Một số trình tự nuclêôtit đặc biệt trên nhiễm sắc thể Mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN.. Tuy nhiên ngoài các gen trên phân tử ADN còn có nhiều trình tự nuclêôtit đặc biệt khôn
Trang 1Một số trình tự nuclêôtit đặc
biệt trên nhiễm sắc thể
Mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN Tuy nhiên ngoài các gen trên phân tử ADN còn có nhiều trình tự nuclêôtit đặc biệt (không phải là các gen)
có các chức năng khác nhau trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của các nhiễm sắc thể
Dưới đây chúng ta chỉ nêu một trong số các trình tự nuclêôtit đặc biệt đó là:
Trang 2- Trình tự tâm động:
Đây là trình tự nuclêôtit đảm nhận chức năng của tâm động Trình tự nuclêôtit này là nơi liên kết với các thoi phân bào của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào Trình tự tâm động thường có một loạt các trình tự nuclêôtit ngắn lặp lại liên tiếp nhiều lần nằm ở hai đầu Nếu đoạn nhiễm sắc thể không có trình tự tâm động thì sẽ không thể phân li về các tế bào con trong quá trình phân bào
- Trình tự đầu mút:
Trình tự đầu mút là một trình tự nuclêôtit ngắn nằm ở đầu mút của nhiễm sắc thể đặc trưng cho từng loài Các trình tự này được lặp đi lặp lại liện tiếp nhiều lần Trình tự nuclêôtit đầu mút của nhiễm sắc thể người là TTAGGG Trình
tự đầu mút có chức năng giữ cho nhiễm sắc thể có cấu trúc ổn định làm cho các nhiễm sắc thể không dính lại với nhau Trình tự đầu mút thường bị mất dần trong các lần nhân đôi ADN được gọi là sự cố đầu mút Lí do làm cho đầu mút của nhiễm sắc thể nhân thực bị ngắn dần qua các lần phân bào là vì sau khi đoạn ARN mồi ở đầu mút bị cắt đi thì tế bào không thể tổng hợp được trình tự ADN thay thế đoạn ARN mồi
Trang 3- Trình tự khởi đầu sao chép ADN:
ADN trên nhiễm sắc thể nhân thực thường có nhiều điểm khởi đầu sao chép, nhờ các trình tự nuclêôtit đặc biệt này nên enzim sao chép ADN có thể khởi đầu quá trình nhân đôi ADN