Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 130 - 137)

II. Giải pháp

1. Nhóm các giải pháp chung

Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy đầu tư sớm cho công tác bảo vệ môi trường sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao bởi khoản kinh phí

đầu tư ban đầu nhằm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm sẽ thấp hơn rất nhiều so với kinh phí phải đầu tư cho việc khắc phục hậu quả môi trường. Để thực hiện tốt

được chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ cơ chế chính sách, pháp luật đến các yêu tố nâng cao năng lực triển khai (cơ chế tài chính, truyền thông, thanh tra, kiểm tra, xử phạt, công nghệ xử lý môi trường…).

Hoàn thin h thng văn bn pháp lut nhm trin khai ch trương kinh tế hoá lĩnh vc môi trường

Tăng cường các giải pháp về pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng, cấp thiết góp phần đẩy mạnh thực hiện kinh tế hóa. Để kinh tế hóa lĩnh vực môi trường đạt được hiệu quả tối ưu, cụ thể là các công cụ kinh tế phát huy

được hiệu quả thì cần phải có sự thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật, triển khai, hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng và đồng bộ chủ trương kinh tế

hoá chung.

Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta khá nhiều, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ, một số qui định chưa phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Đặc biệt, hệ thống văn bản pháp luật về kinh tế hoá lĩnh vực môi trường là chưa nhiều và chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu thực tiễn. Luật Bảo vệ môi trường 2005 là kim chỉ nam cho công tác bảo vệ môi trường, song lại chưa đề cập nhiều đến các công cụ kinh tế và tính hiệu quả của nó trong quản lý môi trường. Mặc dù có lồng ghép một số công cụ kinh tế vào các điều khoản trong luật, nhưng nội dung còn mờ nhạt và thiếu tập trung. Với cơ sở pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ như hiện nay, các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường chưa được phát huy hiệu quả nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Đề án đẩy mạnh kinh tế hoá ngành tài nguyên và môi trường nhằm triển khai Nghị quyết số 27/QĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/BCSĐTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đẩy mạnh kinh tế hoá ngành tài nguyên và môi trường vẫn chưa được ban hành. Bên cạnh đó, mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế, phí đối với nước thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản... đã được ban hành và triển khai nhưng qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập. Các văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về đối tượng áp dụng, trình tự, thủ tục thực hiện, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể liên quan còn thiếu. Ngoài ra, cơ sở pháp lý nhằm triển khai các công cụ kinh tế mới khác trên thực tế như đặt cọc – hoàn trả, chi trả

dịch vụ môi trường, nhãn sinh thái, giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng v.v... và các công cụ hỗ trợđổi mới cơ chế chính sách vẫn chưa được ban hành.

Chính vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường nói chung và kinh tế hoá lĩnh vực môi

trường nói riêng, sửa đổi, bổ sung ban hành mới các văn bản pháp luật, đặc biệt cần sửa đổi, bổ sung và xây dựng các điều khoản về các công cụ kinh tế trong Luật Bảo vệ môi trường 2005. Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2005 cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Ci cách hành chính, đổi mi t chc b máy qun lý nhà nước v môi trường

Bộ máy quản lý nhà nước là yếu tố tiên quyết để đảm bảo được tính hiệu quả trong quản lý môi trường nói chung và triển khai chủ trương kinh tế hoá lĩnh vực môi trường nói riêng. Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ phân tán cho nhiều bộ ngành khiến cho quá trình thực hiện gặp nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy trong Bộ

TNTM nói riêng và các bộ/ngành nói chung còn chồng chéo về chức năng, phạm vi hoạt động. Việc phân cấp không rõ ràng giữa các đơn vị dẫn đến việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Việc đơn giản hóa bộ máy quản lý, tập trung qui về đầu mối chịu trách nhiệm chính trong quản lý môi trường đảm bảo cho bộ

máy quản lý gọn nhẹ là nhiệm vụ cấp thiết. Cần quy định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các các Bộ, ngành ở trung ương và địa phương, giữa cá nhân và tập thể, đồng thời tăng thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân nhằm tăng cường trách nhiệm và hiệu quả triển khai.

Nhằm triển khai mạnh mẽ chủ trương kinh tế hoá lĩnh vực môi trường nói riêng và ngành tài nguyên và môi trường nói chung, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách theo hướng "một cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính. Đối với các thủ tục hành chính như kê khai, cấp phép, thu nạp thuế, phí v.v… cần phải được đơn giản hoá, công khai, tránh rườm rà tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện, tránh tình trạng lợi dụng các kẽ hở pháp luật phục vụ cho lợi ích cá nhân. Giải pháp này đảm bảo hạn chế sự sách nhiễu, phiền hà và lãng phí tiền của cho người dân, đồng thời tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.

Tăng cường năng lc nghiên cu, phân tích kinh tế trong lĩnh vc môi trường, phát trin đội ngũ cán b qun lý nhà nước môi trường có kiến thc tng hp v kinh tế, xã hi và môi trường99

Bên cạnh những giải pháp về pháp luật, hệ thống quản lý thì nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn là một trong những giải pháp quan trọng, cần phải thực hiện sớm. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo chính quy về môi trường hiện nay còn yếu và thiếu, đặc biệt là các cán bộ có kiến thức chuyên sâu về kinh tế. Năng lực phân tích kinh tế trong lĩnh vực môi trường nói riêng và ngành tài nguyên và môi trường nói chung còn yếu và yếu tố

kinh tế trong các chính sách bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. Chưa có mạng lưới các chuyên gia kinh tế hỗ trợ trong quá trình hoạch định chính sách môi trường. Vì vậy, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quán lý nhà nước về môi trường cần phải thực hiện khẩn trương và mạnh mẽ.

Tập trung đào tạo cán bộ trong lĩnh vực môi trường ở các Bộ, ngành Trung ương và các cấp địa phương về kiến thức chuyên ngành môi trường, cụ

thể là chuyên ngành kinh tế môi trường để cung cấp cho họ những kiến thức tổng quan về kinh tế học (kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô); mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và môi trường; về các kỹ năng phân tích kinh tếđể

các nhà quản lý có thể nhìn nhận, phân tích, đánh giá môi trường dưới góc độ

kinh tế.

Bên cạnh đó, cần huy động thêm sự tham gia của các chuyên gia kinh tế

vào công tác quản lý môi trường cụ thể như công tác nghiên cứu, hoạch định, xây dựng các chính sách về môi trường. Cần có những giải pháp thu hút đội ngũ

cán bộ, công chức với những chính sách, chếđộưu đãi.

Xây dựng trung tâm nghiên cứu chuyên về Kinh tế Môi trường thuộc Viện Khoa học quản lý Môi trường để làm đầu mối cho các hoạt động nghiên cứu khoa học về kinh tế môi trường, hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo trong việc hoạch định, xây dựng các chính sách quản lý môi trường dưới góc độ kinh tế,

phù hợp với bối cảnh của cơ chế thị trường; kết hợp một cách hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.

Tăng cường công tác nghiên cu và tng bước trin khai áp dng các công c kinh tế, các công c h tr khác trong qun lý môi trường

Hệ thống cơ sở lý luận về các công cụ kinh tế và các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế chính sách quản lý môi trường phù hợp với kinh tế thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách. Nhưđã phân tích

ở trên, hIện nay, đã có một số nghiên cứu khoa học của các bộ, ngành về lĩnh vực này tuy nhiên chưa được triển khai áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các nghiên cứu và triển khai thí điểm các kết quả nghiên cứu nhằm đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện đồng bộ việc áp dụng các công cụ kinh tế với các công cụ hành chính và kỹ thuật.

Để thực hiện tốt giải pháp đồng bộ trên thì công tác nghiên cứu, đánh giá tiềm năng cơ hội đóng góp của lĩnh vực môi trường vào nguồn thu của ngân sách và tăng trưởng của GDP là việc làm cấp thiết. Nghị quyết số 27- NQ/BCSĐTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường vềđẩy mạnh kinh tế hoá ngành tài nguyên và môi trường

đã chỉ rõ bảo vệ môi trường là thước đo hiệu quả và tính bền vững của hoạt động kinh tế, có thể hạch toán toàn diện và đầy đủ. Do vậy, trước khi có những chiến lược phát triển, áp dụng rộng rãi, công tác đánh giá, dự báo đóng góp trong lĩnh vực môi trường cần được thực hiện kịp thời, chính xác, nghiên cứu và xem xét khả năng áp dụng các công cụ đó trong điều kiện thực tếở Việt Nam. Bên cạnh

đó, cần phải tiến hành nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, và áp dụng có chọn lọc, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Cần đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng thí điểm và xây dựng cơ chế chính sách đối với các công cụ kinh tế và các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế chính sách chưa được áp dụng tại Việt Nam như: giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng (cota ô nhiễm), đặt cọc hoàn trả, định giá, lượng giá giá trị môi trường, hoạch

toán môi trường v.v...

Tăng cường tuyên truyn, giáo dc nâng cao nhn thc cho người dân v bo v môi trường và ch trương kinh tế hóa lĩnh vc môi trường

Công tác truyền thông, phổ biến giáo dục kiến thức về bảo vệ môi trường tại Việt Nam chưa hiệu quả. Nhận thức của người dân đối với vấn đề kinh tế hoá lĩnh vực môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường còn chưa cao. Tuy nhiên,

đây là giải pháp rất cần thiết và hiệu quả để hỗ trợ các giải pháp về chính sách, pháp luật được triển khai thành công, đồng thời đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương kinh tế hoá lĩnh vực môi trường. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng, về trách nhiệm bảo vệ môi trường và tự giác thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật như

trong hoạt động thu phí trong khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, chi trả các dịch vụ môi trường v.v… theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người hưởng lợi phải trả tiền. Cần lồng ghép hiệu quả hơn nội dung bảo vệ môi trường vào các chương trình giáo dục ở tất cả

các bậc học, và nội dung đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, các cơ sở kinh doanh. Phải có chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh đối với những các cá nhân, tập thể nhằm tạo động lực và phát huy vai trò chủđạo của người dân trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện kinh tế hoá lĩnh vực môi trường nói riêng.

Tăng cường đầu tư, xã hi hoá công tác bo v môi trường

Tại Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước, cá nhân, tổ

chức, cộng đồng, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Theo Nghị Quyết, Nhà nước sẽ tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường, hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham

gia các dịch thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về

bảo vệ môi trường.

Luật bảo vệ môi trường 2005 đã đề cập đến khía cạnh xã hội hóa hoạt

động bảo vệ môi trường trong toàn bộ văn bản Luật và dịch vụ môi trường được qui định tại điều 116 về phát triển dịch vụ môi trường. Theo đó, trong lĩnh vực thu gom, tái chế, xử lý chất thải, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp, dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường để thực hiện hoạt động giữ

gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua hình thức đấu thầu.

Xã hội hoá bảo vệ môi trường sẽ huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội, sẽ góp phần triển khai chủ trương kinh tế hóa lĩnh vực môi trường một cách hiệu quả hơn. Vì vậy, cần phải xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường, khuyến các doanh nghiệp, các thành phần kinh tếđầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kim tra theo dõi v vic thi hành các quy định ca pháp lut v kinh tế hoá lĩnh vc môi trường

Công tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong việc đốc thúc, giám sát, phát hiện khó khăn, bất cập và kịp thời hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về thuế, phí và các công cụ kinh tế cũng như công cụ hỗ trợ khác. Cần nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra bằng các biện pháp nghiệp vụ, tăng tần suất và bám sát

địa bàn địa phương. Cần xây dựng các nhóm hỗ trợ bao gồm các cán bộ có chuyên môn, cảnh sát môi trường và người dân địa phương để nắm tình hình thực hiện tại địa bàn, kịp thời phát hiện vi phạm và trợ giúp khi cần thiết.

Đầu tư, ci thin thiết b quan trc và các thiết b h tr trong quá trình trin khai kinh tế hoá môi trường

Các dữ liệu môi trường phục vụ trực tiếp cho công tác triển khai các công cụ kinh tế như thuế, phí, hoạch toán, lượng giá. vv… Chất lượng dữ liệu luôn phải được đảm bảo chính xác, cập nhật và đồng bộ. Vì vậy, các thiết bị quan

trắc, phân tích và các thiết bị hỗ trợ khác cần được trang bị cho các đơn vị chức năng của địa phương cũng như các doanh nghiệp để có thể đảm bảo được chất lượng dữ liệu môi trường. Đồng thời, việc triển khai tính toán và nộp thuế, phí bảo vệ môi trường và các chính sách kinh tế hoá khác được thực hiện dễ dàng, chính xác, công bằng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 130 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)