Thơ làng quê trong phong trào thơ mới 1932 - 1945

27 1.3K 1
Thơ làng quê trong phong trào thơ mới 1932 - 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thơ làng quê trong phong trào thơ mới 1932 - 1945

Bộ giáo dục v đo tạo Trờng đại học s phạm h nội Nguyễn Văn Thắng Thơ lng quê trong phong tro Thơ mới 1932 - 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 Tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn Hà Nội - 2008 Công trình đợc hoàn thành tại: Tổ văn học Việt Nam Hiện đại Khoa Ngữ văn - Trờng Đại học s phạm H Nội Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Hoành Khung PGS.TS. Lê Quang Hng Trờng Đại học S phạm Hà Nội Phản biện 1: GS.TS. Mã Giang Lân Trờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu Viện Văn học Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Văn Giá Trờng Đại học Văn hóa Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc. Họp tại Trờng Đại học S phạm Hà Nội. Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2008 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Th viện Quốc gia Hà Nội - Th viện Trờng Đại học S Phạm Hà Nội. Danh mục các công trình công bố của tác giả 1. Nguyễn Văn Thắng (2001). Dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới 1932- 1945, Tạp chí Khoa học S phạm số 5, Tr.39 - 43. 2. Nguyễn Văn Thắng (2004), Tiếp cận thơ Nguyễn Bính trớc Cách mạng từ phơng diện truyền thống văn hoá dân tộc. Tạp chí Khoa học S phạm số 2, Tr.45 - 49. 3. Nguyễn Văn Thắng (2004), Tả chân một hớng tìm tòi, thể nghiệm của Thơ mới thời kỳ 1932-1945, Tạp chí Khoa học S phạm số 5, Tr.66 - 70. 4. Nguyễn Văn Thắng (2004), Thiên nhiên trong phong trào Thơ mới, Kỷ yếu hội thảo khoa học những nhà nghiên cứu Ngữ văn trẻ trờng ĐHSP Hà Nội, Tr. 142 - 148. 5. Nguyễn Văn Thắng (2008), Những giá trị nổi bật của dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4, Tr.42 - 49. 1 Mở đầu I. Lý do chọn đề ti 1.1 Trong lịch sử thi ca Việt Nam, làng quê là một đề tài lớn, có tính truyền thống. Ca dao, thơ cổ điển đã có không ít câu thơ hay, bài thơ xuất sắc về đề tài này.Tuy vậy, có thể nói chỉ đến Thơ mới trở đi, thơ làng quê mới thực sự phong phú nh cha bao giờ phong phú đến thế. Đây là mảng sáng tác có một khối lợng tác phẩm khá lớn, chiếm khoảng 40% số bài của Thơ mới. Mảng thơ này còn qui tụ đợc một đội ngũ tác giả đông đảo. Hầu nh không có thi sĩ Thơ mới nào không viết một đôi bài, một đôi câu thờng vào loại hay nhất của mình về làng quê, trong đó có một loạt cây bút chuyên viết về làng quê. Thơ làng quê trong Thơ mới còn đa dạng về nội dung cụ thể, về thể thơ, về các khuynh hớng thẩm mỹ, về phong cách, bút pháp Với sự phong phú và đặc sắc nh vậy, mảng thơ này giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong Thơ mới. Là một bộ phận của Thơ mới, dĩ nhiên thơ làng quê mang đặc điểm, giá trị chung của cả phong trào. Tuy nhiên, là một hiện tợng văn học độc đáo, đối tợng thẩm mỹ, quá trình hình thành, phát triển, quan điểm mỹ học đều có những nét riêng, cho nên thơ làng quê còn có đặc điểm, giá trị riêng. Vì vậy mảng sáng tác này rất cần đợc nghiên cứu trong một công trình chuyên biệt. 1.2 Về mảng thơ làng quê trong Thơ mới, suốt mấy chục năm qua, giới nghiên cứu, phê bình đã đề cập không ít nhng chủ yếu ở cấp độ cụ thể: tìm hiểu các tác giả, tác phẩm. Cũng ở cấp độ này, các nhà nghiên cứu đã có không ít những kiến giải, nhận xét, những khám phá sâu sắc, đích đáng. Có thể nói, từ khi đất nớc bớc vào đổi mới, phong trào Thơ mới đợc nhìn lại trên tinh thần khoa học cởi mở hơn thì nhìn chung, mảng thơ này không còn những vấn đề lớn, gay cấn, sóng gió. Song hoàn toàn không thể kết luận vội vàng rằng ở mảng sáng tác quan trọng mà bề bộn này của Thơ mới, tất cả mọi vấn đề đều đã khép lại. Từ cấp độ cụ thể (xung quanh các tác giả tác phẩm) đến cấp độ khái quát (giá trị t tởng, đặc biệt là những đóng góp vào việc cách tân nghệ thuật thi ca theo hớng hiện đại hoá) của mảng thơ này có không ít vấn đề cần đ ợc đi sâu để làm sáng tỏ. Việc nghiên cứu chuyên sâu ấy càng trở nên cấp thiết khi trong những năm gần đây, nhiều bài thơ làng quê trong Thơ mới đợc đa vào chơng trình sách giáo khoa các cấp học phổ thông. Vậy mà cho đến nay, vẫn cha có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thơ làng quê, xem xét nó nh một hiện tợng văn học độc đáo của Thơ mới, vừa có tính chỉnh thể, có qui luật vận động nội tại vừa có những giá trị đặc sắc riêng. Việc nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu mảng sáng tác này chẳng những để làm chủ một di sản sáng giá trong tiến trình thi ca dân tộc mà còn góp thêm một tiếng nói khoa học chắc chắn để khẳng định vị trí văn học sử đặc biệt quan trọng của mảng sáng tác này trong Thơ mới. Đồng thời việc nghiên cứu toàn diện về mảng sáng tác này sẽ góp phần quan trọng trong việc định hớng giảng dạy, học tập Thơ mới nói chung, những tác giả, tác phẩm viết về làng quê nói riêng ở nhà trờng. II. Lịch sử vấn đề Do quan điểm đánh giá Thơ mới nói chung, thơ làng quê nói riêng suốt mấy chục năm qua phụ thuộc nhiều vào tình hình chính trị, xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, cho nên chúng tôi trình bày phần lịch sử vấn đề theo các giai đoạn sau: 2.1 Trớc 1945 Đây là thời kỳ Thơ mới ra đời và đi trọn con đờng phát triển của nó. ở giai đoạn này, ý kiến về Thơ mới trong đó có thơ làng quê tập trung chủ yếu trong các công trình Nhà văn 2 hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, đặc biệt là cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân. Trong Nhà văn hiện đại, tuy giành sự quan tâm đến khá nhiều gơng mặt thi nhân đơng thời nhng nhà nghiên cứu lại tỏ ra thờ ơ với các cây bút viết về làng quê. Nhận xét chung về lối thơ tả chân của Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Vũ Ngọc Phan tỏ ra nghi ngờ về giá trị của khuynh hớng thi ca này. Đáng chú ý hơn cả là ý kiến của tác giả Thi nhân Việt Nam. Không chỉ nhận xét về lối thơ tả chân với những u và nhợc điểm của nó, ở công trình nghiên cứu có giá trị cao về Thơ mới này, Hoài Thanh còn giới thiệu, phê bình nhiều cây bút tiêu biểu của mảng thơ làng quê nh Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân Tuy đó chỉ là những nhận xét ngắn gọn nhng đích đáng và có giá trị khám phá sâu sắc đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 2.2 Từ 1945 đến 1987 Đây là giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc. Với nhiệm vụ văn học phải phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến, Thơ mới và một số hiện tợng văn học tiền chiến chủ yếu bị phê phán thật nghiêm khắc (Phan Cự Đệ). 2.2.1 Miền Bắc Tuy nặng giọng phê phán Thơ mới nhng trong các công trình nghiên cứu của mình, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đứcvẫn khẳng định những yếu tố tiến bộ, tích cực về t tởng, đặc biệt là những đóng góp to lớn về nghệ thuật của Thơ mới. Một trong những giá trị t tởng tích cực nhất của Thơ mới đợc nhiều nhà nghiên cứu nhất trí khẳng định và khẳng định mạnh là tinh thần dân tộc. Hơn bất cứ bộ phận nào của Thơ mới, thơ làng quê chính là mảng sáng tác thể hiện sâu sắc nhất, đậm đà nhất tinh thần dân tộc đó. Nhận xét về Thơ mới, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đứcđều nhấn mạnh đến tấm lòng thiết tha với đất nớc, quê hơng đợc thể hiện đậm đà trong tình cảm yêu thơng, gắn bó với cảnh sắc, con ngời của làng quê Việt Nam. Trong Từ điển Văn học (bộ Từ điển Văn học chuyên nghành đầu tiên ở n ớc ta, NXB KHXH, H, 1983-1984) các tác giả viết về làng quê nh Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừđều đợc đề cập với những nhận xét tơng đối thoả đáng. Trong cuốn Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại, (1968), NXB KHXH, hai nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức lu ý đến việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo thể thơ dân tộc của nhóm tả chân viết về làng quê. Nhìn chung, đây là thời kỳ Thơ mới (có thơ làng quê) bị coi căn bản là tiêu cực. Mặc dầu vậy, nhiều nhà nghiên cứu vẫn khẳng định tinh thần dân tộc đậm đà của phong trào thi ca này đợc thể hiện nổi bật và sâu sắc trong mảng thơ làng quê. Nhận xét về tinh thần dân tộc của mảng thơ làng quê, giới nghiên cứu Thơ mới ở Miền Bắc đã có những kiến giải sâu sắc, đích đáng. Tuy nhiên, nhiều phơng diện đặc sắc của mảng thơ này vẫn còn bỏ ngỏ, cha đợc chú ý đúng mức. Việc tìm hiểu những đóng góp về nghệ thuật của mảng thơ này rất sơ sài. Còn khuynh hớng tả chân - một hiện tợng độc đáo của mảng thơ làng quê trong Thơ mới - ý kiến nhận xét cũng rời rạc, cha thực sự đào sâu và không có gì mới so với những nhận định trớc đây của Hoài Thanh. Hầu nh không có mấy công trình đáng chú ý, mang tính khám phá, phát hiện về dòng thơ làng quê. 2.2.2 Vùng đô thị tạm chiếm Miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu Thơ mới ở Miền Nam nhìn chung đợc chú ý và quan điểm đánh giá không khắt khe nh Miền Bắc. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Phạm Thế Ngũ, Lam Giang, Vũ Tiến Phúc, Thế Phong, Vũ Hán 3 tuy không có mấy công trình thật công phu với những khám phá sâu sắc song đáng chú ý là có nhiều ý kiến tơng đối thống nhất với giới nghiên cứu Miền Bắc, nhất là khi khẳng định tinh thần dân tộc đậm đà ở mảng thơ làng quê. Nhiều thi sĩ viết về làng quê của Thơ mới đợc bàn luận rộng rãi. Riêng hai trờng hợp Anh Thơ và Nguyễn Bính đợc khẳng định rất mạnh. Nhìn chung , ở Miền Nam, những ý kiến về mảng thơ làng quê tơng đối dồi dào song cha có mấy công trình có chất lợng khoa học thật sự. Không ít ý kiến ném ra vội vàng, dễ dãi với lời lẽ đại ngôn, ít thuyết phục nh những nhận xét về thơ Bàng Bá Lân, Hồ DZếnh 2.3 Từ 1987 đến nay Đây là thời kỳ đất nớc bớc vào đổi mới. Trong không khí ấy, Thơ mới và nhiều hiện tợng văn học tiền chiến đợc nhìn lại và đợc khẳng định rất mạnh. Đơng nhiên, mảng thơ làng quê của phong trào thi ca này cũng đợc nhìn lại, đợc đặc biệt đề cao với nhiều bài viết có giá trị khám phá, phát hiện sâu sắc, mới mẻ, thể hiện chủ yếu ở ba phơng diện sau: Về tác phẩm Nhiều bài thơ làng quê xuất sắc đợc đa vào chơng trình môn Văn ở nhà trờng phổ thông. Những tác phẩm ấy đã thu hút đợc sự quan tâm rộng rãi của công chúng, giới nghiên cứu. Hàng loạt bài phân tích, bình giảng về những bài thơ làng quê đợc giảng dạy trong nhà trờng liên tục xuất hiện trên sách báo trong hàng chục năm qua. Đáng chú ý là các bài viết của Lã Nguyên, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Hoàng Nh Mai, Vũ Quần Phơng, Văn Tâm, Lê Bá Hán, Lê Quang Hng, Chu Văn SơnCó ảnh hởng sâu rộng hơn cả là những bài phân tích, bình giảng về các sáng tác làng quê in trong Sách giáo viên của nhà xuất bản giáo dục. Các bài viết trên tuy rất đa dạng, nhiều khi mâu thuẫn, nhất là về một số bài thơ làng quê của Hàn Mặc Tử, song nhìn chung tơng đối thống nhất khi khẳng định ngòi bút tài hoa tinh tế, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng của các nhà Thơ mới đối với làng quê. Về tác giả Một số nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới có viết về làng quê nh Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tửđợc đặc biệt quân tâm, nghiên cứu chuyên sâu, đợc đánh giá rất cao. Riêng Nguyễn Bính - cây bút chuyên về làng quê - đợc coi là một trong những đỉnh cao của Thơ mới. Có thể kể đến những ý kiến xác đáng, tinh tế về Nguyễn Bính trong các công trình nghiên cứu của Lê Đình Kỵ, Đỗ Lai Thuý, Hà Minh Đức, Vũ Quần Phơng, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Văn SơnHàn Mặc Tử cũng đợc nhìn lại và khẳng định rất mạnh. Có tới hàng trăm bài phân tích, bình giảng hai bài thơ làng quê đợc đa vào sách giáo khoa Mùa xuân chín và Đây thôn Vĩ Dạ. Tế Hanh cũng đợc nghiên cứu sâu hơn. Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ tuy cha có công trình chuyên sâu nhng có tới vài chục bài viết rất đáng chú ý, nhất là trong dịp họ qua đời. Về toàn bộ mảng thơ làng quê Tinh thần dân tộc trong thơ làng quê là giá trị nổi bật mà các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Lê Đình Kỵ, Đỗ Lai Thuý, Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung, Vũ Quần Phơng tiếp tục khẳng định mạnh mẽ tuy sự lý giải ít nhiều có khác biệt. Từ đổi mới, giới nghiên cứu đã chú ý nhiều hơn đến thành tựu nghệ thuật của Thơ mới nói chung và thơ làng quê nói riêng. Trần Đình Sử đặc biệt chú ý đến cái nhìn hớng ngoại trong thơ tả chân. Theo nhà nghiên cứu, đó chính là yếu tố thi pháp mớithơ cổ điển không thể có. 4 Tóm lại, cũng nh toàn bộ phong trào Thơ mới, từ khi đổi mới, thơ làng quê ngày càng thu hút mối quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Nằm trong phong trào Thơ mới, thơ làng quê cũng có những bớc thăng trầm nhng là bộ phận ít thăng trầm hơn cả. Giá trị tích cực của mảng thơ này đã đợc giới nghiên cứu ghi nhận từ sớm và việc đánh giá không gặp nhiều sóng gió nh các mảng sáng tác khác của Thơ mới. Tuy nhiên, hoàn toàn không thể nói rằng xung quanh mảng thơ này không còn vấn đề và việc nghiên cứu đã khép lại. Có thể nói, ở các cấp độ, từ khái quát đến cụ thể vẫn còn không ít những vấn đề cha phải đã sáng tỏ, cần đợc tiếp tục bàn luận, nghiên cứu chuyên sâu. Việc nghiên cứu mảng thơ này tuy đã có nhiều thành tựu nhng chủ yếu ở cấp độ tác giả, tác phẩm cụ thể và có phần rời rạc. Giá trị t tởng tích cực của mảng thơ làng quê trong Thơ mới không chỉ là tinh thần dân tộc đậm đà nh các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mà còn phơng diện đặc sắc khác cha đợc khám phá. Ngay cả tinh thần dân tộc đậm đà của thơ làng quê tuy đợc khẳng định nhng cần phải đợc khám phá sâu hơn. Những đóng góp vào công cuộc cách tân nghệ thuật thi ca dân tộc theo hớng hiện đại hoá của mảng sáng tác này không chỉ dừng lại ở nhóm tả chân nh các nhà nghiên cứu trớc đây đã chỉ ra. Đặt trong cái nhìn toàn cảnh về phong trào Thơ mới, mảng thơ làng quê còn có một diện mạo, đặc điểm riêng cùng với những giá trị đặc thù. Vậy mà cho đến nay, vẫn cha có một công trình chuyên sâu, tiếp cận đối tợng ở cấp độ khái quát, nhìn nó nh một chỉnh thể nghệ thuật có tính hệ thống, tính qui luật nội tại để đi sâu khảo sát, nghiên cứu nó một cách khoa học, xứng đáng với vị trí văn học sử của mảng thơ này. III. Đối tợng v phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tợng Tên đề tài đã xác định rõ đối t ợng nghiên cứu của luận án là mảng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới 1932- 1945. Có thể hiểu một cách đơn giản thơ làng quê là những sáng tác thơ viết về làng quê. Chúng tôi quan niệm thơ làng quê là những bài thơ hoặc miêu tả một cảnh quê (cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt, phong tục) hoặc viết về một mối tình quê, diễn tả một tấm lòng quêTuy lấy bài thơ làm cơ sở khoa học để khảo sát, phân tích nhng luận án cũng không bỏ qua những câu thơ, đoạn thơ lẻ viết về làng quê dù cho cảm xúc chủ đạo không ở nơi làng quê. Chúng tôi nghĩ nên quan niệm rộng rãi, linh hoạt nh vậy thì mới có thể bao quát đầy đủ, thoả đáng về thơ làng quê trong Thơ mới, mới không bỏ qua nhiều câu rất hay viết về làng quê của Xuân DiệuHoa bởi thơm rồi đêm đã khuya, của Thế Lữ Sáng hôm nay sơng biếc toả mờ mờ. Nh hơng khói đợm đầu cau mái rạ 3.2 Phạm vi -Toàn bộ thơ làng quê trong Thơ mới đều thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Nhng trên thực tế, do số lợng câu thơ, bài thơ nh thế quá lớn và bề bộn nên luận án sẽ tập trung chủ yếu vào những sáng tác có chất lợng nghệ thuật tơng đối nổi trội. -Về khối lợng và văn bản các bài thơ, chúng tôi chủ yếu dựa vào cuốn Thơ mới 1932- 1945, tác giả và tác phẩm do Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn, NXB Hội nhà văn, H, 1999. Đây là công trình tập hợp đầy đủ và có sự giám định văn bản nghiêm túc nhất về Thơ mới hiện nay. ở công trình này nhà biên soạn đã su tầm và công bố nhiều văn bản gốc hiếm, quý. - Ngoài ra, chúng tôi đã tham khảo thêm hầu hết các tuyển thơ khác về Thơ mới (về toàn bộ phong trào và về từng tác giả) liên quan đến đề tài. Chúng tôi cũng đã tìm đọc nhiều tập thơ khác và su tầm nhiều bài thơ lẻ viết về làng quê đợc đăng trên báo chí đơng thời. Trong quá trình su tầm, chúng tôi đã may mắn tìm đợc tập thơ có liên quan trực 5 tiếp đến đề tài mà hầu nh không ai còn nhớ đến và cũng cha thấy các nhà su tập công bố : tập thơ Tiếng thông reo xuất bản năm 1934 của Bàng Bá Lân. Tuy đã rất cố gắng song việc su tầm của chúng tôi vẫn cha thể xem là thật đầy đủ.Tuy nhiên, chúng tôi tạm bằng lòng để thực hiện đề tài, khi có dịp sẽ bổ sung sau. IV. Nhiệm vụ khoa học v những đóng góp mới của luận án 4.1 Nhiệm vụ khoa học - Tập hợp, khảo sát toàn bộ mảng thơ làng quê trong Thơ mới. - Tìm hiểu sự hình thành dòng thơ làng quê trong Thơ mới, nêu lên những nét riêng trong quan điểm mỹ học của các thi sĩ trong dòng thơ này. - Trong khi phác hoạ diện mạo chung của mảng thơ làng quê, luận án tập trung phân tích những giá trị t tởng nổi bật, những đóng góp độc đáo của các thi sĩ làng quê vào việc cách tân nghệ thuật của Thơ mới. - Phân loại các khuynh hớng thẩm mỹ trong mảng sáng tác này, nêu lên và phân tích nét đặc sắc của mỗi khuynh hớng chủ yếu qua các cây bút tiêu biểu có cá tính sáng tạo độc đáo. 4.2 Đóng góp mới của luận án - Luận án là công trình khoa học đầu tiên khảo sát, nghiên cứu trực diện, tơng đối hệ thống về mảng thơ làng quê trong Thơ mới. - Luận án phân tích những động lực tinh thần đã thôi thúc các nhà Thơ mới cầm bút viết về làng quê, từ đó rút ra đặc điểm riêng về sự hình thành, phát triển một dòng thơ làng quê trong Thơ mới. Luận án đi sâu tìm hiểu nét độc đáo trong quan niệm mỹ học của các nhà thơ làng quê. Cùng với việc phác hoạ rõ nét diện mạo của mảng thơ này, luận án tập trung nêu lên và phân tích những giá trị đặc sắc về t tởng, chủ yếu là giá trị nhân văn sâu sắc, tinh thần dân tộc đậm đà với nhiều biểu hiện phong phú, những đóng góp mới mẻ vào sự cách tân nghệ thuật thi ca của mảng sáng tác quan trọng này trong Thơ mới. - Trên cơ sở phân loại mảng thơ làng quê rất phong phú đa dạng theo khuynh hớng thẩm mỹ của nhà thơ, luận án đi sâu tìm hiểu những gơng mặt thi sĩ viết về làng quê tiêu biểu để nhận diện sâu hơn và khám phá những khía cạnh đặc sắc, mới mẻ trong hồn thơ mang nặng tình quê của họ. - Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án sẽ làm rõ hơn vị trí văn học sử quan trọng, nổi bật của mảng thơ làng quê trong Thơ mới nói riêng và trong tiến trình thi ca Việt Nam nói chung. Nh vậy, luận án đã góp thêm tiếng nói có căn cứ khoa học vào sự khẳng định chắc chắn hơn nữa giá trị to lớn và bền vững của phong trào Thơ mới. V. Phơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau đây : 5.1 Phơng pháp hệ thống 5.2 Phơng pháp thống kê, phân loại, so sánh 5.3 Phơng pháp phân tích tác phẩm VI. Cấu trúc của luận án Ngoài các phàn Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận án gồm ba chơng sau : Chơng 1 : Sự hình thành và quan điểm mỹ học của dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới Chơng 2 : Thơ làng quê trong Thơ mới - diện mạo, những giá trị nổi bật 6 Chơng 3 : Làng quê trong Thơ mới - các khuynh hớng thẩm mỹ Chơng 1 : Sự hình thnh v quan điểm mỹ học của dòng thơ lng quê trong phong tro Thơ mới 1.1 Sự hình thành một dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới 1.1.1 Cái Tôi cá nhân thức tỉnh và nỗi lòng của nó Bớc vào đầu thế kỷ XX, nhất là từ những năm 30 trở đi, xã hội Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc, đặc biệt là sự bừng tỉnh ý thức cá nhân của cái Tôi cá thể trong tầng lớp thanh niên Tây học đông đảo ở thành thị. Đó là một bớc tiến trọng đại trong sự vận động, phát triển của t tởng, văn hoá xã hội Việt Nam. Đúng vào lúc cái Tôi tự ý thức sâu sắc là lúc xã hội Việt Nam có nhiều biến động dữ dội về kinh tế, chính trị với cuộc đại khủng bố đẫm máu 1930 - 1931, cuộc khủng hoảng kinh tế có qui mô toàn cầu 1929 - 1933 dẫn đến nạn thất nghiệp, bần cùng hoá. Hoàn cảnh lịch sử đó khiến cái Tôi vừa ra đời đã rơi vào tâm trạng hoang mang, bế tắc. Cái Tôi ấy mang tâm trạng bất hoà sâu sắc với hiện thực đơng thời nhng bất lực. Nó chỉ còn cách thoát ra khỏi thực tại bức bối, ngột ngạt ấy bằng mộng tởng. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ thì văn chơng lãng mạn chính là con đờng giải thoát lý tởng nhất vì trong văn chơng cái Tôi ấy vừa đợc thoát ly khỏi thực trạng ngột ngạt của xã hội đơng thời vừa có cơ hội để khẳng định cá tính, bản ngã. Vì thế, cái Tôi ấy đã vội vàng tìm đến, nắm lấy thơ ca (Nguyễn Hoành Khung). Trong thơ ca, nó đã tự ru vỗ lòng mình, quay lng với hiện thực đơng thời bằng cách chìm sâu vào thế giới nội cảm với những cõi mộng, trờng tình, nỗi buồn, cô đơn và cả sự thoát ly theo nhiều hớng khác nhau: điên cuồng, thác loạn. Nhng cái Tôi ấy không chỉ tìm những h ớng đi nh Hoài Thanh đã chỉ ra trên đây. Nó còn rất thiết tha tìm về làng quê - nơi nơng náu cuối cùng của dĩ vãng, mảnh đất vẫn còn phong giữ hồn xa dân tộc. Vì thế mà Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, và hầu hết các thi sĩ Thơ mới khác đều say sa viết về làng quê với nhiều bài thơ kiệt tác, nhiều câu thơ tuyệt bút. Nh vậy, cùng với những cõi mộng, trờng tình, nỗi buồn, cô đơn, điên loạnthì làng quê chính là một nguồn cảm hứng lớn, phổ biến của cái Tôi Thơ mới. Chính nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng thơ riêng, chuyên về làng quê trong phong trào Thơ mới. Thực ra làng quê vốn là một nguồn cảm hứng mang tính truyền thống trong thi ca Việt Nam. Nhng với cái Tôi Thơ mới, họ tha thiết tìm về làng quê còn bởi những lý do riêng, mang dấu ấn thời đại. 1.1.2 Những động lực thôi thúc sự ra đời của dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới 1.1.2.1 Niềm khao khát tìm đến phong cảnh thiên nhiên làng quê Thiên nhiên là một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của văn chơng lãng mạn nói chung và thi sĩ Thơ mới nói riêng. Tuy nhiên, tuỳ theo cái tạng của riêng mình mà mỗi thi sĩ Thơ mới tìm thấy những vẻ đẹp khác nhau ở thiên nhiên. Trong sự muôn màu của phong cảnh thiên nhiên ấy, nhiều thi sĩ Thơ mới có cảm hứng đặc biệt trớc vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên làng quê. Không phải ngẫu nhiên mà họ đam mê vẻ đẹp này đến vậy. Một mặt là do phong cảnh thiên nhiên làng quê từ bao đời đã có một sức hấp dẫn riêng. Song điều quan trọng hơn là do hầu hết thi sĩ Thơ mới đều sinh ra và lớn lên ở làng quê. Do đó mảnh đất làng mà trớc hết là phong cảnh hơng đồng gió nội đã ngấm trong máu thịt, ăn sâu vào ký ức đẹp đẽ, không thể mờ phai trong tâm hồn mỗi ngời. Về với phong 7 cảnh thiên nhiên làng quê, thi sĩ Thơ mới nh đợc trở về sống với thế giới bình dị, đẹp đẽ, vô cùng thân thiết đã từng gắn bó sâu nặng với tuổi thơ mỗi ngời. Vì vậy, dẫu có say sa kiếm tìm vẻ đẹp muôn màu của phong cảnh thiên nhiên thì trong tâm hồn mỗi nhà Thơ mới ấy vẫn khao khát vẻ đẹp của phong cảnh chốn chân quê đồng nội. Đây chính là một nguồn động lực thôi thúc họ cầm bút viết về làng quê. 1.1.2.2 Khao khát tìm vẻ đẹp xa nơi làng quê Không chấp nhận thực tại tầm thờng, xấu xa, thi sĩ Thơ mới nặng mang tâm trạng hoài cổ, hớng về quá khứ mong tìm lại vẻ đẹp một thời vang bóng. Trong vẻ đẹp muôn hình, muôn dạng của quá khứ xa xăm, họ sung sớng khi bất ngờ phát hiện nhiều nét đẹp xa vẫn còn đợc phong giữ nơi làng mạc. Đó là cảnh cũ với cái cổng làng, sân đình, giếng nớc, gốc đalà ngời xa với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đenlà nếp sống cổ truyền với bao thuần phong mỹ tục trong những phiên Chợ Tết, Đám hội, Đám cới mùa xuânDo đó, trong tâm trạng hoài cổ của chủ nghĩa lãng mạn, các nhà Thơ mới đã tìm về vẻ đẹp xa nơi làng mạc. Đây cũng chính là một nguồn động lực thôi thúc sự ra đời, phát triển một dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới. 1.1.2.3 Thôi thúc của lòng quê, của tình yêu đất nớc Tuy chịu ảnh hởng sâu sắc của văn hóa phơng Tây nhng dòng máu Việt vẫn vẹn nguyên trong trái tim mỗi nhà Thơ mới. Vì thế, dẫu có say sa với bao đề tài mới lạ, thậm chí đã có lúc rơi vào điên cuồng, thác loạn thì tận trong sâu thẳm tâm hồn của cái Tôi Thơ mới mang dòng máu Việt, tâm hồn Việt ấy vẫn sâu nặng một tình cảm quê hơng, dân tộc. Một trong những biểu hiện nổi bật nhất của tình cảm dân tộc ấy chính là tấm lòng thiết tha gắn bó với mảnh đất làng quê nh nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét. Chính tình yêu sâu nặng, sự gắn bó máu thịt với quê h ơng, đất nớc là căn nguyên sâu sa và cũng là nguồn động lực mạnh mẽ thôi thúc các nhà Thơ mới viết về làng quê. 1.1.2.4 ả nh hởng của thơ làng quê truyền thống Làng quê vốn là một trong những đề tài lớn có tính truyền thống trong thi ca Việt Nam. Từ ca dao, thơ trung đại của Không Lộ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du đến á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đàđều có những câu thơ xuất sắc miêu tả cảnh quê, ca ngợi thú quê, diễn tả tình quê. Tuy rằng ở từng giai đoạn văn học, ở từng tác giả, đề tài này có mức độ đậm nhạt, giá trị riêng song đã tạo thành một mạch thơ làng quê với giá trị đặc sắc riêng trong truyền thống thi ca Việt Nam. Mạch thơ truyền thống này đã góp phần khơi dậy cảm hứng, thôi thúc các nhà Thơ mới viết về làng quê, đồng thời đó cũng là một cái nền cần thiết, vững chãi để các thi sĩ Thơ mới kế thừa và phát huy. 1.2 Quan điểm mỹ học Trong trờng hợp này, quan điểm mỹ học đợc hiểu đơn giản là quan niệm về cái đẹp trong thi ca. Thực ra không chỉ có thơ ca mà mọi sáng tác văn chơng chân chính đều phải hớng đến cái đẹp. Tuy nhiên, quan niệm về cái đẹp ở mỗi thời kỳ, mỗi trào lu, mỗi khuynh hớng, thậm chí ở mỗi tác giả đều có những nét đặc sắc riêng. Là một bộ phận của Thơ mới, đơng nhiên thơ làng quê mang quan điểm mỹ học chung của cả phong trào. Tuy nhiên, là một mảng sáng tác có đối tợng thẩm mỹ riêng, có những đặc điểm, qui luật phát triển đặc thù, cho nên quan điểm mỹ học của nó bên cạnh những nét chung còn có sự độc đáo riêng. Quan điểm mỹ học của các nhà thơ làng quê có thể đợc phát ngôn trực tiếp trong những câu thơ có tính chất tuyên ngôn hoặc trong các hồi ký, bút ký nhng chủ yếu toát lên từ bản thân những sáng tác của họ. Dới đây là mấy điểm rất đáng chú ý trong quan điểm mỹ học của các nhà Thơ mới khi viết về làng quê. 1.2.1 Cái đẹp trong cái bình dị, thậm chí tầm thờng [...]... thi sĩ khác nữa Sự phong phú của cảnh sắc quê hơng trong Thơ mới còn ở sự đa dạng của màu sắc địa phơng Phong cảnh làng quê sông nớc Nam Bộ trong thơ Việt Châu, Quách Tấn cảnh làng chài ven biển Quảng Ngãi trong thơ Tế Hanh, làng quê xứ Huế trong thơ Hàn Mặc Tử Đặc biệt là vẻ đẹp cổ xa của làng quê Bắc Bộ trong thơ Nguyễn Bính và nhóm tả chân Tuy những bức tranh quê trong Thơ mới thật phong phú, muôn... 12,83 0,83 o,29 100 Thơ Số bài 2 7 21 0 150 17 1 92 1 29 73 6 0 426 làng % 0,46 1,64 4,92 0 35,21 3,99 0,23 21,59 0,23 6,80 17,13 1,41 0 100 quê Con số thống kê ở bảng trên đã cho thấy thơ làng quê rất phong phú về thể thơ Thơ mới có thể thơ gì hầu nh thơ làng quê đều có thể thơ đó (trừ thể 6 chữ và kịch thơ) Nếu Thơ mới sử dụng nhiều nhất ba thể 7 chữ, 8 chữ và lục bát thì thơ làng quê cũng vậy Riêng... chất phong tục đó không chỉ thể hiện ở mặt nổi mà nó đã ngấm sâu trong máu thịt, ăn vào tâm thức giữ gìn nề nếp gia phong của mỗi ngời dân quê Vì thế, ngời thôn nữ Dẫu phải theo chồng thân phận gái nhng Đờng về quê mẹ vẫn không quên Với chất phong tục sâu sắc, đậm đà nh vậy, trong dòng thơ làng quê của phong trào Thơ mới, Đoàn Văn Cừ xứng đáng là nhà thơ của phong tục làng quê Cảnh vật trong thơ Đoàn... mảng thơ có quá trình phát triển liên tục Là một bộ phận của Thơ mới, thơ làng quê có quá trình phát triển gắn với cả phong trào Tuy nhiên, là một mảng sáng tác mà nguyên nhân sinh thành, đối tợng thẩm mỹ, quan điểm mỹ học đều có những nét riêng nên quá trình phát triển của thơ làng quê còn có đặc điểm riêng ở chặng đầu của Thơ mới (1932 - 1935), làng quê cha phải là đề tài quan trọng của Thơ mới Chỉ mới. .. Huyềnđều có những câu thơ, bài thơ làng 22 quê đặc sắc, có thể coi là tuyệt bút Tất cả đã góp phần khẳng định giá trị phong phú, đặc sắc của mảng thơ làng quê nói riêng, thành tựu của Thơ mới nói chung Kết luận 1 Trong phong trào Thơ mới, thơ làng quê là một mảng sáng tác đặc biệt quan trọng.Với những nét riêng trong nguyên nhân sinh thành, quá trình phát triển, quan điểm mỹ học, mảng thơ này đã tạo thành... mình, đổi mới quyết liệt Trong bớc ngoặt quan trọng ấy, cảm hứng làng quê có một vị trí đặc biệt trong thơ của nhiều thi sĩ nh Đồng Đức Bốn, Nguyễn Duy Tất nhiên, họ đã viết về làng quê với cảm xúc mới, suy ngẫm mới, sáng tạo mới theo cách riêng của thế hệ mình Nh vậy, thơ làng quê là một mảng sáng tác có vị trí đặc biệt trong dòng chảy văn học sử Việt Nam Mảng thơ này trong Thơ mới nói riêng và trong. .. đặc biệt này trong Thơ mới Chơng 2 : Thơ lng quê trong Thơ mới - Diện mạo, những giá trị nổi bật 2.1 Một mảng sáng tác phong phú, có giá trị đặc biệt trong Thơ mới 2.1.1 Khối lợng tác phẩm dồi dào, lực lợng sáng tác đông đảo Thơ làng quê có một khối lợng tác phẩm tơng đối lớn, chiếm khoảng gần 40% số bài của Thơ mới (xin xem con số thống kê ở trang 28) Tuy nhiên, việc xác định một bài thơ, thậm chí... bộ phận thơ ca đơng thời, thơ làng quê là mảng sáng tác lành mạnh, trong trẻo nhất của Thơ mới 3 ở phơng diện nghệ thuật, thơ làng quê còn có những đóng góp không thể bỏ qua vào "Một cuộc cách mạng trong thi ca" mà Thơ mới tiến hành Đây là mảng thơ có sự bứt phá mạnh mẽ trong t duy nghệ thuật để cách tân thi ca theo hớng hiện đại hóa trên nhiều phơng diện Thơ làng quê vận dụng sáng tạo các thể thơ 7... LĐáng chú ý hơn cả là một chùm thơ làng quê khá đặc sắc trong tập Tiếng thông reo (1934) của Bàng Bá Lân Có thể nói, Bàng Bá Lân là ngời mở ra dòng thơ làng quê trong Thơ mới Đến những năm 1936 - 1940, thơ làng quê bùng phát, đạt nhiều thành tựu phong phú Nó hình thành hẳn một dòng với nhóm tả chân: Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, và 10 với nhà thơ quê mùa Nguyễn Bính Dòng thơ này còn có sự góp mặt của... Huy Cận Thơ làng quê Huy Cận tập trung trong Lửa thiêng Cùng viết về làng quê nhng chỉ Huy Cận mới thấy con đờng làng là đờng thơm, buổi tra quê Nh buổi tra nhè nhẹ trong ca dao Và cũng chỉ Huy Cận mới thấm thía nỗi nhớ nhà với cảm giác Lòng quê dợn dợn Về cơ bản, hồn thơ Huy Cận ảo não nhng có những bài thơ làng quê đợc viết với cảm hứng lạc quan, tơi sáng bất ngờ Lửa thiêng có những bức tranh quê ảo . điểm mỹ học của dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới Chơng 2 : Thơ làng quê trong Thơ mới - diện mạo, những giá trị nổi bật 6 Chơng 3 : Làng quê trong Thơ mới - các khuynh hớng thẩm. góp mới của luận án 4.1 Nhiệm vụ khoa học - Tập hợp, khảo sát toàn bộ mảng thơ làng quê trong Thơ mới. - Tìm hiểu sự hình thành dòng thơ làng quê trong Thơ mới, nêu lên những nét riêng trong. 1 : Sự hình thnh v quan điểm mỹ học của dòng thơ lng quê trong phong tro Thơ mới 1.1 Sự hình thành một dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới 1.1.1 Cái Tôi cá nhân thức tỉnh và nỗi lòng

Ngày đăng: 04/04/2014, 08:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan