Định giá, lượng giá giá trị môi trường

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 117 - 128)

II. Thực tiễn triển khai các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại Việt

2.4.1Định giá, lượng giá giá trị môi trường

Tại Việt Nam, việc lượng hóa tài nguyên và tác động môi trường được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ ở

mức quy mô nhỏ, hầu hết mới chỉđánh giá được một phần giá trị (giá trị du lịch, giá trị cảnh quan) mà chưa đánh giá được giá trị tổng thể.

Hầu hết các kỹ thuật định giá giá trị môi trường được sử dụng phổ biến ở

Việt Nam hiện nay là kỹ thuật lượng giá dựa theo giá thị trường. Điển hình như, nghiên cứu của Vũ Tấn Phương (2006), Bùi Dũng Thể (2006) sử dụng kỹ thuật lượng giá thị trường đểđánh giá giá trị của các loại rừng, giá trị của việc chuyển

đổi mục đích sử dụng đất và tác động thuốc trừ sâu lên sức khoẻ của con người tại Việt Nam..

Ngoài ra, có một số nghiên cứu về giá trị du lịch như: Nghiên cứu “Đánh giá giá trị du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương” (1997) của Nguyễn Đức Thanh, nghiên cứu “Đánh giá giá trị cảnh quan VQG Ba Bể và khu du lịch hồ

Thác Bà” của Trần Thị Thu Hà và Vũ Tuấn Phương (2005) sử dụng kỹ thuật

Gần đây, để đánh giá những phần giá trị khác trong tổng giá trị kinh tế, các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng thử

nghiệm các kỹ thuật lượng giá phức tạp hơn. Các kỹ thuật này dựa trên việc xây dựng thị trường giả định để đánh giá lợi ích của người sử dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. Đây là những kỹ thuật khá phức tạp về cơ sở lý thuyết và các mô hình toán ước lượng.

Nghiên cứu “Đánh giá giá trị giải trí, du lịch của du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang”của Phạm Hồng Mạnh (2007). Nghiên cứu

đã sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là phương pháp chi phí du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM)

được sử dụng để xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cũng được sử dụng để đánh giá mức sẵn lòng trả của du khách cho việc bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang.Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước đối với vịnh Nha Trang là 23.281,281 tỉ đồng và thặng dư tiêu dùng là 7760,427 tỷđồng hàng năm (năm 2007). Giá sẵn lòng trả của du khách được tính vào phụ phí tiền phòng tại khách sạn của Nha Trang cho 1 ngày đêm nghỉ là 7875 đồng/ du khách/ đêm và tổng mức sẵn lòng trả của du khách xấp xỉ là 21,224 tỉđồng.

Nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng và Jeff Bennett (2007) về “sử dụng mô hình lựa chọn (CM- Choice Modelling) để ước lượng giá trị đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long”. Cụ thể, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá lợi ích của việc cải thiện khu đất ngập nước ở vườn Quốc gia Tràm Chim. Thông qua việc sử dụng phương pháp CM, nghiên cứu đã tính toán được tổng sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện khu đất ngập nước này là từ 1.8 – 2.3 triệu USD96.

96Thang Nam Do and Bennett, 2009, Estimating wetland biodiversity values: a choice modelling application in Vietnam’s Mekong River Delta, The Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA).

Nhằm mục đích xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hoá giá trị kinh tế các quốc gia, Viện Khoa học quản lý môi trường đã thực hiện nghiên cứu “Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hóa giá trị

kinh tế các vườn quốc gia phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững” (2009-2010). Nghiên cứu đã xây dựng quy trình đánh giá tổng giá trị kinh tế của vườn quốc gia thí điểm tại vươn quốc gia Tam Đảo, từđó lượng giá giá trị trực tiếp, giá trị gián tiếp, giá trị phi sử dụng của vườn quốc gia thông qua việc sử

dụng phương pháp giá thị trường, phương pháp chi phí du lịch TCM, phương pháp đánh giá phụ thuộc vào tình huống giảđịnh CVM. Nghiên cứu đã tính toán

được tổng giá trị tổng thề mà vườn quốc gia Tam Đảo mang lại ước tính khoảng hơn 22 tỷ đồng. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận lượng hoá giá trị kinh tế các vườn quốc gia cần phải xây dựng cơ sở và phương pháp luận thống nhất cho rất nhiều yếu tố tài nguyên. Kết qủa nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý để thiết kế các công cụ

quản lý tại hiện trường phục vụ cho việc quản lý và bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên.

b) Lượng hoá thit hi, tác động do ô nhim môi trường, suy thoái môi trường

Theo quy định tại Điều 131 Luật BVMT (2005), có 2 loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: (i) Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên.

Đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của môi trường. (ii) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định các giá trị kinh tế thiệt hại do ô nhiễm môi trường phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên trong những năm qua, mới chỉ có một vài nghiên cứu về lượng giá giá trị thiệt hại do ô nhiễm môi trường, trong đó có bản thảo phương pháp lượng giá kinh tế các tổn thất môi trường sinh thái do sự cố tràn dầu đối với các hệ sinh thái biển, phù hợp với môi trường Việt Nam – do Tổng

cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2008.

Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí mới có một trường hợp thu thập, thống kê các giá trị thiệt hại trực tiếp do ô nhiễm không khí tại nhà máy điện Phả Lại,

được thực hiện năm 1998 theo phương pháp thống kê đơn giản. Do vậy, khi xảy ra các tranh chấp hay khiếu nại về môi trường rất khó để xác định được mức bồi thường thiệt hại (nếu phải bồi thường) cho bên chịu thiệt hại do ô nhiễm không khí. Ngoài ra còn nghiên “Đánh giá thiệt hại sức khoẻ do ô nhiễm không khí tại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Khánh Tuyên thực hiện 2004. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lượng giá được Ngân hàng thế giới WB tổng hợp và nghiên cứu trong tài liệu “Estimating the Health Effects of Air Pollution”, Bart Ostro, 1994. Tác giảđã sử dụng mô hình này đểước lượng tương đối và đưa ra được một con số cụ thể về thiệt hại mà ô nhiễm không khí gây ra tại Hà Nội đối với sức khoẻ

người dân, và nghiên cứu đã tính toán tổng chi phí do ô nhiễm không khí gây ra

đối với sức khỏe của người dân Hà Nội ước tỉnh khoảng 647.629.499.261 đồng, tức là khoảng gần 650 tỷđồng.

Bảng 10. Kết quả tính toán tổng chi phí do hậu quả về sức khỏe đối với người dân Việt Nam

Hậu quả sức khỏe Đơn vị tính Trung bình Tổng chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tử vong Trường hợp 982 587.219.862.069

RHA Ngày 1.754 1.332.604.598

ERV Ca 40.489 25.208.544

RAD Ngày 8.406.500 39.777.883.142

Bệnh hen suyễn Trường hợp 393.205 1.566.793.471

Triệu chứng bệnh

hô hấp Trường hợp 26.754.600 17.657.010.920

Viêm phế quản

mãn tính Trường hợp 8.947 50.136.517

Tổng 647.629.499.261

Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường

đã đẩy mạnh việc nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hoá thiệt hại, tác động môi trường bao gồm một số nghiên cứu sau:

Năm 2010, Viện Chiến lược, Chính sách, Tài nguyên và Môi trường - Bộ

Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đề tài khoa học công nghệ: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất mô hình, quy trình phù hợp với điều kiện Việt Nam về lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra”.

Nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra; và xây dựng được quy trình, mô hình lượng giá thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra phù hợp với Việt Nam

đối với môi trường nước và môi trường không khí.

Ngày 01/03/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

47/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” để đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên – môi trường, khí tượng thuỷ văn biển Việt Nam. Trong khuôn khổ Đề án, Bộ TN&MT được giao thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; kiến nghị các giải pháp bảo vệ” 2007-2011. Triển khai nghiên cứu trên, Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường được giao thực hiện nghiên cứu “Lượng hóa tổn thất tài nguyên môi trường biển do sự cố tràn dầu” thuộc dự án thành phần 3 “Điều tra, đánh giá, dự báo nguy cơ sự cố tràn dầu gây tổn thương môi trường biển; đề xuất các giải pháp ứng phó” năm 2009 – 2011.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ quản lý và khôi phục môi trường sau thiên tai – Nghiên cứu điển hình tại một địa phương” năm 2008-2009. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở và thực tiễn đánh giá thiệt hại môi trường sau bão lũ và xây dựng được Tài liệu hướng dẫn đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai bão lũ.

Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường, Tổng cục Môi trường thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường phục vụ công tác đánh giá thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra” năm 2009. Đề tài đã Nghiên cứu xây dựng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường của một số hệ sinh thái biển tiêu biểu ven bờ Việt Nam và thí

điểm xác định được tổng giá trị thiệt hại do sự cố tràn dầu ở khu vực Quảng Nam. Viện Khoa học quản lý môi trường - Tổng cục Môi trường đang thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu áp dụng các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí phục vụ công tác xác định bồi thường thiệt hại và xử lý các vi phạm về môi trường” trong năm 2010 – 2011 và thí điểm lượng hoá thiệt hại đến sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực nhà máy trong phạm vi 10km.

Có thể nói, việc hình thành mô hình, quy trình định giá giá trị tài nguyên và lượng hóa những thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường là một nhu cầu bức thiết. Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét triển khai ứng dụng vào thực tiễn trong việc lượng giá, lượng hoá tài nguyên và môi trường, và phục vụ công tác bồi thường thiệt hại trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2.4.2 Hch toán môi trường

Hạch toán quản lý môi trường (EMA) đã được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ.

Hiện nay, ở Việt Nam chỉ mới đang tiến hành dự án EMA- SEA “Hạch toán quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏởĐông Nam Á”. D

án này tiến hành ở 4 nước là: Indônê xia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam. • Cơ quan tài trợ Dự án là Bộ hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hòa

Liên bang Đức.

• Cơ quan quản lý và điều hành dự án là Tổ chức Xây dựng và Năng lượng quốc tế (InWent)

đối tác khu vực là Hội bảo vệ Môi trường Châu Á (ASEP) và các

đối tác phối hợp ở các quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Dự án tập trung vào việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng hạch toán quản lý môi trường cho các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan tại 4 nước này nhằm mục đích sau khi kết thúc dự án có thể

nhân rộng việc nghiên cứu và phổ biến áp dụng hạch toán quản lý môi trường tại các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Á hướng tới hoạt động kinh doanh bền vững.

• Dự án gồm 6 hợp phần nhỏ bao gồm: Hội thảo thông tin; Dự án EMA điển hình tại các doanh nghiệp; Xây dựng tài liệu đào tạo; Hội thảo đào tạo EMA và đào tạo EMA qua máy tính; Đào tạo giảng viên EMA; Phổ biến EMA.

Ở Việt Nam, Dự án EMA đã phối hợp cùng với trung tâm sản xuất sạch Việt Nam tiến hành thực hiện dự án. Trong 3 năm (2004-2006), dự án đã tổ chức 9 khóa đào tạo cho 372 người là đại diện các doanh nghiệp (lãnh đạo, nhân viên kế toán, cán bộ kỹ thuật), đại diện các cơ quan quản lý khoa học –công nghệ- môi trường các địa phương, các cơ quan tư vấn, các viện nghiên cứu, các trường

đại học tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Trong 2 năm 2004-2005, dự án

đã triển khai EMA cho 4 doanh nghiệp gồm: 1 doanh nghiệp chế biến thực phẩm (Huế); 1 doanh nghiệp sản xuất bia ở Phú Yên; 1 doanh nghiệp chế biến cà phê hòa tan ở Thành phố Hồ Chí Minh; 1 trang trại nuôi tôm ở Cà Mau 97.

Qua các kết quả đánh giá cho thấy, Hạch toán quản lý môi trường không chi áp dụng cho các doanh nghiệp trong việc hạch toán dòng nguyên liệu và năng lượng cũng như hạch toán chi phí môi trường vào trong quá trình quản lý và sản xuất nội bộ của các doanh nghiệp mà EMA còn sử dụng đểđánh giá mức

độ bền vững về mặt kinh tế- xã hội- môi trường của mô hình kinh tế; đánh giá quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

97Nguyễn Đăng Anh Thi, 2006, Hạch toán Quản lý môi trường – Bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và môi trường, Tạp chí Bảo vệ Môi trường số 10/2006.

Ngoài ra, ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu áp dụng thử nghiệm công cụ hạch toán quản lý môi trường ở các doanh nghiệp, điển hình như:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm áp dụng hạch toán quản lý môi trường tại công ty Machino- Việt Nam. Đây là một công ty liên doanh với Nhật Bản chuyên sản xuất các phụ tùng xe máy. Dựa trên các báo cáo tài chính của công ty, toàn bộ các chi phí và lợi ích môi trường (bằng tiền tệ và phi tiền tệ) của công ty được tiến hành phân tích dựa trên công cụ hạch toán chi phí môi trường. Sau khi tiến hành EMA, thì các chi phí liên quan đến môi trường của công ty bao gồm chi phí hiện và chi phí ẩn được liệt kê ra một cách đầy đủ bao gồm: Chi phí tái sử dụng; chi phí thuê xử lý chất thải; chí phí xử lý nước thải (bao gồm chi phí vận hành và sửa chữa các bể xử lý nước thải sơn và nước thải mạ); chi phí môi trường gián tiếp (gồm chi phí vệ sinh cảnh quan môi trường, chi phí khám chữa bệnh liên quan đến bệnh nghề nghiệp, chi phí phòng chữa cháy, chi phí trang thiết bị lao động..)

Bảng 11. Các khoản chi phí môi trường cần được quản lý tại công ty Machino 98

Môi trường Loại chi phí môi trường Theo

dõi

Không khí, khí

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 117 - 128)