Thay đổi người có nghĩa vụ 1 Chuyển giao nghĩa vụ

Một phần của tài liệu giáo trinh luật dân sự p2 (Trang 28 - 29)

1 - Chuyển giao nghĩa vụ

Khái niệm. Điều 315 BLDS 2005

Chuyển nghĩa vụ là việc người có nghĩa vụ chuyển trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cho một người khác (gọi là người thế nghĩa vụ) với sự đồng ý của người có quyền yêu cầu. Các nghĩa vụ được chuyển giao phải là những nghĩa vụ chuyển giao được trong giao lưu dân sự (Ðiều 315 khoản 1). Khi nghĩa vụ được chuyển giao, thì người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ (Ðiều 315 khoản 2), còn người chuyển giao không có nghĩa vụ nữa.

Xác lập giao dịch chuyển giao nghĩa vụ. Việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói (Ðiều 316). Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì phải tuân theo hình thức đó.

Hiệu lực của việc chuyển giao nghĩa vụ. Mặc dù luật không nói rõ, có thể tin rằng một khi chuyển giao nghĩa vụ cho người khác, người có nghĩa vụ không còn bị ràng buộc vào quan hệ nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp người thế nghĩa vụ không tự giác thực hiện nghĩa vụ, thì người này phải tự mình chịu trách nhiệm trước người có quyền.

2 - Chuyển giao toàn bộ sản nghiệp

Thừa kế đối với người có nghĩa vụ. Trong trường hợp người có nghĩa vụ chết, thì nghĩa vụ của người này, trên nguyên tắc, không chấm dứt mà được chuyển giao cho người thừa kế (BLDS Ðiều 637).

Sáp nhập, chia, tách pháp nhân. Khi nhiều pháp nhân được sáp nhập hoặc khi một pháp nhân được chia, tách, thì một hoặc nhiều pháp nhân mới được thành lập và pháp nhân được sáp nhập, chia, tách chấm dứt (Ðiều 99 khoản 1 điểm a). Pháp nhân mới đảm nhận các nghĩa vụ do pháp nhân chấm dứt để lại (Ðiều 95 khoản 2; Ðiều 96 khoản 2).

Phần III

CHẤM DỨT NGHĨA VỤ

Mục 1. Các trường hợp đặc biệt của việc chấm dứt nghĩa vụ theo hợp đồng hợp đồng

Một phần của tài liệu giáo trinh luật dân sự p2 (Trang 28 - 29)