Cách tính thời hiệu

Một phần của tài liệu giáo trinh luật dân sự p2 (Trang 33 - 36)

Đơn vị tính. Đơn vị tính thời hiệu là ngày, tháng hoặc năm. Nhưng thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hiệu được xác định dựa theo cách xác định ngày tròn. Theo BLDS Điều 156

Thời điểm bắt đầu thời hiệu. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà hết thời hạn đó, quyền khởi kiện không còn. Bởi vậy, thời điểm bắt đầu thời hiệu phải là thời điểm mà quyền khởi kiện phát sinh. Điều 159 BLDS 2005

Hoãn tính thời hiệu. Điều 161 BLDS 2005

Trên nguyên tắc, thời hiệu, một khi đã bắt đầu, sẽ chạy một cách liên tục cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên, có những trường hợp mà, do một sự kiện nào đó gây cản trở, thì thời gian bị tạm dừng đó không được tính vào thời hiệu trong 1 số trường hợp theo luật.

2. Hiệu lực của việc hết thời hiệu khởi kiện

Mất quyền yêu cầu. Khi thời hiệu khởi kiện đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt. Hết thời hiệu khởi kiện, người có nghĩa vụ không còn bị ràng buộc vào nghĩa vụ đó về mặt pháp lý. Luật quy định rằng nếu thời hiệu đã hết mà nghĩa vụ vẫn được thực hiện, thì người có nghĩa vụ không có quyền yêu cầu hoàn trả những gì mình đã thực hiện.

Mục III. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ theo thoả thuận

1. Miễn thực hiện nghĩa vụ

Khái niệm. Miễn thực hiện nghĩa vụ là hành vi xuất phát từ ý chí của người có quyền yêu cầu theo đó, người này từ chối thực hiện quyền yêu cầu của mình và miễn cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ tương ứng. (BLDS Ðiều 378 khoản 1). Miễn thực hiện nghĩa vụ, đối với người có quyền, là hành vi định đoạt tài sản không có đền bù: nếu người có quyền chỉ chấp nhận miễn thực hiện nghĩa vụ với điều kiện có một quyền yêu cầu hoặc một lợi ích vật chất khác thay thế, thì ta có thay thế nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ thay thế.

Xác lập giao dịch. Là hành vi định đoạt tài sản không có đền bù, việc miễn thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể được xác lập bởi người có năng lực tặng cho tài sản hoặc có năng lực để lập di chúc. Người giám hộ không có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ mà người được giám hộ là người có quyền yêu cầu. Việc miễn nghĩa vụ được xác lập

theo các quy định của luật chung về hình thức của giao dịch dân sự, nghĩa là có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.

Hiệu lực của việc miễn thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu nghĩa vụ được miễn thực hiện, thì nghĩa vụ chấm dứt. Luật còn quy định rằng khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn, thì việc bảo đảm cũng chấm dứt (Ðiều 378 khoản 2).

Ngoài ra, nếu người có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho một người có nghĩa vụ liên đới, thì những người khác có nghĩa vụ liên đới cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ ; tuy nhiên, nếu trước khi miễn nghĩa vụ cho một người có nghĩa vụ liên đới, người có quyền yêu cầu đã bãi bỏ tình trạng liên đới giữa người sau này và những người khác có nghĩa vụ liên đới, thì những người này vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ. (Điều 298,299 BLDS 2005)

2. Thay thế nghĩa vụ

Khái niệm. Thay thế nghĩa vụ là việc các bên thỏa thuận chấm dứt một nghĩa vụ bằng cách tạo ra một nghĩa vụ mới thay cho nghĩa vụ cũ. Người có quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ cũ chấp nhận không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đó và, đổi lại, trở thành người có quyền yêu cầu trong một quan hệ nghĩa vụ mới. Điều 379 BLDS 2005

Nhưng các nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được, thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác (Ðiều 379 khoản 3).

a. Các yếu tố của việc thay thế nghĩa vụ

Yếu tố vật chất. Ðể có việc thay thế nghĩa vụ, chắc chắn phải có một nghĩa vụ mới được hình thành. Các dấu hiệu của sự tồn tại của một nghĩa vụ mới có thể được phân thành ba nhóm:

- Nghĩa vụ có đối tượng mới - Ví dụ: nghĩa vụ giao đậu xanh được thay bằng nghĩa vụ giao đậu nành.

- Nghĩa vụ có chủ thể mới - Giống như chuyển giao nghĩa vụ, nhưng chủ thể mới có nghĩa vụ mới chứ không phải nghĩa vụ cũ. Ví dụ: người bán nhà thế chấp yêu cầu người mua thay mình trả nợ cho người nhận thế chấp

Yếu tố tâm lý. Sự thay thế nghĩa vụ chỉ trở nên hoàn hảo một khi các bên bày tỏ ý chí về việc thay nghĩa vụ cũ bằng nghĩa vụ mới. Có trường hợp các bên tạo ra

nghĩa vụ mới, nhưng không có ý định chấm dứt nghĩa vụ cũ; khi đó, cả hai nghĩa vụ cùng tồn tại.

Ví dụ: chủ nợ đồng ý để cha cam kết trả nợ thay cho con nhưng lại không đồng

ý xóa nợ cho con; vậy, chủ nợ xem cha của người có nghĩa vụ như một người bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó.

b. Hiệu lực của việc thay thế nghĩa vụ

Chấm dứt một nghĩa vụ cũ có giá trị và phát sinh một nghĩa vụ mới có giá trị. Việc thay thế nghĩa vụ có tác dụng chấm dứt nghĩa vụ cũ. Nghĩa vụ chấm dứt phải là một nghĩa vụ có giá trị. Nếu nghĩa vụ cũ vô hiệu, việc thay thế nghĩa vụ không có ý nghĩa. Nghĩa vụ mới phải có giá trị và có hiệu lực. Nếu nghĩa vụ mới vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, thì nghĩa vụ cũ phát sinh trở lại, bởi nghĩa vụ cũ chấm dứt chỉ vì có nghĩa vụ mới.

Tính độc lập của nghĩa vụ mới. Nghĩa vụ có thời hạn thực hiện riêng không liên quan đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũ. Nghĩa vụ mới có thời hiệu riêng tương ứng với thời hiệu khởi kiện riêng của người có quyền yêu cầu, tính từ ngày nghĩa vụ mới đến hạn thực hiện.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bị thay thế.

Với tính độc lập của nghĩa vụ thay thế, ta không thể công nhận việc duy trì đương nhiên các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũ đối với nghĩa vụ thay thế. Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ cũ cũng sẽ chấm dứt theo nghĩa vụ cũ. Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ mới vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũ lại được tái lập cùng với việc tái lập nghĩa vụ cũ.

3. Thực hiện nghĩa vụ thay thế

Khái niệm. Thực hiện nghĩa vụ thay thế, trong luật thực định Việt Nam, là trường hợp đặc biệt của thay thế nghĩa vụ trong đó, người có quyền tiếp nhận một tài sản hoặc một công việc thay thế cho tài sản hoặc công việc đã được thỏa thuận trước đó (BLDS Ðiều 379 khoản 2). Nghĩa vụ cũ chấm dứt cùng với các biện pháp bảo đảm, nếu có; còn nghĩa vụ mới được thực hiện ngay lập tức và cũng chấm dứt. Nếu nghĩa vụ mới bị tuyên bố vô hiệu, thì nghĩa vụ cũ phát sinh trở lại cùng với các biện pháp bảo đảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tậpI. Các nhận định sau đây đúng hay sai?Giải thích I. Các nhận định sau đây đúng hay sai?Giải thích

1. Tất cả sự thỏa thuận đều là hợp đồng nhưng không phải tất cả hợp đồng đều có sự thỏa thuận.

2. Thời điểm giao kết hợp đồng cũng đồng thời là thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực.

3. Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì tại thời điểm giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực. 4. Hợp đồng vi phạm các quy định của pháp luật về hình thức sẽ bị tuyên bố vô hiệu. 5. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.

Một phần của tài liệu giáo trinh luật dân sự p2 (Trang 33 - 36)