Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu báo cáo chuyên đề về ảnh hưởng mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá diêu hồng giai đoạn cs hương lên cá giống trong giai tại hưng nguyên - nghệ an.hoài.doc.3 pptx (Trang 25 - 29)

2.4.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Diêu Hồng giai đoạn sau 21

ngày tuổi nuôi trong giai. Các công thức thí nghiệm

- Theo dõi các yếu tố môi trường - Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá - Xác định tỷ lệ sống của cá

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Cá thí nghiệm được nuôi trong 6 giai có kích thước bằng nhau: 1x2x1 (m).

- Các giai thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn trong ao.

- Các giai được nuôi với chế độ thức ăn, các yếu tố môi trường và chế độ chăm sóc quản lý giống nhau.

- Mật độ được bố trí khác nhau theo từng giai:

+ Công thức 1 (CT1), với 2 lần lặp: mật độ 40con/giai, (20con/m2) + Công thức 2 (CT2), với 2 lần lặp: mật độ 50con/giai, (25con/m2) Công thức 1 Lần lặp 1 Lần lặp 2 Công thức 2 Lần lặp 1 Lần lặp 2 Công thức 3 Lần lặp 1 Lần lặp 2 Kết luận và kiến nghị

+ Công thức 3 (CT3), với 2 lần lặp: mật độ 60con/giai, (30con/m2)

Hình 2.2. Bố trí giai thí nghiệm

Chế độ chăm sóc và quản lý cá ở các giai:

Định kỳ 5 ngày vệ sinh giai 1 lần và kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá.

2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.3.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

Trực tiếp ghi chép số liệu hàng ngày về môi trường liên quan đến đề tài như nhiệt độ, pH (được xác định 2 lần/ngày vào lúc 7-8h và 16-17h bằng máy đo pH, nhiệt kế thuỷ ngân.

Bảng 2.1. Các dụng cụ đo yếu tố môi trường

STT Chỉ số Đơn vị Thiết bị Đo đạc Độ chính xác Thời gian đo 1 Nhiệt độ 0C Nhiệt kế 10C 7 - 8h và 16- 17h 2 pH Máy đo pH 0,3 7 - 8h và 16- 17h

Hình 2.3. Đo pH và nhiệt độ môi trường ao nuôi

2.4.3.2. Phương pháp xác định tỷ lệ sống

- Tỷ lệ sống được xác định khi kết thúc thí nghiệm bằng cách đếm số lượng cá sống trong các giai.

- Tính tỉ lệ sống:

T2

A = ― x100% T1

Trong đó: A: là tỉ lệ sống của cá

T2: là tổng số cá thu được khi kết thúc thí nghiệm T1: là tổng số cá thả ban đầu

2.4.3.3. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của cá

- Tiến hành đo cá 5 ngày/lần cá được thu từ giai nuôi vào chậu lúc buổi chiều mát. Bắt ngẫu nhiên 30 con/lần lặp của mỗi công thức, dùng cân và thước xác định khối lượng và chiều dài.

- Chiều dài thân được đo bằng thước kẻ nhựa (mm),

Hình 2.4. Cân kiểm tra tăng trưởng cá Diêu hồng

- Tăng trưởng trung bình.

+ Giá trị trung bình. ∑= = n i Xi n X 1 1 Trong đó: X : Là giá trị trung bình Xi: Là giá trị thứ i của biến X n: Là số cá.

- Tăng trưởng về khối lượng.

+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối: ADGw = (g/ ngày)

+ Tốc độ tăng trưởng tương đối (% /ngày): SGRw = t LnWt LnWs ∆ − x 100 (%/ ngày) - Tăng trưởng về chiều dài.

+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (cm/ngày): ADGL = (mm/ ngày) + Tốc độ tăng trưởng tương đối(%/ngày):

SGRL = t LnLt LnLs ∆ − x 100 (%/ ngày) Trong đó:

Ws: là khối lượng ở thời điểm sau (g). Wt: là khối lượng ở thời điếm trước (g) Lt: là kích thước ở thời điểm trước (mm) Ls: là kích thước ở thời điểm sau (mm )

t: Là khoảng thời gian giữa 2 lần đo liên tiếp (T2 - T1)

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được sẽ tính giá trị trung bình, sai số chuẩn, phân tích thống kê trên phần mềm SPSS 16.0.

Một phần của tài liệu Tài liệu báo cáo chuyên đề về ảnh hưởng mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá diêu hồng giai đoạn cs hương lên cá giống trong giai tại hưng nguyên - nghệ an.hoài.doc.3 pptx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w