Biến động pH trong quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu báo cáo chuyên đề về ảnh hưởng mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá diêu hồng giai đoạn cs hương lên cá giống trong giai tại hưng nguyên - nghệ an.hoài.doc.3 pptx (Trang 32 - 33)

Qua bảng ta thấy pH buổi sáng luôn nhỏ hơn buổi chiều điều này có thể giải thích như sau, ban đêm tảo hô hấp nên lượng CO2 trong nước tăng lên làm cho nước có tính axid nên pH nước sẽ giảm xuống. Mặt khác ban ngày dưới tác dụng của ánh sáng thì tảo, bèo dâu sẽ quang hợp, khi cường độ chiếu sáng tăng lên thì tốc độ quang hợp của tảo và bèo nhanh hơn dẫn đến hàm lượng oxy trong nước tăng lên, còn CO2 thì giảm xuống nên pH tăng.

Biên độ dao động: pHMin = 7,1 và pHMax=8,8 đây là khoảng dao động thích hợp cho cá Diêu hồng sinh trưởng và phát triển.

3.1.3. Các yếu tố khác

Ngoài 2 yếu tố trên thì quá trình nuôi cá Diêu hồng còn chịu nhiều yếu tố khác như ôxy, độ trong, mức nước, dòng chảy, yếu tố di truyền ở cấp độ loài, cá thể…

3.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng của cá Diêu hồnggiai đoạn sau 21 ngày tuổi trong giai tại các công thức thí nghiệm giai đoạn sau 21 ngày tuổi trong giai tại các công thức thí nghiệm

3.2.1. Sự tăng trưởng trung bình theo chiều dài thân

Bảng 3.3. Chiều dài trung bình cá (TB ± SD ; mm)

Ngày tuổi CT1 CT2 CT3 21 11 11 11 26 21,76c ± 2,43 20,73b ± 2,48 18,78a ± 1,60 31 36,63c ± 2,69 27,51b ± 2,24 25,33a ± 1,86 36 48,08c ± 3,52 36,38b ± 2,35 31,55a ± 2,92 41 50,80c ± 3,47 48,11b ± 3,13 43,23a ± 2,87 46 57,76c ± 3,68 51,73b ± 2,64 48,23a ± 4,90

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ cái mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Một phần của tài liệu Tài liệu báo cáo chuyên đề về ảnh hưởng mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá diêu hồng giai đoạn cs hương lên cá giống trong giai tại hưng nguyên - nghệ an.hoài.doc.3 pptx (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w