Phân tích kỹ năng vận dụng thông qua phúc trình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thục hành công tác xã hộ cá nhân trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 51)

Kỹ năng quan sát, lắng nghe, kỹ năng hỏi, phản hồi, thấu hiểu, ghi chép… được sử dụng trong toàn bộ quá trình công tác xã hội cá nhân.

Phúc trình lần 1:

- Thời gian: 10h sáng thứ 7 ngày 20/08/2011

- Địa điểm: Sân nhà Thanh

- Mục đích: Tìm hiểu thông tin.

Nội dung phúc trình Phân tích kĩ năng vận dụng

- SV: Cháu chào bác ạ !

- Mẹ chồng Thanh: …. (lạnh lùng không đáp)

- SV: Thanh à, chào em ! Em đang nấu cơm à ?

- Thanh: Vâng.

- SV: Chị là Quỳnh, sinh viên về đây thức tế. Chị em mình có gặp nhau 2 lần rồi đấy, em nhớ chứ ?

- Thanh: Vâng

- SV: Em nấu gì vậy, để chị bế bé cho nào.

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng quan sát, giao tiếp

Thanh có vẻ ngạc nhiên, tò mò.

Em bé tên gì vậy em ? - Thanh: Cháu tên là Lan. - SV: Em bé kháu thật đấy !

- Thanh: Vâng. Mà bọn chị về đây để làm gì thế ?

- SV: Bọn chị về đây để thưc tế Phát triển cộng đồng, nghĩa là cùng người dân tìm ra những vấn đề xã hội của thôn và cùng giải quyết một vấn đề trong khả năng của bọn chị.

- Thanh: Thế ạ. Bọn chị ở đâu đấy ? - SV: À, bọn chị đang ở nhờ nhà chú Đạt

bên đội 4 ý, cái chú mà làm an ninh thôn ấy, em biết không ?

- Thanh: Thế à. Ở nhà đấy rộng rãi thế thì thoải mái rồi.

- SV: Ừ. Cô chú cũng nhiệt tình lắm nên bọn chị ở cũng thích. Bọn chị là bạn của chị Cúc nhà cố chú Hoa Cường ý, Cúc cũng cùng nhóm với bọn chị đấy. Chị thấy chị Cúc cũng biết em đấy.

- Thanh: À vâng, em cũng biết chị ý, cháu của chú Đạt đấy, nhưng em không nói chuyện nhiều.

- SV: Thế sao ? Cúc cũng làm trong Ban chấp hành Đoàn thôn mà, trước em có hay đi sinh hoạt Đoàn với các bạn không ?

Thanh lạnh lùng, không quan tâm.

Kĩ năng giao tiếp, truyền thông.

SV cố gắng tạo niềm tin, lôi kéo sự quan tâm từ Thanh.

- Thanh: Vâng, chị ý làm trong Ban chấp hành Đoàn cũng khá lâu em rồi. Trước kia còn đi học thì thỉnh thoảng em cũng đi, nhưng bây giờ hoàn cảnh như thế này, em nghỉ học rồi, mà điều kiện cũng không cho phép nên em cũng không đi.

- SV: Ừ. Có con nhỏ cũng hơi khó thật, nhưng thỉnh thoảng có chương trình tổ chức gì đó, em cũng còn trẻ mà, em cứ tham gia cùng mọi người tổ chức cho vui. Chị thấy Đoàn thôn mình con gái nhiều nên cũng vất vả đấy.

- Thanh: Thôi, ngại lắm chị ạ.

- SV: Thế em có hay tham gia hoạt động của mấy Hội thôn mình không, như là Hội phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội Y tế cộng đồng này ? Chị thấy hoạt động xã hội thôn mình phong phú và cũng hay lắm đấy chứ. - Thanh: Không chị ạ.

- SV: Bọn chị về đây cũng sẽ tham gia, hỗ trợ Đoàn và một số Hội hoạt động, tổ chức các sự kiện sắp tới đấy. Lúc nào đi chị tới rủ em đi cùng nhé ?

- Thanh: Em không biết. Em còn cháu nhỏ, mà bố mẹ em chắc cũng không cho đi đâu.

- SV: Không mất nhiều thời gian đâu mà.

Thanh đã bắt đầu chú ý.

Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe, cảm thông.

Buồn, cúi mặt lẳng tránh. Kĩ năng đặt câu hỏi, chia sẻ.

Lạnh lùng

Kĩ năng gợi mở, đặt câu hỏi

Có gì chị sẽ nói chuyện cùng bố mẹ cho. Ở nhà có bà nội trông cháu cho thế này thì thích thật, mai kia đi làm không phải lo gì rồi.

- Thanh: Cháu còn bé nên một người trông cũng vất vả lắm. Em ở nhà phụ giúp làm ruộng với bố mẹ thôi, cũng chưa đi là đâu. - SV: Em bé cứng cáp thì xin đi làm việc gì

đó cũng tốt em ạ. Như thế sẽ chủ động hơn.

- Thanh: Em làm ruộng thôi chứ em làm được việc gì chứ.

- SV: Em có thể học nghề mà.

- Thanh: Mẹ em về rồi kìa. Chị về đi - SV: Ừ vậy thôi, em chuẩn bị ăn cơm đi,

chị về đây, hôm nào chị lại sang chơi nhé !

- Thanh: ….

Kĩ năng giao tiếp, thấu hiểu, quan sát, chia sẻ.

Chân thành, nghiêm túc

Quan tâm, chia sẻ

Buồn, mặt cúi xuống

Thanh giật mình, có một chút gì đó như sợ sệt

Lạnh lùng không đáp, không nhìn theo

Phúc trình lần 3:

- Thời gian: : Sáng ngày 22/08/2011

- Địa điểm: Chợ gần Nhà văn hóa cũ thôn Cát Động

- Mục đích: Củng cố mối quan hệ và tìm hiểu thông tin

Nội dung phúc trình Phân tích kĩ năng vận dụng

- SV: Thanh ơi !

- Thanh: Chị Quỳnh à ! Em đang dỗ cho cháu Lan ngủ tiếp. Có việc gì thế chị ? - SV: À chị sang muốn nhờ em dẫn đi chợ.

Hôm nay là ngày đầu tiên đến lượt chị đi chợ nên chị chẳng biết mua như thế nào. Chị em mình cùng đi chợ nhé !

- Thanh: Ừhm… đợi em lát… Đi chị ơi.

- SV: Chợ ở gần Nhà văn hóa cũ đúng không em ?

- Thanh: Vâng. Mọi người ở đây thường hay đi chợ ở đó, rẻ và dễ mua hơn chọ thị trấn nhiều.

- SV: Thế à. Mấy hôm nay bạn chị toàn ra thị trấn mua đồ, công nhận ở đó đắt như ở Hà Nội ý.

- Thanh: Vâng.

- SV: Mà người vừa nãy chị thấy dắt xe máy đi đấy là chồng em à ?

- Thanh: Vâng. Chồng em đấy.

Thân thiện hơn những lần trước.

Kĩ năng giao tiếp

Hơi ngập ngừng nhưng rồi cũng đồng ý.

Kĩ năng giao tiếp, truyền thông, chia sẻ

- SV: Anh ý làm gì thế em ?

- Thanh: Anh ý 19 tuổi, ít tuổi hơn chị. Chồng em làm sửa xe ngoài thị trấn. - SV: Ô ít tuổi hơn chị à ! Sang chơi nhiều

nhưng bây giờ chị mới gặp mặt chồng em, có vẻ cậu ấy đi suốt nhỉ ?

- Thanh: Vâng. Anh ý làm từ sang sớm đến tầm 8h tối mới vể nên chị nên không gặp được đâu.

- SV: Đi cả ngày như thế, vậy công việc nhà chỉ có em lo thôi sao ?

- Thanh: Vâng. Anh ý đi cả ngày, đến tối mới gặp nhau được một lúc. Nhưng anh ý đi làm về mệt nên nhà có việc gì em cũng không nói với anh ý, trừ việc quan trọng thôi.

- SV: Bố cũng đi cả ngày, chồng cũng thế. ở nhà chỉ có em và mẹ chồng thôi. Thế hai mẹ con sẽ có thể thân nhau lắm đấy ! - Thanh: Cũng không được như thế đâu

chị… Nếu là bạn của chị Cúc, chắc chị cũng biết về hoàn cảnh của em rồi. Mẹ chồng em khó tính lắm, cũng không hay to tiếng với em nhưng xa cách lắm. Em khổ lắm !

- SV: Ừ. Mẹ chồng thường hay khó tính với con dâu nhưng nếu mình cố gắng chiều

Buồn buồn

Kĩ năng cảm thông, chia sẻ Buồn rầu, cúi mặt, ngoảnh mặt đi

Bối rối, ngập ngừng, nhưng đã chia sẻ với SV

Kĩ năng cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ

lòng, chân thành chia sẻ thì mẹ nào cũng sẽ quý thôi. Em nghĩ thế không ?

- Thanh: Vâng. Cũng đúng nhưng em sợ, em ngại, em cứ cố làm việc của mình cho tốt thôi.

- SV: Em có thể trò chuyện với mẹ nhiều hơn, việc đó giúp được đấy.

- Thanh: Em không dám nói chuyện với mẹ nhiều, mà mẹ cũng chẳng thích nói chuyện với em nên thôi.

- SV: Em có nghĩ rằng nên nói chuyện này với chồng không ? Chồng là người ở giữa, cậu ấy cũng sẽ có cách giúp đỡ chứ ? - Thanh: ….

- SV: Chồng em đi làm cả ngày thế chắc về sẽ nhớ con lắm Thanh nhỉ ?

- Thanh: Vâng.

- SV: Thật sự chị cũng hiểu và thông cảm với hoàn cảnh, làm dâu ở tuổi này thật không dễ. Để chị giúp em nhé !

- Thanh: …

Thanh im lặng không nói gì, thật sự tôi cũng không biết nói gì lúc này, không thể quá vồn vã, nóng vội được. Nên chúng tôi cùng chọn đồ, mua đồ ăn và đi vể.

- SV: Mua đồ xong rồi, mình về đi. - Thanh: Vâng !

Im lặng, khuôn mặt buồn rầu

Kĩ năng giao tiếp, cảm thông, đạt câu hỏi

- SV: Em thích nấu ăn chứ ?

- Thanh: Vâng. Em thích nấu ăn những nấu cũng không ngon lắm. Vì ở quê nên việc ăn uống gia đình em cũng không cầu kì lắm nhưng em vẫn muốn cố gắng nấu ăn thật ngon, để lấy lòng mẹ chồng mà ! - SV: Mẹ chồng em chắc sẽ vui lắm khi có

cô con dâu như thế này đấy. Rồi em và mẹ sẽ thân thiết thôi.

- Thanh: Mẹ chồng em khắt khe lắm, mẹ không vừa ý về em đâu. Thực sự khó khăn lắm.

- SV: Ừ đúng đấy, lấy lòng mẹ chồng luôn thế mà, nếu em muốn hôm nào đó . Chị em mình cùng trao đổi, tìm hiểu về cách làm nàng dâu được lòng gia đình nhà chồng nhé. Chị rồi cũng sẽ kết hôn mà ! - Thanh: …

- SV: Hôm nào bọn chị làm bữa liên hoan, em sang nhà chị em mình cùng nấu ăn nhé !

- Thanh: Vâng.

- SV: Chị về đây. Hôm nào sang chị em mình cùng nấu ăn và nói chuyện tiếp nhé ! - Thanh: Vâng, chị về nhé !

Kĩ năng đặt câu hỏi, tìm điểm chung

Hồ hởi, vui vẻ hơn hẳn

Kĩ năng cảm thông, chia sẻ, đồng cảm

Im lặng, có vẻ ngập ngừng, bối rối, khó hiểu

Phúc trình lần 4: (dưới dạng nhật kí)

- Thời gian: 10h ngày 27/8/2011

- Địa điểm: Nhà Thanh

- Mục đích:Tham vấn, lên kế hoạch giúp đỡ

Theo như mục tiêu đã đề ra, muốn em đồng ý hợp tác và chính thức nhận ca cá nhân, tôi đã đến tìm gặp Thanh trò chuyện. Tôi chọn đến nhà để em thấy được thoải mái và tự nhiên. Vừa về trường kiểm huấn xuống, đã 5 ngày không gặp em, tôi đã rất sốt ruột về tình hình của em, không biết em có suy nghĩ về lời đề nghị của tôi hay không, nên ngay sau khi về đến nhà tôi đã sang nhà em luôn. Ở nhà hôm nay chỉ có Thanh và bé Lan nên khá yên tĩnh, rất thích hợp để Thanh có thể dễ dàng chia sẻ hơn. Khi ngồi xuống, tôi quan sát thấy Thanh có vẻ buồn bã. Vẫn như mọi khi, tôi là người phá tan sự im lặng. Tôi hỏi em về tình hình gia đình, bé Lan. Em trả lời ngắt quãng, có vẻ như đã có chuyện gì đó xảy ra với em, tôi quan sát thấy em có vẻ trầm hơn, đôi mắt em luôn nhìn xuống đất, đôi tay cứ vuốt ve bé Lan trong lòng. Tôi dần đoán ra được rằng gia đình em mới có chuyện gì đó xảy ra. Tôi nhắc lại đề nghị của mình, rằng tôi muốn thử giúp đỡ em, rằng nếu nhận được sự đồng ý của Thanh, biết đâu tôi có thể giúp đỡ em thoát khỏi những căng thẳng, áp lực trong cuộc sóng mà em đang gặp phải. Tôi nói rằng đã nói rằng “Chị không chắc rằng chị có nhiều kinh nghiệm sống đến mức có thể dạy em, nhưng chị nghĩ có một người chia sẻ, em sẽ bớt khó khăn hơn, có một cái nhìn khách quan từ bên ngoài có thể giúp em nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn. Và để giúp em giải quyết được những khó khăn này, thì cả chị và em sẽ cùng lên kế hoạch, hướng giải quyết. Chị sẽ định hướng và em sẽ tự mình giải quyết vấn đề, vì em là người hiểu những khó khăn, áp lực của mình là gì nhất. Em nghĩ sao ?”. Em ngập ngừng một lúc lâu và đã gật đầu. Thật

sự tôi rất vui. Tôi nghĩ là để chọn được ca cá nhân thì cần phải có được sự đồng ý tham gia của thân chủ, như thế những sự giúp đỡ, hỗ trợ của mình sẽ có kết quả tích cực hơn. Em đã tin tưởng tôi, chúng tôi đã cùng chia sẻ, tâm sự rất nhiều chuyện. Hai hôm trước, gia đình Thanh đã có một cuộc cãi lộn lớn, vấn đề là do Thanh làm bé Lan ngã, chảy máu ở trán và tay, vết thương cũng không quá nghiêm trọng nhưng mẹ chồng em không vừa lòng, đã mắng chửi em và mách lại với chồng em. Sơn – chồng em hôm đó vì lý do công việc cũng không được thuận lợi, về nhà lại thấy con bị đau, mẹ và vợ cãi cọ khiến anh cũng trở nên tức giận, chửi mắng và đuổi Thanh đi. Mặc dù mọi lời nói là nảy sinh lúc tức giận, song đó cũng một phần là lỗi của Thanh nên em rất buồn, tủi thân và hối hận. Thanh hỏi tôi với đôi mắt ngấn nước “Em phải làm sao giờ chị ? Sao em có thể sống nổi được chứ?”. Tôi đã cố an ủi em, rằng “Gia đình nào cũng có xích mích, đó là chuyện không thể tránh khỏi, vấn đề bây giờ là em sẽ giải quyết và dung hòa các mối quan hệ như thế nào thôi. Em cứ khóc đi, điều đó sẽ giúp em đỡ buồn hơn nhưng rồi sau đó chúng ta cùng cố gắng nhé !”. “Em không biết. Em sợ lắm, sao em sống nổi ở cái nhà này đây chứ. Mọi người chẳng coi em ra gì cả, tất cả đều ghét em!”. Thật sự lúc em đang quá bức xúc, đang quá nhạy cảm như thế này tôi chẳng biết làm gì, nói gì là tôt nhất. Tôi nghĩ mình nên im lặng. Tôi quay sang đùa cùng bé Lan. Cô bé cười tươi, ậm ừ như muốn nói gì, trông bé thật dễ thương. Ít nhất làm trẻ con thật dễ chịu, không phải suy nghĩ, không phải tìm cách để sống, để cư xử. Những đứa trẻ dường như tượng trưng cho những gì trong sáng nhất, tinh khiết nhất, thuần khiết nhất vậy. Nhìn con cười đùa, nghịch ngợm, Thanh trở nên dịu dang và bĩnh tĩnh hơn. Cững đã trưa muộn rồi, tôi nghĩ nên để em một mình, mà em còn phải chuẩn bị cơm trưa nữa. “Trưa rồi, chị phải về đây, tối nay sang chỗ bọn chị chơi nhé, cho cả bé Lan sang nữa, mấy chị em mình nấu gì đó ăn rồi nói chuyện nhé ?”. Em vui vẻ đồng ý.

- Địa điểm: Nhà chú Đạt

Tầm 6h chiều Thanh bế Lan sang nhà chúng tôi chơi. Tôi rất vui khi em có ý mở lòng kết bạn với chúng tôi. Đó là một dấu hiệu tốt, hy vọng tôi có thể thân thiết được với Thanh hơn nữa. Chúng tôi đã cùng trò chuyện, nấu ăn và chơi đùa rất vui vẻ. Thanh đã cởi mở hơn, trò chuyện với cả nhóm chúng tôi. Bữa tối diễn ra rất vui vẻ. Chúng tôi không nói gì về hoàn cảnh, về gia đình hay về học vấn của nhau. Mọi người cùng nói chuyện phiếm, kể chuyện hàng ngày, chuyện tình yêu,… “Các chị vui thật đấy. Em không có nhiều bạn như thế này.” “Ừ. Ở đây làm việc cũng khá mệt nhưng ở cùng nhau nên vui lắm. Thế từ bây giờ chúng ta là bạn đi. Em thường xuyên sang đây chơi với bọn chị nhé. Hôm nào đi thăm cac nhà trong thôn chị cũng gọi em nhé ?”. Tôi hỏi có ý muốn em tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các hoạt động của thôn. Và thật tuyệt là em cũng vui vẻ nhận lời. Tôi nghĩ mình cần xem xét công việc chung của nhóm, rồi lựa thời gian gọi em đi cùng. Tôi nghĩ như thế sẽ giúp em dạn dĩ hơn, xóa bỏ được much cảm với mọi người trong thôn. Bầu không khí rất thoải mái, và tôi thấy Thanh cũng rất thoải mái, cười nói vui vẻ, và cũng có chút gì đó ngây thơ của cái

Một phần của tài liệu Báo cáo thục hành công tác xã hộ cá nhân trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w