PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN CAO SU THỦ DẦU MỘT TRONG 30 NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1945-1975)

212 745 0
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN CAO SU THỦ DẦU MỘT TRONG 30 NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1945-1975)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN CAO SU THỦ DẦU MỘT TRONG 30 NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1945-1975). Công nhân cao su Thủ Dầu Một là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong lịch sử ba...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH NGỌC ĐÁNG CHÍNH SÁCH CỦA CÁC VƯƠNG TRIỀU VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh-2005 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH NGỌC ĐÁNG CHÍNH SÁCH CỦA CÁC VƯƠNG TRIỀU VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Chuyên ngành Lòch sử Việt Nam Mã số: 62 22 54 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh-2005 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan MỤC LỤC DẪN LUẬN trang 01 CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA CỦA CÁC VƯƠNG TRIỀU VIỆT NAM TỪ THỜI LÝ, TRẦN TRỞ VỀ TRƯỚC 17 1.1 KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ NHẬP CẢNH NHƯNG CÓ ƯU TIÊN NỚI LỎNG VỚI NHỮNG ĐỐI TƯNG ĐẶC BIỆT 19 1.2. TUỲ VÀO TỪNG ĐỐI TƯNG MÀ TẬP TRUNG HAY KHÔNG TẬP TRUNG CƯ TRÚ 23 1.3. TRÂN TRỌNG ƯU ĐÃI CÁC TRÍ THỨC NHO GIÁO VÀ PHẬT GIÁO 25 1.4. KHÔNG KỲ THỊ, ÁP CHẾ VỀ VĂN HOÁ 31 1.5. AN NINH QUỐC GIA LÀ TỐI THƯNG 32 CHƯƠNG 2: CH ÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA CỦA CÁC VƯƠNG TRIỀU VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ SAU MINH THUỘC ĐẾN ĐẦU TRIỀU NGUYỄN 39 2.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA CỦA CHÍNH QUYỀN LÊ-TRỊNH Ở ĐÀNG NGOÀI 40 2.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA CỦA CHÍNH QUYỀN BẮC TRIỀU HỌ MẠC 2.3. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÀNG TRONG ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA 53 57 2.4. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN TÂY SƠN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA 75 CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA 89 3.1. KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VỀ NHẬP CẢNH VÀ CƯ TRÚ 9 1 3.2. VỀ TỔ CHỨC BANG VÀ MINH HƯƠNG XÃ 9 9 3.3. PHÂN ĐỊNH RIÊNG BIỆT VỀ LỆ THUẾ 10 6 3.4. NHỮNG ƯU ĐÃI VÀ CÂM ĐOÁN VỀ KINH TẾ 12 5 3.5. NHU VIỄN 13 9 3.6. NHỮNG THẾ HỆ NGƯỜI MINH HƯƠNG 14 8 3.7. ĐỐI PHÓ VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 16 1 KẾT LUẬN 17 9 CHÚ GIẢI 19 0 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DẪN LUẬN Người Hoa là một thành phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong lòch sử, chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa là yếu tố quan trọng góp phần làm cho người Hoa luôn gắn bó với cộng đồng các dân tộc và có những cống hiến quan trọng trong lòch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam. Luận án "Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa" khảo sát về các nội dung, đặc điểm, tính chất cũng như những tác động nhiều mặt của chính sách ấy trong tiến trình phát triển của lòch sử, dưới thời các vương triều Việt Nam. 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Về thực tiễn: Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi huy động tất cả các nguồn lực quốc gia, cả trong nước và ngoài nước. Người Hoa ở Việt Nam với bề dày và sự đa dạng về văn hóa, với các tiềm năng và thế mạnh về kinh tế luôn là một nguồn lực phát triển quan trọng. Người Hoa có khiếu về kinh doanh. Các quan hệ kinh tế của họ càng đáng lưu ý. Ngay từ thế kỷ thứ XVII, người Hoa ở Việt Nam đã có những quan hệ kinh tế với các trung tâm thương mại lớn ở các nước Nam đảo, cả Thái Lan, Nhật Bản và các đô thò lớn vùng duyên hải đông Nam Trung Quốc. Những quan hệ kinh tế đó vẫn tiếp tục dưới thời triều Nguyễn, cho dù lúc đó chính sách trọng nông ức thương và bế quan tỏa cảng chi phối nặng nề. Dưới thời thống trò của thực dân Pháp và miền Nam thuộc chính quyền Sài Gòn, quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở Việt Nam và các tập đoàn kinh tế Hoa kiều trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt khăng khít, nhất là trên các lónh vực xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển công nghiệp, hoạt động tín dụng ngân hàng…Trong những năm qua, theo đường lối đổi mới của đất nước, các quan hệ kinh tế, tài chính giữa người Hoa ở Việt Nam với thân nhân của họ và với các tập đoàn kinh tế lớn ở Đài Loan, Singapore, Thái Lan và các nước khác chẳng những đã nối lại mà còn phát triển khá đa dạng, phong phú và nhiều tiềm năng về vốn , công nghệ hiện đại, thò trường và quan hệ hợp tác. Tiềm năng phát triển của người Hoa không chỉ trên lãnh vực kinh tế. Bề dày và sự đa dạng về văn hóa của họ cũng rất đáng lưu ý. Trong lòch sử Việt Nam, các tiềm năng thế mạnh đó của người Hoa đã được các vương triều Việt Nam từng bước phát huy và đã đạt được những thành quả nhất đònh. Trải qua các thời kỳ lòch sử, các thế hệ người Hoa ở Việt Nam đã sống, trăn trở, hành động vì một tương lai phồn vinh, tốt đẹp cho ngay chính vùng đất mà họ đang sống. Các hoạt động thương mại của họ góp phần hình thành các trung tâm kinh tế và những đô thò đầu tiên của Việt Nam. Người Hoa cũng đã có những cống hiến nhất đònh trong buổi đầu hình thành văn hóa Đại Việt. Những trước tác có giá trò nhiều mặt của các tác giả người Hoa xuất hiện ngày càng nhiều trong lòch sử Việt Nam; tất cả đều mang hơi thở và màu sắc cuộc sống của Việt Nam. Mặt khác, trong ký ức lòch sử của hàng hàng lớp lớp các thế hệ người Hoa ở Việt Nam luôn đầy ắp những kỷ niệm và biểu tượng tốt đẹp về tình đoàn kết, cùng chung vai sát cánh lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ cuộc sống yên bình. Trong thực tế, các vương triều Việt Nam trong lòch sử đã thực thi những nội dung chính sách đối với người Hoa mà giá trò kinh nghiệm của nó rất đáng lưu ý để tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện đường lối chính sách đối với người Hoa hiện nay. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đoàn kết dân tộc của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc tập hợp, động viên đồng bào người Hoa tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đó là kết quả từ việc phát huy tác dụng các chính sách đối với người Hoa mà chúng ta đã xây dựng nên trong quá trình đúc kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn công tác vận động người Hoa kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và hoạt động lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Công việc đúc kết lý luận, thực tiễn để xây dựng chính sách đối với người Hoa vẫn còn đang tiếp tục. Trong đó, việc xem xét, tham khảo những thành tựu, hạn chế trong chính sách của các vương triều Việt Nam là thật sự cần thiết, có ý nghóa khoa học và thực tiễn, để làm sao chúng ta phát huy được mọi tiềm năng thế mạnh của đồng bào người Hoa, hướng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2. Về mặt khoa học Nghiên cứu đề tài “Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa” nhằm góp phần tổng kết một bước có hệ thống nội dung, tính chất, đặc điểm cùng các tác động nhiều mặt trong chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa. Người Hoa bắt đầu di cư sang Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Sang thời Việt Nam tự chủ, trải qua các vương triều, thời nào Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều người Hoa di cư sang vì nhiều lý do. Lớp trước, lớp sau, người đã ngụ cư lâu dài tiếp nối những người mới đến, dẫn đến số lượng người Hoa ngày càng đông và luôn biến thiên. Đây lại là một bộ phận dân cư có những đặc điểm riêng, đại diện cho trình độ văn hóa và kỹ thuật tiêu biểu của thời đại, lại xuất phát từ một nước Trung Hoa nằm liền kề Việt Nam, luôn là hình mẫu về văn hóa và thiết chế chính trò mà vương triều nào của Việt Nam cũng buộc phải nhận sắc phong để có vò trí chính thống…Tất cả đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam thời nào cũng phải lưu ý đến và hệ quả là những nội dung chính sách đối với người Hoa hình thành và đi vào thực tiễn. Từng vương triều có nội dung chính sách đối với người Hoa thích ứng với những đặc điểm kinh tế xã hội của lòch sử đương thời. Nội dung chính sách ấy có sự khác biệt nhất đònh so với chính sách đối với các nhóm tộc người khác ở Việt Nam. Các vương triều tiếp nối nhau, chính sách đối với người Hoa của các vương triều cũng liên tục thực thi trong lòch sử với sự kế thừa. Như vậy, chính sách đối với người Hoa là một thực tế lòch sử, hiện diện như một phần trong chính sách đối nội của các vương triều Việt Nam nhưng lại có quan hệ rất biện chứng với đường lối đối ngoại của Việt Nam và bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc; đồng thời phản ánh một phần những đặc điểm, tính chất của ý thức hệ phong kiến Việt Nam. Với những đặc điểm, tính chất như vậy, chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam xứng đáng được nghiên cứu để bước đầu tổng kết một cách có hệ thống và khoa học, mở ra hướng nghiên cứu lâu dài, chuyên sâu về chính sách đối với người Hoa của chính quyền Việt Nam trong lòch sử từ khi lập quốc cho đến nay. Như trên đã nêu, chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam vừa phản ánh ý thức hệ phong kiến Việt Nam, vừa có liên quan trực tiếp đến đường lối đối ngoại của Việt Namtrong đó, suốt chiều dài lòch sử (thậm chí cả trong thời kỳ hiện nay), nhân tố Trung Quốc luôn giữ vai trò chi phối quan trọng. Cho nên, nghiên cứu về nội dung chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam sẽ góp phần tìm hiểu thêm về nội dung, đặc điểm, tính chất đường lối đối nội và đối ngoại của các vương triều Việt Nam, qua đó nhận thức đầy đủ hơn về lòch sử cổ, trung đại Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nội dung, đặc điểm, tính chất chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa, từ Ngô, Đinh Lê, Lý, Trần… đến triều Nguyễn, trên tất cả các phương diện chính trò, kinh tế, văn hóa… cả về mặt đối nội và đối ngoại của nội dung chính sách. Các nội dung này sẽ được nghiên cứu trình bày theo trình tự lòch sử của các vương triều, có phân tích, đối chiếu những điểm kế thừa, giống nhau hoặc khác nhau giữa các vương triều. Trong từng mặt của nội dung chính sách, luận án sẽ cố gắng rút ra được những vấn đề cốt yếu, có liên quan đến bối cảnh lòch sử đặc trưng của từng thời kỳ lòch sử. Đối tượng cần thiết phải đề cập là những nội dung liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nội dung chính của luận án. Đó là lòch sử di cư của người Hoa vào Việt Nam và các vấn đề liên quan, đặc biệt là quá trình hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa diễn ra vào đầu thế kỷ XVII và thời gian sau đó. Đó là bối cảnh lòch sử cùng những đặc trưng nổi bật của thời đại chi phối trực tiếp hay gián tiếp đến chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa; trong bối cảnh đó có khi phải đi sâu giới thiệu, phân tích những diễn biến lòch sử không phải của Việt Namcủa Trung Quốc hay của các quốc gia khác trong vùng vì nó có liên quan trực tiếp đến nội dung chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam. Nói chung, đó là những nội dung thuộc các khoa học chuyên ngành có liên quan đến đề tài và nội dung nghiên cứu chính. Để làm rõ những nội dung nghiên cứu chính yếu, luận án sẽ dành dung lượng phù hợp để giới thiệu và làm rõ những khái niệm khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài. Nội dung các khái niệm này sẽ được giới thiệu bằng cách tập hợp những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước kết hợp với những nội dung nghiên cứu độc lập của luận án. Những khái niệm khoa học đáng quan tâm như “người Hoa”, “Minh Hương”, “Thanh Hà”… sẽ được giới thiệu ở các chương mục thích ứng. Khái niệm “ người Hoa” đã được nhiều tác giả trong ngoài nước đề cập từ nhiều góc độ khác nhau. Trong công trình The Encyclopedia of the Chinese Overseas các tác giả đã đưa và khái niệm người Hoa ( Overseas Chinese hay Chinese Overseas) bao gồm những người có huyết thống Trung Hoa xuất phát từ Trung Hoa lục đòa, từ Đài Loan, từ Hong Kong, ra nước ngoài vì lý do kinh tế, chính trò, bằng con đường du học, xuất khẩu lao động…hiện đang sống ổn đònh ở nước ngoài nhưng không có quốc tòch Trung Quốc; có sự phân biệt giữa những người này với những người Hoa lai và với Hoa kiều. Riêng Li Tana, cũng trong công trình này có bài viết chuyên đề về người Hoa ở Việt Nam đã chú ý đến hai tên gọi “Chú Khách” (Uncle Guest) và người “Tàu” (Tau people). Li Tana cho rằng tên gọi người Tàu là gắn với loại ghe thuyền lớn mà đa số người Trung Hoa đã dùng nó đến Việt Nam để buôn bán, nhưng cũng gắn với tên gọi cướp biển Tàu Ô đã tung hoành nhiều năm trên vùng biển Đông; nói chung, nó chỉ những lớp người có thể mang đến cho người Việt Nam bản xứ cả cơ hội (làm ăn buôn bán) và tai họa thảm khốc của sự cướp bóc và tàn sát. Như vậy tên gọi "Người Tàu" chỉ liên hệ đến phương tiện đi lại của di dân hoặc là phương tiện hoạt động cướp bóc của bọn cướp biển, không chứa đựng đầy đủ đặc điểm, tính chất của người Hoa ở Việt Nam do vậy đây không phải là một khái niệm đáng lưu ý. Tác giả Châu Hải trong công trình “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam” lưu ý rằng để vấn đề đỡ phức tạp, khái niệm người Hoa bao gồm “…Tất cả những người di cư từ đất nước Trung Hoa đến các nước trong khu vực, và khái niệm đó thuộc phạm trù biến đổi chứ không phải là một phạm trù ổn đònh. Đó là [...]... hóa, là những nhóm tộc người đang trong quá trình liên kết hóa dân tộc, một bộ phận dân cư, dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, đang từng bước điều chỉnh, hội nhập vào các thể chế kinh tế-xã hội, chính trò và văn hóa của từng quốc gia -dân tộc, khu vực và quốc tế…” [34, tr 35] Khái m người Hoa của tác giả niệ Trần Khánh được luận án này tham khảo và vận dụng các nội dung phù hợp trong khái niệm, theo... người Hoa của các vương triều trong từng thời kỳ Luận án vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và nội dung đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay về việc giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trong việc nhận thức và đònh hướng nghiên cứu của luận án Phương pháp nghiên cứu chính của luận án là phương pháp lòch sử và phương pháp lô gích, trong từng chương mục nhất... đây, những di dân đến Đại Việt từ vùng đất cũ củadân Bách Việt sẽ không còn hiện diện trong trí óc của người dân thuộc cộng đồng các dân tộc Đại Việt như là những anh em cùng một ngọn nguồn văn hóa Bách Việt như xưa nữa Tóm lại, những nhân tố mới xuất hiện trong thời kỳ Đại Việt đã tự chủ, nhất là trong quan hệ các mặt giữa Đại Việt và Trung Quốc đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong quá trình... Họ là một thành phần dân cư, dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Đại Việt, thời kỳ đầu tự chủ Sau khi giành được quyền tự chủ, hình thành nhà nước Đại Việt độc lập, bên cạnh ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm vươn lên phát triển ngang hàng với Trung Quốc của nhân dân Đại Việt, những yếu tố mới đã xuất hiện có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình di cư của người Hoa vào Việt Nam: - Một đường... Hoa của các vương triều Việt Nam lại rất hiếm Năm 1974, trên tập san Việt Nam Khảo cổ xuất bản ở Sài Gòn, một nhà nghiên cứu ngoại quốc là Furiwara Riichio đã có bài viết "Chính sách đối với dân Trung Hoa di cư của các triều đại Việt Nam" [19] Trong khuôn khổ một bài viế t ngắn, đề tài lại quá rộng, cho nên tác giả chỉ có thể trình bày một cách rất vắn tắt những nhận đònh của ông về một số khía cạnh trong. .. chính đáng hơn, đó là cuộc chiến tranh với nhà Tống xảy ra từ tháng 10 năm 1075 và chấm dứt vào giữa năm 1077, gây thiệt hại khá nặng nề cho cả hai bên Cuộc chiến tranh này, cùng với hậu quả của nó đã làm thay đổi thái độ của nhà cầm quyền đối với các Nho só người Hoa đến từ đất Tống Những cuộc chiến tranh như vậy cũng đã diễn ra dưới triều Trần càng tiếp tục khắc sâu thái độ e dè của nhà cầm quyền Đại... những cuộc chiến tranh và tình hình chính trò giữa hai nước Các cao tăng là khách mời danh dự của triều đình Và một lần nữa, chính những cao tăng đến từ Trung Quốc đã làm cho Phật giáo Việt Nam đa dạng và phong phú hơn với sự xuất hiện cũng như ảnh hưởng của thiền phái Lâm Tế mà cho đến ngày nay vẫn còn truyền thừa trong nhiều chùa chiền ở Việt Nam Tên tuổi của các thiền đó vẫn còn lưu lại trong bộ... đi sau tiếp tục xem xét về một số vấn đề cụ thể liên quan đến người Hoa ở Việt Nam Từ sau năm 1954, ở miền Nam Việt Nammột số công trình chuyên khảo về người Hoa ở Việt Nam, trong đó đáng lưu ý là công trình Vietnam: The First Five years của Father Raymond J De Jaegher, xuất bản năm 1959, trong đó có phần The Chinese in Vietnam, khảo sát khá tỉ mỉ về tình hình các mặt của người Hoa ở miền Nam Việt... chưa bén rễ đến các tầng lớp nhân dân mà chỉ có ảnh hưởng trong tầng lớp quý tộc gốc di dân và quý tộc bản đòa, nhưng việc học tập chữ Hán và các nội dung kinh điển của Nho gia trong thời kỳ Bắc thuộc đã có những thành tựu nhất đònh Sang thời kỳ tự chủ, dưới thời các vương triều đầu tiên và những thập kỷ đầu triều Lý, trong gần 100 năm đó, xuất hiện tình hình đáng lưu ý: su t thời gian đó, nhà nước chỉ... sách vở Nho gia trong dân chúng, nhất là trong các gia đình quý tộc Hai nhóm sau (môn khách và người truyền bá chữ nghóa trong dân) ngày càng đông hơn; ngược lại, nhóm thứ nhất (các chức việc) ngày càng ít, đến cuối thời Lý thì dứt hẳn - Họ có những đóng góp nhất đònh trong quá trình phát triển nền học vấn chữ Hán trong xã hội Đại Việt, ngay khi việc tổ chức học hành này còn tự phát trong dân chúng, nhà . hoặc chưa bò đồng hóa, là những nhóm tộc người đang trong quá trình liên kết hóa dân tộc, một bộ phận dân cư, dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, đang từng. về việc giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trong việc nhận thức và đònh hướng nghiên cứu của luận án. Phương pháp nghiên cứu chính của luận

Ngày đăng: 14/02/2014, 13:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan