1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong trào thơ mới để thể nghiệm trong quá trình định hướng khai thác bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên ”

30 978 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 687 KB

Nội dung

Trong chương trình Ngữ văn 8 cả cũ và mới đều đưa bài thơ “Ông đồ” vào chương trình chính khóa vừa thấy được vai trò cũng như giá trị giáo dục, giáo dưỡng của bài thơ trong chương trình cấp học. Trong bài thơ với một tấm lòng giàu trắc ẩn, nhà thơ đã nhận ra một sự thật là phần đông các nhà nho còn sót lại chỉ đáng thương (Nhà thơ từng tâm sự khi viết về bài thơ này: hình tượng ông đồ “chính là cái di tích tiều tụy của một thời tàn”) và gián tiếp Vũ Đình Liên chỉ cho ta thái độ hợp lí hơn đối với một lớp người trí thức đi trước. Bài thơ được xem là một nghĩa cử. Đưa bài thơ vào chương trình cấp học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: thông qua hình tượng ông đồ nhắc nhủ học sinh có thái độ ứng xử đúng đắn với nhà nho, đạo Nho và rộng hơn là với nền văn hóa của dân tộc đồng thời bồi dưỡng tâm hồn các em về tình nhân ái cao đẹp. Điều đáng quan tâm bài thơ “Ông đồ” là một bài thơ trữ tình sâu sắc, giàu sức ám ảnh nhưng lại là một bài dạy khó. Bởi, những vấn đề trong bài thơ không gần gũi, thậm chí xa lạ với học sinh thời nay. Hơn thế, bài thơ có sự dồn nén về ngôn từ, lẫn tứ thơ, có rất nhiều khoảng lặng, gợi ra nhiều cách hiểu. Nên khi giáo viên tiếp cận với bài thơ để tìm một mạch đi đúng quả là một thách thức. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn đó, tôi nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, đặt tác phẩm trong quá trình sáng tác của tác giả, đặt tác giả trong thi pháp chung của trào lưu lãng mạn mà cụ thể là: “Phong trào Thơ mới để thể nghiệm trong quá trình định hướng khai thác bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.”

Trang 1

A MỞ ĐẦU

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong chương trình ngữ văn ở bậc THCS, học sinh được tiếp cận nhiềutác phẩm thơ (Dân gian, Trung đại, Hiện đại) Chúng ta biết rằng phươngthức chủ yếu của thơ là phương trữ tình, nếu văn xuôi phản ánh cuộc sốngqua cốt truyện và nhân vật, thì thơ phản ánh những vấn đề xã hội thông quađời sống tâm thế của người nghệ sỹ - qua cảm xúc của nhà thơ Vậy, giảngdạy một tác phẩm thơ, giáo viên không có con đường nào khác là phải tiếpcận với cách cảm, cách nghĩ, cách giải quyết cuộc sống thông qua cảmhứng chủ đạo của nhà thơ thể hiện một cách sáng tạo trong từng tác phẩm

Rõ ràng, trách nhiệm của giáo viên Ngữ văn từ cách cảm, cách nghĩ củamình mà định hướng giúp học sinh vừa thẩm nhận giá trị thẩm mỹ vừa thuhoạch lí tưởng nhân văn của tác giả Qua đó giúp các em đồng sáng tạo vớingười nghệ sỹ để các em trải qua một qui trình tự nhận thức để hướngthiện, hướng mỹ trong quá trình thu gom hành trang cuộc sống

Nhà thơ Vũ Đình Liên xuất hiện trong thời kì đầu của phong trào Thơmới bên cạnh những tác giả có tên tuổi khai sáng như: Thế Lữ, Lưu Trọng

Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp… Bài thơ “Ông đồ” là tác phẩm đặcsắc nhất trong sự nghiệp sáng tạo thi ca của Vũ Đình Liên Ngay từ khi rađời tác phẩm được hai nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh, Hoài Chânđánh giá là “bài thơ kiệt tác”

Trong chương trình Ngữ văn 8 cả cũ và mới đều đưa bài thơ “Ông đồ”vào chương trình chính khóa vừa thấy được vai trò cũng như giá trị giáodục, giáo dưỡng của bài thơ trong chương trình cấp học Trong bài thơ vớimột tấm lòng giàu trắc ẩn, nhà thơ đã nhận ra một sự thật là phần đông cácnhà nho còn sót lại chỉ đáng thương (Nhà thơ từng tâm sự khi viết về bàithơ này: hình tượng ông đồ “chính là cái di tích tiều tụy của một thời tàn”)

và gián tiếp Vũ Đình Liên chỉ cho ta thái độ hợp lí hơn đối với một lớpngười trí thức đi trước Bài thơ được xem là một nghĩa cử Đưa bài thơ vào

Trang 2

chương trình cấp học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: thông qua hình tượngông đồ nhắc nhủ học sinh có thái độ ứng xử đúng đắn với nhà nho, đạoNho và rộng hơn là với nền văn hóa của dân tộc đồng thời bồi dưỡng tâmhồn các em về tình nhân ái cao đẹp.

Điều đáng quan tâm bài thơ “Ông đồ” là một bài thơ trữ tình sâu sắc,giàu sức ám ảnh nhưng lại là một bài dạy khó Bởi, những vấn đề trong bàithơ không gần gũi, thậm chí xa lạ với học sinh thời nay Hơn thế, bài thơ

có sự dồn nén về ngôn từ, lẫn tứ thơ, có rất nhiều khoảng lặng, gợi ra nhiềucách hiểu Nên khi giáo viên tiếp cận với bài thơ để tìm một mạch đi đúngquả là một thách thức

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn đó, tôi nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, đặttác phẩm trong quá trình sáng tác của tác giả, đặt tác giả trong thi pháp

chung của trào lưu lãng mạn mà cụ thể là: “Phong trào Thơ mới để thể nghiệm trong quá trình định hướng khai thác bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.”

Trang 3

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ trong thời đắc ý của mình Tết

đến hoa đào nở lại thấy ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ bên hè phố, góp mặtvào sự đông vui, náo nhiệt của phố phường Ông trở thành trung tâm củamọi sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người

- Hai khổ thơ tiếp theo: hình ảnh ông đồ thời tàn Vẫn là hình ảnh

ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa.Đường phố vẫn đông người qua nhưng không ai biết đến sự có mặt củaông Ông vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn có mặt với cuộc đời nhưngcuộc đời thì đã quên hẳn ông

+ Qua sự tương phản giữa hai cảnh tượng cùng miêu tả ông đồ ngồi viếtcâu đối ngày Tết và khổ cuối để thấy rõ tâm tư của nhà thơ: Tâm tư ấyđược bộc lộ kín đáo qua những chi tiết miêu tả, nhưng có khi được nhà thơtrực tiếp phát biểu ( 2 câu thơ kết) Đó là niềm thương cảm chân thành đốivới hoàn cảnh ông đồ đang tàn tạ trước sự thay đổi của thời cuộc, đồngthời đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc trước những cảnh cũ người nay

đã vắng bóng của nhà thơ

Như vậy, theo định hướng của sách giáo viên văn 8 (cũ và mới) đều tậptrung phân tích hình tượng ông đồ qua cảm nhận của nhà thơ để từ đó thấy

Trang 4

rõ tâm tư, tình cảm của Vũ Đình Liên trước thân phận con người và sự đổithay của thời cuộc Đó là một định hướng đúng.

Song, cách hiểu hình ảnh ông đồ trong hai khổ đầu là thời kì đắc ý củaông đồ e là chưa thỏa đáng Bởi, hình tượng ông đồ trong bài thơ ngay từđầu đã là “di tích của một thời tàn” Sự xuất hiện của ông đồ đã gắn vớimột thời điểm: thời điểm ông đi viết thuê, những nét chữ “phượng múarồng bay” kia là để bày bán trên hè phố Và qua hình tượng ông đồ trongbài thơ, nhà thơ không chỉ thể hiện niềm thương cảm cho số phận bất hạnhcủa một kiếp người mà còn là nỗi niềm hoài cổ lắng sâu Trong những vuibuồn, được mất của đời sống dân tộc, niềm tiếc thương cho những giá trịtinh thần của một thời vẫn là những ám ảnh day dứt với tất cả những tấmlòng biết trân trọng nhữnh giá trị tinh hoa của dân tộc Do vậy, bài thơ “Ông đồ” rung cảm sâu xa tâm hồn bao bạn đọc bởi nó gắn liền với một lớpngười đáng kính, với một nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệngười Việt Như vậy, khi nhắc đến hình ảnh ông đồ là “đánh động trongchúng ta nỗi buồn hoài cổ, sự tiếc nuối quá khứ vàng son, lòng thương xót

số phận hẩm hiu của những nhà nho…Nó chứa đựng cả một hệ vấn đề: bikịch của sự gặp gỡ Đông-Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại,

sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người”

Như vậy, định hướng khai thác bài thơ “Ông đồ” của sách giáo viênchưa thể hiện rõ mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình và dường như là giảm

đi sức ngân vang của thi phẩm trong lòng người đọc

2 Thực tiễn dạy học của giáo viên

Tuy định hướng chưa thật thỏa đáng như đã nói ở trên, nhưng trongcách trình bày của sách giáo viên đã có sự gợi ý khá chi tiết, đầy đủ, tạo hệthống mạch đi rõ, cộng với quan niệm của đa số giáo viên: sách giáo viênbao giờ cũng đúng và chuẩn do vậy giáo viên chủ yếu dựa vào định hướngkhai thác và sự gợi ý ấy để tìm hiểu tác phẩm mà chưa có sự trăn trở nhiều

để tìm ra một hướng đi thích hợp cho bài dạy của mình Chính vì lệ thuộcvào những gợi ý và định hướng khai thác của sách giáo viên nên giáo viên

Trang 5

trực tiếp giảng dạy chưa chủ động đặt ra nhiều suy nghĩ: ông đồ trong bàithơ biểu tượng cho điều gì? Sự thất thế tàn lụi của ông đồ nêu vấn đề gì?

Để từ đó thẩm thấu sâu sắc tình cảm và nỗi lòng của Vũ Đình Liên kí tháctrong bài thơ Hơn nữa, điều đáng chú ý là bài thơ là tiếng lòng của mộtngười thuộc thế hệ trí thức Tây học trẻ tuổi ( Vũ Đình Liên sinh năm 1913,làm bài thơ này khi mới 23 tuổi – khi đang còn rất trẻ, chưa có nhiều trảinghiệm) đang lặng lẽ xót xa để viết, để ngậm ngùi, thương cảm trước “cáicảnh thương tâm của một nền nho học lúc mạt vận”

II.TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI THƠ “ÔNG ĐỒ”

1 Phần chuẩn bị

a Một số yếu tố ngoài văn bản giáo viên cần nghiên cứu để hỗ trợ cho bài giảng

* Vài nét về phong trào thơ mới:

(1) Thơ mới thuộc trào lưu văn học lãng mạn 30 -45 (Ở giao đoạn này có

sự phát triển của nhóm Tự lực văn đoàn chuyên viết văn xuôi và phongtrào thơ mới)

(2) Về khái niệm thơ mới:

+ Đây là khái niệm có tính chất qui ước do Phan Khôi dùng đầu tiên trongbài viết “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” (năm 1932) Trong bàiviết này Phan Khôi dùng khái niệm thơ mới để đối lập với thơ cũ

+ Khái niệm thơ mới gắn với phong trào thơ mới – buổi bình minh của thơ

ca Việt Nam hiện đại

+ Thơ mới là cuộc cách mạng về thơ ca Cuộc cách mạng này không chỉ lànội dung hay hình thức mà gồm cả hai gắn bó mật thiết với nhau “Thơ taphải mới, mới về văn thể, về ý tưởng”

+ Thơ mới là một bước phát triển quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đạihóa nền văn học Việt Nam

(3) Đặc điểm của thơ mới:

(a) Về nội dung cảm hứng:

Trang 6

+ Thơ mới là tiếng nói khẳng định của cái tôi cá nhân, cá thể Cái tôiđược đưa lên bình diện đầu tiên – Cái tôi giàu khát vọng: khát vọng khẳngđịnh bản thân trong đời sống, khát vọng về một thế giới ước mơ lí tưởng

Trước hết trong những bài thơ của thơ mới đã bộc lộ khát vọng đượcsống là mình – một khát vọng rất nhân bản Thơ mới là một cuộc đi tìm mình

do vậy trong những bài thơ mới xuất hiện nhiều định nghĩa về cái tôi “Tôi làngười bộ hành phiêu lãng/ đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”, “Ta làmột là riêng là thứ nhất/Chẳng có ai bè bạn nổi cùng ta”…Chính lúc cái tôiđược giải phóng, nó có quyền lựa chọn và tự lựa chọn Lúc ấy con người được

tự do phơi trải lòng mình, nói cho hết nói cho nhiều mong một sự cảm thông

bù đắp Do vậy âm điệu buồn tràn ngập các bài thơ Đó là cái buồn của thế hệtrí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đang loay hoay với cái tôi bản ngã, thấy mình

cô đơn, buồn đau, bất lực Với những thất vọng cô đơn buồn đau ấy, cái tôithoát li thực tại tìm đến thế giới ước mơ của cái đẹp Những tâm hồn lãng mạnchạy trốn cuộc đời đã tìm vào cõi tiên , thoát li vào tình yêu, thiên nhiên hayvào tôn giáo Giấc mộng thoát li ấy vừa cho ta thấy được vẻ đẹp của tâm hồnlãng mạn vừa hiểu hơn về tâm sự nỗi lòng của những trí thức tiểu tư sản trongcảnh nước mất nhà tan

Chính sự xuất hiện của cái tôi cá nhân đã làm nên cái mới của thơ calãng mạn“với dáng dấp mới, nhịp đập mới, sinh khí mới, thơ mới đã trả lạilinh hồn và sức sống cho thơ ca”

+ Như vậy, với sự khẳng định của cái tôi cá nhân thơ mới đã thể hiệnđược khát khao dân chủ của thời đại

Bên cạnh đó Thơ mới còn thể hiện tinh thần dân tộc kín đáo nhưng sâusắc (Yêu Tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, yêu những phong tục tập quán,nhớ tiếc thời vàng son của dân tộc…)

Thơ mới còn bày tỏ lòng yêu thương những số phận vất vả, tình cảm xót

xa trước những biến đổi của cuộc đời… để rồi tự cảm thương mình Và thểhiện tình yêu cuộc sống, gắn bó với cuộc đời

(b) Về hình thức nghệ thuật:

Trang 7

+ Phương thức trữ tình: trong thơ mới là cái tôi trực tiếp xưng danh Cáitôi nhà thơ là chủ thể do vậy cái nhìn nghệ thuật có dấu ấn cá thể hóa rất cao.

Nó chi phối toàn bộ cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệutrong việc xây dựng hình tượng thơ

+ Cũng chính vì vậy, thơ mới đã cởi bỏ những ràng buộc có tính quiphạm của thơ cũ: vần, luật, số câu, số chữ, nhịp, giọng điệu… Thơ mới đã cănbản cải tạo thơ trữ tình Tiếng Việt từ điệu ngâm sang điệu nói

+ Thơ mới là một cuộc cách tân về thể loại Thơ mới sử dụng thể thơtruyền thống với những đổi mới về vần, nhịp và sáng tạo thể thơ mới (Thể thơ

8 chữ)

Thơ mới vừa biết cách tân, đổi mới vừa biết giữ gìn, khai thác nhữngtinh hoa của thơ truyền thống “Thơ mới thực sự đã trả lại linh hồn và sứcsống cho thơ ca”

* Tác giả: Vũ Đình Liên sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913- mất ngày 18

tháng 1 năm 1996 Ông sinh tại Hà Nội, quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tú tài trường Bưởi

năm 1932

Ông là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt nam

Ông từng dạy học ở các trường tư thục Thăng Long, Gia Long, Trường

nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống, ông học thêm trường Luật Ông tham giagiảng dạy nhiều năm và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp trường Đại họcQuốc gia Hà Nội Ông được nhân danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1990.Như đã nói ở phần mở đầu,Vũ Đình Liên tham gia phong trào thơ mớingay từ ngày đầu Năm 1936 ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng

trên báo Tinh Hoa Ông rất say mê thơ Bôđơle, chịu ảnh hưởng sâu sắc của

Bôđơle Mọi người gọi ông thân mến là “Bô đơ Liên”, “Bô đơ le ViệtNam” Hai nguồn thi cảm chính là của ông là lòng thương người và tìnhhoài cổ Mặc dù được biết đến trong phong trào Thơ mới nhưng Vũ ĐìnhLiên chưa xuất bản một tập thơ nào Những bài thơ hiếm hoi được biết đếncủa ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về luỹ tre xưa, về thành quách cũ

Trang 8

và "những người muôn năm cũ" Hoài niệm của ông cũng là nỗi niềm của

nhiều người và bức tranh bằng thơ về Ông Đồ vẫn sẽ còn tồn tại với thời

gian

Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học

và dịch thuật Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt nam

b Phần nghiên cứu văn bản

*) “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của VũĐình Liên Hội tụ hai nguồn thi cảm chính trong thơ Vũ Đình Liên “lòngthương người và tình hoài cổ” Và bài thơ “Ông đồ” đã có vị trí xứng đángtrong phong trào Thơ mới Được đánh giá là một kiệt tác

*) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời vào năm 1936 – được đăng trên báo

Tinh hoa

+ Hoàn cảnh xã hội:

Những năm đầu của thế kỉ XX, với luồng gió mới ào ạt của văn hóaphương Tây, với sự thay đổi của rường cột xã hội, nền Hán học và chữNho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội ViệtNam Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bỏ (khoa thi hưong cuối cùng ởBắc kì là vào năm 1915), cả thành trì văn hóa cũ hầu như sụp đổ Và cácnhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc, được

xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏquên và cuối cùng là vắng bóng

+ Hoàn cảnh tâm thế của nhà thơ:

Trang 9

Nhà thơ là một trí thức Tây học trẻ tuổi, có mặt ngay từ đầu trongphong trào Thơ mới Vũ Đình Liên với hồn thơ hồn hậu luôn sẵn có tấmlòng cảm thương, trắc ẩn chân thành với những số phận con người bấthạnh Ông tự nhận mình là “thi sỹ của những thân tàn ma dại”

*) Thể thơ: năm chữ ( ngũ ngôn) gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu ( khác với

ngũ ngôn tứ tuyệt) có khả năng diễn tả phong phú Nhưng thích hợp nhấtvới việc diễn tả tâm tình sâu lắng Trong bài thơ này, thể thơ năm chữ (ngũngôn) rất phù hợp với việc diễn tả cảm xúc, tâm tư của nhà thơ

*) Hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm là hình tượng “ông đồ”.

Qua hình tượng ông đồ, tác giả kí thác nỗi ngậm ngùi day dứt trước sự tàn

tạ vắng bóng của ông đồ - con người của một thời đã qua “Ông đồ chính là

di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn” như tác giả đã nói Chọnhình tượng ông đồ là đối tượng trữ tình đã chứa đựng cả một vấn đề lớn: sốphận của nền văn hóa dân tộc và những bước thăng trầm của lịch sử Tựthân hình tượng ông đồ trong bài thơ cũng đã chở tải nỗi niềm hoài cổ củanhà thơ Vũ Đình Liên

Trước khi phân tích bài thơ, giáo viên cần dành thời gian để giới thiệu

về nhân vật ông đồ trong đời sống văn hóa xã hội của người Việt Nam xưa:Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghềdạy học Những năm 30 của thế kỉ XX thì vị trí của các thầy đồ dạy chữnho hầu như không còn nữa Và người ta chỉ thấy ông khi tết đến với cáicâu đối phong tục treo câu đối đỏ một năm một lần

2 Định hướng khai thác:

Trong bài thơ, ông đồ là hình tượng nghệ thuật đặc sắc diễn tả thânphận bị chối từ của một lớp người nho học trong những năm biến động vănhóa lớn lao đầu thế kỉ XX “Ông đồ là di tích tiều tụy của một thời tàn”, làmột tứ thơ chở tải niềm thương cảm chân thành trước số phận bi kịch củamột lớp người trong cảm hứng hoài cổ tiếc nuối cảnh cũ người xưa, ngậmngùi sám hối trước cái cảnh thương tâm của một nền nho học lúc mạt vận.Như vậy, ông đồ là đối tượng trữ tình để nhà thơ kí thác nỗi niềm, tâm

Trang 10

trạng Để thẩm nhận được sâu sắc, trọn vẹn tư tưởng tình cảm của nhà thơ

ở trong bài thơ không thể tách rời cách hiểu về vai trò của ông đồ trong đờisống văn hóa tinh thần của dân tộc gắn với nền nho học

A Mạch cảm xúc: Cảm nhận của tác giả về hình ảnh ông đồ qua thời gian

B Mạch cảm xúc đó được thể hiện qua 3 tiết đoạn:

- Hai khổ thơ đầu (Khổ 1,2)

- Hai khổ thơ tiếp (Khổ 3,4)

Nhưng dẫu sao mọi người còn chuộng phong tục tết đến xuân về treo câuđối đỏ trên vách để trang hoàng nhà cửa và ông đồ vẫn được mọi người tìmđến: “Bao nhiêu người thuê viết / Tấm tắc ngợi khen tài” Với mực tàu giấy

đỏ, với những câu đối đỏ, hình ảnh ông đồ gợi lại một phong tục đẹp củangày tết cổ truyền Người thuê viết lúc ấy cũng còn đông đảo lắm, họ hàophóng khen ngợi tài của ông mà cụ thể là tài viết chữ như “phượng múa rồngbay” Những nét chữ thật sống động, dường như cái hồn của người viết đangtruyền lên từng con chữ Lúc này người thuê viết lẫn người viết thuê đều biếttrọng cõi tinh thần, hướng đời sống vào những vẻ đẹp thanh cao Có lẽ ông đồcũng tìm được cho mình một niềm vui nho nhỏ của kẻ viết thuê được côngchúng mến mộ Nền nho học tuy đã suy tàn nhưng vẫn còn hiện diện trongmột phong tục đẹp, chữ nho vẫn còn tồn tại trong một góc của đời sống tinhthần của con người

Trang 11

Như vậy, hình ảnh ông đồ gắn với phong tục đẹp chỉ là một sự an

ủi cuối cùng cho sự tàn tạ của một nền nho học Nói một cách khác, ngay ở hai khổ thơ đầu ông đồ cũng đã là “di tích của một thời tàn” tuy chưa lộ hết vẻ tiều tụy đáng thương.

Hiểu như vậy về hình ảnh ông đồ trong khổ thơ 1,2 để cảm nhận được trong cái đông vui tấp nập của phố phường, trong cái niềm vui nho nhỏ của kẻ viết thuê cứ có điều gì đó phảng phất nỗi buồn, ngậm ngùi của nhà thơ Điều đó nó nén chặt trong tứ thơ “ông đồ”, nó lắng trong âm điệu trầm buồn có ngay từ những câu thơ ngũ ngôn đầu tiên của bài thơ, lắng trong từng câu chữ : Mỗi năm hoa đào nở / Lại thấy ông đồ già, trong hình ảnh dường như đối lập: hoa đào nở, phố phường tấp nập, cuộc sống sinh sôi với hình ảnh ông đồ già nua, đơn lẻ…

Từ “nhưng” với điệp từ “mỗi” đánh dấu sự thay đổi trong bước đi chầmchậm của thời gian Người tri âm hôm qua nay đã là khách qua đường.Niềm vui nho nhỏ của ông là được thảo những nét “phượng múa rồng bay”đem lại chút vui cho mọi người khi tết đến xuân về nay cũng không còn.Nỗi buồn của lòng người như lan tỏa đến những vật vô tri “Giấy đỏ buồnkhông thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” Giấy cũng thấm buồn mực cũngnhuộm sầu Biện pháp nhân hóa sử dụng thật đắc địa, nỗi đau của conngười làm tái tê cả cảnh vật “Ông đồ vẫn ngồi đấy / Qua đường không aihay” Ông cô đơn, trơ trọi, lạc lõng và hoàn toàn bị quên lãng giữa phốphường tấp nập Xót xa thay, ông đồ bị người đời lãng quên trong lúc cònhiện hữu Phong tục đẹp của ngày tết cổ truyền còn đâu nữa Chút an ủi,vớt

Trang 12

vát cuối cùng của nho học lúc mạt vận cũng tiêu tan Nho học đã hoàntoàn mất chỗ đứng trong đời sống tinh thần của con người.

Cần phân tích kĩ hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút để thấy rõ nỗiniềm thương cảm sâu sắc của nhà thơ đối với ông đồ: “Lá vàng rơi trêngiấy / Ngoài trời mưa bụi bay” Lá vàng đã trút hết trên trang giấy nhạtphai như chấm hết sự sinh sôi Mưa bụi bay trong không gian tê tái nhạthòa như khóc thương, tiễn biệt một số phận con người, một thời đại đã dầnkhép vào dĩ vãng Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng Chỉ làmưa bụi bay rất nhẹ vậy sao mà ảm đạm, lạnh lẽo tới buốt giá Nó diễn tảlòng người trĩu nặng sầu đau, dường như nỗi đau của người trong cuộc lẫnngười chứng kiến hòa chung trong một điệu, tràn ngập cả không gian.Chính nỗi lòng thương cảm sâu sắc của nhà thơ về số phận của ông đồ đãcất lên những tiếng thơ nức nở nghẹn ngào Ông đồ quả thực là “di tích củamột thời tàn”

Như vậy, ở khổ 1,2 trong tương quan với khổ 3,4 không thể là thời đắc

ý, huy hoàng của ông đồ Có chăng hình ảnh ông đồ gắn với phong tục đẹpcủa văn hóa truyền thống là một sự níu kéo cuối cùng của nho học đã bướcvào thời tàn Có chăng chỉ là cái tình của người đời đối với ông đồ vào thờimạt vận mà thôi

Định hướng như vậy để thấy được lòng thương cảm của Vũ Đình Liên đối với thân phận ông đồ thấm đẫm từ đầu đến cuối bài thơ, nó càng thấm sâu với bao xót xa, day dứt ám ảnh Khổ 3,4 chỉ để làm rõ hơn những điều

đã hé lộ ở 2 khổ thơ đầu Và cũng để thấy rõ hơn cho tứ thơ “ông đồ” : thương cảm cho một kiếp người cũng là bộc lộ nỗi niềm hoài cổ, nhớ tiếc cho một thời đã qua, gắn với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

(3) Khổ thơ cuối:

Với kết cấu đầu cuối tương ứng (mở đầu: “Mỗi năm hoa đào nở / Lạithấy ông đồ già” và kết thúc “Năm nay đào lại nở / Không thấy ông đồxưa”) đã làm rõ cái mâu thuẫn giữa cái vô hạn của thời gian, cứ luân

Trang 13

chuyển theo chu kì bất biến và cái hữu hạn của đời người, một đi không trởlại để bật ra cái bi kịch của một kiếp người trong nỗi thương cảm da diếtcủa nhà thơ Đồng thời đó cũng là cái tứ cảnh cũ người đâu thuờng gặptrong thơ xưa đầy gợi cảm: năm nay đào lại nở, tết đến, mùa xuân lại về,nhưng ông đồ già đã thành “ông đồ xưa”, thành “người muôn năm cũ”.Cách dùng từ đầy dụng ý và giàu sức gợi đã xoáy vào lòng người bao nỗixót thương trắc ẩn về hình bóng ông đồ già đã khuất nẻo dương gian, xótthương cho bao danh nho vang bóng một thời nay đã hoàn toàn vắng bóng.Hai câu thơ cuối là lời tự vấn của nhà thơ: “Những người muôn năm

cũ / Hồn ở đâu bây giờ?” Nhà thơ tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi vọng về quá khứ với bao nỗi xót xa, thương tiếc ngậm ngùi…Ông đồ vắng bóng

không chỉ là khép lại thân phận của một kiếp người mà là sự biến mất vĩnhviễn của của một lớp người, sự suy vong cáo chung của một thời đại, sự

mai một, phôi pha của những nét đẹp văn hóa truyền thống Nỗi buồn về thân thế đã trở thành nỗi buồn cảm hoài về thời thế “Những người muôn

năm cũ” không còn nữa nhưng linh hồn họ, những giá trị mà họ đã đónggóp vào cuộc sống tinh thần của quê hương, đất nước này, giờ ở đâu? “Câuthơ dùng chữ “hồn” – một cách nói rất Việt Nam đã chạm đến những rungcảm sâu xa nhất trong tâm linh giống nòi, nó khắc khoải mãi, da diết mãi”

Hơn nữa, bài thơ là tiếng lòng của một trí thức Tây học trẻ tuổi nhìn về quá khứ, khi Nho học đã đi đến hồi kết Đó là nỗi cảm thương, ngậm ngùi, tiếc nuối thoáng chút ân hận của lớp người đương đại khi lòng mình không

dủ thương đủ quí để níu giữ những nét đẹp của văn hóa truyền thống, dẫu nhà thơ ý thức sâu sắc qui luật vận động của cuộc đời và xã hội Bởi thế, trong nỗi niềm hoài cổ của Vũ Đình Liên còn là cái nhìn nhân hậu với quá khứ và với những gì đang trở thành quá khứ Tiếng lòng ấy dễ dàng tìm được tiếng nói tri âm.

Trang 14

- Qua đó thấy được niềm cảm thương chân thành và nỗi nhớ tiếc ngậmngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp vănhóa cổ truyền.

- Hiểu và đánh giá được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ

2 Giáo dục sự trân trọng đối với những nét đẹp văn hóa truyền thống

3 Rèn luyện kĩ măng phân tích, cảm thụ thơ ngũ ngôn

B Tiến trình thực hiện các bước lên lớp:

Trang 15

Những hiểu biết của em về

bài thơ “Ông đồ”?

Baì thơ này nên đọc như thế

nào?

Bài thơ viết theo thể thơ gì?

Nêu phương thức biểu đạt của

bài thơ?

Nhân vật trữ tình trong bài

thơ?

Dựa vào sự giải thích của

vào hai nội dung chính: Lòng thươngngười và tình hoài cổ

- Ngoài sáng tác thơ ông còn nghiên cứu,dịch thuật, giảng dạy văn học Năm

1990 ông được phong là nhà giáo nhândân

2 Tác phẩm:

- Bài thơ Ông đồ là bài thơ tiêu biểu chohồn thơ giàu thương cảm của Vũ ĐìnhLiên

- Bài thơ được đánh giá là một kiệt tác(Hoài Thanh-> Vũ Đình Liên có vị tríxứng đáng trong phong trào thơ mới

II Đọc và tìm hiểu chung :

1 Đọc: Bài thơ nên đọc với giọng chậm

rãi, trầm lắng để diễn tả nỗi lòng củanhà thơ

2 Tìm hiểu chung :

a.Thể thơ: Ngũ ngôn

-> Rất quen thuộc rất phù hợp với việc diễn tảcảm xúc, tâm tư của nhà thơ Ngôn ngữ côđọng, nhiều ý nghĩa dư vang

b Phương thức biểu đạt: Biểu cảm là chính

Ngày đăng: 20/12/2014, 14:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8/ Bài giảng “Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945” của TS Đinh Trí Dũng, Trường ĐH Vinh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945
1/ Văn học Việt Nam thế kỉ XX – Những vấn đề lịch sử và lí luận – Bùi Việt Thắng – NXB Giáo dục, 2004 Khác
2/ Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Khác
3/ Tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm – Lê Bá Hán chủ biên, NXB Giáo Dục, 1998 Khác
4/ Bình giảng Ngữ văn 8 – Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo, NXB Giáo dục Khác
5/ Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông – Lê Bảo tuyển chọn và biên soạn, NXB Gáo dục, 1998 Khác
6/ Thơ với lời bình – Vũ Quần Phương, NXB Giáo dục, 1994 7/ Ngữ văn 8 tập II , NXB Giáo dục, 2008 Khác
9/ Thơ mới những bước thăng trầm – Lê Đình Kị, NXB TP Hồ Chí Minh, 1993 Khác
10/ Văn học trên hành trình của thế kỉ XX – Phong Lê, NXB ĐHQG, 1997 11/ Con mắt thơ - Đỗ Lai Thúy Nxb Lao động, Hà Nội, 1994 Khác
15/ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) – TS Nguyễn Viết Chữ, NXB ĐHQG Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w