So với
phương pháp vi sinh thì tốc độ xử lý chất thải bằng phương pháp hóa học nhanh hơn
nhiều
1.2.7.1 Khử hóa học
Được ứng dụng trong trường hợp nước thải chứa các chất dễ bị khử Phương
pháp khử hóa học hiệu quả với các thuốc nhuộm azo nhờ phân giải liên kết azo tạo
thành các amin thơm không màu có khản năng phân giải vi sinh hiếu khí tốt hơn
thuốc nhuộm gốc
1.2.7.2 Khử hóa học trên cơ sở natri bohidrid
Xúc tác bisunfit áp dụng với thuốc nhuộm tan trong nước như thuốc nhuộmtrực tiếp, axit, hoạt tính chứa các nhóm azo hoặc các nhóm khử được và thuốcnhuộm phức đồng Quy trình này có thể khử màu trên 90 %
1.2.7.3 Phương pháp oxy hóa pha lỏng (WO)
Oxy hóa pha lỏng là quá trình oxy hóa bởi các gốc tự do xảy ra khi một dungdịch chứa các chất hữu cơ (hoặc vô cơ) được khuấy trộn tốt với khí oxy hoặc tácnhân oxy hóa khác ở nhiệt độ khoảng 150 oC đến 325 oC Áp suất 20 ÷ 210 at được
đặt vào hệ để tăng cường phản ứng và kiểm soát sự bay hơi
Quá trình oxy hóa pha lỏng thích hợp để xử lý nước thải chứa chất ô nhiễmnồng độ cao nhưng là loãng đối với các phương pháp thiêu đốt và bền với sự oxyhóa hóa học thông thường hoặc bền với phân g iải vi sinh
Trang 37Phương pháp này thu được kết quả xử lý tốt nếu như các điều kiện nhiệt độ, áp
suất được tối ưu hóa Tuy nhiên đây là phương pháp có chi phí khá cao nếu thựchiện ở nhiệt độ, áp suất cao (chi phí thiết bị, năng lượng,…) Vì vậy, tùy thuộc vàoyêu cầu xử lý mà cân đối giữa mức độ oxy hóa cần thiết và chi phí xử lý
Oxy hóa pha lỏng siêu tới hạn (Supercritical Wet Oxidation - SCWO) đượcthực hiện ở điều kiện trên điểm tới hạn của nước (T < 375 oC, P < 22,1 MPa)
Phương pháp này có chi phí về năng lượng cao hơn các phương pháp WO
Phương pháp WO sử dụng xúc tác nhằm hạ nhiệt độ và áp suất của quá trình
oxy hóa pha lỏng được gọi là catalysis wet oxidation (CWO)
Dưới đây là bảng so sánh các đặc điểm chính của 3 quá trình oxy hóa pha lỏng
quan trọng để thấy rõ được sự khác nhau giữa chúng
Bảng 1.3 Đặc điểm chính của các quá trình oxy hóa pha lỏng
muối và axit hữu cơ CO2, H2O, N2 CO2, H2O, N2
(Trong đó: 1 bar = 101,3 kPa ~ 1at)
Từ các số liệu trong bảng 1.3 ta thấy WO và SCWO được thực hiện ở nhiệt độ
và áp suất rất cao dẫn đến chi phí thiết bị và vận hành cao Với việc sử dụng xúc táccho quá trình WO, nhiệt độ, áp suất và thời gian lưu đều giảm đáng kể mà vẫn thu
được kết quả như WO truyền thống
Quá trình CWO mới được nghiên cứu chưa nhiều, bảng 1.4 tóm lược một sốxúc tác cho quá trình này
Ưu điểm của phương pháp oxy hóa pha lỏng là nó không tạo ra những sản
phẩm thứ cấp gây độc như các hợp chất SOx, NOx, furan…
Trang 38Phản ứng oxy hóa pha lỏng không thường được sử dụng như một phương pháp
độc lập trong xử lý các chất ô nhiễm bởi lẽ nó thường không oxy hóa chất hữu cơđến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O mà nó thường được dùng kết hợp với cácphương pháp khác Trong sự kết hợp đó, oxy hóa pha lỏng oxy hóa không hoàn toàn
chất ô nhiễm, chuyển nó về dạng dễ phân giải sinh học hơn để đưa vào xử lý vi sinh
Sự kết hợp này vừa khắc phục được khó khăn của phương pháp vi sinh trong xử lýchất ô nhiễm khó/ không phân hủy sinh học, vừa giảm chi phí xử lý Không chỉ
được sử dụng như một phương pháp tiền xử lý các chất hữu cơ độc , bền mà oxy
hóa
Bảng 1.4 Xúc tác cho quá trình CWO
Tác giả Xúc tác Tác nhân oxy hóa Chất ô nhiễm chính
Hamoudi et al., 2000 PtxAg1-xMnO2/CeO2 Oxy Phenol
Hussain et al., 2001 K-Mn-Ce-O Oxy Các hợp chất chứa
nhóm chức CHOXiao et al., 2000 Cu2(OH)PO4 H2O2 Hợp chất thơm
Smith & Diehl, 1960 Không xúc tác HClO3và HIO3 Xenlulo, đường …Weichgrebe &
Vogelpohl, 1994 Không xúc tác H2O2và Ozon Chất hữu cơ
1.2.7.4 Oxy hóa hóa học
Oxy hóa bằng các tác nhân oxy hóa thông thường
Các chất oxy hóa thông thường như clo, clodioxit, natri hipoclorit, kali
permanganate, ozon, dicromat, hidropeoxit… có thể được dùng để oxy hóa các chất
ô nhiễm nói chung và thuốc nhuộm nói riêng Quá trình oxy hóa tiêu tốn một lượnglớn tác nhân oxy hóa, do đó, quá trình oxy hóa hóa học chỉ được sử dụng trong
Trang 39trường hợp khi chất ô nhiễm không thể loại bỏ bằng các phương pháp khác Khảnăng oxy hóa được xác định bởi thế oxy hóa:
Bảng 1.5 Thế oxy hóa của một số cặp oxy hóa khử
Cặp oxy hóa/khử O3/O2- OH•/O2- Cl2/2Cl- H2O2/H2O KMnO4/Mn2+
Clo hóa được đánh giá cao về hiệu quả xử lý màu nhưng khi sử dụng ở nồng
độ cao để khử màu sẽ để lại dư lượng clo lớn trong nước thải Nó có thể khử màu
nhanh thuốc nhuộm axit và thuốc nhuộm hoạt tính Với thuốc nhuộm phân tán vàthuốc nhuộm trực tiếp thì ngay ở nồng độ clo cao cũng không thu được h iệu quả
đáng kể Nhìn chung, clo không được ưa thích trong xử lý màu nước thải vì sinh ra
các hợp chất cơ clo gây ung thư và độc hại với môi trường
Ozon là chất oxy hóa mạnh và có thể oxy hóa thuốc nhuộm trong nước thải
mà không sinh ra các hợp chất hữu cơ thứ cấp độc hại pH < 5, Ozon tồn tại ở dạng
O3 và oxy hóa chọn lọc nối đôi trong thuốc nhuộm pH > 8, Ozon phân hủy tạo gốc
tự do *HO phản ứng không chọn lọc với các chất hữu cơ (theo cơ chế của quá trìnhoxy hóa tiên tiến) Ozon có hiệu quả nhất trong loại bỏ thuốc nhuộm hoạt tính
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này nằm ở giá thành cao và thời gian tồn tại
của Ozon ngắn, chi phí cho thiết bị tạo Ozon cao
KMnO4, H2O2 là chất oxy hóa có thế oxy hóa chưa đủ cao để phân hủy cácthuốc nhuộm và chi phí hóa chất nếu sử dụng hai chất oxy hóa này là khá lớn
Các quá trình oxy hóa bậc cao
Định nghĩa: Các quá trình oxy hóa bậc cao là những quá trình phân hủy oxy
dựa vào gốc tự do hoạt động hydroxyl *HO được tạo ra ngay trong quá trình xử lý
Gốc hydroxyl *HO là một tác nhân oxy hóa mạnh nhất trong số các tác nhân
oxy hóa được biết từ trước đến nay Thế oxy hóa của gốc hydroxyl *HO là 2,8 V,
cao nhất trong số các tác nhân oxy hóa thường gặp Thế oxy hóa của một số tác
nhân oxy hóa thường gặp được trình bà y ở bảng 1.6
Trang 40Bảng 1.6 Khả năng oxy hóa của một số tác nhân oxy hóa
Tác nhân oxy hóa Thế oxy hóa (V)Gốc hydroxyl
OzonHydrogen peroxitPermanganatHydrobromic axitClo dioxit
Hypocloric axitHypoiodic acidClo
BromIod
2,802,071,781,681,591,571,491,451,361,090,54
(Nguồn: Zhou, H and Smith, D.H., 2001)
Đặc tính của các gốc tự do là trung hòa về điện Mặt khác, các gốc này không
tồn tại có sẵn như những tác nhân oxy hóa thông thường, mà được sản sinh ngaytrong quá trình phản ứng, có thời gian sống rất ngắn, khoảng vài nghìn giây nhưngliên tục được sinh ra trong suốt quá trình phản ứng
Phân loại : Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA), dựa theo đặc tính
của quá trình có hay không có sử dụng nguồn năng lượng bức xạ tử ngoại UV mà cóthể phân loại các quá trình oxy hóa nâng cao thành hai nhóm:
Các quá trình oxy hóa bậc cao không nhờ tác nhân ánh sáng (ANPOs)
Các quá trình oxy hóa bậc cao không nhờ tác nhân ánh sáng là các quá trìnhkhông nhờ năng lượng bức xạ tia cực tím UV trong quá trình phản ứng ở bảng 1.7