1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thục hành công tác xã hộ cá nhân trên địa bàn tỉnh thanh hóa

55 5,8K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 673,5 KB

Nội dung

Vào ngày thứ 2 sống tại thôn, trongkhi đi thâm nhập cộng đồng, chúng tôi đã gặp một gia đình ở Đội 1 và tôi đã rất ấn tượng với hình ảnh mà mình nhìn thấy, đó là bởi sự trẻ con, non nớt

Trang 1

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

- -BÁO CÁO

THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÁ NHÂN

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam Do vậy, nhận thức củamọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế Thứ nhất, nhiều ngườiđồng nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặcnhầm lẫn công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ởViệt Nam chưa được khẳng định Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở ViệtNam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sởđào tạo và cơ sở thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp Bởi vì, công tác xãhội là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành Công tác xã hội làtrung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội.Giá trị của công tác xã hội dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng,giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng Giá trị được thể hiện trong cácnguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của công tác xã hội

Thực hành công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.Nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật và hoạt động đa dạngphù hợp với từng đối tượng thân chủ cụ thể Các mô hình can thiệp trong thựchành bao gồm các tiến trình trợ giúp thân chủ đến việc tham gia vào chícnh sách,hoạch định và phát triển xã hội nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội toàn diện

Do vậy, thực hành công tác xã hội là một vấn đề quan trọng trong quá trìnhđào tạo công tác xã hội Thông qua quá trình thực hành công tác xã hội, sinhviên được rèn luyện kỹ năng, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.Ngoài ra, giúp cho sinh viên thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm của công tác

xã hội đối với cá nhân, nhóm và cộng đồng

Nhóm sinh viên thực tế chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với toànthể giảng viên Khoa Công tác xã hội, với sự giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm

Trang 3

của cô giáo bộ môn.

Trang 4

NỘI DUNG

I GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ

Thôn Cát Động nằm cách trung tâm Hà Nội tầm 25km về phía Đông, thuộcthị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Vì nằm bên cạnh đườngquốc lộ 21B nên thôn Cát Động có nhiều tuyến xe buýt, xe khách từ các bến xetrong thành phố Hà Nội về thẳng thôn, vì vậy rất thuận tiện trong việc giao thông

đi lại, trao đổi, buôn bán hàng hóa

Về địa giới, phía Đông thôn giáp xã Tam Hưng, phía Tây giáp xã Kim An,phía Nam giáp xã Đỗ Động và xã Kim Thư, phía bắc giáp xã Thanh Mai ThônCát Động có diện tích gần 2 km2 với 2/3 là đất làm nông nghiệp, còn 1/3 là đấtdân cư ở

Thôn Cát Động có 4 cụm dân cư (tương ứng với 4 đội sản xuất) với 531 hộdân, có 2437 nhân khẩu Người dân trong thôn đều được hưởng đầy đủ các điềukiện thiết yếu như điện thắp sáng, nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày.Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông truyền thống Nhờ bồi đắp màu

mỡ từ sông Đáy nên công việc trồng trọt của người dân cũng khá thuận lợi nênkinh tế dù không nhiều nhưng cũng ổn định, đời sống không gặp quá nhiều khókhăn

Thôn Cát Động 14 năm nay đều đạt danh hiệu Thôn văn hóa với nhiều hoạtđộng văn hóa xã hội sôi động rất được sự quan tâm hưởng ứng của toàn bộ ngườidân Tại thôn cũng có nhiều Hội, Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả như Hội phụ nữ,Hội Nông dân, Hội người cao tuổi, Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực gia đình,Câu lạc bộ Văn hóa văn nghệ,

Những năm gần đây, khi được sát nhập vào Hà Nội, huyện Thanh Oai nóichung và thôn Cát Động nói riêng đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của nhànước về mọi mặt Chính vì vậy mà thôn Cát Động ngày càng phát triển hơn nữa

Trang 5

Cùng với những truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, người dân xóm Bến vẫn tiếptục thi đua để xây dựng một cuộc sống giàu đẹp, góp phần vào sự phát triểnkhông ngừng của đất nước, cùng đất nước tiến lên trên con đường hội nhập quốctế.

II TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP THÂN CHỦ

1 Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ

Mỗi khóa học ngành Công tác xã hội - trường Đại học Lao động Xã hộichúng tôi đều có một chuyến đi thực tế nhằm áp dụng những kiến thức đã họcđược ở trên lớp vào thực tế công việc và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.Ngay từ khi bắt đầu môn học chúng tôi cũng đã xác định và chuẩn bị tinh thầncho những chuyến đi thực tế để có thể thực hành những kỹ năng, những phươngpháp của ngành học của mình Nhóm sinh viên khóa Đ5 chúng tôi năm nay cũngđược chia thành từng nhóm nhỏ và đi thực hành tại các địa điểm tự chọn cáchtrường tối đa 30km Và nhóm chúng tôi đã quyết định chọn thôn Cát Động - thịtrấn Kim Bài - huyện Thanh Oai - Hà Nội Vào ngày thứ 2 sống tại thôn, trongkhi đi thâm nhập cộng đồng, chúng tôi đã gặp một gia đình ở Đội 1 và tôi đã rất

ấn tượng với hình ảnh mà mình nhìn thấy, đó là bởi sự trẻ con, non nớt của một

bà mẹ trẻ đang cho con ăn Trong thời gian đầu ở địa phương, chúng tôi đã gặp

gỡ các Ban, ngành, đoàn thể của thôn và tôi đã được giới thiệu về trường hợpcủa em Thanh - bà mẹ mà mấy hôm trước tôi đã gặp - một bà mẹ trẻ 17 tuổi gặprất nhiều khó khăn trong cuộc sống

Tôi đã nghĩ về em gái đó, người chỉ bằng tuổi em gái tôi ở nhà, tôi thậtkhông thể tưởng tưởng ra khi ở độ tuổi đấy thì em lo liệu thế nào cho cuộc sốnghôn nhân của mình ? Không biết ở độ tuổi đấy thì em sẽ nuôi con như thế nào ?Tôi quyết định sẽ tiếp cận Thanh không chỉ vì em làm tôi thấy khó hiểu, lo lắng

mà còn bởi khi thấy Thanh, tôi cảm nhận được sự lặng lẽ, nét buồn sâu thẳm ởem

Trang 6

2 Sơ lược về thân chủ

Theo những nguồn thông tin tôi thu thập được từ cô Mến - hội trưởng hộiphụ nữ của thôn, hàng xóm và một vài người thân của đối tượng thì: Thanh làchị cả trong một gia đình có 3 người con Mẹ Thanh mất khi em mới được 15tuổi Do gia đình khó khăn, em đã ngừng học khi hết cấp 2 để ở nhà cùng phụgiúp việc làm ruộng với bố Bố Thanh là một người cha thương con nhưng rấtgia trưởng và cục cằn, vì cuộc sống khó khăn và có nhiều áp lực nên bố em cũnghay uống rượu

Năm 16 tuổi, em đã có thai với bạn trai Vì sợ những tai tiếng với xóm làngnên em đã phải kết hôn khi còn rất trẻ Gia đình nhà chồng Thanh là một giađình rất khắt khe và nghiêm khắc Họ có 3 người con trai và chồng Thanh là contrai cả

Vì còn rất trẻ mà sớm phải kết hôn, làm mẹ và lo toan cho gia đình, và cũngkhông có được sự chỉ bảo, quan tâm từ một người mẹ nên cuộc sống của em gặprất nhiều khó khăn Mối quan hệ vợ - chồng, nàng dâu - gia đình nhà chồng và cảnhững trách nhiệm mới không hề đơn giản khiến em gặp phải rất nhiều căngthẳng và khủng hoảng trong cuộc sống hàng ngày

3 Vấn đề thân chủ đang gặp phải

3.1 Thu thập và phân tích thông tin

Phúc trình các buổi (dưới dạng nhật ký)Đợt thực hành này ngoài môn thực hành công tác xã hội nhóm và phát triểncộng đồng, nhóm còn một môn rất quan trọng là thực hành công tác xã hội cánhân Theo kế hoạch ban đầu, nhóm dự định sẽ tiến hành thành lập nhóm để sinhhoạt nhóm trước rồi mới tìm trong nhóm đó những cá nhân mà mình quan tâm

để làm công tác xã hội cá nhân Tuy nhiên, do việc thành lập nhóm chưa thể tiếnhành ngay, nhóm chúng tôi đã quyết định các thành viên sẽ tự tìm kiếm ca để

Trang 7

thực hành công tác xã hội cá nhân cho mình Dù có ấn tượng với Thanh nhưng

để tiếp cận và trò chuyện với Thanh là một việc không hề đơn giản, vì vậy tôi đãquyết định thường xuyên đến nhà Thanh thăm hỏi để có cơ hội tiếp xúc với em

Buổi 1

Thời gian: 10h sáng thứ 7 ngày 20/08/2011 Địa điểm: Sân nhà Thanh

Mục đích: Tiếp cận, làm quen với đối tượng

Sáng hôm đó là ngày chúng tôi bắt đầu bắt tay vào tìm hiểu để vẽ bản đồ xãhội thôn Sau khi xong công việc chung của nhóm, tôi đến nhà em Thanh vớimục đích làm quen và nói chuyện với em Vì đến vào tầm gần trưa nên tôi nghĩ

em sẽ có nhà và tôi có nhiều cơ hội làm quen với em hơn

Đứng từ ngoài cổng nhìn vào tôi không thấy em, chỉ thấy một người phụ nữ,

mà tôi đoán có thể đó là mẹ chồng em, đang ngồi chơi với một đứa trẻ Tôi gọicổng và em chạy ra, trông em ướt đẫm mồ hôi, tay cầm đũa (có vẻ như là emđang nấu ăn) Tôi đi theo em vào nhà, chào mẹ em và chơi cùng bé Lan (con gáiThanh) Có vẻ như bác gái không được vừa ý khi có người lạ ở nơi khác mới đếntiếp cận nên có thái độ rất lạnh nhạt, thờ ơ Bác đứng lên đi ra vườn sau nhà, còntôi thì bế bé Lan xuống bếp cùng Thanh Dù cũng đã gặp nhau 2 lần rồi nhưng

đó chỉ là qua loa nên tôi giới thiệu lại một lần nữa về mình với em Thanh hỏi

"Chị về đây là để làm gì ?" Câu hỏi lạnh lùng nhưng tôi hiểu đó là chuyện

đương nhiên khi có một người lạ ở nơi khác đến làm thân nên tôi cũng từ từ giảithích, trò chuyện cùng em Chúng tôi cùng nói chuyện về công việc của nhómmình, mục đích của nhóm, mong muốn của nhóm chúng tôi khi về tại địa

phương này "Bọn chị về đây để thưc tế Phát triển cộng đồng, nghĩa là cùng

người dân tìm ra những vấn đề xã hội của thôn và cùng giải quyết một vấn đề trong khả năng của bọn chị." Tôi nói nhưng em vẫn chỉ nhìn vào chảo đỗ xào.

Trang 8

Khi em đã hiểu được một phần về công việc của mình, tôi bắt đầu lân la hỏi về

chuyện của em Vì mới quen nên tôi chỉ dám hỏi những chuyện nhỏ như "Bà nội

có vẻ quý cháu bé nhà em nhi ?", "Em làm gì vậy, đi làm mà được bà nội trông cháu thì là nhất rồi đấy", "Chị thấy thôn mình có nhiều hoạt động xã hội như văn nghệ, các câu lạc bộ hay thật đấy, em có hay tham gia không ?", Nói

chuyện cùng nhau nhưng thực ra phần lớn đều là tôi nói, em chỉ ậm ừ trả lời mộtcách rất e dè Thanh bế bé Lan nhưng rất vụng về nên đã làm con khóc, có thể vìvừa nấu ăn vừa trông con nên làm em lúng túng, nhưng nhìn ánh mắt trìu mến

em nhìn con, tôi biết em yêu con mình vô cùng, chỉ cần tình yêu đó tôi nghĩ em

đủ khả năng làm một người mẹ thực sự, khác với tuổi 17 trẻ con như nhữngngười bạn đồng trang lứa Dù vậy khi hỏi chuyện về gia đình, em có vẻ rất rụt rè,

e ngại nhưng tôi hiểu điều đó cũng là đương nhiên nên tôi sẽ cố gắng ở nhữnglần sau Đang nói chuyện thì mẹ em về, và tôi nghĩ cũng đã muộn rồi nên tôi đã

về Tôi chào mẹ và em, hẹn sẽ gặp lại lần sau Em chào tôi nhưng không quay lạinhìn ra, còn mẹ em thì vẫn giữ thái độ lãnh đạm ấy

Thanh là một cô gái đã đủ trưởng thành, em ít nói và khá kín đáo Tôi nghĩrằng nếu mình dùng sự chân thành để làm bạn với một ai đó thì nhất định sẽthành công ! Vì vậy, tôi đã tự hứa với bản thân là nhất định không được bỏ cuộc,nhất định phải thân thiết hơn được với Thanh, phải giúp được gì đó cho em

Buổi 2

Thời gian: 15h Chủ nhật ngày 21/08/2011 Địa điểm: Nhà Thanh

Mục địch: Tiếp cận, làm quen với thân chủ

Hôm nay tôi được phân công đi khảo sát cộng đồng, thu thập ý kiến củangười dân, trong đó có Đội 1 nên tôi đã tới thăm Thanh Lúc tôi đến thấy nhàcửa im ắng, có vẻ như mọi người đều đi làm cả nên tôi chưa gọi ngay mà đứng

Trang 9

đợi một lúc Sau đó khi tôi cứ thử gọi cửa, một lúc thì thấy em chạy ra mở cửa.Thì ra em vừa cho bé Lan ngủ, đang nhặt đỗ ở sân sau nhà Đỗ là một cây trồngphổ biến ở đây nên đã số mọi gia đình có ruộng đều trồng đỗ Chúng tôi vừacùng nhặt đỗ vừa nói chuyện Dù không nhiều nhưng hôm nay em đã cởi mở vớitôi hơn so với những lần trước Nhìn hình ảnh em một mình ngồi nhặt đỗ, cô đơn

và thật nhỏ bé Tôi vẫn luôn tự hỏi em sẽ sống như thế nào với tư cách là mộtngười vợ, người mẹ và người con dâu trưởng trong một gia đình lớn khi mới 17tuổi Tôi biết việc có thai trước hôn nhân ở làng quê là một việc rất xấu hổ và tế

nhị nên khi tôi hỏi "Gia đình toàn người lớn nên khi có thêm một đứa trẻ sẽ rất

vui em nhỉ ?", em chỉ im lặng mỉm cười, một nụ cười đó sao có cả sự chua xót và

niềm hạnh phúc Em bảo "Vất vả lắm chị ạ Em hối hận khi đã mắc sai lầm để

phải kết hôn sớm, nhưng em hạnh phúc khi có cháu Lan." Tôi cảm thấy rằng

mình đã bắt đầu được em tin tưởng "Gia đình nhà chồng em thế nào ? Ông bà

chắc cũng yêu cháu Lan chứ em ?" Em vẫn nhìn xuống, tay nhặt đỗ và nói rất

buồn "Vâng Bố mẹ em cũng quý cháu nhưng ông bà khắt khe quá, em khổ lắm".

Thấy em rất buồn, tôi sợ em sẽ khóc nên đã hỏi sang chuyện ông bà làm gì, việchọc tập của 2 em chồng Thanh, việc chăm sóc bé Lan, Em không cười, ít nhất

là từ lần đầu tiên gặp đến giờ tôi chưa bao giờ được thấy em cười Phải chăngcuộc sống đã làm trái tim em khô cứng ? Chúng tôi nói chuyện thêm được một

chút nữa thì em bảo tôi về "Sắp đến giờ bố mẹ chồng và chồng em về rồi Em

phải đi chuẩn bị cơm, chị về đi" Ngày hôm nay tôi chưa thu hoạch gì được

nhiều nhưng ít nhất thì mối quan hệ giữa tôi và Thanh đang tiến triển tốt Tôinghĩ cách mưa dầm thấm lâu, mình cứ thật lòng quan tâm thì sẽ nhận được sựchia sẻ từ em Tôi ra về với tâm trạng đầy hy vọng

Trang 10

Buổi 3

Thời gian: Sáng ngày 22/08/2011 Địa điểm: Chợ gần Nhà văn hóa cũ thôn Cát Động Mục đích: Củng cố mối quan hệ và tìm hiểu thông tin

Thôn Cát Động có một chợ cóc nhỏ gần nhà văn hóa cũ, mọi người trongthôn chủ yếu đi chợ tại đây Qua cô Hà hàng xóm của em Thanh, tôi biết đượcrằng em cũng hay đi chợ này vào buổi sáng sớm nên hôm nay tôi đã dậy sớm vàqua rủ em đi chợ cùng Khi tôi sang nhà rủ em, tôi đã gặp chồng em Đó là mộtchàng trai trông cũng còn rất trẻ con, dáng người gầy cao và khá đen Anh tanhìn thấy tôi nhưng không nói gì mà quay vào lấy xe máy và đi ra ngoài Tôinghĩ có vẻ người này cũng sẽ khó tiếp cận Lúc tôi rủ Thanh cùng đi chợ, em có

vẻ ngập ngừng e ngại nhưng tôi lấy cớ rằng chưa quen người và cách mua bán ởđây nên nhờ em đi cùng giúp đỡ Em ngập ngừng đống ý và chúng tôi cùng đi ra

chợ Trên đường đi tôi đã hỏi về chồng Thanh Tôi hỏi "Người vừa nãy là chồng

em phải không ? Nhìn trẻ thật ! Chồng em làm gì vậy ?" Thanh bảo "Vâng Đó

là chồng em đấy Chồng em đi làm sửa chữa xe máy ở ngoài thị trấn từ sáng đến tối mới về" Qua lời Thanh tôi có thể thấy chồng em đi làm suốt cả ngày, thời

gian có ở nhà có vẻ ít, mọi công việc trong gia đình, việc chăm nuôi con Thanh

đều không nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ chồng "Chồng em đi làm cả ngày

thế chắc về sẽ nhớ con lắm Thanh nhỉ" Khi tôi hỏi vậy khiến em cúi mặt, im

lặng và có vẻ rất buồn Em như muốn nói gì đó nhưng lại cứ ngập ngừng, tôi đãkhông biết mình có nên hỏi tiếp hay không vì thực sự tôi hình như đã chạm vàonỗi đau của em Chúng tôi cứ thế im lặng đi Khi đến chợ em đã giúp tôi mua đồ

ăn, đồ ăn ở đây rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều, để cho không khí được thoải mái, thân

thiện, tôi đã nói vui rằng “Cứ như thế này thì chắc chị ngày nào cũng sang đòi đi

chợ theo em mất!” Tuy nhiên, dù vậy nhưng mọi người bán hàng ở chợ lại có

thái độ gì đó như không thân thiện, cởi mở với Thanh Tôi không biết đó là do

Trang 11

họ bận rộn với công việc bán hàng hay còn vì lý do khác Tôi đã nghĩ ngườicùng làng phần lớn đều biết nhau hết nên sẽ có chào hỏi, hay hỏi thăm gì đónhưng mọi người ở đây lại khá lạnh nhạt Điều này làm tôi tò mò một chút Trênđuờng đi chợ về, chúng tôi chỉ nói chuyện vu vơ về thời tiết, về nấu nướng, vềmấy công việc nhóm chúng tôi đang làm về môn Phát triển cộng đồng Em rất

hưng thú với việc nấu ăn, em đã có ý muốn được học thêm về nấu ăn "Vì ở quê

nên việc ăn uống gia đình em cũng không cầu kì lắm nhưng em vẫn muốn cố gắng nấu ăn thật ngon, để lấy lòng mẹ chồng mà chị !" "Mẹ chồng em chắc sẽ vui lắm khi có cô con dâu như thế này đấy." Tôi có ý muốn gợi mở để em nói về

gia đình nhà chồng nhưng thật khó, vì dù gì đó cũng là chuyện riêng của mỗi giađình, không ai lại thích vạch áo cho người xem lưng Thấy em không nói gì tôi

mới đùa "Bà nội của chị lúc đầu rất ghê, mẹ chị phải rất vất vả mới đối phó

được đấy" Em mỉm cười, im lặng một lúc em mới ngập ngừng, "Mẹ chồng em cũng khắt khe lắm, mẹ không vừa ý về em đâu Bà cũng không quá to tiếng nhưng lại xa cách lắm Thực sự khó khăn lắm chị ạ" Như được gợi mở, tôi bảo

"Ừ đúng đấy, lấy lòng mẹ chồng luôn thế mà, nếu em muốn hôm nào đó chị em

mình cùng trao đổi, tìm hiểu về cách làm nàng dâu được lòng gia đình nhà chồng nhé Chị rồi cũng sẽ kết hôn mà !" Với gợi ý của tôi, em đã gật đầu Tôi

thấy thật sự rất vui, cứ như mình vừa chiến thắng một trận đấu vậy Và vì hômnay nhóm chúng tôi sẽ tham gia sửa đoạn đường hỏng trước Nhà văn hóa cùngngười dân nên tôi chỉ có thể gặp gỡ, nói chuyện với em lúc đi chợ cùng thế này

thôi Chúng tôi chia tay nhau ở cổng nhà em, tôi chào em "Chị về đây Hôm nào

sang chị em mình cùng nấu ăn và nói chuyện tiếp nhé !" "Vâng, chị về nhé" - em

đã chào lại tôi, tôi đã thực sự bất ngờ, dù nó không có gì là to tát cả nhưng ítnhất, buổi hôm nay là bước đầu để mối quan hệ giữa chúng tôi trở nên thân thiếthơn Tôi mang đồ ăn về nhà với tâm trạng rất vui và đầy hy vọng

Trang 12

3.2 Xác định vấn đề của thân chủ

Sau khi đã có những thông tin ban đầu về thân chủ, kết hợp với kỹ năng quansát, lắng nghe, phân tích thông tin, tôi đã tìm ra được vấn đề mà em Thanh đanggặp phải như sau:

Từ khi mẹ mất, Thanh gặp những cú sốc lớn về mặt tinh thần Mẹ là người

em rất thân thiết, luôn chia sẻ mọi chuyện cùng em nên khi mẹ không còn, emtrở nên khép kín hơn, ít chia sẻ với mọi người Kinh tế gia đình gặp khó khăn, làcon cả trong nhà, em đã phải nghỉ học ở nhà để phụ giúp bố làm ruộng sau khihọc hết cấp II và để hai em được đi học Bố em vốn thương con nhưng lại là mộtngười đàn ông lầm lì, ít nói và khá gia trưởng, cộng thêm sự ra đi của mẹ Thanh,

bố em càng trở nên cục cằn và hay uống rượu hơn trước Cứ mỗi lần bố say,Thanh và hai đứa em lại phải chịu những trận đòn và sự chửi mắng Không cóđược sự chỉ bảo, chia sẻ của người mẹ, thêm vào đó là những trận đòn, nhữnglần chửi mắng của người bố, cô bé Thanh 16 tuổi khi ấy có những thay đổi vềtâm sinh lý mà không được chia sẻ, giải đáp, em đã sớm có bạn trai và mang thaingoài ý muốn

Bà ngoại Thanh cũng rất thương em, nhưng bà cũng đã già yếu, không thểbảo ban em được mọi chuyện Khi biết mình có thai, bà là người đầu tiên emchia sẻ Chuyện mang thai đó đã là một cú sốc lớn đối với cả gia đình Thanh Đểtránh những dị nghị, tai tiếng với xóm làng, Thanh đã phải kết hôn sớm, ở tuổi

16 với cái thai 5 tháng tuổi

Gia đình nhà chồng Thanh là một gia đình nông thôn truyền thống, cũng khá

là khắt khe và nghiêm khắc Bố chồng em làm công nhân tại nhà máy gạchViglacera Từ Liêm Mẹ chồng em làm ruộng Họ có 2 người con trai và chồngThanh là con trai cả Chồng Thanh hơn em 2 tuổi, cũng nghỉ học sớm ở nhà làmthợ sửa xe máy ngoài thị trấn Kim Bài Chồng đi làm cả ngày nên không chia sẻđược với em những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày

Trang 13

Vì phải kết hôn khi còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm sống, làm mẹ và lo toancho cuộc sống gia đình nên em gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ Mối quan hệ vợ

- chồng, nàng dâu - gia đình nhà chồng và cả những trách nhiệm mới không hềđơn giản khiến em gặp phải rất nhiều căng thẳng và khủng hoảng trong cuộcsống hàng ngày

Khi đã nghỉ học ở nhà, em ít dần những giao lưu với bạn bè cũ Đến bây giờ

đã làm mẹ, mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh của mình nên em cũng vẫn khép kín, ítbạn bè, và cũng không tham gia các hoạt động, hội hay câu lạc bộ trong thôn.Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của em Những khó khăn, nỗi buồn emđều chịu đựng, giữ lại cho mình, hoặc thỉnh thoảng chia sẻ với bà ngoại Do vậy,nếu Thanh cứ tiếp tục ngại ngùng, much cảm, tự ti sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộcsống của em, không giải quyết được những xung đột trong các vai trò mà emđnag phải đảm nhận, sẽ khiến cuộc sống của em khó khăn và khủng hoảng hơnnữa

Trang 14

Căng thẳng trong cuộc sống

Mặc cảm, tự ti

về bản thân

Thiếu sự quan tâm, tôn trọng từ chồng và gia đình nhà chồng

Thiếu kinh nghiệm sống

và kiến thức để làm vợ và làm mẹ

Không

có việc làm

Nghỉ học sớm

Thiếu

sự chỉ bảo của người lớn

Thiếu

sự quan tâm chia sẻ

từ chồng

Còn trẻ tuổi

Về hoàn cảnh của bản thân

Trang 15

Thanh gặp rất nhiều khó khăn.

Nhìn vào sơ đồ cây vấn đề ta có thể thấy Thanh sống mặc cảm, tự ti về hoàncảnh của mình Khi vẫn đang ở độ tuổi dậy thì, việc thiếu vắng đi sự chỉ bảo củangười mẹ khiến sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người đều gặp nhiều khó khăn.Thiếu đi bàn tay người mẹ cũng là một trong những lý do khiến em mắc phảinhững sai lầm như thế này trong cuộc đời Sớm từ bỏ việc học, sớm kết hôn vàsinh con trong khi bạn bè đồng trang lứa vẫn đang đi học cũng khiến em thấymình kém cỏi, xấu hổ và rất tự ti với bạn bè Điều đó càng làm em sống khép kín

và ít tiếp xúc với mọi người hơn

Bên cạnh đó, là một cô con dâu còn rất trẻ và còn nhiều thiếu sót, cộng thêmviệc gia đình nhà chồng rất nghiêm khắc và khó tính, Thanh đã chịu không ítnhững áp lực Gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng Thanh, thường khôngvừa long với mọi điều Thanh làm Với xã hội ở nông thôn, việc mang thai khicòn trẻ khiến mọi người đều có cái nhìn thiếu thiện cảm về cô gái đó Gia đìnhchồng Thanh cũng không phải ngoại lệ, có thể do thành kiến và vẫn chưa hiểuhết về Thanh (mới kết hôn được 10 tháng) nên gia đình còn có thái độ rất ghẻlạnh và coi thường em Dù không có to tiếng nhưng chính cái sự im lặng, xacách mới làm em càng áp lực hơn rất nhiều Ngoài ra, anh Sơn - chồng Thanh đilàm cả ngày, và cũng còn trẻ khi mới 19 tuổi nên không chia se được những khókhăn, áp lực với em Và việc gia đình nhà chồng Thanh cũng không phải là mộtgia đình khá giả, nay có thêm 2 thành viên mới trong gia đình, Thanh vẫn chưa

có việc làm khiến thu nhập gia đình trở nên khó khăn hơn trước Điều đó cũnglàm gia đình chồng không vừa ý với Thanh

Còn thiếu kinh nghiệm trong việc làm mẹ, làm vợ, làm con dâu khiến cuộcsống của Thanh cũng gặp không ít những khó khăn Việc chăm sóc con, nuôidạy con, cách cư xử, ứng xử với chồng và gia đình nhà chồng,… Thanh cònthiếu sót, chưa lấy được sự yêu thương, quan tâm từ phía gia đình chồng Chồng,

Trang 16

gia đình chồng và Thanh cũng chưa tìm được điểm chung, tìm được cách để hiểu

và chia sẻ với nhau

Từ tâm lý mặc cảm, tự ti và có phần e sợ gia đình nhà chồng, Thanh thườngkhông chia sẻ những khó khăn, áp lực của mình với ai Em tự chịu đựng và tựtìm cách giải quyết Điều đó càng làm những rắc rối, khó khăn em gặp phải trởnên phức tạp, khó giải quyết và có thể còn gây nhiều tổn thương hơn Do vậynếu Thanh vẫn không thể giải quyết, dù chỉ một phần những áp lực trong cuộcsống thì em và gia đình mình sẽ khó có thể thân thiết và hiểu nhau được

Sơ đồ phả hệ

Bà ngoại

Thúy

Bé Lan

c Mai

Bố Thanh

Bác Đông

h

Trang 17

Chú thích:

Phân tích sơ đồ phả hệ:

Thanh đang sống cùng chồng, con gái và gia đình nhà chồng Thanh và

mẹ chồng mình có mối quan hệ không được tốt, vì một số lý do như hai mẹ conchưa hiểu hết về nhau, vì những thành kiến về mối quan hệ mẹ chồng – nàngdâu,…

Mẹ Thanh mất khi Thanh 15 tuổi Từ sự ra đi của người vợ, dù cũng rấtthương con nhưng người cha của gia đình ấy lại càng trở nên ít nói, lầm lì vànghiêm khắc hơn Cũng vì thế mà Thanh và bố trở nên xa cách hơn Sau khi mẹmất, người Thanh chia sẻ và thân thiết nhất chính là bà ngoại em Quan hệ giữaThanh và bà ngoại là mối quan hệ hai chiều, thân thiết, gắn bó với nhau Tuynhiên, em vẫn thiếu thốn một chỗ dựa vững trãi của người chồng, thiếu sự chămsóc và tình yêu thương của gia đình nhà chồng Nhìn chung, Bích đang gặp rấtnhiều những khó khăn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần

Kết hôn

Qua đời

Quan hệ thân thiết

Nam Nữ

Quan hệ hai chiều

Quan hệ xa cách

Trang 18

Biểu đồ sinh thái

Phân tích biểu đồ sinh thái:

Gia đình nhà chồng không chia sẻ, quan tâm tới Thanh nên mối quan hệ khácăng thẳng và lạnh nhạt

Mẹ mất sớm, kết hôn và có con sớm, bà ngoại là người duy nhất ở bên chia

sẻ, an ủi Thanh nên em rất thân thiết với bà ngoại và bà cũng rất thương em

Bố Thanh cũng là người cha thương con, nhưng vì những cú sốc, những thayđổi trong tính khí làm Thanh và bố trở nên ít chia sẻ với nhau, ít tâm sự nóichuyện với nhau hơn Dù không hẳn là xa cách nhưng mối quan hệ giữa Thanh

và bố lại lài ngại ngùng, e dè

Thanh cũng rất thân thiết với hai em ruột là Tuấn và Thúy của mình, song dohai em còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên những khó khăn, áp lực trong cuộc sốngcủa mình Thanh cũng không chia sẻ với hai em

Thanh

Bà ngoại

Gia đình chồng

Bố

Hàng xóm

Bạn bè cùng xóm (Mai)

Chính quyền địa phương

Trang 19

Thanh có mối quan hệ hẹp, không có nhiều bạn bè thân thiết, duy nhất chỉ cómột người bạn gái thân tên Mai, sống gần nhà.

Với chính quyền, với các câu lạc bộ, hội nhóm trong thôn, Thanh cũngkhông tham gia nhiều nên mối quan hệ với các chính quyền thôn là mối quan hệ

xa cách

P

hân tích điểm mạnh điểm yếu của hệ thống thân chủ

Từ sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái nói trên có thể thấy được điểm mạnh điểmyếu của Thanh cũng như các nguồn lực để từ đó xây dựng kế hoạch trị liệu:

Thanh

Gia đình chồng Thanh

Bạn bè (Mai)

- Thương con

và muốn chăm sóc cho gia đình

- Thông

minh, học hỏi khá nhanh

- Bà ngoại thương Thanh

và luôn

cố chia

sẻ, chămsóc Thanh

- Bố và hai em cũng đều thương Thanh

- Hai em đều học khá và rất ngoan

- Thương yêu và luôn chăm sóc con gái Thanh

- Bố chồng rất thương

và quý Thanh

- Gần nhà, haysang chơi vớiThanh

- Thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của Thanh

- Cảm thông, thương xót

Trang 20

Hạn

chế

- Sống thu

mình, từ chối mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

- Luôn mặc

cảm, tự ti vềhoàn cảnh của mình

- Bỏ học từ

sớm

- Bố thì lầm lì, ítnói, thình thoảng khá cục cằn, gia trưởng

- Bà ngoại già yếu

- Hai em còn nhỏ,chưa hiểu chuyện

để chia

sẻ được với chị

- Nghèo

- Mẹ chồng Thanh còn nặng thành kiến vớicon dâu

- Chồng Thanh chưa chia sẻ, tâm lý với em

- Còn nhỏtuổi, chưa hiểu nhiều vềtâm lý tình cảmcủa con người

- Một số người vẫn còn thành kiến, coithường Thanh

- Chưa cóhành động giúp đỡ

cụ thể nào

Xác định vấn đề ưu tiên

Từ sự phân tích vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, qua việc sử dụng cáccông cụ đánh giá vấn đề, nguồn lực đã cho thấy vấn vấn đề của em Thanh gặpphải là em đã phải chịu những áp lực, căng thẳng về mặt tinh thần; thiếu kinhnghiệm sống trong vai trò làm vợ, làm mẹ và làm con dâu; thiếu thốn tình cảmcủa chồng và cha mẹ; mặc cảm về bản thân Em sống thu mình, không kết bạnhay nói chuyện với ai, tự mình giải quyết những khố khăn Biểu hiện là Thanhngại giao tiếp với người khác, tự tách mình ra khỏi gia đình Em khủng hoảngtrong chính những vai trò mà mình đang phải đảm nhận Nếu không nhận được

sự giúp đỡ, chia sẻ, hướng dẫn, cuộc sống của Thanh sẽ càng khó khăn, căngthẳng

Trang 21

4.2 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

Mục đích: Giúp Thanh giải tỏa được những căng thẳng, áp lực về mặt tinh

thần, sống tự tin, hoà nhập với tất cả mọi người, đồng thời giúp em có nhữngđịnh hướng trách nhiệm, vai trò đúng đắn

Kết quả mong đợi.

- Gặp gỡ, trò chuyện, an ủi em

- Cùng nấu ăn, trông bé Lan vớiThanh

- Sinh viên

- Thân chủ

Từ ngày27/8/2011Đến ngày30/8/2011

và trongsuốt quátrình trợgiúp

- Thanh chia sẻ cảm xúc thật sự củamình với sinh viên

- Có những suy nghĩ tích cực, không cònmặc cảm,

tự ty về hoàn cảnh của bản thân

- Khích lệ Thanhtham gia các hoạtđộng do nhóm sinhviên và các thanhniên tổ chức

-Sinh viên

-Cô Mến

-Thân chủ

Từ ngày1/9/2011Đến ngày3/9/2011

- Xoá bỏ cảm giác ngại tham gia các hoạt động tập thể

- Thấy vui

vẻ, thấy mình thuộc về một nhóm nào đó

Trang 22

- Lôi kéo Thanh tham gia vào những hoạt động Đoàn hay văn nghệ của thôn.

- Đề nghị Thanh dẫn đi đến các gia đình, nhà những thanh niên trong thôn (chuẩn bị cho buổi họp dân)

- Sinh viên

- Thân chủ

- Các thanh niên trong thôn

Từ ngày3/9/2011Đến ngày6/9/2011

- Bước đầu

có thêm những bạnmới trong thôn

- Củng cố mối quan

hệ với người dân trong thôn

- Sự động viêncủa bà ngoại

- Sinh viên

- Thân chủ

- Gia đình Thanh

Từ ngày7/9/2011Đến ngày11/9/2011

Thanh hiểu ravấn đề, nhận

sự giúp đỡ, chia sẻ nhiều hơn với gia

Trang 23

- Tìm hiểu nhữngcách chăm sóctrẻ nhỏ.

- Học nấu ăn,chăm sóc giađình

- Sinh viên

và một số thành viêntrong nhóm

- Thân chủ

Từ ngày12/9/2011đến ngày15/9/2011

- Thanh sẽ giỏi hơn trong việc chăm sóc con, chăm sóc gia đình

- Khéo léo hơn trong mối quan

hệ với mẹ chồng

5 Triển khai kế hoạch giúp đỡ.

5.1 Mục tiêu 1: Giúp Thanh xóa bỏ sự tự ti về hoàn cảnh bản thân, chia

sẻ nhiều hơn, cởi mở hơn với mọi người xung quanh.

Mục tiêu này giúp thân chủ thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực,giảm bớt nỗi buồn và giải tỏa những áp lực, căng thẳng Mục tiêu này rất quantrọng, mang tính thay đổi về mặt tâm lý cho thân chủ Nếu đạt được mục tiêu này

sẽ là bước đệm để thân chủ đạt được các mục tiêu tiếp theo

Thực hiện:

- Tham vấn cho thân chủ

- Khuyến khích thân chủ tham gia vào buổi chuẩn bị tổng duyệt chương trìnhVăn nghệ 2/9

- Cùng Thanh đi chợ, nấu ăn và chuẩn bị bữa tối cho gia đình

Trang 24

Lượng giá:

* Mặt được:

Thân chủ đã có sự thay đổi từ tâm lí dè dặt, khép kín sang tâm lí cởi mở, vui

vẻ hơn trước Em bắt đầu có biểu hiện không còn mặc cảm về hoàn cảnh của bảnthân như trước nữa, bước đầu đã có những suy nghĩ lạc quan hơn, nhận ra nhữngđiểm mạnh của bản thân mình

* Hạn chế:

- Thân chủ có dấu hiệu phụ thuộc vào sinh viên về mặt tình cảm

- Thân chủ vẫn chưa hết mặc cảm và tự ty về bản thân khi tiếp xúc với nhữngngười khác

- Sinh viên còn tỏ ra nóng vội, áp đặt suy nghĩ trong một số tình huống

- Là lần đầu sử dụng hình thức tham vấn nên sinh viên còn lúng túng, để cảmxúc của thân chủ chi phối

5.2 Mục tiêu 2: Giúp Thanh tham gia vào các hoạt động của của một số Câu lạc bộ, Hội trong thôn như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, CLB phòng chống Bạo lực gia đình, HIV/AIDS,…

Do thân chủ không tham gia hoạt động tập thể nào, vì vậy em không có cơhội để tiếp xúc với mọi người Mọi người cũng không có cơ hội để hiểu nhiều về

em Cũng chính vì không tham gia các hoạt động tập thể nên thân chủ không cómôi trường để phát huy điểm mạnh của mình hay tham gia vào các hoạt độngnhóm

Thực hiện:

- Nói chuyện với cô Mến - Hội trưởng Hội phụ nữ thôn, nhờ cô giúp đỡThanh tham gia các hoạt động do thôn tổ chức trong dịp chào mừng, ngày thànhlập, lễ kỉ niệm,…

- Khuyến khích Thanh tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm mỗi tuần,

Trang 25

tạo điều kiện để em có thể tiếp xúc và trò chuyện nhiều hơn với tất cả mọi ngườitrong thôn.

- Tham vấn cho Thanh

5.3 Mục tiêu 3: Giúp Thanh mở rộng quan hệ bạn bè.

Chính vì không có nhiều bạn bè nên Thanh luôn cô đơn và buồn chán Khi

em đã khắc phục được sự mặc cảm và tự ty trong lòng thì vấn đề mở rộng mốiquan hệ bạn bè là hết sức cần thiết để giúp em nhanh chóng hoà nhập với tập thể,sống vui vẻ và thoải mái tư tưởng

Thực hiện:

- Tham vấn cho Thanh

- Giúp Mai củng cố thêm mối quan hệ với Mai

- Giúp Thanh mở rộng mối quan hệ với các bạn trong thôn: khuyến khích em

Trang 26

tham gia hoạt động chuẩn bị Trung Thu cho các em nhỏ sắp tới, nhờ em dẫn tớinhà người dân để mời tới Cuộc họp dân sắp tới của nhóm.

- Thân chủ vẫn còn phụ thuộc vào sinh viên

- Mục tiêu này cần được thực hiện trong thời gian dài, có sự tham gia tíchcực hơn từ thân chủ và có sự theo dõi để lượng giá lại

- Thời gian còn quá ít nên việc trợ giúp thân chủ gặp rất nhiều khó khăn

5.4 Mục tiêu 4: Giúp Thanh gần gũi hơn với gia đình mình.

Mục tiêu này giúp Thanh thấy được tình yêu thương mà gia đình dành cho

em Đồng thời giúp cả Thanh và gia đình mình cởi mở hơn, chia sẻ với nhaunhiều hơn

Thực hiện:

- Tham vấn cho Bích

- Nói chuyện với bố Thanh, chồng và mẹ chồng Thanh

- Tìm sự giúp đỡ, ủng hộ từ bà ngoại và bố chồng Thanh

Lượng giá:

* Mặt được:

- Bước đầu huy động được các nguồn lực hỗ trợ thân chủ

-Thân chủ không còn phụ thuộc vào sinh viên

- Điều khiển được cảm xúc cá nhân

- Chuẩn bị tâm lý chia tay với thân chủ

Trang 27

* Hạn chế:

- Chuẩn bị tâm lý chia tay cho thân chủ còn chưa tốt

- Không kết nối được tất cả các nguồn lực để trợ giúp thân chủ

- Chưa có kinh nghiệm nên những kĩ năng, phẩm chất, yêu cầu cần có củamột người con dâu tốt đều là từ sưu tầm, tìm hiểu ở nhiều nguồn

5.5 Mục tiêu 5: Tăng cường kĩ năng sống cho Thanh

Mục tiêu này giúp Thanh có cơ sở, kĩ năng để làm tốt được những vai tròmình đảm nhận Bên cạnh đó là tạo lập mối quan hệ thân thiết hơn với mẹchồng

Thực hiện:

- Tham vấn với Thanh và chồng

- Định hướng và chia sẻ cùng Thanh những kĩ năng sống, những yêucầu, phẩm chất cơ bản của một người vợ, một người con dâu tốt

- Cùng Thanh học nấu một vài món ăn, một vài kĩ năng trong cáchchăm sóc trẻ nhỏ

Ngày đăng: 04/04/2014, 08:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ phả hệ - Báo cáo thục hành công tác xã hộ cá nhân trên địa bàn tỉnh thanh hóa
Sơ đồ ph ả hệ (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w