3.1.1. Nhiệt độ
Cá là loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng, cá bị sốc, ít ăn và chậm lớn. Nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25-32oC, tuy nhiên, cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20-35oC.
Cá Diêu hồng có khoảng nhiệt độ thích hợp là 22-300C.
Bảng 3.1. Bảng biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm
Thời gian Sáng Chiều
Min Max TB Min Max TB
4/8 - 9/8 28 31 29,40 ± 1,14 27.5 32 30,30 ± 1,98
10/8-14/8 26 31 29,10 ± 2,13 27 32 28,40 ± 0,96
15/8-19/8 25 28.5 17,00 ± 1,36 27 31 28,70 ± 1,56
20/8-24/8 27 30 28,60 ± 1,14 29 32 30,90 ± 1,14
25/8-29/8 22 27 24,70 ± 1,92 23 28.5 25,90 ± 2,07
Hình 3.1. Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm
Ngày đo
Qua biểu đồ và kết quả theo dõi nhiệt độ trong quá trình bố trí thí nghiệm ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
- Nhiệt độ trong thời gian nghiên cứu dao động trong khoảng từ 24,70 - 30,90 0C, nhiệt độ thấp nhất là 220C và cao nhất là 32 0C. Đây là khoảng nhiệt độ dao động thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Diêu hồng.
- Nhiệt độ buổi chiều thường lớn hơn nhiệt độ buổi sáng. Bởi vì lượng ánh sáng sẽ tăng cường độ chiếu sáng từ buổi sáng đến buổi chiều kéo theo sự tăng lên của nhiệt độ. Tuy nhiên do giai được bố trí trong ao nuôi nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ao nuôi cũng như thời tiết bên ngoài môi trường. Những ngày nắng to nước trong ao có hiện tượng giảm xuống do bốc hơi và rò rỉ thì kéo theo nhiệt độ nước tăng lên còn những ngày cấp nước vào hoặc trời mưa to thì độ sâu tăng lên và nhiệt độ nước trong ao giảm xuống đột ngột. - Giai đoạn đầu thì nhiệt độ cao và biên độ dao động theo ngày lớn do ảnh hưởng thời tiết của mùa hè nóng nực, càng về sau thì nhiệt độ có xu hướng giảm và ổn định hơn vì thời tiết đang dần chuyển sang mùa thu.
- Biên độ dao động nhiệt độ trong ngày nằm trong khoảng (2- 40C), thường (3-40C), những ngày thời tiết bất thường thì biên độ tăng lên (3 - 50C) gây ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của cá.
3.1.2. pH
pH có ảnh hưởng lớn đến đời sống của cá Diêu hồng nói riêng và thủy sinh vật nói chung. Mỗi loài sinh vật chỉ tồn tại trong khoảng pH xác định. Khi pH tăng hoặc giảm quá giới hạn cho phép sẽ gây rối loạn trao đổi chất ở sinh vật, sinh vật có thể chết (Swingle 1969).
Bảng 3.2. Bảng biến động pH trong quá trình thí nghiệm
Thời gian pH pH
Min Max TB Min Max TB
4/8-9/8 8,0 8.5 8,28 ± 0,19 8,6 8,8 8,72 ± 0,19
10/8-14/8 8,1 8,5 8,24 ± 0,19 8,5 8,8 8,66 ± 0,15
15/8-19/8 7,2 8,2 7,74 ± 0,42 8,3 8,8 8,54 ± 0,23
20/8-24/8 7,3 7,6 7,50 ± 0,12 7,6 8,5 8,18 ± 0,38
25/8-29/8 7,1 7,6 7,30 ± 0,21 7,5 8,0 7,74 ± 0,20
Hình 3.2. Biến động pH trong quá trình nghiên cứu
Qua bảng ta thấy pH buổi sáng luôn nhỏ hơn buổi chiều điều này có thể giải thích như sau, ban đêm tảo hô hấp nên lượng CO2 trong nước tăng lên làm cho nước có tính axid nên pH nước sẽ giảm xuống. Mặt khác ban ngày dưới tác dụng của ánh sáng thì tảo, bèo dâu sẽ quang hợp, khi cường độ chiếu sáng tăng lên thì tốc độ quang hợp của tảo và bèo nhanh hơn dẫn đến hàm lượng oxy trong nước tăng lên, còn CO2 thì giảm xuống nên pH tăng.
Biên độ dao động: pHMin = 7,1 và pHMax=8,8 đây là khoảng dao động thích hợp cho cá Diêu hồng sinh trưởng và phát triển.
3.1.3. Các yếu tố khác
Ngoài 2 yếu tố trên thì quá trình nuôi cá Diêu hồng còn chịu nhiều yếu tố khác như ôxy, độ trong, mức nước, dòng chảy, yếu tố di truyền ở cấp độ loài, cá thể…