trọng.Với những nét riêng trong nguyên nhân sinh thành, quá trình phát triển, quan điểm mỹ học, mảng thơ này đã tạo thành hẳn một dòng chảy có diện mạo riêng, gắn với những giá trị t− t−ởng, nghệ thuật đặc sắc, mới mẻ.
2. Một trong những giá trị t− t−ởng tích cực nhất của phong trào Thơ mới đ−ợc giới nghiên cứu ngày càng khẳng định mạnh là giá trị nhân văn với nhiều biểu hiện phong phú.
ở mảng thơ làng quê, tinh thần nhân văn ấy vừa có sự kế thừa chủ nghĩa nhân đạo truyền thống với lòng th−ơng đời nhiều khi thật sâu sắc vừa có những khía cạnh mới mẻ chủ yếu do sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong "thời đại chữ Tôi".
Hơn bất cứ bộ phận nào khác của Thơ mới, thơ làng quê chính là mảng sáng tác thể hiện sâu sắc nhất, đậm đà nhất tình cảm dân tộc. Mang cảm hứng chung của chủ nghĩa lãng mạn, các thi sĩ Thơ mới đã tìm về làng quê. Tuy nhiên, xét đến cùng, động lực thôi thúc mạnh mẽ để các nhà Thơ mới cầm bút viết về làng quê là tấm lòng gắn bó thiết tha với quê h−ơng đất n−ớc. Chính tình cảm dân tộc này mới là nguyên nhân sâu sa góp phần quyết định, dẫn tới sự sinh thành một dòng thơ làng quê trong phong trào Thơ mới, mới khiến các nhà Thơ mới viết về làng quê bằng tình cảm yêu th−ơng, gắn bó sâu nặng với cảnh sắc, con ng−ời, nhất là vẻ đẹp của văn hóa làng quê, của phong tục, tập quán cha ông. Nếu nh− so sánh sự khác biệt giữa chủ nghĩa cá nhân của ph−ơng Tây và chủ nghĩa cá nhân ở Việt Nam, Huy Cận nhận thấy“…chủ nghĩa cá nhân ở Việt Nam ra đời gắn với sự khẳng định bản sắc dân tộc…” thì hơn bất cứ bộ phận nào của Thơ mới, thơ làng quê chính là mảng sáng tác thể hiện sâu sắc nhất, nổi bật nhất đặc điểm dân tộc ấy của cái Tôi cá nhân ở Việt Nam. Với những sáng tác về làng quê, ta nhận ra mặc dầu chịu ảnh h−ởng sâu sắc của chủ nghĩa cá nhân ph−ơng Tây nh−ng cái Tôi cá nhân của Thơ mới vẫn giữ nguyên bản sắc Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, tình cảm Việt Nam.
Nh− vậy thơ làng quê trong Thơ mới đã kế thừa, phát huy làm giàu có và sâu sắc thêm hai truyền thống t− t−ởng lớn nhất của văn học Việt Nam: nhân đạo và yêu n−ớc. Tuy còn những hạn chế nhất định song có thể nói với sự kế thừa và phát huy những giá trị t− t−ởng tích cực ấy, so với nhiều bộ phận thơ ca đ−ơng thời, thơ làng quê là mảng sáng tác lành mạnh, trong trẻo nhất của Thơ mới.
3. ở ph−ơng diện nghệ thuật, thơ làng quê còn có những đóng góp không thể bỏ qua vào "Một cuộc cách mạng trong thi ca" mà Thơ mới tiến hành. Đây là mảng thơ có sự bứt phá mạnh mẽ trong t− duy nghệ thuật để cách tân thi ca theo h−ớng hiện đại hóa trên nhiều ph−ơng diện. Thơ làng quê vận dụng sáng tạo các thể thơ 7 chữ, 8 chữ nhất là thể lục bát. Đặc biệt, bộ phận thi ca này còn có cả một hệ thống thi liệu đời th−ờng, thậm chí tầm th−ờng đ−ợc đ−a vào thơ một cách rộng rãi, đồng thời xây dựng đ−ợc không ít hình ảnh thơ đầy sáng tạo.Thơ làng quê có một lớp ngôn từ mộc mạc, nhiều khi dân dã, rất gần với lời ăn, tiếng nói th−ờng ngày của dân quê. Nếu nh− một trong những ph−ơng diện cách tân quan trọng của Thơ mới là đ−a thi ca tiếp cận với đời sống và đ−a đời sống vào trong thi ca thì với hệ thống thi liệu và ngôn từ trên, thơ làng quê có đóng góp đặc sắc riêng vào công cuộc hiện đại hoá thi ca mà Thơ mới đang tiến hành. Đây còn là mảng sáng tác có sự đa dạng về khuynh h−ớng thẩm mỹ, gắn với những phong cách nghệ thuật lớn, những cá tính sáng tạo độc đáo.
4. Tuy rất nỗ lực cách tân song ở Thơ mới, mảng thơ làng quê cũng là bộ phận thi ca có sự kế thừa truyền thống một cách sâu sắc nhất. Từ đề tài, thể thơ, ngôn ngữ, t− duy nghệ thuật của ca dao… đến chủ nghĩa nhân văn, tinh thần dân tộc trong truyền thống văn học Việt Nam đều đ−ợc mảng thơ này kế thừa và vận dụng nhuần nhuyễn, đầy sáng tạo. Chính sự kết hợp hài hòa giữa nỗ lực cách tân và kế thừa sâu sắc truyền thống đã khiến mảng thơ này có nhiều giá trị đặc sắc, bền vững trên cả hai ph−ơng diện: t− t−ởng và nghệ thuật. Những thành tựu đặc sắc ấy của thơ làng quê đã chứng minh cho một quy luật cách tân văn học "Mọi cuộc cách tân văn học chân chính đều phải cắm gốc rễ sâu vào quá khứ. Không có truyền thống lớn, không thể có cách tân văn học lớn" (Nguyễn Đăng Mạnh). Bài học đó vẫn còn nguyên tính thời sự đối với việc sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học đang đổi mới quyết liệt trong giai đoạn hiện nay.
5. Dòng chảy của thơ làng quê sẽ tiếp tục trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Nhiều bài thơ hay nhất trong hai cuộc kháng chiến ấy là những bài thơ viết về quê h−ơng đất n−ớc của những tên tuổi lớn: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Trần Đăng Khoa...Dĩ nhiên, cảm hứng làng quê đã khác nhiều so với thời Thơ mới. Làng quê giờ đây có thêm vẻ đẹp trong gian lao, hy sinh mà anh dũng quật c−ờng, có không khí hào hùng của một thời khói lửa...Hôm nay, nền văn học dân tộc đang b−ớc vào sự chuyển mình, đổi mới quyết liệt. Trong b−ớc ngoặt quan trọng ấy, cảm hứng làng quê có một vị trí đặc biệt trong thơ của nhiều thi sĩ nh− Đồng Đức Bốn, Nguyễn Duy...Tất nhiên, họ đã viết về làng quê với cảm xúc mới, suy ngẫm mới, sáng tạo mới theo cách riêng của thế hệ mình. Nh− vậy, thơ làng quê là một mảng sáng tác có vị trí đặc biệt trong dòng chảy văn học sử Việt Nam. Mảng thơ này trong Thơ mới nói riêng và trong văn học dân tộc nói chung vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tìm tòi, khai phá.
6. Trong xu thế hội nhập toàn cầu của xã hội Việt Nam hôm nay, làng quê đang chứng kiến, những biến động sâu sắc, dữ dội nh− ch−a từng thấy trong lịch sử dân tộc. Nhiều làng quê cổ kính, rêu phong nay nhanh chóng đổi thay chuyển thành “phố làng”. Những luỹ tre, cổng làng, giếng thơi...đang dần nh−ờng chỗ cho những dãy nhà cao tầng san sát mọc lên. Không chỉ có cảnh sắc khác x−a mà nếp sống và t− duy của ng−ời dân quê không hoàn toàn giống tr−ớc. Sự đổi thay ấy là tất yếu và cần thiết để bao ng−ời nông dân có cơ hội ngẩng mặt lên, thoát khỏi cái cảnh một đời lầm lụi chỉ biết “bán mặt cho đất, bán l−ng cho trời”. Càng hội nhập toàn cầu càng phải giữ gìn bản sắc dân tộc. Làng quê Việt Nam chỉ là của Việt Nam khi mà trong sự đổi thay dữ dội ấy vẫn giữ đ−ợc những giá trị văn hoá truyền thống, những gì là bản sắc Việt Nam, là linh hồn của quê h−ơng đất n−ớc. Vì thế, ch−a bao giờ, nhu cầu giữ gìn bản sắc văn hoá làng lại đ−ợc đặt ra cấp thiết nh− bây giờ. Việc đi sâu tìm hiểu thơ làng quê trong Thơ mới không chỉ có giá trị khoa học trong việc khẳng định chắc chắn những thành tựu rực rỡ của phong trào thi ca này mà còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc - một nhu cầu bức thiết đang đặt ra trong thời điểm hiện nay.