DÒNG HỒNG CẦU ppt

9 1.1K 11
DÒNG HỒNG CẦU ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 DÒNG HỒNG CẦU 2 *** BS: Huỳnh Duy Anh Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên phải: 1. Trình bày được quá trình sinh hồng cầu. 2. Mô tả hình dạng hồng cầu bình thường. 3. Nhận diện được trên hình các loại hồng cầu bệnh lý. I. Sinh máu dòng hồng cầu: Từ tế bào nguồn đầu dòng (CFU-E), dưới tác động của erythropoietin (EPO), tế bào đầu dòng của hồng cầu được tạo ra, gọi là tiền nguyên hồng cầu (proerythroblast). Đó là tế bào có kích thước lớn (đường kính khoảng 20-25μm), nhân tròn, lưới màu nhân sáng và rất mịn với một hạt nhân nhạt, có khi không thấy rõ hạt nhân. Bào tương tròn đều, ưa base mạnh (xanh thẫm) do chứa nhiều ribosom cần thiết cho việc tổng hợp một lượng lớn huyết sắc tố. Thường thấy khoảng sáng quanh nhân trên tiêu bản nhuộm Giemsa. Có khi thấy bào tương lồi ra tạo thành hình “giả túc”. Hình 1: Tiền nguyên hồng cầu 3 Một tiền nguyên hồng cầu sinh ra 2 nguyên hồng cầu ưa base I (erythroblast basophi I) và thành 4 nguyên hồng cầu ưa base II. Tuy nhiên dưới kính hiển vi quang học, không thể phân biệt được nguyên hồng cầu ưa base I và nguyên hồng cầu ưa base II. Tính chất trưởng thành hơn (biệt hóa) so với tiền nguyên hồng cầu được thể hiện bởi sự ngưng tụ đặt biệt của chất nhân tạo thành từng cụm nhỏ thẫm màu, sắp xếp rất đều thành hình “nan hoa bánh xe”. Kích thước tế bào nhỏ hơn tiền nguyên hồng cầu (đường kính 16-18 μm). Quá trình tổng hợp huyết sắc tố chỉ mới bắt đầu với một tỉ lệ rất thấp, do vậy, trên tiêu bản nhuộm Giemsa gần như không nhận thấy sự thay đổi màu sắc của bàu tương. Hình 2: Hai nguyên hồng cầu ưa base có cấu trúc chất nhiễm sắc đặc (1) và môt nguyên hồng cầu đa sắc (2) Một nguyên hồng cầu ưa base sinh ra 2 nguyên hồng cầu đa sắc ( erythroblast polycromatophil) do bào tương đã có một lượng đáng kể huyết sắc tố (màu da cam) được tổng hợp và vẫn còn tồn tại các ribosom (ưa base) nên bào tương có màu pha trộn giữa 4 xanh và da cam (xám xanh) trên tiêu bản nhuộm Giemsa. Tế bào có kích thước nhỏ hơn, đường kính khoảng 12-15 μm. Nhân thường tròn, nằm ở trung tâm bào tương, lưới màu nhân bắt đầu đông vón lại tạo nên hình ảnh những “cục” đều đặn. Thông thường, các nguyên hồng cầu đa sắc có khoảng sang quanh nhân rất rõ nét. Đây là giai đoạn cuối cùng tế bào cón khả năng nhân đôi trong quá trình biệt hóa dòng hồng cầu. Hình 3: quá trình tạo hồng cầu ở tủy xương thường diễn ra xung quanh một đại thực bào với một lớp tương bào rộng, sáng màu (1). Xung quanh nó là các nguyên hồng cầu đa sắc với các kích thước khác nhau. Nguyên hồng cầu phân bào (2). Nguyên hồng cầu ưa acid (erythroblast acidophil) được tạo ra do nguyên hồng cầu đa sắc nhân đôi. Giai đoạn này, sự tổng hợp huyết sắc tố đã gần xong, tế bào không còn phân bào nữa. nguyên hồng cầu ưa acid có đường kính 10-15 μm. Nhân tròn, nhỏ, màu rất sẫm nằm ở chính giữa tế bào và gần như sắp tan. Bào tương màu da cam, màu sắc gần như hồng cầu trưởng thành. 5 Hình 4: nguyên hồng cầu ưa acid. Hồng cầu lưới (reticulocyte) là giai đoạn cuối cùng của sự trưởng thành dòng hồng cầu còn vết tích nhân. Kích thước tế bào bằng hoặc to hơn tế bào hồng cầu trưởng thành một ít ( đường kính 7-11 μm ). Nhân đã biến mất. trong bào tương còn một vài ty lạp thể và ribosom, làm cho tế bào còn khả năng tổng hợp một ít huyết sắc tố. khi nhuộm tế bào bằng phương pháp tủa đặt biệt (nhuộn xanh cresyl), có thể quan sát được vết tích nhân còn sót lại là hình lưới hoặc các hạt nhỏ bắt màu tím sẫm trên nền bào tương xanh nhạt. Hồng cầu lưới ở lại tủy xương khoảng 24h thì được phóng thích ra máu ngoại vi. Tại đây, chúng tồn tại thêm 24-48h nữa ở trạng thái “lưới” rồi mất nhân hoàn toàn để trở thành hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu lưới ở máu ngoại vi được coi là sự hiện diện của khả năng sinh hồng cầu của tủy xương. Khi hồng cầu lưới tăng nghĩa là tủy xương đang tạo hồng cầu mạnh mẽ. Ở máu ngoại vi, số lượng hồng cầu trưởng thành ở người khỏe mạnh bình thường nói chung trong khoảng 4,0-6,0 x 10 12 /l, tương ứng với lượng huyết sắc tố 120-180 g/l. Hồng cầu trưởng thành có hình đĩa lõm 2 mặt, đường kính 7-8 μm, dày 1-3 μm, không có nhân.Trên tiêu bản máu nhuộm Giemsa, hồng cầu bắt màu đỏ hồng, ở giữa có khoảng sáng tròn. 6 Một số hình ảnh hồng cầu bệnh lý: Hồng cầu nhỏ, đường kính 4-6 micron Gặp trong bệnh Thalassemia, thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tăng nhu cầu. Rối loạn chuyển hoá sắt 7 Hồng cầu to, đường kính 9-12 micron. Gặp trong bệnh Suy tủy xương, thiếu vitamin B12 và acid folic, rối loạn tổng hợp AND. Hình quả lê, hình vợt, hình chuỳ, trong hội chứng thiếu máu nặng. Hình lưỡi liềm do có huyết sắc tố S, bệnh rối loạn về huyết sắc tố 8 Hình bia do có nhiều huyết sắc tố bào thai F Hình có gai (acanthocytose) ) bệnh nhân mang van tim nhân tạo, bệnh thiếu máu tan máu Hình vỡ mảnh (schizocytose) 9 Tài liệu tham khảo: 1. Trần Văn Bé – Thực hành huyết học truyền máu, NXB Y học 2003,Tr. 12-15. 2. Trương Công Duẩn-bài giảng Huyết học truyền máu, NXB Y học 2006,Tr. 11-19. 3. Block Huyết học – Miễn dịch, Đại học Y Dược cần Thơ, Tr. 27-30. 4. Color Atlas of Hematology Practical Microscopic and clinical diagnosis. . 4: nguyên hồng cầu ưa acid. Hồng cầu lưới (reticulocyte) là giai đoạn cuối cùng của sự trưởng thành dòng hồng cầu còn vết tích nhân. Kích thước tế bào bằng hoặc to hơn tế bào hồng cầu trưởng. tương. Hình 2: Hai nguyên hồng cầu ưa base có cấu trúc chất nhiễm sắc đặc (1) và môt nguyên hồng cầu đa sắc (2) Một nguyên hồng cầu ưa base sinh ra 2 nguyên hồng cầu đa sắc ( erythroblast. quanh nó là các nguyên hồng cầu đa sắc với các kích thước khác nhau. Nguyên hồng cầu phân bào (2). Nguyên hồng cầu ưa acid (erythroblast acidophil) được tạo ra do nguyên hồng cầu đa sắc nhân đôi.

Ngày đăng: 02/04/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan