0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Định giá, lượng giá môi trường

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 64 -75 )

I. Kinh nghiệm của một sốn ước trên thế giới liên quan đến kinh tế hóa lĩnh vực

2. Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù hợp

2.1 Định giá, lượng giá môi trường

Hàng hóa và dịch vụ môi trường thông thường là những hàng hóa công cộng, ở một mức độ nào đó việc khai thác và sử dụng loại hàng hóa này bởi nhiều người không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhau. Tuy nhiên, hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng giới hạn về khả năng chịu tải, nếu có quá nhiều người sử dụng loại hàng hóa này sẽ dẫn đến làm giảm lợi ích của người sử dụng. Các hàng hóa công cộng thường gặp phải hiện tượng “người ăn theo– free riders” – tức là con người đều muốn tiêu dùng hàng hóa này nhưng không có động cơ để

chi trả cho việc duy trì chúng. Con người đều mong muốn thụ hưởng chất lượng môi trường sống tốt hơn những không muốn chi trả cho việc cải thiện môi trường sống của mình và mong muốn người khác chi trả thay cho mình.

Hàng hóa và dịch vụ môi trường thường là những hàng hóa không có thị

trường mua bán, trao đổi, không có giá sẵn trên thị trường để làm thước đo cho việc định giá, lượng giá, vì vậy, rất khó xác định được giá trị đích thực và tầm quan trọng của của loại hàng hóa này. Trong 3 chức năng cơ bản của môi trường

bao gồm cung cấp tài nguyên, hấp thụ chất thải, làm không gian sống và tạo cảnh quan thì chỉ có chức năng cung cấp tài nguyên là có giá trên thị trường, hai chức năng còn lại chỉ tạo ra giá trị nhưng không có giá cả thị trường. Chính vì không phản ánh được đầy đủ giá trị của nó nên sẽ dẫn đến hiện tượng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, gây cạn kiệt tài nguyên và làm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Ví dụ như một công viên quốc gia được xây dựng để bảo tồn môi trường thiên nhiên, đem lại những giá trị cảnh quan nhưng những giá trị do công viên đó mang lại không được phản ánh trên thị trường. Hay như, ô nhiễm không khí, tiếng ồn do hoạt động giao thông gây suy giảm chất lượng môi trường nhưng phí tổn cho con người thì bị bỏ qua và không được tính đến trên thị trường.

Từ đó, dẫn đến thất bại của thị trường, thị trường không thể phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả, gây tổn thất phúc lợi xã hội. Chính vì vậy, cần phải hình thành cơ chế, phương pháp để định giá, lượng hóa giá trị của hàng hóa và dịch vụ môi trường. Điều đó góp phần hỗ trợ cho các nhà quản lý tài nguyên và môi trường có thể giải quyết được những tác động của thất bại thị trường thông qua việc đo lường chi phí xã hội cũng như cơ hội, đồng thời có thểđưa ra những chính sách để phân bổ tài nguyên một cách hợp lý.

Theo John Dixon (2008) đã đưa ra khái niệm về định giá môi trường như

sau: “Định giá môi trường là quá trình lượng hóa các hàng hóa và dịch vụ môi trường dưới dạng tiền tệ mà hầu hết chúng đều không có giá thị trường”.

Có thể nói, định giá môi trường là việc vận dụng các phương pháp kỹ

thuật để lượng giá các giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ môi trường, chẳng hạn như các lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường nước hay chi phí tổn thất khi sử dụng một khu vực hoang dã để phát triển.

* Cơ sở, tiền đềđể tiến hành định giá, lượng giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường dựa vào khái niệm tổng giá trị kinh tế (TEV- Total Economic Value).

dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên, bao gồm giá trị sử

dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị phi sử dụng bao gồm giá trị

lựa chọn, giá trị tồn tại, giá trị kế thừa.

Hình 8. Sơđồ về tổng giá trị kinh tế63 TEV = UV + NUV + OV + EV + BV

Giá trị sử dụng trực tiếp (UV- Direct Use Value) là những sản phẩm hàng hóa có thểđược khai thác, tiêu dùng hoặc được hưởng thụ một cách trực tiếp.

Giá trị sử dụng gián tiếp (NUV-Non Direct Use Value) là các dịch vụ do nguồn tài nguyên môi trường cung cấp như: hạn chế xói mòn, điều hòa không khí, giữ, nước…

Giá trị lựa chọn (OV- Option Value) là giá trị đem lại từ việc lưu trữ, bảo quản các hàng hóa, dịch vụđể sử dụng tại một thời điểm trong tương lai.

Giá trị tồn tại (EV- Existence Value) là giá trị mà một cá nhân hỗ trợ các hàng hóa, dịch vụ môi trường mà bản thân họ, con cháu của họ và những người khác hoàn toàn không trực tiếp sử dụng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Những giá trị này là những giá trị nội tại trong tự nhiên, tức là đó là giá trị nằm bên trong 1 cái gì đó. Một số các giá trị tồn tại liên quan đến các thuộc tính của hệ sinh thái như: hỗ trợ cho việc bảo vệ các loài nguy cấp, bảo vệ môi trường môi trường sống cho những loài này.

Giá trị kế thừa (BV- Bequest Value) là giá trị xuất phát từ mong muốn

bảo vệ môi trường cho người thân, bạn bè cũng như cho tất cả mọi người khác sống ở hiện tại, và cho cả thế hệ tương lai để họ có thể hưởng lợi từ việc bảo tồn môi trường.

* Các phương pháp định giá, lượng giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường

Phương pháp liều lượng đáp ứng:

Môi trường sẽ có sự phản hồi khi có sự thay đổi nào đó đối với một nhân tố đưa vào môi trường như: chất thải, nước thải… Sự phản ứng này tương ứng với mức độ thay đổi tăng dần và làm thay đổi năng suất sản xuất, sức khỏe sinh vật và con người, từđó làm thay đổi giá trị kinh tế.

Phương pháp này được sử dụng để xác định giá trị kinh tế của những thay

đổi về sản lượng, năng suất do tác động của môi trường. Phương pháp này thiết lập mối tương quan giữa tác động của môi trường và sự thay đổi về sản lượng, năng suất. Nếu tác động môi trường có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng (như

cải thiện chất lượng nước) thì năng suất tăng, sản lượng tăng. Nếu tác động môi trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng, sản lượng giảm (ví dụ như giảm năng suất cây trồng hay sản lượng đánh bắt cá…). Dựa trên giá và mức sản lượng có thể quan sát được trong thị trường, phương pháp này có thể xác định

được trực tiếp giá trị kinh tế của những thay đổi.

Phương pháp chi phí thay thế (Substitue Cost Method): xem xét các chi phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và giá trị

các chi phí này đo lường tác hại của môi trường bị phá hủy (hay lợi ích của việc phục hồi)64.Ví dụ như tác động của ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến cơ sở

hạ tầng như cầu đường và nhà cửa. Trong trường hợp ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhà cửa, cầu đường cần phải được bảo trì và sửa chữa thường xuyên hơn. Chi phí cho việc bảo trì, sửa chữa là một phần trong đánh giá kinh tế đối với ô nhiễm không khí.

64 R. Kerry Turner, David Pearce and Ian Bateman, 1999, Environmental Economics: An Elementary Introduction

Phương pháp chi phí phòng ngừa (Preventive Cost Method) là phương pháp dùng để xác định chi phí phòng ngừa (chi phí để tránh những thiệt hại nhìn thấy được). Ví dụ như các hộ gia đình có thể mua thêm thiết bị cách âm để bảo vệ gia đình khỏi ô nhiễm tiếng ồn. Khi con người sẵn lòng trả tiền nhằm chống lại những ảnh hưởng có thể xảy ra trong trường hợp môi trường bị suy thoái, những chi phí này có thểđược sử dụng là cơ sở tính toán các chi phí tổn thất môi trường gây ra. Các chi phí môi trường thường là chỉ số nhỏ hơn chi phí thực tế

(nếu xảy ra), vì các chi phí phòng ngừa bao giờ cũng bị hạn chế bởi mức thu nhập.

Phương pháp chi phí cơ hội (Opportunity Cost Method): là phương pháp không đánh giá trực tiếp giá trị của môi trường mà đánh giá gián tiếp thông qua những lợi ích bị bỏ qua hay bị mất đi khi lựa chọn phương án này mà không lựa chọn phương án khác, phương án được lựa chọn khác có thể tốt hơn phương án

đã chọn.

Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method) là phương pháp sử

dụng đường cầu để ước lượng giá trị cảnh quan và vui chơi, giải trí thông qua thời gian và chi phí du lịch. Sự sẵn lòng chi trả của người dân để thăm phục vụ

cho mục đích tham quan có thể được ước tính dựa trên số lượng các chuyến đi mà họ có thế tiến hành với các chi phí du lịch khác nhau. Điều này cũng tương tự như việc ước tính sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với hàng hóa thị

trường dựa trên lượng cầu ở các mức giá khác nhau.

Phương pháp đánh giá giá trị hưởng thụ (Hedonic Pricing Method) là

phương pháp được sử dụng để ước tính giá trị của môi trường ẩn trong giá thị

trường của một số loại hàng hóa dịch vụ thông thường65. Phương pháp này cho biết, giá của một số mặt hàng (ví dụ, tài sản, nhà cửa bay bất động sản khác) có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng môi trường, trong đó thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nhiều nhất. Giá nhà có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một số các yếu tố như giá đất ở bãi chôn lấp rác sẽ có thể thấp hơn giá đất ở khu vực gần đó.

65Đỗ Nam Thắng, 2010, Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hóa giá trị kinh tế các vườn quốc gia phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững.

Tương tự, giá nhà có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi ô nhiễm không khí. Trong trường hợp này, sự khác nhau giữa giá các ngôi nhà bị ô nhiễm và ngôi nhà không bị ô nhiễm không khí có thểđược lấy làm cơ sởđểđánh giá giá trị kinh tế đối với tác động của ô nhiễm không khí.

Phương pháp đánh giá phụ thuộc vào thị trường giả định (Contigent Value Method - CVM)66 là phương pháp dùng để ước lượng giá trị môi trường thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân một cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối với hàng hóa chất lượng môi trường ở vị trí cần đánh giá hay xem xét. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng.

Phương pháp CVM được coi là một phương pháp phát biểu sở thích vì nó tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân để phát biểu những giá trị mà họđưa ra chứ không phải là đưa ra những giá trị từ những lựa chọn cụ thể như các phương pháp pháp bộc lộ sở thích. Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác

định được hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình huống giả định. Thị trường không có thực, WTP thì không thể biết trước. Một khi tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài

động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất độc hại…

Phương pháp mô hình lựa chọn (CM- Chocie Modelling)67 cũng tương tự

như phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng đểước lượng giá trị

kinh tế của dịch vụ môi trường và hệ sinh thái; ước lượng giá trị sử dụng cũng như giá trị phi sử dụng.

Phương pháp CM cũng phỏng vấn người dân để đưa ra những lựa chọn

66 http://www.ecosystemvaluation.org/contingent_valuation.htm 67 http://www.ecosystemvaluation.org/contingent_choice.htm

dựa trên những tình huống giả định, tuy nhiên CM khác so với CVM vì CM không phỏng vấn trực tiếp người dân để phát biểu những giá trị của họ đưa ra dưới dạng tiền tệ mà thay vào đó, những giá trị này được đưa ra từ những lựa chọn giả định hoặc sự đánh đổi. Phương pháp CM phỏng vấn đối tượng được hỏi về phát biểu sở thích giữa một nhóm các đặc tính, dịch vụ môi trường tại mức giá hoặc chi phí cá nhân nhất định với nhóm các đặc tính môi trường tại mức giá và chi phí cố định khác. CM tập trung vào việc đánh đổi giữa các kịch bản với các đặc tính khác nhau. Đặc biệt, nó rất phù hợp với việc đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn các phương án có tác động khác nhau đến tài nguyên và dịch vụ môi trường. Ví dụ, cải thiện chất lượng ở hồ sẽ cải thiện một vài dịch vụ mà hồ cung cấp như: cung cấp nước, câu cá, đa dạng sinh học…

Định giá, lượng giá giá trị môi trường đã được áp dụng ở hầu hết các nước phát triển, tuy nhiên công cụ này vẫn còn đang là vấn đề khá mới mẻđối với các nước đang phát triển.

Lượng giá giá trị của tài nguyên môi trường nói chung và giá trị của các vườn quốc gia nói riêng đã được tiến hành trên thế giới từ những năm 1970 của thế kỷ XX. Cho đến nay, việc lượng giá tổng thể hoặc từng phần giá trị kinh tế

các vườn quốc gia đã trở nên phổ biến tại các nước phát triển và cả các nước

đang phát triển nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên tại các khu vực này. Có thể nói, các kết quả của việc lượng hoá kinh tế

vườn quốc gia ngày càng trở thành một yếu tố đầu vào quan trọng cho việc hoạch định các chính sách bảo tồn. Thứ nhất, thông tin giá trị kinh tế giúp cho các nhà quản lý tính toán được lợi ích và chi phí của các phương án sử dụng tài nguyên khác nhau, từ đó lựa chọn được phương án phân bổ tài nguyên thích hợp, mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội và cộng đồng. Thứ hai, việc tính toán giá trị kinh tế giúp cho việc lý giải các hạng mục đầu tư cho bảo tồn vì lợi ích chung của xã hội vì nó cho biết lợi ích bằng tiền của công tác bảo tồn. Thứ ba, hiện nay, chi trả cho các dịch vụ môi trường cũng đã trở thành một cơ chế phổ

trò then chốt. Để xây dựng được cơ chế chi trả dịch vụ thì không thể bỏ qua

được việc tính toán giá trị các dòng lợi ích của môi trường, từđó đưa ra các mức chi trả và cơ chế phù hợp. Thứ tư, lượng hoá giá trị các vườn quốc gia sẽ giúp cho quá trình hoạch định chính sách phát triển, cụ thể là lựa chọn phương án bảo tồn hay các dự án phát triển. Ngoài ra, thông tin kinh tế về giá trị vườn quốc gia cũng góp phần hoàn thiện cơ sở thông tin dữ liệu của vườn, dữ liệu này nếu

được cập nhật thường xuyên sẽ giúp các nhà quản lý có được thông tin đầy đủ

và chính xác về vườn và nếu khi có các tai biến, ô nhiễm, suy thoái môi trường xảy ra thì các thông tin này sẽ rất hữu ích giúp xác định được mức thiệt hại, từ đó đưa ra các quyết định quản lý thích hợp.

Theo Barbier (1997), hiện nay trên thế giới có ba xu hướng lượng hoá giá trị các vườn quốc gia phục vụ quản lý68:

ƒ Lượng giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng

để lượng hoá thiệt hại về suy giảm chức năng và tài nguyên của vườn quốc gia khi có một tác động hay sốc (shock) của bên ngoài như sự cố

tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp.

ƒ Lượng giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để lượng hoá giá trị kinh tế của hai hay nhiều phương án sử dụng tài nguyên khác nhau tại

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 64 -75 )

×