Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý mô

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 137 - 194)

II. Giải pháp

2.1Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý mô

2. Nhóm các giải pháp cụ thể

2.1Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý mô

bảo vệ môi trường và các chính sách kinh tế hoá khác được thực hiện dễ dàng, chính xác, công bằng và hiệu quả.

2. Nhóm các giải pháp cụ thể

Trong bối cảnh hiện nay, để triển khai thực hiện chủ trương kinh tế hoá lĩnh vực môi trường, bên cạnh những giải pháp chung nêu trên, cần thực hiện những giải pháp trước mắt là tập trung đẩy mạnh việc thực hiện áp dụng các công cụ kinh tế như thuế môi trường, phí môi trường, nghiên cứu xây dựng, tạo lập một thị trường mới về môi trường làm tiền đề để áp dụng các công cụ kinh tế, nâng cao trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường.

2.1 Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường môi trường

2.1.1 Nhóm công c to ngun thu trc tiếp cho ngân sách nhà nước

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá môi trường sinh thái đã bị tác động nghiêm trọng, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn ngày càng gia tăng cả về khối lượng lẫn thành phần. Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng suy thoái và ô nhiễm đã, đang và sẽ là thách thức nghiêm trọng tới môi trường và phát triển kinh tế Việt Nam. Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP của Việt Nam tăng mà không có các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống ô nhiễm môi trường thì nguy cơ ô nhiễm sẽ tăng gấp 3 đến 5 lần. Trong thời gian qua, việc áp dụng rộng rãi các chính sách về thuế và phí môi trường đã thu được những kết quả đáng kể. Các khoản thu từ phí môi trường đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Các quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực môi trường đã nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc hạn chế tác động xấu do hoạt

động sản xuất gây ra cho môi trường, từđó áp dụng các giải pháp công nghệ sản xuất tiên tiến và các giải pháp xử lý chất thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Thuế phí bảo vệ môi trường cũng đã thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch, sử dụng nguyên liệu mới, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản xuất các sản phẩm “sạch”.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Trong các chính sách về thuế và phí hiện nay, mục tiêu bảo vệ môi trường mới chỉ là những mục tiêu được lồng ghép chứ không phải là mục tiêu chính. Kết quả áp dụng các loại thuế, phí trong thực tế còn hạn chế, chưa thể

hiện được mục đích của việc áp dụng công cụ này.

Năm 2008 nguồn thu từ thuế, phí bảo vệ môi trường là 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả thu phí xăng dầu 9000 tỷ/năm thì tổng thu là 10.224 tỷ. Nhà nước hàng năm dành 1% tổng chi ngân sách để chi cho sự nghiệp môi trường. Trong khi đó nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường là rất lớn. Do vậy nghiên cứu, mở rộng và áp dụng các loại thuế, phí cần phải đẩy mạnh và phải được coi là công cụ đi đầu trong việc ngăn ngừa ô nhiễm, thay đổi hành vi. Các lĩnh vực chúng ta cần đẩy mạnh thu đó là nước thải, chất thải rắn, khoáng sản, và các nhóm sản phẩm khác như xăng dầu...100

Thuế bo v môi trường

Luật thuế môi trường được ban hành nhằm đánh vào đối tượng gây ô nhiễm môi trường để bảo vệ môi trường, góp phần thay đổi nhận thức của cộng

đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp. Để người dân có thể hiểu và thực hiện Luật một cách nghiêm túc trong thực tế cần triển khai tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng những nội dung chưa cụ thể trong luật

Luật thuế bảo vệ môi trường quy định 8 nhóm đối tượng phải nộp thuế

BVMT gồm: xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; dung dịch HCFC; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuộc bảo quản lâm sản hạn chế sử dụng; thuốc khử trùng kho

loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

Căn cứ theo Luật thuế BVMT thì mức thuế được tính toán dựa theo công thức sau:

M = Σ Qi *Ti

Trong đó:

M: Tổng thuế BVMT thu được.

Qi: Số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế i ( i= 1,..,8)

Ti: Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa i ( i= 1,..,8)

Ước tính tổng thu từ thuế môi trường đến tính năm 2015

Theo số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu, tổng thu từ thuế môi trường tính từ thời điểm cuối năm 2009 đến 2015 sẽ là 4.057.105 tỷđồng (giảđịnh tỷ lệ

thu thuếđạt được 100%). Số liệu chi tiết được trình bày trong bảng 12.

Bảng 12. Tổng số tiền thuế môi trường thu được đối với một số nhóm hàng hóa (dự kiến) vào năm 2015 TT Tên hàng Sản lượng (năm 2009) Thuế suất tối đa Tiền thuế 1 Túi ni lông 80 tỷ kg 50.000 VNĐ/Kg 4.000.000 tỷ đồng 2 Xăng các loại 14.000.000 tấn =14* 106 tấn = 14* 109 kg 4.000VNĐ/lít = 56*1012 VNĐ = 56.000 tỷ đồng

3 Than 30 triệu tấn 30.000 VNĐ/ tấn = 900* 103 triệu đồng = 900 tỷ đồng 4 HCFC 3.000 tấn = 3* 106 5.000 VNĐ/kg = 15* 109 VNĐ/kg = 15 tỷ đồng 5 Thuốc bảo vệ thực vật 38.000 tấn 5.000 VNĐ/kg = 190* 109 VNĐ/kg = 190 tỷ đồng Tồng 4.057.105 tỷđồng Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu

Nếu mức tiêu thụ trong vòng 5 năm tới tăng 10% thì mức thu từ thuế môi trường (với giảđịnh tỷ lệ thu thuếđạt 100%) sẽ là:

M 2015= 4.057.105 * (1+0,1)6 = 7.187.408,991 tỷđồng

Phí bo v môi trường đối vi nước thi

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm mục đích bảo vệ môi trường nước và hạn chế lượng nước thải chưa qua xử lý thải ra môi trường, sử

dụng các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm, góp phần vào bảo vệ môi trường. Nghị định 67/2003/NĐ-CP được ban hành là công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng ở nước ta. Nghị định này ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bảo vệ môi trường xong trong thực tế còn gặp nhất nhiều khó khăn. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học quản lý môi trường trong đề tài “Kho sát đánh giá thc tin thi hành Ngh định 67/2003 NĐ-CP v thu phí nước thi và gii pháp hoàn thin”, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu phí, đề tài đã đề

xuất một số giải pháp cần thực hiện như sau:

Thứ nhất, đối tượng chịu phí nước thải cần được áp dụng theo ngành, đặc biệt là các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước cao. Thực tế cho thấy trong hầu hết các trường hợp, số lượng các doanh nghiệp phải trả phí là quá lớn so với năng lực của các Sở Tài nguyên và Môi trường. Với năng lực hạn chế

của các cấp quản lý, việc áp dụng phí đối với các doanh nghiệp lớn trong một số

ngành đặc thù là tương đối khả thi. Để làm được điều đó, trước hết cần xác định ngành gây ô nhiễm chính. Các ngành này bao gồm: sản xuất giấy, dệt may, da giầy, hoá chất, chế biến thực phẩm. Nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới về ‘Đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm do ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo ở Việt Nam’ cho thấy chỉ tính riêng 3 ngành công nghiệp (Bao bì giấy và bìa các tông – VSIC 2102 (VSIC là hệ thống mã ngành kinh tế của Việt Nam); Bột giấy, giấy và bìa các tông – VSIC 2101; sữa và các sản phẩm sữa – VSIC 1520)

đóng góp hơn 45% tổng lượng phát thải BOD của toàn ngành công nghiệp chế

biến. Tương tự như vậy theo ước tính 3 ngành (Phân bón và các hợp chất nitơ – VSIC 2412; sắt thép cơ bản – VSIC 2710; và hoá chất cơ bản trừ phân bón và

các hợp chất nitơ – VSIC 2411) tạo ra hơn 40% tổng lượng kim loại nặng phát thải vào môi trường. Độ tin cậy của những tính toán này có thể chưa hoàn toàn chính xác nhưng cho thấy một thực tế là có một số ngành sẽ tạo ra ô nhiễm nhiều hơn ngành khác. Do vậy, để giảm ô nhiễm một cách đáng kể, Chính phủ

nên tập trung vào quản lý một số ngành có tiềm năng gây ô nhiễm cao. Nhờ đó có thể giảm bớt gắng nặng của các cơ quan quản lý trong việc triển khai thành công các công cụ kinh tế trên thực tế. Giải pháp này được các doanh nghiệp lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong phần đề xuất của phiếu điều tra khảo sát do Viện Khoa học quản lý môi trường tiến hành.

Thứ hai, các chỉ tiêu tính phí nước thải chỉ nên áp dụng cho chỉ tiêu ô nhiễm COD, các chỉ tiêu khác (nếu có) nên qui đổi về COD tương đương. Thực tế việc áp dụng phí nước thải công nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy phần lớn số phí thu được từ 3 chỉ tiêu BOD, COD và TSS. Các chỉ tiêu này thường được các doanh nghiệp kê khai, tương đối dễ dàng trong việc kiểm tra và chi phí phân tích tương đối thấp. Mặt khác, năng lực của các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát kim loại nặng là rất hạn chế và chi phí cho việc phân tích là tương đối lớn.

Để áp dụng thành công Nghị định 67/2003/NĐ-CP, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ chỉ nên áp dụng phí BVMT cho chỉ tiêu ô nhiễm COD. Các chỉ tiêu khác (nếu có) nên qui đổi về COD tương đương theo kinh nghiệm của Trung Quốc. Với trình độ phát triển, trình độ công nghệ và điều kiện kinh tế xã hội tương đồng, kinh nghiệm của Trung Quốc tương đối phù hơp với Việt Nam.

Thứ ba, cần xây dựng hệ thống phí hai nấc là phí cố định và phí biến đổi nhằm đạt mục tiêu hạn chế ô nhiễm và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Mục tiêu chính của việc áp dụng phí nước thải nhằm (1) Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, (2) sử dụng tiết kiệm nước sạch và (3) tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường. Trong 3 mục tiêu trên, thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm là mục tiêu quan trọng nhất, tiếp đến là tạo nguồn thu cho công tác bảo vệ môi trường

và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy mục tiêu tạo nguồn thu đôi khi được ưu tiên hơn các mục tiêu khác.

Hệ thống phí hiện hành của Việt Nam được xây dựng giống như hệ thống phí ô nhiễm không có phí cốđịnh bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Nghị định 67/2003/NĐ-CP đưa ra mức phí tối đa và mức phí tối thiểu đối với các chất ô nhiễm qui định. Với hệ thống phí như vậy, mục tiêu hạn chế ô nhiễm và tạo nguồn thu rất khó đạt được. Hệ thống phí 2 nấc sẽ giúp giải quyết những tồn tại của Nghị định 67/2003/NĐ-CP và đạt được 2 mục tiêu trên

Philippines và Malaysia đều rất thành công trong việc áp dụng hệ thống phí 2 nấc. Việt Nam nên học tập kinh nghiệm mô hình này. Trong đó, nấc thứ nhất là phí cố định tương tự phí hành chính, bắt buộc cho mọi tượng nhằm tạo nguồn thu cho công tác quản lý; và nấc thứ hai là phí ô nhiễm đồng nhất đánh theo mức phát thải không phụ thuộc vào việc phát thải trong hay vượt tiêu chuẩn.

Để giảm số lượng các doanh nghiệp phải giám sát, các cơ quan quản lý nên áp dụng phí cố định đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn sẽ phải chịu đồng thời 2 mức phí trên. Việc phân loại doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể theo cách phân loại thông thường về vốn và lao động(Theo qui định Doanh nghiệp vừa và và nhỏ là các doanh nghiệp có vốn < 10tỷ đồng và số lượng lao động < 300 người ) hoặc theo khối lượng nước thải

trên cơ sở kinh nghiệm của Philippines (Theo qui định của Philippines các doanh nghiệp nhỏ có khối lượng nước thải < 30m3/ngày, các doanh nghiệp vừa có khối lượng nước thải từ 30-150m3/ngày, các doanh nghiệp lớn có khối lượng nước thải > 150m3/ngày).

Thứ tư, xác lập mức phí phù hợp nhằm tăng cường tính răn đe các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước. Mức phí cao có thể tạo động lực mạnh cho các doanh nghiệp cắt giảm ô nhiễm nhưng hiệu quả về nguồn thu thường không đạt được. Các doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm các giải pháp xử lý ô nhiễm để tránh phải trả phí cao. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận việc áp

dụng mức phí cao ngay từ đầu có thể cho phép thu được những kết quả về cải thiện môi trường nhanh hơn. Mặt khác, mức phí thấp có thể ít tạo áp lực về chi phí cho các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nhưng lại thất bại trong việc cải thiện chất lượng môi trường. Các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Philippines và Malaysia đều đang áp dụng mức phí ô nhiễm cao hơn nhiều so với Việt Nam.

Với trình độ phát triển kinh tế như Việt Nam hiện nay, việc áp dụng mức phí hiện tại là không phù hợp. Chúng tôi cho rằng mức phí nước thải thích hợp đối với Việt Nam là khoảng 2000 đồng/kg COD (tương đương với mức phí của Trung Quốc). Mức phí này cũng cần điều chỉnh tăng dần sau mỗi chu kì 05 năm.

Thực tế đã cho thấy mức độ lạm phát thường làm mất đi giá trị thực của phí. Tuy vậy, điều chỉnh thường xuyên mức phí do ảnh hưởng của lạm phát là việc làm không khả thi. Do đó áp dụng hệ thống tựđiều chỉnh hàng năm theo chỉ số

giá tiêu dùng là việc cần làm ngay nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả của công cụ.

Thứ năm, Sở Tài nguyên và Môi trường phải là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thu phí nước thải. Việc áp dụng Nghị đinh 67/2003/NĐ-CP trên thực tế cho thấy có sự trùng lặp và thiếu rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý như Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty kinh doanh nước sạch và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc thu phí. Tuy nhiên cần lưu ý mục tiêu đầu tiên của việc áp dụng các công cụ

kinh tế là quản lý ô nhiễm. Do vậy cơ quan chịu trách nhiệm chính phải là Sở

Tài nguyên và Môi trường. Việc triển khai công cụ phí bảo vệ môi trường phải nằm trong hệ thống kiểm tra giám sát thường xuyên. Công ty kinh doanh nước sạch và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ là các cơ quan phối hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ trên.

Do việc thu phí và quản lý phí là trách nhiệm của sở Tài nguyên và Môi trường, nên nhất thiết phải có một bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Kiểm soát ô nhiễm bằng các công cụ kinh tế đòi hỏi kinh nghiệm quản lý cùng các

kiến thức về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên hệ thống quản lý môi trường còn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức quản lý còn chưa tương xứng với nhiệm vụđặt ra. Tính chung trên cả nước tỷ lệ cán bộ quản lý môi trường là 15 người trên 1 triệu dân, trong khi đó tại các nước lân cận tỷ lệ này cao hơn nhiều lần, ví dụ như

Trung Quốc 20 người/1 triệu dân, Thái Lan – 30 người, Campuchia – 100 người. Các Sở TN&MT cần xây dựng chiến lược về cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện các chức năng của mình.

Thứ sáu, cần duy trì phương thức thu phí dựa trên cơ sở tự kê khai của

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 137 - 194)