Nhãn sinh thái ( Nhãn môi trường)

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 54 - 64)

I. Kinh nghiệm của một sốn ước trên thế giới liên quan đến kinh tế hóa lĩnh vực

1. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

1.2.4 Nhãn sinh thái ( Nhãn môi trường)

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đưa ra khái niệm:“Nhãn sinh thái là s khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.

Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường tác động đến nhà sản xuất trong việc thay đổi quy trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường, giảm

thiểu các tác động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào.... Nhãn sinh thái khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất, giúp cho nhà sản xuất có thể tạo dựng hình ảnh và có vị thế trên thị

trường vì những sản phầm loại này thường có sức cạnh tranh cao và giá thành cũng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác. Đồng thời nó cũng thông tin, giáo dục cho người tiêu dùng về những tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Vào cuối thập kỷ 90, thị trường hàng hoá mở rộng, tuy nhiên ở các nước phương tây nhu cầu bồi thường, bảo hiểm về môi trường đối với các sản phẩm ngày càng gia tăng do nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao. Cộng đồng quan tâm hơn tới việc chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường thông qua chi trả

cho các hàng hóa ít nguy hại đến môi trường. Nhu cầu người tiêu dùng đối với các sản phẩm “xanh” dẫn đến nhiều dịch vụ quảng cáo “xanh” và các chứng nhận sản phẩm. Có rất nhiều hình thức khác nhau của các chứng nhận từ nội dung không rõ ràng như “thân thiện môi trường” hoặc “tự nhiên” đến cụ thể, rõ ràng hơn như “tái chế” hoặc “không chứa photphat”. Ban đầu ở hầu hết các quốc gia đều không có sự kiểm soát đối với các nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh đối với các chứng nhận của họ. Sự gia tăng nhanh chóng của các chứng nhận môi trường không có nguồn gốc rõ ràng đã khiến cho người tiêu dùng bối rối và hoài nghi. Để cải thiện tình trạng này, các Chính phủở một số nước phát triển đã đưa ra hướng dẫn nhằm quy định các chứng chỉ môi trường của nhà sản xuất hoặc kinh doanh và đưa ra những định nghĩa cụ thểđối với những chứng nhận này.

Đức là quốc gia đầu tiên đưa ra chương trình nhãn sinh thái có tên là Chương trình Thiên Thần Xanh (Blue Angel Programme) vào năm 1978, đây là chương trình hành động của Chính phủ. Mười năm sau đó, Canada thành lập Chương trình Lựa chọn Môi trường (Environmental Choice Programme). Sau đó hơn 30 chương trình đã được thiết lập. Hầu hết các chương trình đều có dạng giống như ở Đức và Canada (Dạng nhãn sinh thái loại 1). Hơn thế, ở một số

nhất là nhãn cảnh báo độc hại với sức khỏe của các sản phẩm thuốc lá và nhãn

đầu lâu xương chéo đối với các thuốc độc hại 46. Năm 1989, tại Mỹ, chương trình “Con dấu xanh” (Green Seal) do một tổ chức phi Chính phủ thành lập, chương trình phát triển tiêu chuẩn sản phẩm bền vững dựa trên chu trình sản phẩm, dịch vụ và các công ty và đưa ra chứng nhận của bên thứ ba cho những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí trong tiêu chuẩn. “Con dấu xanh” đã được chủ động xác định và thúc đẩy tính bền vững trên thị trường, và giúp các tổ chức

được “xanh” hơn47.

Đến năm 1991, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã quan tâm đến ý tưởng về nhãn sinh thái này và thành lập Phân ban kỹ thuật ISO/TC207/SC2 về

nhãn sinh thái nhằm xây dựng tiêu chí chung mang tính quốc tế.

Trong bối cảnh đó, năm 1992 Nhãn sinh thái Châu Âu (European Ecolabel) được thành lập cũng với mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Biểu tượng bông hoa đã được dán thí điểm cho hai sản phẩm đầu tiên là giấy mỏng và chất phụ

gia cho đất48.

Trước sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các loại nhãn sinh thái trên thế giới, năm 1994, Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (Global Ecolabelling Network - GEN) được thành lập. Đây là tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu đào tạo, hỗ trợ các thành viên và các chương trình nhãn sinh thái khác, các bên liên quan và người tiêu dung thông qua việc cải thiện, thúc đẩy và phát triển sản phẩm dán nhãn sinh thái trên toàn thế giới. Tổ chức cũng là đầu mối hợp tác, trao đổi thông tin và hài hòa các mối quan hệ giữa các thành viên, tạo điều kiện tiếp cận thông tin về tiêu chuẩn nhãn sinh thái trên khắp thế giới. GEN khuyến khích tiêu dùng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ môi trường Đến nay, tổ chức GEN đã có 26 quốc gia thành viên.

46 Institute for Environmental Studies The Hong Kong University of Science and Technology, 1997,

Development of an eco-label certification programme for Hong Kong,

47 http://www.greenseal.org/AboutGreenSeal.aspx

Nhãn sinh thái ngày càng phổ biến trên toàn cầu, có khoảng hơn 40 chương trình nhãn sinh thái đã chính thức được công bố hoặc đang được xây dựng. Năm 2003, ý tưởng này đã được Chính phủ các nước đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg về phát triển bền vững. Nhãn sinh thái đã thực sự trở thành một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc, thống nhất quốc tế với mục tiêu đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng toàn thế giới, tạo nên môi trường sinh thái bền vững, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp đầy đủ các thông tin vềđặc tính môi trường của sản phẩm từđó nâng cao nhận thức thay đổi hành vi trong hoạt động bảo vệ

môi trường của người tiêu dùng cũng như người sản xuất.

Theo kết quảđiều tra trên 340 nhãn sinh thái của 42 quốc gia trên thế giới tính đến tháng 11 năm 2009 49, có đến 58% chương trình nhãn sinh thái được

điều hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận hoặc vì lợi nhuận và chỉ có 8% chương trình do Chính phủđiều hành.

Dưới đây là sự phát triển của một số chương trình nhãn sinh thái trên thế

giới:

Nhãn sinh thái Châu Âu:

Nhãn sinh thái châu Âu đã được Hội đồng Bộ trưởng môi trường châu Âu thông qua theo Quyết định số 880/92 ngày 23 tháng 3 năm 1992, bao gồm các sản phẩm tẩy rửa, giấy, dệt, các sản phẩm trong nhà và làm vườn, thiết bị, chất bôi trơn và các dịch vụ như nhà ở du lịch. Trong khi nhãn sinh thái châu Âu có biểu tượng hình bông hoa rất đơn giản, nhưng các tiêu chí đặt ra rất chặt chẽ. Nhãn sinh thái được cấp cho một sản phẩm hoặc dịch vụ không chỉ dựa trên một yếu tố đơn thuần mà thông qua quá trình nghiên cứu, phân tích tác động của sản phẩm hoặc dịch vụ trong vòng đời của nó, bắt đầu từ khai thác nguyên liệu thô trong giai đoạn tiền sản xuất, đến sản xuất, phân phối và thải bỏ. Một số điều kiện sản phẩm hoặc dịch vụ cần đạt được như: có số lượng lớn được bán trên thị

trường, có ít nhất một giai đoạn trong toàn bộ vòng đời có tác động đến môi

trường, có tiềm năng cải thiện môi trường khi được tiêu dùng cũng như khuyến khích nhu cầu được cấp nhãn sinh thái của nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.

Biểu tượng bông hoa của nhãn sinh thái châu Âu đã giúp các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn tốt, đồng thời giúp người tiêu dùng có những lựa chọn đáng tin cậy. Đây là một phần trong kế hoạch hành

động trên qui mô lớn của chính sách “Sản xuất và tiêu dùng bền vững” được thông qua bởi Uỷ ban châu Âu vào ngày 16 tháng 7 năm 2008.

Hình 4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhãn sinh thái châu Âu50

Nhãn sinh thái châu Âu nhanh chóng trở thành một thương hiệu quốc tế. Các nhà sản xuất muốn bán sản phẩm của họ trên khắp thị trường châu Âu đã thực sự nhận ra những lợi thế cạnh tranh mà nhãn sinh thái châu Âu mang lại. Sản phẩm mang logo hình bông hoa có thể được tiếp thị trên toàn Liên minh châu Âu (bao gồm 15 quốc gia thành viên) và 03 quốc gia EEA (Na Uy, Iceland và Liechtenstein).

Đến đầu năm 2010, đã có hơn 1000 nhãn sinh thái châu Âu được cấp cho 26 chủng loại sản phẩm, trong đó dịch vụ du lịch chiếm 37% tổng số giấy chứng nhận. Ý và Pháp là hai quốc gia có số chủ sở hữu nhãn sinh thái lớn nhất, với 331 và 203 giấy phép tương ứng. Đứng thứ ba là Tây Ban Nha và Đức với hơn 60 giấy phép.

50Nguyễn Hữu Khải, 2005, Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị

Uỷ ban châu Âu

Hội đồng nhãn sinh thái châu Âu

Hình 5. Sự phát triển về số lượng nhãn sinh thái châu Âu được cấp từ năm 1992 đến 2010 (tình đến 30/7/2010)51

Mặc dù, chương trình này chưa có số lượng thống kê về những kết quả về

sự cải thiện môi trường, song một số sản phẩm được dán nhãn sinh thái châu Âu

đã thể hiện rõ sự giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Ví dụ, năm 1993, việc phát thải chất Clo trong quá trình làm trắng bột giấy giảm từ 175.000 tấn xuống còn 10.000 tấn, quá trình sản xuất giấy giảm 11% việc phát thải SO2, giảm 21% COD, giảm 50% AOX. Sản phẩm sơn được dán nhãn giảm 78% việc phát thải khí CO, 58% NOX, 64% CxHx so với sản phẩm sơn cùng loại52 .

Nhãn sinh thái ca M (Con du xanh – Green Seal) 53

Chương trình “Con dấu xanh” là một trong những chương trình tiên phong trong việc thúc đẩy nền kinh tế bền vững tại Mỹ. Năm 1989, “Con dấu xanh”

được thành lập với tư cách là một tổ chức phi Chính phủđộc lập có mục tiêu hỗ

trợ người tiêu dùng tìm thấy được những sản phẩm thực sự xanh. Hiện nay, chương trình này cung cấp tiêu chí và hướng dẫn cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ hướng tới tính bền vững trong sản phẩm và dịch vụ. “Con dấu xanh” có 30 tiêu chuẩn đã ban hành cho hơn 193 loại sản phẩm và dịch vụ.

51 http://ec.europa.eu/environment/ecolabel/about_ecolabel/facts_and_figures_en.htm

52 Nguyễn Hữu Khải, 2005, Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị, tr.100.

53 Nguyễn Hữu Khải, 2005, Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị, tr.101

Đối tượng tập trung đầu tiên của Chương trình “Con dấu xanh” là nội dung mua sắm của người tiêu dùng. Chương trình xây dựng các hướng dẫn mua sắm cho cộng đồng thông qua việc khuyến cáo và chứng nhận các sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện môi trường qua các tờ rơi, tạp chí, quảng cáo. Những thông tin này được thu thập vào biên soạn thành “Báo cáo lựa chọn xanh” phát hành hàng năm. Sau đó, chương trình tập trung hơn vào các tổ chức mua sắm bởi tầm ảnh hưởng rộng lớn của các tổ chức này. Đặc biệt tập trung đối với các tổ chức nhà nước từ trung ương tới địa phương nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, từ đó tạo ra sự ảnh hưởng đáng kểđến các chính sách thị trường. Hơn thế, chương trình đã tác động lớn đến ý thức và xu hướng tiêu dùng của người dân cũng như các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ, tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Chương trình cũng đã nỗ lực hài hoà với một số chương trình nhãn sinh thái quốc tế như nhãn sinh thái châu Âu. Trong số các chứng nhận được cấp, “Con dấu xanh” cũng được cấp cho một số nhà sản xuất nước ngoài như Canada (công ty sản xuất giấy in, thiết bị vệ sinh và dầu máy), Nhật Bản (công ty sản xuất hệ thống sưởi ấm), Hàn Quốc (công ty sản xuất các sản phẩm tẩy trắng).

Hình 6. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Con dấu xanh54

54 Nguyễn Hữu Khải,2005, Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị, tr.102

Hội đồng Con dấu xanh

Chương trình

đối tác xanh Bộ phmua sận tắưm vấn thiBếột k phếậ sn tản phư vấẩn m Uỷ ban các bên

Sản phẩm, dịch vụ

Uỷ ban tiêu chuẩn môi trường

Nhãn môi trường ca Trung Quc:

Tại Trung Quốc, từ năm 1993, chương trình Nhãn môi trường (China Environmental Labelling Program) được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia (State Environmental Protection Administration of China, viết tắt là SEPA, nay là Bộ Môi trường) thông qua và tiến hành triển khai. Sự ra đời này xuất phát từ

yêu cầu thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm từ chương trình “Thiên thần xanh” ở Đức và Nhật Bản. Vì vậy, chương trình nhãn môi trường ở Trung Quốc tập trung vào hai mục tiêu định hướng thị trường: (1) Nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng nhằm biến khoản tiền tiêu dùng của người dân trở thành những lá phiếu cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; và (2) Tăng cường năng lực cạnh tranh thị trường của các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua việc sản xuất nhiều hơn và tốt hơn các sản phẩm xanh55.

Đến tháng 5 năm 1994, Ủy ban Quốc gia Trung Quốc về chứng thực các sản phẩm được gán nhãn môi trường (China’s Certification Committee for Environmental Product Labeling, gọi tắt là CCEL) chính thức được thành lập với tư cách là bên thứ 3 đại diện cho Chính phủ. CCEL có chức năng bao gồm (1) đầu tư cho sự phát triển phù hợp và kịp thời của nhãn môi trường cả trong và ngoài nước; (2) đề xuất phương thức và hướng dẫn hệ thống chứng nhận của các sản phẩm dán nhãn môi trường, (3) quảng bá nhãn môi trường Trung Quốc và cải thiện sản phẩm, giải quyết các cá nhân hoặc đơn vị sai phạm, (4) thúc đẩy hợp tác quốc tế. Uỷ ban này chịu sự giám sát của Văn phòng Giám sát Công nghệ Quốc gia Trung Quốc 56. CCEL hoạt động phối hợp cùng với các cơ quan, bộ ngành khác và báo cáo định kỳ cho SEPA về kết quả hoạt động của chương trình. SEPA cũng thành lập một ban thư ký để hỗ trợ CCEL hoạt động tốt (bao gồm cả việc xem xét hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá và cho phép sử dụng

55 China’s Certification Committee for Environmental Product Labeling, 2003, “Ecolabelling: Trade Opportunities & Challenges World Trade Organization Public Symposium Challenges Ahead on the Road to Cancun”

nhãn)57. Nhìn chung, các tiêu chí đánh giá của chương trình thường là chỉ dựa vào một vài yếu tố quan trọng nhất ví dụ như tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế, sử dụng ít CFC đối với tủ lạnh, xăng không chí, sơn không pha nước và pin không thủy ngân.

Năm 2003, Chương trình nhãn môi trường của Trung Quốc đã ban hành gần 60 tiêu chuẩn chứng nhận, trong đó 47 chứng nhận đến nay vẫn còn hợp lệ. Trên cơ sở giám sát chặt chẽ, kiểm tra hàng năm và loại bỏ hiệu lực các chứng nhận đối với những sản phẩm không còn đảm bảo tiêu chí của chương trình, từ

năm 1994 đến tháng 5 năm 2003, đã có 527 doanh nghiệp với 3.426 sản phẩm

được chứng nhận mang nhãn môi trường (bảng 4) 58.

Bảng 4. Số liệu thống kê về thành viên được cấp chứng nhận nhãn môi trường của Trung Quốc từ năm 1994 đến 200259

Năm Số thành viên mới Số thành viên bị bãi bỏ chứng nhận

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2 10 27 41 42 49 55 97 219 1 6 14 22 5 0 2 0

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)