Nhãn sinh thái

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 116 - 117)

II. Thực tiễn triển khai các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại Việt

2.3.4 Nhãn sinh thái

Nhằm thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình, năm 2009 Tổng Cục môi trường đã khởi động: Chương trình Nhãn xanh Việt Nam đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3 năm 2009 nhằm mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống, dự kiến đến năm 2011 sẽ mở rộng trên toàn quốc và do Tổng cục Môi trường cấp. Hàng hoá Việt Nam sẽ được ghi nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14024.

Thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái, Bộ Tài nguyên và Môi trường

đã ban hành các văn bản:

• Quyết định số 252/QĐ-BTNMT ngày 05/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái

• Quyết định số 1492/QĐ-BTNMT ngày 13/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Hội đồng Tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái

• Quyết định số 1907/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng Tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái.

• Quyết định số 1906/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng Tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái.

• Quyết định số 2322/QĐ-BNMT ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam. Theo Quyết định số 2322/QĐ-BNMT, ba sản phẩm được phê duyệt tiêu chí nhãn xanh gồm: bột giặt, bóng đèn huỳnh quang, bao bì nhựa tự phân huỷ sinh học dùng gói hàng khi mua sắm.

Việc dán nhãn sinh thái trên sản phẩm có thể tạo ra một sự thay đổi tích cực và chủ động đến ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng bằng cách mua những sản phẩm gây ít tác động đến môi trường, tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện đối với các nhà sản xuất.

Đồng thời uy tín của nhà sản xuất được khẳng định khi sản phẩm của họ được dán nhãn sinh thái, các sản phẩm này có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng và giảm các tác động xấu đến môi trường.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)