Thay đổi người có quyền yêu cầu

Một phần của tài liệu giáo trinh luật dân sự p2 (Trang 26 - 28)

1. Chuyển giao quyền yêu cầu (Điều 309 314 BLDS 2005)

Ðịnh nghĩa. Chuyển giao quyền yêu cầu là việc người có quyền yêu cầu một người khác thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền yêu cầu đó cho một người thứ ba (gọi là người thế quyền), do hiệu lực của một thỏa thuận giữa người có quyền và người thứ ba đó: một loại hợp đồng mua bán hoặc tặng cho có đối tượng là một quyền yêu cầu.

a. Điều kiện, đối tượng: Điều 309 BLDS 2005

Tất cả các quyền yêu cầu đều có thể được chuyển giao , trừ những quyền yêu cầu sau đây:

- Quyền yêu cầu gắn liền với nhân thân của người có quyền, kể cả yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

- Quyền mà các bên xác lập có thỏa thuận không được chuyển giao cho người khác (trừ trường hợp chuyển giao bằng con đường thừa kế);

- Những quyền yêu cầu khác mà pháp luật quy định không được chuyển.

Thủ tục. Việc chuyển giao quyền yêu cầu có thể được giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói (Ðiều 310). Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì phải tuân theo các quy định đó (cùng điều luật).

-Việc chuyển giao quyền yêu cầu có tác dụng thay đổi người có quyền yêu cầu; còn bản thân quyền yêu cầu vẫn tồn tại với đầy đủ các đặc điểm về nội dung.

- Người chuyển giao phải bảo đảm về sự tồn tại của tài sản hay, đúng hơn, của các quyền đối với tài sản (đối với quyền yêu cầu mà mình chuyển giao); nhưng người chuyển giao không có trách nhiệm bảo đảm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Ðiều 312).

Thông báo cho người có nghĩa vụ. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho người có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu (Ðiều 309 khoản 2). Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (cùng điều luật).

2 - Mua bán quyền đòi nợ

Khái niệm. Mua bán quyền đòi nợ là trường hợp đặc biệt của việc chuyển giao quyền yêu cầu mà trong đó, đối tượng mua bán là quyền đòi nợ và việc chuyển giao mang đầy đủ tính chất của một hợp đồng mua bán, nghĩa là bên bán chuyển giao vật (quyền đòi nợ) còn bên mua trả cho bên bán một số tiền. Việc mua bán quyền đòi nợ (nói chung, quyền tài sản) được dự liệu tại Ðiều 429, 449 BLDS.

Giao kết hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Luật không có quy định đặc biệt về các điều kiện giao kết hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Ðiều đó có nghĩa rằng các quy định chung về hợp đồng mua bán được áp dụng: hợp đồng có thể được lập bằng miệng hoặc bằng văn bản, có thể phải được chứng nhận, chứng thực, đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Ðiều quan trọng: khi mua bán quyền đòi nợ, các bên không cần làm thủ tục thông báo cho người mắc nợ, như khi chuyển giao quyền yêu cầu.

Hiệu lực của hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Hợp đồng mua bán quyền đòi nợ có tác dụng chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ cho người mua. Thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm mà bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ đó hoặc từ thời điểm đăng ký chuyển giao quyền sở hữu nếu pháp luật có quy định (Ðiều 449).

4. Thế quyền yêu cầu

Khái niệm. Thế quyền yêu cầu là việc một người thay một người có quyền yêu cầu ở vị trí người có quyền yêu cầu, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ. Người thế quyền, cũng như người thế quyền trong trường hợp được chuyển

giao quyền yêu cầu, trở thành người có quyền yêu cầu. Song, khác với người được chuyển giao quyền yêu cầu, người thế quyền trong trường hợp này chỉ thay thế người có quyền trong chừng mực phần giá trị của nghĩa vụ mà người này đã thực hiện.

Ví dụ: B nợ A 100; C trả hộ B 50 với điều kiện A đồng ý để C thay thế A đòi nợ B; vậy, C thế A trong việc đòi B trả 50; A bảo tồn quyền yêu cầu B trả 50 còn lại. Tình hình sẽ khác đi nếu giữa A và C có sự thỏa thuận theo đó, A chuyển nhượng quyền đòi nợ đối với B cho C với giá 50: khi đó, bằng việc trả cho A 50, C trở thành người có quyền yêu cầu đối với toàn bộ số nợ mà B đã giao kết với A. Việc thế quyền chỉ phát sinh hiệu lực đối với người thế quyền và người có quyền yêu cầu, bằng việc thực hiện nghĩa vụ; trong khi việc chuyển giao quyền yêu cầu có hiệu lực đối với hai bên giao kết việc chuyển quyền kể từ thời điểm giao kết, nếu không có thỏa thuận khác và pháp

luật không có quy định khác.

Một phần của tài liệu giáo trinh luật dân sự p2 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w