I. Kinh nghiệm của một sốn ước trên thế giới liên quan đến kinh tế hóa lĩnh vực
2. Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù hợp
2.2 Hạch toán môi trường
Tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất năm 1992 ở Rio de Janeiro, cộng
đồng doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững và giảm các tác động tới môi trường do các hoạt động kinh doanh gây ra. Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều áp lực trong nội bộ doanh nghiệp, từ Chính phủ, các ngân hàng, các đối thủ cạnh tranh, các hãng bảo hiểm và cộng đồng trong việc thiết kế sản phẩm, các dây chuyền và dịch vụ mạng tính “bền vững” và có “hiệu quả kinh tế - sinh thái”69. Các áp lực này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến tác động kinh tế và tác động sinh thái trong quá trình sản xuất để xây dựng tạo lập thị trường kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng ngày càng cao.
Các mục tiêu của chiến lược hiệu quả kinh tế - sinh thái - Giảm cường độ sử dụng nguyên vật liệu
- Giảm cường độ sử dụng năng lượng - Giảm thiểu sự phát thải chất gây ô nhiễm - Nâng cao khả năng tái sử dụng nguyên vật liệu
- Tối đa hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái sinh - Kéo dài tuổi thọ sản phẩm
- Nâng cao chất lượng dịch vụ thân thiện với môi trường và hệ sinh thái Công cụ hạch toán quản lý môi trường (EMA) đã được xây dựng đầu tiên tại Na Uy vào những năm 1970 và áp dụng ngày càng rộng rãi ở các nước phát triển. Trong đầu năm 1990, Ngân hàng Thế giới đã tiến hành đánh giá EMA, cung cấp thông tin về tình hình áp dụng EMA trong các doanh nghiệp, các phương pháp đã được sử dụng để xây dựng (Peskin và Lutz, 1990). Sau đó, EMA ngày càng được công nhận như là một công cụ kinh tế hữu ích, và được áp dụng ngày càng phổ biến trong nhiều hoạt động ở cả quốc gia phát triển và đang phát triển. Trong thập kỷ qua, khái niệm và các khía cạnh về kỹ thuật của EMA
đã được xây dựng, ngày càng hoàn thiện và áp dụng trong quá trình xây dựng các chính sách phát triển của các doanh nghiệp.
Hiệp hội Kế toán thế giới (1998) đã đưa ra khái niệm: Hạch toán quản lý môi trường (Environment Management Accounting) là việc quản lý các hoạt động kinh tế và môi trường trong quá trình phát triển, thực hiện các quy trình, hệ thống hạch toán liên quan đến môi trường một cách phù hợp. Nó có thể bao gồm các báo cáo và kiểm toán ở một số công ty. Hạch toán quản lý môi trường bao gồm các dạng cụ thể như hạch toán chi phí vòng đời của sản phẩm, hạch toán chi phí đầy đủ, đánh giá lợi ích và lập kế hoạch chiến lược về quản lý môi trường”.
Hạch toán quản lý môi trường (EMA) được áp dụng dựa trên 2 cấp độ:
+ Ở cấp độ vi mô: Hạch toán quản lý môi trường được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh để xác định chính xác chi phí sản xuất thực của doanh nghiệp và giá thành của một sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể phân bổ lại các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cũng như bảo vệ môi trường (chủ yếu là hạch toán dòng nguyên vật liệu- năng lượng, vòng đời sản phẩm…)
Đây là một bộ công cụ hỗ trợ nhận dạng, thu thập, phân tích các thông tin về tài chính và phi tài chính cho nội bộ doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả
hoạt động kinh tế và môi trường của doanh nghiệp. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp đều chỉ nhận dạng được các chi phí môi trường hữu hình chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ các chi phí môi trường (như: chi phí xử lý môi trường, các loại thuế, phí môi trường…), còn các chi phí môi trường bị ẩn đi như: chi phí của nguyên vật liệu bị biến thành chất thải, chi phí năng lượng, máy móc, nhân công trong việc tạo ra chất thải… thì chưa được nhận dạng. Hạch toán quản lý môi trường giúp cho các doanh nghiệp xác định được rõ các chi phí môi trường trong quá trình quản lý, sản xuất kinh doanh, bóc tách được chi phí môi trường thường bịẩn đi trong các chi phí quản lý hay chi phí sản xuất. Thông qua việc lồng ghép các yếu tố chi phí và thông tin môi trường vào trong những nội dung khác nhau của hệ thống hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp, hạch toán quản lý môi trường giúp cho doanh nghiệp có thể hạch toán được chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm, xác định được doanh thu thực thu
được; từđó điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiêp mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường, nguyên tắc phát triển bền vững.
Hạch toán quản lý môi trường doanh nghiệp được chia thành 2 loại: Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ (MEMA) bao gồm: hạch toán chi phí môi trường; chi phí vốn và doanh thu liên quan đến môi trường; đánh giá hiệu quả các quyết định chi phí môi trường liên quan; xác định chi phí vòng đời môi trường và đánh giá sau đầu tư của dự án riêng lẻ; ngân sách hoạt động môi trường tiền tệ và ngân sách vốn môi trường tiền tệ; lập kế hoạch tài chính dài hạn về môi trường; xác định chi phí môi trường phù hợp; đánh giá đầu tư dự án môi trường tiền tệ và dự trù ngân sách cho vòng đời môi trường và định giá mục tiêu.
Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ (PEMA) bao gồm hạch toán dòng nguyên vật liệu và năng lượng; hạch toán tác động chi phí vốn môi trường;
đánh giá các tác động môi trường ngắn hạn; đánh giá kiểm kê vòng đời sản phẩm và đánh giá sau đầu tư của dự án đầu tư môi trường phi tiền tệ; quá trình dự thảo ngân sách nhà nước phi tiền tệ của luồng và quỹ vốn; lập kế hoạch dài hạn liên quan đến môi trường phi tiền tệ; các công cụđược thiết kếđể dự báo tác
động môi trường liên quan; đánh giá đầu tư môi trường phi tiền tệ và đánh giá vòng đời của dự án cụ thể.
+ Ở cấp độ vĩ mô: hạch toán quản lý môi trường được áp dụng trong phạm vi vùng, quốc gia, để đánh giá mức độ bền vững về mặt kinh tế - xã hội- môi trường, đánh giá quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội…( chủ yếu là hạch toán tài sản môi trường đối với các tài nguyên thiên nhiên)
* Những lợi ích khi áp dụng hạch toán quản lý môi trường: + Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp:
- Cung cấp các thông tin thực tế về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí ẩn, chi phí hữu hình) và các thông tin về tất cả các dòng vật chất và năng lượng; giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được đầy đủ tất cả các thông tin, các chi phí thực của công ty.
- Hỗ trợ cho việc ra quyết định trong nội bộ kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hướng tới 2 mục tiêu là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp nắm được đầy đủ các chi phí thực của công ty bao gồm các các chi phí môi trường bịẩn đi thì doanh nghiệp đó có lợi thế chiến lược rõ ràng hơn so với doanh nghiệp không xác định được các chi phí đó.
- Cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho các cổđông của công ty, các
đối tác kinh doanh, các khách hàng, các bên liên quan làm hài lòng và củng cố
+ Lợi ích mang lại cho chính quyền:
- Càng nhiều doanh nghiệp tiến hành hạch toán quản lý môi trường, lồng ghép chi phí và thông tin môi trường vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì Chính phủ sẽ mất càng ít các chi phí tài chính, chính trị và các chi phí bắt buộc khác để bảo vệ môi trường.
- Hạch toán quản lý môi trường sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của các chính sách, quy định hiện hành của Chính phủ thông qua việc bộc lộ các chi phí và lợi ích thực về môi trường của các doanh nghiệp.
- Chính phủ có thể sử dụng các dữ liệu về hạch toán quản lý môi trường để dự toán, báo cáo các sốđo về tài chính và môi trường cho các bên liên quan như: các đối tác kinh doanh, các ngành công nghiệp khác…
- Dữ liệu về hạch toán quản lý môi trường hỗ trợ cho việc thiết kế các chương trình, chính sách của Chính phủ.
- Dữ liệu về hạch toán quản lý môi trường có thể được sử dụng cho mục đích hạch toán ở phạm vi vùng, quốc gia…
Đây là một trong những phương pháp quan trọng có chức năng hỗ trợ
công tác quản lý môi trường, tuy còn khá mới mẻ, nhưng hết sức cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khi áp lực kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp không những chỉ chú trọng đến việc tối thiểu hóa các chi phí sản xuất mà còn phải chú ý đến vấn đề môi trường, sử dụng hợp lý các nguyên liệu đầu vào và tăng tuần hoàn, giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường, hướng tới mục tiêu kinh doanh bền vững. Do đó, các nhà quản lý và hoạch định chinh sách cần khuyến khích áp dụng các phương pháp hạch toán quản lý môi trường vào trong quá trình quản lý môi trường để nâng cao nhận thức về chi phí môi tường và trách nhiệm môi trường, qua đó gián tiếp khuyến hích các hoạt động về bảo vệ
môi trường.
Công cụ hạch toán quản lý môi trường được áp dụng trong hầu hết các hoạt động của các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trên thế giới năm 2001, có
khoảng 239.000 cơ sở tham gia vào việc thực hiện hạch toán quản lý môi trường, trong đó các nước có thu nhập cao chiếm 97.5%: các nước Châu Âu (80,6%); các nước Bắc Mỹ (11.9%); còn các nước có thu nhập thấp chỉ chiếm khoảng 0.7%70.
Bảng 5. Tỷ lệ (%) áp dụng hạch toán quản lý môi trường ở các cơ sở phân theo vùng (tổng 239 cơ sở) 71 Vùng Thu nhập thấp Thu nhập trung bình Thu nhập cao Tổng Châu Phi
Châu Á Thái Bình Dương Châu Âu Châu Mỹ La tinh và Caribe Bắc Mỹ Đông Á 0.0 0.7 0.0 0.0 na 0.0 0.1 0.8 0.5 0.4 na 0.0 na 5.5 80.1 na 11.9 0.0 0.1 7.0 80.6 0.4 11.9 0.0 Tổng 0.7 1.8 97.5 100.0 Ghi chú: na có nghĩa là không có dữ liệu
Hầu hết ở các nước trên thế giới, tiến hành hạch toán quản lý môi trường dưới các dạng chủ yếu sau: hạch toán tài sản, hạch toán dòng nguyên vật liệu và các chất ô nhiễm (gồm hạch toán dòng vật chất và hạch toán dòng tiền); BVMT và quản lý chất thải.
70 Dick Osborn, Deborah Savage, Maria Fatima Reyes, Tigran Muradian,2002, Images effectiveness, equity and effeciency in the difusion of Environmental Management Acounting,
71 Dick Osborn, Deborah Savage, Maria Fatima Reyes, Tigran Muradian,2002, Images effectiveness, equity and effeciency in the difusion of Environmental Management Acounting,
Bảng 6. Chương trình hạch toán môi trường của các nước trên thế giới72 Các nước Hạch toán tài sản Hạch toán dòng nguyên vật liệu và các chất ô nhiễm Bảo vệ Môi trường và quản lý chi phí tài nguyên Vật chất Tiền Các nước phát triển Australia X X X Canada X X X Đan Mạch X X X Phần Lan X X X Pháp X X X Đức X X X X Ý X X X Nhật Bản X X X X Na Uy X X Thụy Điển X X X X Anh X X X Mỹ X X
Các nước đang phát triển
Botswana X X Chile X X Hàn quốc X X X X Mexico X X X X Moldova X X Namibia X X Philippine X X X X Colombia X X Costa Rica Eu-15 X Indonesia X Nam Phi X X X
Hạch toán quản lý môi trường được áp dụng cho mọi loại hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: ở Mỹ, hạch toán quản lý môi trường được áp dụng chủ yếu trong ngành năng lượng, hóa chất; ở Nam Phi là ngành công nghiệp mỏ, Úc là ngành công nghiệp rượu, bia, ngành dịch vụ, ngành lâm nghiệp và chế biến gỗ, Nhật bản là công nghiệp điện tử và công nghiệp thực phẩm, Thái Lan là công nghiệp sữa và chế biến thủy hải sản; ở Philippin là công nghiệp mạ…..
Ngoài ra, hạch toán quản lý môi trường đã bắt đầu được ứng dụng trong phạm vi vùng, quốc gia để đánh giá mức độ bền vững về mặt kinh tế - xã hội nhưở một số nước Châu Âu đã xây dựng được hệ thống tích hợp hạch toán kinh tế và môi trường và đã ứng dụng vào trong thực tế. Ở Mỹ, Đan Mạch, Úc đã áp dụng hạch toán quản lý môi trường trong hệ thống của chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong chiến lược phát triển bền vững.
Một số ví dụ điển hình về việc áp dụng hạch toán quản lý môi trường ở một số nước:
Hạch toán môi trường tại Công ty thực phẩm Bonlac ở Australia73
Công ty thực phẩm Bonlac sản xuất các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát và sữa bột. Đây là nhà sản xuất sữa lớn nhất ở Australia, với doanh thu hàng năm trên 1 tỷ USD, và xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trên thế giới. Bonlac đã thực hiện các giải pháp đầu tư hiệu quả và cải thiện môi trường như thay đổi các hóa chất sử dụng trong quá trình làm sạch của dây chuyền sản xuất. Việc sử
dụng các hóa chất an toàn và thân thiện môi trường dẫn đến sử dụng ít axit hơn trong quá trình làm sạch, tiết kiệm thời gian làm sạch, rút ngắn thời gian sản xuất và giảm lượng nước và điện tiêu thụ, kết quả là tiết kiệm được 97,000 USD/năm so với thời điểm ban đầu.
Hệ thống thu gom, tái sử dụng chất thải cũng đã được lắp đặt thêm để thu hồi các chất thải rắn thải ra từ quá trình rửa trong phòng pho mát. Chi phí vốn
của các hoạt động này là 30,500 USD và các khoản tiết kiệm được 100.000 USD/năm, do đó thời gian hoàn vốn ít hơn 4 tháng.
Lượng nước thải ít bị ô nhiễm cũng được tái sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích tưới tiêu ở các vùng lân cận. Giải pháp này dẫn đến lượng nước thải cần được xử lý giảm 30%. Công ty đã nhận thấy việc giảm thiểu chất thải vào hệ
thống thoát nước này không chỉ làm cho các quá trình sản xuất hiệu quả hơn và bảo vệ môi trường, theo đúng khẩu hiệu của công ty “Thực phẩm Bonlac thân thiện môi trường”.
Hạch toán môi trường tại các công ty của Ấn Độ74
Ở Ấn Độ hạch toán môi trường trong các doanh nghiệp đã được luật hóa trong các quy định bắt buộc của các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Hầu hết các doanh nghiệp ở Ấn Độ cung cấp thông tin về vấn đề môi trường trong quá trình kinh doanh rất sơ sài. Theo yêu cầu của luật hiện hành của Ấn Độ quy định các doanh nghiệp phải chuẩn bị và kê khai tất cả các thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Bộ Môi trường Ấn Độ đã ban hành chỉ thị hướng dẫn về việc chuẩn bị và lập báo cáo hạch toán môi trường. Vai trò hạch toán môi trường là hợp phần của hạch tống thể của các doanh nghiệp tại
Ấn Độ. Báo cáo hạch toán môi trường bao gồm các nội dung thông tin chính như sau:
- Những loại thiết bị được cài đặt và sử dụng để kiểm soát ô nhiễm - Các bước thực hiện để tiết kiệm năng lượng
- Các giải pháp thực hiện để tiết kiệm nguyên liệu
- Các giải pháp tiến hành quản lý nước thải và chất thải trong quá trình sản xuất
- Các giải pháp để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, quá trình sản