1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp

98 1,9K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 718,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ 5

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 7

1.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÓI RIÊNG 7

1.1.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8

1.1.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QLNN VỀ KINH TẾ 9

1.1.3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ 11

1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 14 1.2.1 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 14

1.2.2 PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 15

1.2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN 1987 - 2007 20

2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1987 – 2007 20

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 22

Trang 2

2.2.1 PHÂN CẤP VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI

VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 22

2.2.2 PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 27

2.2.3 XÂY DỰNG DANH MỤC DỰ ÁN QUỐC GIA KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 39

2.2.4 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 46

2.2.5 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 48

2.2.6 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 61

2.2.7 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN 75

2.2.8 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA 79

2.3 NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 82

2.3.1 TƯ DUY KINH TẾ 82

2.3.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 83

2.3.3 CÔNG TÁC XÂY DỰNG DANH MỤC DỰ ÁN, XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 84

2.3.4 CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, CẤP VÀ ĐIỀU CHỈNH GCNĐT 85

2.3.5 CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 85

2.3.6 CÔNG TÁC THÔNG TIN 85

2.3.7 TỔ CHỨC BỘ MÁY NGUỒN NHÂN LỰC 86

CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 86

3.1 MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH THU HÚT ĐTNN 2006 -2010 86

3.1.1 MỤC TIÊU CHUNG 86

Trang 3

3.1.2 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ THEO NGÀNH 88

3.1.3 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ THEO VÙNG 89

3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 90

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐTNN TẠI VIỆT NAM 91

3.3.1 GIẢI PHÁP VỀ TƯ DUY KINH TẾ 91

3.3.2 GIẢI PHÁP VỀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 91

3.3.3 GIẢI PHÁP VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 94

3.3.4 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 95

3.3.5 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT 96

3.3.6 GIẢI PHÁP VỀ NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 96

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu

BOT Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

BT Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

BQL Ban quản lý

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GPĐT Giấy phép đầu tư

GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN Khu công nghiệp

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ

Trang

Bảng 2.1 Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa

đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 29

Bảng 2.2 Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư 36

Bảng 2.3 Tình hình cấp GCNĐT tư tại Việt Nam giai đoạn 1991 – 2007 72

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn ĐTNN theo ngành giai đoạn 1987 – 2007 52

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu vốn ĐTNN theo hình thức đầu tư giai đoạn 1987 - 2007 59

Biểu đồ 2.3 Tình hình cấp chứng nhận đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 1987 - 2007 .73

Sơ đồ 1.1: Pháp luật về đầu tư nước ngoài 15

Sơ đồ 2.1 Lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 48

Sơ đồ 2.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay 55

Sơ đồ 2.3 Các phương thức cơ bản hình thành DN liên doanh tại Việt Nam 55

Sơ đồ 2.4 Các phương thức cơ bản hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh 56

Sơ đồ 2.5 Các phương thức cơ bản hình thành DN 100% vốn nước ngoài 57

Sơ đồ 2.6 Các phương thức cơ bản hình thành hợp đồng BOT, BTO, BT 59

Sơ đồ 2.7 Phân loại dự án cấp Giấy chứng nhận đầu tư 61

Sơ đồ 2.8 Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án loại 1 62

Sơ đồ 2.9 Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án loại 2 62

Sơ đồ 2.10 Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án loại 3 63

Sơ đồ 2.11 Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án loại 4 64

Sơ đồ 2.12 Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án loại 5 65

Trang 6

MỞ ĐẦU

Việt Nam đã mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào cuối thập kỷ 80’ theochính sách đổi mới và các cuộc cải cách kinh tế Năm 2008 là năm thứ 21 thi hànhchính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Trong khoảng 20 năm qua,đầu tư nước ngoài đã trở thành một kênh quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăngtrưởng kinh tế, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sáchNhà nước, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng với kinh tếkhu vực và trên thế giới

Cũng trong 20 năm qua, công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tưnước ngoài đã có nhiều thay đổi theo hướng tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn,bình đẳng và an toàn thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnhnhững thành tựu đã đạt được, công tác QLNN vẫn còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả và hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài

Xuất phát từ những điều trên, tôi lựa chọn đề tài: " Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp".

Trang 7

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ HOẠT

ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÓI RIÊNG

Từ cuối thế kỷ XIX và sang cả thế kỷ XX nhiều trường phái kinh tế đã xuấthiện trên thế giới, đặc biệt là sự xuất hiện trường phái của Samuelson Ông chủtrương phát triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay” - là cơ chế kết hợp cả hai yếu

tố thị trường và Nhà nước Samuelson đã đưa ra một hình ảnh khá thuyết phục, “điều hành một nền kinh tế không có đồng thời cả Chính phủ lẫn thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”.

Từ học thuyết “hai bàn tay” của Samuelson đã khẳng định vai trò quan trọng

của Nhà nước trong nền KTTT để hạn chế những khuyết tật của nó Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quy luật đó Nhà nước Việt Nam là tổ chức quyền lực chính trị củanhân dân Việt Nam, đại diện cho nhân dân Việt Nam thực hiện quản lý thống nhất mọimặt hoạt động của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốcphòng, đối ngoại QLNN về kinh tế là nội dung quan trọng và rộng lớn nhất

1.1.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Quản lý Nhà nước (QLNN) trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xãhội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn Trêngiác độ hình thức pháp lý, QLNN thể hiện trong ba nội dung: lập pháp, hành pháp, tưpháp trong phạm vi quốc gia và cả những vấn đề liên quan đến thế giới

Trong ba mặt đó, thì chức năng lập pháp của QLNN được thể hiện thông qua việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật là rất quan trọng Hệ thống pháp luật

từ Hiến pháp đến các luật và văn bản dưới luật của Nhà nước là sự cụ thể hoá quyềnlực nhà nước và lợi ích của nhân dân Còn QLNN nói chung, là sự điều hành, điềuchỉnh các hành vi, hành động của các tổ chức và của mọi công dân theo luật định bằngquyền lực của Nhà nước

Trang 8

Trên lĩnh vực hành pháp, bộ máy nhà nước bằng các hoạt động cụ thể, đưa

pháp luật vào đời sống xã hội, bảo đảm để pháp luật trở thành khuôn mẫu hoạt độngcủa Nhà nước, của cả xã hội, bảo đảm thực hiện thống nhất pháp luật ở mọi ngành, mọicấp trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia Quản lý của Nhà nước thể hiện qua cơ cấu tổchức của Nhà nước và sự phân công trách nhiệm thực hiện cũng như sự phân côngphối hợp thực hiện các nhiệm vụ QLNN trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, vănhoá, xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế

Để đạt các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, Nhà nước ta thực hiện chứcnăng QLNN thông qua bộ máy hành pháp với những công cụ như: xây dựng cácchương trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch về từng lĩnh vực theo từng thời kỳ khácnhau

Hoạt động tư pháp là một trong những phương pháp để thực hiện chức năng

QLNN Chính lĩnh vực tư pháp, thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng: Toà

án, Viện kiểm sát, Thanh tra,… thể hiện sự QLNN nhằm bảo đảm cho pháp luật đượcthực hiện nghiêm, duy trì trật tự, kỷ cương phép nước, sự ổn định của xã hội; đồng thờigóp phần thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch trên mọi lĩnh vực

Vai trò QLNN của Nhà nước ta được cụ thể hơn và dễ nhận thấy trong việcQLNN ở từng nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,quốc phòng, mà lĩnh vực lớn nhất là QLNN trong lĩnh vực kinh tế

1.1.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QLNN VỀ KINH TẾ

1.1.2.1 Xây dựng pháp luật kinh tế

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật kinh tế trong hệthống các hoạt động QLNN nhằm thể hiện Đảng cầm quyền có đường lối chính trị -kinh tế rõ ràng, các điều kiện tối thiểu của hoạt động kinh tế - xã hội của mọi thànhphần kinh tế đã được thể chế hoá qua hệ thống pháp luật là một trong những điều kiệntiên quyết làm cơ sở cho mọi công dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài có lòng tin

để làm kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam và một phần cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư

ra nước ngoài Việc xây dựng pháp luật về kinh tế ở nước ta mặc dù đã được đặc biệtquan tâm “tăng tốc” song là quá chậm trước yêu cầu chuyển sang KTTT có sự QLNN

Trang 9

theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế Đây là điều Nhà nước ta đã thấy và đangtìm mọi biện pháp để đẩy nhanh việc xây dựng pháp luật kinh tế.

1.1.2.2 QLNN về kinh tế thông qua tổ chức bộ máy QLNN

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nguyên tắc Bộ đa ngành, đa lĩnh vực thựchiện chức năng quản lý vĩ mô bằng pháp luật, chính sách và hướng dẫn kiểm tra thựchiện; theo hướng gọn nhẹ, chức năng rõ ràng, khoa học, hoạt động có hiệu lực hiệuquả; giảm các cơ quan trực thuộc Chính phủ và tổ chức trực thuộc Thủ tướng Chínhphủ

1.1.2.3 QLNN về kinh tế thông qua việc xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Việc QLNN về kinh tế ở nước ta thông qua việc xây dựng các kế hoạch kinh tế

-xã hội 5 năm và hàng năm, các quy hoạch, chương trình, v.v… Chức năng QLNN ởđây không dừng ở các văn bản mà còn là kiểm tra, đôn đốc thực hiện và thực hiện báocáo quá trình thực hiện Chương trình Xây dựng hệ thống các chính sách và dự án đầu

tư nhằm cụ thể hoá chương trình mục tiêu chiến lược

1.1.2.4 QLNN đối với hệ thống các doanh nghiệp

Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về kinh tế nhằm bảo đảm sự bìnhđẳng và quyền tự chủ của các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Bên cạnh

đó, hỗ trợ các DN thuộc các thành phần kinh tế khác về tư pháp, về thông tin, các cơquan ngoại giao và thương mại của Nhà nước ta ở nước ngoài có trách nhiệm hỗ trợcác DN trong nước về thị trường ở nước ngoài, về khả năng hợp tác đầu tư với nướcngoài ở trong nước và đầu tư ra nước ngoài

1.1.2.5 Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước nói riêng, của nhu cầu toàn xã hội nói chung

Trong mỗi quốc gia luôn có các ngành sản xuất các loại hàng hoá và dịch vụ màcác thành phần kinh tế khác không “mặn mà” đầu tư như các công trình hạ tầng cơ sởnhư: đường sá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, vận tải công cộng trong thành phố,giáo dục, văn hoá, y tế; đầu tư ở các vùng sâu, vùng xa Nhưng các ngành này lạikhông thể thiếu cho một quốc gia Đây chính là trách nhiệm của Nhà nước Nhà nước

Trang 10

phải đầu tư xây dựng các loại DN hoạt động trong các ngành tổ chức xây dựng và khaithác sử dụng các hệ thống kết cấu hạ tầng này.

1.1.2.6 Kiểm tra, kiểm soát hoạt động các đơn vị kinh tế

Kiểm tra các DN về việc tuân thủ các pháp luật kinh doanh, pháp luật lao động,pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; kiểm tra chất lượng sản phẩm, chốnghàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Nhànước có các chính sách và biện pháp toàn diện nhằm thực hiện ngăn ngừa các dịchbệnh cho cây, con và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân khỏi các bệnh dịch ở trong nước và

từ nước ngoài lan vào nước ta, như cúm gia cầm, dịch bệnh gia súc,…

1.1.2.7 Kiểm tra các DN tuân thủ pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê

Nhà nước đứng ra thông qua các tổ chức Viện Kiểm sát, Toà án để làm “trọngtài” trong các vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, liên quan đến lao động, phạm

vi trong nước và cả với ngoài nước

1.1.2.8 Một số hình thức QLNN riêng có của nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa

Ngoài các hoạt động QLNN như đã nêu trên, ở Việt Nam và một số nước cóthể chế chính trị gần giống nước ta còn có một số các hình thức QLNN khác đó là tổchức giáo dục, động viên, khen thưởng, tổ chức thi đua,… (như Đại hội thi đuangành, địa phương, cả nước; các danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổimới), nhằm hướng toàn dân thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo,hiệu quả cao,… góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trìnhchung của đất nước

1.1.3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

1.1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư

Đầu tư là hoạt động có tính liên ngành Quản lý đầu tư là công tác phức tạpnhưng là yêu cầu khách quan, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư

Quản lý, theo nghĩa chung là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đốitượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra Quản lý nhà nước về đầu

tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng, mục tiêu của Nhà nước vào quá trình

Trang 11

đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư)

và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức

kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất,trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kháchquan và quy luật đặc thù của đầu tư

1.1.3.2 Mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư

Quản lý nhà nước về đầu tư là việc quản lý đầu tư trên góc độ vĩ mô nhằm đápứng những mục tiêu sau:

- Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hộitrong từng thời kỳ của quốc gia, từng ngành và từng địa phương nhằm thực hiện chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

- Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài lực,vật lực của ngành, địa phương và toàn xã hội Quản lý đầu tư nhằm sử dụng hợp lý, tiếtkiệm và khai thác có hiệu quả từng loại nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, laođộng và các tiềm năng khác Đồng thời, quản lý đầu tư gắn với việc bảo vệ môi trườngsinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai tháccác kết quả đầu tư

- Thực hiện đúng những quy định pháp luật về yêu cầu kinh tế - kỹ thuật tronglĩnh vực đầu tư Quản lý vĩ mô hoạt động đầu tư nhằm bảo đảm quá trình thực hiện đầu

tư, xây dựng công trình theo đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo sự bềnvững và mỹ quan, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý

1.1.3.3 Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước

Nhà nước XHCN thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình trong đó có việcquản lý hoạt động đầu tư Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư với các nội dung sauđây:

- Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và những văn bản dướiluật liên quan đến hoạt động đầu tư Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung luật đầu tư

Trang 12

và các luật liên quan như luật thuế, luật đất đai, luật đấu thầu… và các văn bản dướiluật nhằm, một mặt khuyến khích các hoạt động đầu tư, mặt khác bảo đảm cho hoạtđộng đầu tư thực hiện đúng luật và đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư Trên cơ sở chiến lược, quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành và của địa phương vàvùng lãnh thổ, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đầu tư trong đó quan trọng nhất làviệc xác định nhu cầu về vốn, nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn… Từ đó xácđịnh danh mục các dự án ưu tiên

- Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư nhằm cải thiện môi trường

và thủ tục đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn

- Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư

- Xây dựng các chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư

- Đề ra các chủ trương chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài, xúc tiến đầu tư

và quảng bá hình ảnh quốc gia

- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủđầu tư, xử lý những vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước, những cam kết của chủđầu tư (như chuyển nhượng, bổ sung mục tiêu hoạt động…)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn Nhà nước Nhà nước đề ra các biện pháp để quản

lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn,đến việc thi công xây dựng và vận hành công trình

1.1.3.4 Phương pháp quản lý hoạt động đầu tư

Cũng như các hoạt động kinh tế khác, quản lý hoạt động đầu tư bao gồm cácphương pháp như phương pháp kinh tế, giáo dục, hành chính, các phương pháp toán,thống kê…

 Phương pháp kinh tế

Quản lý hoạt động đầu tư bằng phương pháp kinh tế, nghĩa là, thông qua cácchính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh cáchành vi của những đối tượng tham gia hoạt động đầu tư theo một mục tiêu nhất địnhcủa nền kinh tế xã hội Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý chủ yếu dựa vào

Trang 13

lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư, kết hợp hài hòa lợi ích củaNhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầutư.

Phương pháp toán và thống kê

Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả, bên cạnh các phương pháp định tínhcần áp dụng cả các biện pháp định lượng, đặc biệt là phương pháp toán kinh tế vàthống kê Đó là những phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các số liệuthống kê trong hoạt động đầu tư, dự báo các chỉ tiêu…

1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

QLNN là việc Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mìnhthông qua ba nội dung: lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi quốc gia và cảnhững vấn đề liên quan đến thế giới Do vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng khôngnằm ngoài sự quản lý chung đó

QLNN đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên góc độ lập pháp là việc xâydựng và ban hành hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài, tạo lập hành lang pháp lý điềuchỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động; Trên góc độ hành pháp Quản lýcủa Nhà nước thể hiện qua cơ cấu bộ máy tổ chức và sự phân công trách nhiệm thựchiện cũng như phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình hoạt động bằng cáccông cụ như xây dựng các chương trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư nướcngoài theo từng thời kỳ khác nhau; Trên góc độ tư pháp Quản lý nhà nước về đầu tưnước ngoài là việc Nhà nước sử dụng các phương pháp để thể hiện sự QLNN nhằm

Trang 14

bảo đảm cho pháp luật đầu tư nước ngoài được thực hiện nghiêm, bảo đảm lợi ích hợppháp của các bên tham gia thông qua các cơ quan chức năng như Tòa án kinh tế; Việnkiểm sát, Thanh tra kinh tế…

1.2.1 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan hữu quan xây dựng cơ chế phối hợptrong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quy định việc phối hợp giữa các

Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong 4 khâu cơ bản:

Một là, công tác hướng dẫn về hoạt động đầu tư nước ngoài, bao gồm:

- Xây dựng, ban hành và rà soát Danh mục dự án quan trọng cần gọi vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài;

- Soạn thảo, ban hành và rà soát các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoàithuộc thẩm quyền Bộ, ngành, địa phương;

- Công bố công khai, rõ ràng các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt độngđầu tư nước ngoài của Bộ, ngành, địa phương;

- Công tác phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lựa chọn nhà đầu

tư, kiểm tra năng lực tài chính, tư cách của đối tác, tổ chức tiếp xúc, đàm phán để triểnkhai dự án

Hai là, công tác thẩm định cấp, điều chỉnh GCNĐT, bao gồm:

- Quy định chế độ góp ý kiến của các Bộ, ngành, UBND địa phương các loại dự

án nhóm A, nhóm B, dự án diện phân cấp, uỷ quyền;

- Quy định cách xử lý khi có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan chức năng

- Chế độ báo cáo, thống kê việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh Giấychứng nhận đầu tư

- Chế độ giám sát việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

Ba là, công tác hướng dẫn triển khai thực hiện dự án:

- Tổ chức nhân sự tham gia điều hành trong các liên doanh có Bên Việt Nam làdoanh nghiệp Nhà nước

- Hướng dẫn các công việc triển khai sau khi cấp phép đầu tư

Trang 15

- Hướng dẫn các công việc liên quan đến tổ chức lại doanh nghiệp, trong xử lýtranh chấp, chấm dứt hoạt động, giải thể, thanh lý doanh nghiệp,

- Phối hợp trong việc xem xét, đề nghị khen thưởng, xử lý vi phạm

Bốn là, chế độ phối hợp công tác quản lý hoạt động FDI:

- Chế độ thông tin, báo cáo;

- Chế độ giao ban giữa các Bộ; giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với địa phương,với các Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất; giữa địa phương, Ban quản lýcác Khu công nghiệp với Doanh nghiệp

- Cơ chế thanh tra, kiểm tra

1.2.2 PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1.2.2.1 Khái niệm

Pháp luật về ĐTNN là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việc điều chỉnhcác quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ĐTNN có sự tham gia của nhiều ngànhluật, trong đó các ngành luật như Luật Kinh tế, Luật Tư pháp quốc tế, Luật Dân sự,Luật Lao động, Luật Đất đai đóng vai trò rất quan trọng Nói cách khác, pháp luật vềĐTNN là nơi giao thoa của nhiều ngành luật khác nhau như Luật Kinh tế, Luật Tưpháp quốc tế, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Đất đai

Sơ đồ 1.1: Pháp luật về đầu tư nước ngoài

ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP

TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI

ODA

LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

HIỆP ĐỊNH, ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Trang 16

Pháp luật về ĐTNN được hiểu theo nghĩa rộng, gồm ba bộ phận cấu thành:

- Bộ phận thứ nhất: là đạo luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn

trực tiếp thi hành

- Bộ phận thứ hai: là các chế định có liên quan đến ĐTNN được quy định trong

các đạo luật khác

- Bộ phận thứ ba: là các quy phạm pháp luật có liên quan đến ĐTNN được quy

định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

Pháp luật về ĐTNN được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm Luật đầu tư và cácnghị định, thông tư hướng dẫn thi hành trực tiếp

1.2.2.2 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về ĐTNN

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội, nhưng không phải làtất cả các quan hệ xã hội Trên quan điểm như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật

về ĐTNN là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ĐTNN tại Việt Nam Cácquan hệ này bao gồm:

 Quan hệ giữa nhà ĐTNN với nước tiếp nhận đầu tư mà đại diện là các cơquan có thẩm quyền, trong quá trình tìm hiểu môi trường đầu tư, cấp Giấy phép đầu tư

và quản lý các hoạt động ĐTNN

 Quan hệ hợp tác đầu tư giữa nhà ĐTNN với nhà đầu tư trong nước

 Quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanhnghiệp trong nước

 Quan hệ giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các tổ chức, cá nhân nướcngoài

 Quan hệ giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhà ĐTNN, nhà đầu tư trongnước với người lao động

 Quan hệ giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhà ĐTNN, nhà đầu tư trongnước với các cơ quan tài phán trong nước và quốc tế

Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ĐTNN và được pháp luật điềuchỉnh được gọi là các quan hệ pháp luật ĐTNN Đặc trưng có tính chất bao trùm củacác quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật ĐTNN là yếu tố nước

Trang 17

ngoài Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác nhưLuật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh tế có thể cũng có yếu tố nước ngoài,nhưng không có tính chất bao trùm như quan hệ ĐTNN.

1.2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Phương pháp điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài là tổng hợp tất cả nhữngcách thức tác động do Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền đặt ra; được ghinhận trong quy phạm pháp luật; được Nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở có thể ápdụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước Trên cơ sở đó, hoạt động đầu tư nước ngoài có

ba phương pháp điều chỉnh:

1.2.3.1 Phương pháp thỏa thuận hay còn gọi là phương pháp tự nguyện

Đây cũng là phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế, Luật Dân sự, Luật Laođộng Quan hệ ĐTNN là quan hệ tự nguyện được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận vềhình thức đầu tư, nội dung, mục tiêu, thời hạn đầu tư Trong cơ chế thị trường, khôngchủ thể nào trong quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ ĐTNN nói riêng có quyền ralệnh, bắt buộc chủ thể khác phải làm theo ý mình; các chủ thể đều phải tuân theo cácquy luật kinh tế khách quan Nhà nước hoặc các chủ thể trong nước có thể đưa ra danhmục kêu gọi đầu tư, nhưng nhà ĐTNN có quyền quyết định có đầu tư vào nước sở tạihay không Để đạt được sự thỏa thuận, các bên phải có sự bàn bạc, trao đổi, có những

sự nhân nhượng cần thiết theo nguyên tắc đảm bảo các bên đều có lợi Vấn đề quantrọng là biết thỏa thuận sao cho phù hợp với lợi ích của mỗi bên Những yêu cầu mangtính chất áp đặt của bất cứ bên nào, đều không thể dẫn đến quá trình đầu tư Nếu ta quánhân nhượng, sẽ dẫn đến vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nhưng nếukhông chú ý đúng mức đến lợi ích của nhà ĐTNN, cũng không thể thu hút họ vào đầu

tư ở nước ta

Quan hệ ĐTNN diễn ra theo những quy luật khách quan của nền kinh tế thịtrường, cho nên Nhà nước không thể can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất - kinhdoanh của họ, mà chỉ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTNN Vấn đề ở chỗ, Nhànước chỉ can thiệp bằng biện pháp hành chính trong các trường hợp cần thiết liên quanđến các vấn đề quan trọng của quốc gia và trong trường hợp các doanh nghiệp có vốn

Trang 18

ĐTNN vi phạm các quy định của pháp luật Do đó, các thủ tục pháp lý cần được quyđịnh rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ Pháp luật với tính chất là một bộ phận quan trọngcủa môi trường đầu tư, về lâu dài phải tạo ra "sân chơi" bình đẳng cho các nhà ĐTNN

và các nhà đầu tư trong nước

1.2.3.2 Phương pháp mệnh lệnh hay còn gọi là phương pháp bắt buộc

Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp điều chỉnh của một số ngành luật cómối quan hệ tương tác, giao thoa với pháp luật về ĐTNN như Luật Hành chính, LuậtKinh tế nhưng trong pháp luật về ĐTNN, nó được sử dụng ở cấp độ khác

Bên cạnh những mặt tích cực, ĐTNN cũng có mặt trái, mặt tiêu cực cần hạnchế, bởi lẽ ĐTNN có bản chất của quan hệ thị trường, có mục đích là lợi nhuận nên dễbất chấp, bỏ qua các lợi ích xã hội Vì vậy, ngoài phương pháp thỏa thuận, pháp luật vềĐTNN còn sử dụng phương pháp mệnh lệnh hay còn gọi là phương pháp bắt buộc Đểđịnh hướng cho các hoạt động ĐTNN theo một trật tự nhất định, phát huy tối đa những

ưu điểm của nó, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của nó, pháp luật về ĐTNNvừa tạo ra "sân chơi" cho các hoạt động ĐTNN, vừa tạo ra "hàng rào pháp lý" vớinhững biện pháp chế tài nhất định và cơ chế đảm bảo thực hiện một cách chặt chẽ

Để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, thì phương pháp được thực hiệnkhông thể là "thỏa thuận", mà phải mang tính chất mệnh lệnh, buộc các bên tham giaquan hệ ĐTNN phải tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư Nhà nước với chứcnăng điều hành, quản lý xã hội có quyền buộc mọi chủ thể phải tuân thủ những quyđịnh của pháp luật, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ củaViệt Nam Trong trường hợp nhà đầu tư cố tình vi phạm các quy định của pháp luật,xâm phạm độc lập, chủ quyền của nước tiếp nhận đầu tư, Nhà nước có quyền áp dụngcác biện pháp chế tài cần thiết đối với người vi phạm

1.2.3.3 Phương pháp khuyến khích

Ngoài hai phương pháp trên, quản lý hoạt động ĐTNN còn sử dụng phươngpháp điều chỉnh thứ ba, đó là phương pháp khuyến khích Phương pháp này mang tínhchất khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực mà nướctiếp nhận đầu tư đang cần như: thực hiện các chương trình kinh tế lớn, sản xuất hàng

Trang 19

xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng kỹ thuật cao, đào tạo công nhân lànhnghề; đầu tư theo chiều sâu để khai thác, tận dụng các khả năng và nâng cao công suấtcủa các cơ sở kinh tế hiện có; sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu và tài nguyên thiênnhiên sẵn có ở nước tiếp nhận đầu tư; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; đầu tưvào những vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn Để có thể sử dụng phương pháp này,cần có những quy định mang tính chất ưu đãi về thuế, về sử dụng đất và các biện phápkhuyến khích, bảo đảm đầu tư khác.

Ba phương pháp điều chỉnh trong công tác quản lý hoạt động ĐTNN có mốiquan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau và được sử dụng trong sự kết hợp với nhau

Sẽ là sai lầm nếu như tuyệt đối hóa bất cứ phương pháp nào, kể cả việc tuyệt đối hóaphương pháp mệnh lệnh là phương pháp mang tính chất đặc trưng của QLNN

Trang 20

Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó cógiá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo ra việc làm và thunhập ổn định cho người lao động Trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thumới đạt 4,1 tỷ USD thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09%tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thuđạt 77,4 tỷ USD, tăng gấp 2,8 lần giai đoạn trước đó Riêng hai năm 2006 và 2007 tổnggiá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD.

Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu

tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm) Trừ các dự án đãhết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực vớitổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD (trong đó số vốn thực hiện chiếm 52,2% tổng vốn đăngký)

Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án tăng dần qua các giai đoạn, tuy có

“trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính 1997 Thời kỳ 1988-1990 đạt7,5 triệu USD/dự án/năm Giai đoạn 1991-1995 đạt 13,0 triệu USD/dự án/năm Giai

Trang 21

đoạn 2001-2005 đạt 5,2triệu USD/dự án/năm Riêng hai năm 2006 và 2007 đều đạtmức trung bình 14,4 triệu USD/dự án/năm.

Nguồn thu ngân sách nhà nước từ khu vực có vốn ĐTNN cũng tăng dần quacác năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005 Năm 2007, thu ngân sáchđạt 1,576 tỷ USD Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cũng tạo việc làm và thunhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ năm 1988 đến cuối năm 2007 có trên1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khuvực dịch vụ

Những kết quả đạt được trên đây phần nào phản ánh hiệu quả công tác quản lýđối với hoạt động đầu tư nước ngoài của Nhà nước sau hơn 20 năm mở cửa thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 là một trong những đạo luậtkinh tế đầu tiên của thời kỳ đổi mới Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế có vốnĐTNN tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua

Hơn 20 năm mở cửa thu hút FDI là hơn 20 năm Nhà nước thực hiện nhiệm vụquản lý của mình đối với hoạt động của nguồn vốn này Cùng với nỗ lực tạo ra mộtmôi trường hấp dẫn thu hút ĐTNN là việc hoàn thiện dần dần hoạt động quản lý saocho hiệu quả, linh hoạt nhưng vẫn bảo đảm tính chặt chẽ, nghiêm minh

Công tác QLNN đối với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ĐTNN nóiriêng là việc phối hợp quản lý giữa nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau song vẫn đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ

Thực trạng công tác quản lý hoạt động ĐTNN này sẽ được nghiên cứu dưới một

số khía cạnh chủ yếu như sau:

2.2.1 PHÂN CẤP VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Trang 22

Với quyết tâm cải thiện hơn môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhàđầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế,Chính phủ Việt Nam đã đề ra các biện pháp tích cực nhằm không ngừng nâng cao nănglực QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài Một trong những biện pháp quan trọng đó lànâng cao hiệu quả cơ chế phân cấp quản lý và phối kết hợp giữa các cơ quan QLNN ởTrung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài với các doanhnghiệp có vốn ĐTNN để củng cố và đổi mới công tác thông tin trong quản lý hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giúp cho các cơ quan quản lý nắm chính xác vàđầy đủ thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài để có biện pháp hỗ trợ kịp thời chodoanh nghiệp FDI, cho các dự án; đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI,các Nhà đầu tư kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tiến hànhhoạt động đầu tư phù hợp quy định của luật pháp từ hình thành, triển khai và thực hiện

dự án đầu tư

Theo đó, Chính phủ thống nhất QLNN đối với hoạt động ĐTNN thông qua Bộ

Kế hoạch và Đầu tư và phân cấp triệt để cho UBND cấp tỉnh và BQL với quyền hạn,trách nhiệm cụ thể của tưng cấp như sau:

2.2.1.1 Quyền hạn, trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN của Chính phủ

Chính phủ thống nhất QLNN về hoạt động đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêngtrong phạm vi cả nước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; ban hành chính sách, văn bảnquy phạm pháp luật về đầu tư; phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư cho các Bộ, ngành

và địa phương;

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện luật pháp,chính sách về đầu tư; phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt quy hoạch; quyết định chủtrương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; quyết định hoặc cho phépthành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; chỉđạo giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình điều hành, quản lý hoạt độngđầu tư vượt quá thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương;

Trang 23

Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lýkhu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế có chương trình đốithoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.

2.2.1.2 Quyền hạn, trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và ràsoát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư Hướng dẫn, phổ biến, theo dõi, kiểmtra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư Ban hành các mẫu vănbản liên quan đến thủ tục đầu tư để áp dụng trong phạm vi cả nước

Tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, tổng hợp trìnhChính phủ về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; quy hoạch tổng thể quốc gia vềphát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lậpdanh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;tham mưu về việc bổ sung quy hoạch đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấpthuận của Thủ tướng Chính phủ không nằm trong quy hoạch; có ý kiến với cơ quan cấpGiấy chứng nhận đầu tư về sự cần thiết của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuậncủa Thủ tướng Chính phủ mà thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch để trình Thủ tướngChính phủ chấp thuận

Thẩm tra các dự án đầu tư quan trọng quốc gia và dự án đầu tư khác theo quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng chươngtrình, kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về vận động xúc tiến đầu tư;phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức hoạt độngxúc tiến đầu tư; đặt đại diện tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; thực hiện quản lýquỹ xúc tiến đầu tư quốc gia

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đàm phán và trình Chính phủ ký kết hoặctham gia các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư; thực hiện hợp tác quốc

tế về hoạt động đầu tư

Trang 24

Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lýđầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp

Phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức hoạt động thống kê về đầu tư theo quyđịnh của pháp luật về thống kê; tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụhoạt động đầu tư

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trongquá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư

Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư

Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựngchương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm traviệc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhậnđầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP; kiểm tra, giámsát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trìnhđầu tư

Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư và báo cáo Thủtướng Chính phủ

2.2.1.3 Quyền hạn, trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN của UBND tỉnh

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với các Bộ, ngànhliên quan lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương; tổ chức vậnđộng và xúc tiến đầu tư;

Chủ trì tổ chức việc đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp GCNĐT và điều chỉnh, thuhồi GCNĐT, quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trước thời hạn đối vớicác dự án đầu tư thuộc thẩm quyền

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn ngoàikhu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo các nội dungchủ yếu sau:

- Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấychứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; giám sát, kiểm tra việc

Trang 25

thực hiện các nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chứcchính trị - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ,ngành thực hiện thanh tra các dự án đầu tư trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và giám sát việc sử dụng đất;

- Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; kiến nghị Thủ tướngChính phủ hoặc các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

- Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn

- Chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và phêduyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định củapháp luật về xây dựng

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, chủ trì, phối hợp với Ban Quản lýtổng hợp để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hoạt động đầu tư trên địa bàn

2.2.1.4 Quyền hạn, trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN của Ban Quản lý KCN, KCX, KCNC, KTT

Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các vănbản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư, pháttriển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Thực hiện việc đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứngnhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền

Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấychứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; phối hợp kiểm tra, thanhtra việc chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương; bảo vệ quyền lợi hợp pháp củangười lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xãhội, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ,

Trang 26

ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩmquyền.

Đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, gửi báo cáo về hoạt động đầu tư trongkhu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cho Ủy ban nhân dâncấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.2.1.5 Đánh giá công tác phân cấp và phối hợp hoạt động trong công tác QLNN đối với ĐTNN

Chủ trương phân cấp quản lý hoạt động ĐTNN đã được thực tế kiểm nghiệm làđúng đắn, thực sự góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền địa phươngphát huy sự linh hoạt, tính sáng tạo của mỗi địa phương trong thu hút ĐTNN, tạo điềukiện cho thành phần kinh tế này đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn Theo đó, đã chú trọng nâng cao trách nhiệm, tăng cường kiện toàn tổ chức

bộ máy với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, về ngoạingữ, tin học để đảm đương trách nhiệm QLNN đối với khu vực ĐTNN trên địa bàn.Đồng thời, là cơ sở cho việc tiếp tục triển khai cải cách thủ tục hành chính và trực tiếpgóp phần cải thiện môi trường đầu tư từ cấp cơ sở Cho tới nay, công tác quản lý hoạtđộng ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp, đã đi vào nềnếp, theo các trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa Ngoài ra các địa phương còn chủđộng xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư, quảng bá môi trường đầu tư trên địabàn tỉnh

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quátrình thực hiện các nội dung hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗ trợtháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ,ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương tổ chứchội nghị, hội thảo vận động xúc tiến đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tạiđịa bàn đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp, góp phần nângcao hiệu quả thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam

Trang 27

Như vậy, công tác QLNN về ĐTNN được thực hiện ở đơn vị chủ quản là Bộ kếhoạch và Đầu tư Ngoài ra còn có sự phối kết hợp với các Bộ, ban, ngành và địaphương liên quan với nhiều cấp khác nhau nhằm tạo ra sự phân cấp triệt để, tránhchồng chéo mang lại tính hiệu quả và linh hoạt cao trong công tác quản lý.

2.2.2 PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Trong khoảng 20 năm qua, đầu tư nước ngoài đã trở thành một kênh quan trọng,đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăngnguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam chủđộng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới

Trước năm 2005 hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài được điềuchỉnh bởi hai hệ thống luật riêng là Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu

tư nước ngoài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập thế giới,việc cải thiện môi trường đầu tư và tạo ra “sân chơi” bình đẳng không phân biệt đối xửgiữa các nhà đầu tư là tất yếu khách quan Luật đầu tư chung năm 2005 ra đời đã gópphần thực hiện điều đó

Luật Đầu tư nước ngoài là văn bản pháp quy cơ bản và quan trọng nhất tạo hànhlang pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Quá trình hình thành

và phát triển của Luật đầu tư nước ngoài gắn liền với sự chuyển biến về nhận thức vàquan điểm của Việt Nam về vai trò của đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng.Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Namcòn xuất phát từ những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài

2.2.2.1 Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về vai trò của đầu

tư trực tiếp nước ngoài

Cho đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vai trò của đầu tưnước ngoài nói chung, FDI nói riêng đã có nhiều thay đổi Nếu như trước năm 2000,các doanh nghiệp FDI chưa được coi như một chủ thể độc lập trong nền kinh tế thì từĐại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) trở lại đây, khu vực FDI đã được khẳng định làmột trong 6 thành phần cùng tồn tại trong nền kinh tế Dưới đây nêu các mốc quan

Trang 28

trọng đánh dấu sự thay đổi về quan niệm và nhận thức của Đảng và Nhà nước về vaitrò của FDI đối với nền kinh tế.

 Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) và Đại hội VIII (1996) tuy không táchriêng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành một “thành phần kinh tế” trongnền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam, song đã ghi nhận sự hợp tác liên doanhgiữa kinh tế nhà nước và tư bản nước ngoài, khẳng định khu vực đầu tư nước ngoài

“có vai trò to lớn trong động viên về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý ” –

văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Với quan điểm như vậy, chính sách đốivới khu vực có vốn FDI trong thời kỳ này chủ yếu hướng vào việc khuyến khích cácnhà đầu tư liên doanh với các DNNN của Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vựckinh tế, trừ những lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc dân và

an ninh quốc phòng

 Năm 2001, lần đầu tiên khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được

công nhận là một thành phần kinh tế với vai trò “ hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm…” và đề ra nhiệm vụ “phải tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” – Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Theo đó, chính sách

thu hút FDI trong thời gian này sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng FDI đổ vào ViệtNam thông qua việc thu hút mạnh hơn nữa các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào cácngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao,công nghiệp mũi nhọn

Thay đổi trong nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vựckinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở quan trọng để Chính phủ sửa đổi và hoànthiện các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách thu hút vốn FDI và đối với hoạt độngcủa các doanh nghiệp FDI trong những năm gần đây

(1) Pháp luật về đầu tư nước ngoài giai đoạn trước năm 2005

Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi ViệtNam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua việc ban hành Luật Đầu

tư Nước ngoài năm 1987 và đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện 4 lần vào các năm

Trang 29

1990, 1992, 1996 và 2000 Những thời điểm đó đánh dấu những mốc phát triển vàhoàn thiện của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam Xu hướng chung của thay đổichính sách Việt Nam trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài là ngày càng nới rộngquyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài Những thay đổi nàythể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xuhướng hội nhập của Việt Nam Biểu 1 khái quát lại những thay đổi quan trọng trongchính sách thu hút FDI qua các kỳ sửa đổi Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam.

Bảng 2.1 Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ

sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

* Sau khi có giấy phép,DNFDI vẫn phải xin đăng ký hoạt động

* DN FDI được lựa chọn loại hình đầu tư,

tỷ lệ góp vốn, địa điểm đầu tư, đối tác đầu tư

* DN xuất khẩu trên 80% được ưu tiên nhậngiấy phép sớm

* Ban hành danh mục

DN FDI được đăng ký kinh doanh, không cần xin giấy phép

* Bỏ chế độ thu phí đăng ký đầu tư

* Khuyến khích DN FDI đầu tư vào lĩnh vực định hướng xuất khẩu, công nghệ cao

* Ban hành danh mục

dự án kêu gọi đầu tư FDI cho giai đoạn 2001-2005

* Mở rộng lĩnh vực chophép FDI đầu tư xây dựng nhà ở

* Đa dạng hóa hình thức đầu tư; Được mua

Trang 30

cổ phần của các DN trong nước

Đất đai

* Phía Việt Nam chịu trách nhiệm đền bù giảiphóng mặt bằng cho các dự án có vốn đầu tưnước ngoài

*Dự án có vốn FDI được thuê đất để hoạt động, nhưng không được cho các doanh nghiệp khác thuê lại

* UBND địa phương tạo điều kiện mặt bằng kinh doanh khi dự án được duyệt, DN thanh toán tiền giải phóng mặt bằng cho UBND

* Được quyền cho thuêlại đất đã thuê tại các khu CN, khu chế xuất

* Được thế chấp tài sảngắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất

Tỷ giá,

ngoại tệ

* Các dự án FDI đầu tư

hạ tầng và thay thế nhập khẩu được nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ

* Các DN FDI thuộc các lĩnh vực khác phải

tự lo cân đối ngoại tệ, Nhà nước không chịu trách nhiệm về cân đối ngoại tệ đối với các dự

án này

* Tự bảo đảm cân đối nhu cầu về ngoại tệ chohoạt động của mình

* Áp dụng tỷ lệ kết hối ngoại tệ do tác động khủng hoảng tài chính khu vực (80%), sau đó nới dần tỷ lệ này

* Bãi bỏ yêu cầu chuẩn

y khi chuyển nhượng vốn, giảm mức phí chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

* Giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% xuống 50% đến 30% và 0%

Trang 31

* DN FDI không được làm đại lý XNK

* Bãi bỏ hoàn toàn việc duyệt kế hoạch xuất khẩu của DN FDI

* Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa đối hàng hóa xuất xứ XNK

* Thu hẹp lĩnh vực yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu 80% sản lượng

* DN FDI được tham gia dịch vụ đại lý XNK

Thuế

* Áp dụng thuế ưu đãi cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt ưu tiên với mức thuế thu nhập 10% trong

15 năm kể từ khi hoạt động

* Mức thuế thu nhập của DN 100% vốn nước ngoài không bao gồm phần bù trừ lợi nhuận của năm sau để bù cho

lỗ của các năm trước

* Không được tính vào chi phí sản xuất một số khoản chi nhất định

* Thuế nhập khẩu được

áp dụng với mức giá thấp trong khung giá do

Bộ tài chính quy định

* Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc, vận tải chuyên dùng, nguyên vật liệu vật tư…

* Miễn thuế nhập khẩu đối với DN đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên trong 5 năm đầu hoạt động

* DN xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để XK sản phẩm

* DN cung ứng sản phẩm đầu vào cho DN xuất khẩu cũng được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trung gian với tỷ lệ tương ứng

* Bãi bỏ quy định bắt buộc DN FDI trích quỹ

dự phòng

* Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, từng bước thu hẹp khoảng cách về thuế giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

Nguồn: CIEM – Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Trang 32

(2) Luật đầu tư năm 2005

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thốngnhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệtđối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thuhút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốctế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư Ngày 29 tháng 11năm 2005, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đầu tư chung thay thế Luật Đầu tưnước ngoài ban hành năm 1987 và được sửa đổi, bổ sung các năm1990, 1992, 1996 và

2000, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 Luật Đầu tư 2005 kế thừanhững quy định đã được thực tiễn cuộc sống chứng minh là đúng, đồng thời thể hiệnnhững chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, những cam kết của ViệtNam trong các hiệp định đa phương và song phương Đã bổ sung những quy định mới

về tự do hoá và bảo đảm đầu tư, trong đó quan trọng nhất là Hiệp định về các biệnpháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đếnthương mại (TRIPs); đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tưnước ngoài và giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau theo các nguyên tắc đối xử tốihuệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT); loại bỏ những quy định làm méo mó quan

hệ thương mại công bằng như hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các sản phẩm xuấtkhẩu, nội địa hoá Công khai, minh bạch các chính sách, quy định được thể hiện Việcquản lý nhà nước được quy định theo các nguyên tắc của WTO và chuẩn mực quốc tế

Luật đầu tư năm 2005 so với Luật đầu tư nước ngoài trước đây có những điểmthay đổi khác cơ bản, cụ thể như sau:

 Luật Đầu tư năm 2005 được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nộidung liên quan đến hoạt động đầu tư, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức vàhoạt động của doanh nghiệp thì chuyển sang Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, các mức

ưu đãi về thuế chuyển sang quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các nội dungmang tính chất đặc thù thì dẫn chiếu sang pháp luật chuyên ngành điều chỉnh như bảohiểm, ngân hàng, chứng khoán, tài chính

Trang 33

 Luật đầu tư năm 2005 quy định rõ hơn về những hình thức đầu tư như:Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn củanhà đầu tư nước ngoài; Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trongnước và nhà đầu tư nước ngoài; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT,hợp đồng BTO, hợp đồng BT; Đầu tư phát triển kinh doanh; Mua cổ phần hoặc góp vốn

để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; và Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lạidoanh nghiệp Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế bằng 100% vốn củamình, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợptác với nhau và/hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài mới theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nhàđầu tư cũng có thể đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trongnước và nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh trên được tiếp tục liên doanhvới nhà đầu trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tếmới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

 Pháp luật đầu tư 2005 còn có quy định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu

tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấpGCNĐT; GCNĐT đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Một điểm khác so với quy định trước đây, được coi là một điểm mở rất thoáng

và mới đối với hoạt động ĐTNN, đó là đối với nhà ĐTNN đã được cấp GCNĐT tạiViệt Nam, nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư mới mà không thành lập pháp nhân mới thìchỉ thực hiện thủ tục đầu tư để cấp GCNĐT; nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư mới gắnvới việc thành lập pháp nhân mới thì thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và thủtục đầu tư theo quy định như đối với đầu tư trong nước

 Nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động của mình được tự dochuyển đổi giữa các hình thức đầu tư để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh màkhông bị cấm hoặc hạn chế

 Luật đầu tư năm 2005 chủ trương phân cấp mạnh cho Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khukinh tế cấp GCNĐT cũng như quản lý hoạt động đầu tư

Trang 34

Trong khoảng 20 năm qua, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thịtrường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo thêm thế vàlực cho Việt Nam chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới Trong nhữngthành tựu to lớn của đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng của Luật Đầu tư nướcngoài Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ởkhu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quantrọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

(3) Các quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài của Bộ, ngành và địa phương

Bên cạnh Luật đầu tư năm 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thihành Luật đầu tư được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với hoạt động đầu tư nóichung và hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng, thì mỗi Bộ, ngành và địa phương đều

có ban hành các quy định riêng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nướcngoài nhằm phát huy tính chủ động và linh hoạt trong khuôn khổ cho phép của Luậtđầu tư

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy định

về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và các biện pháp khuyếnkhích đầu tư nước ngoài ở địa phương; các Bộ, ngành ban hành quy định hướng dẫn vềđầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuộc chức năng và thẩm quyền quản lý của mình.Việc ban hành các văn bản trên thực hiện theo quy định sau:

- Trước khi ban hành các văn bản trên, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhlấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo tính thống nhất, ổn định và không chồngchéo với các chính sách đã ban hành, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhà đầu tư,không quy định thêm các quy trình, thủ tục mới

- Các văn bản dưới luật ban hành theo đúng tiến độ, đúng thẩm quyền quyếtđịnh; trong đó, quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính, công khai các quytrình, thời hạn, đầu mối giải quyết (nêu rõ địa chỉ liên hệ)

Trang 35

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với Bộ Tư pháp thường xuyênthực hiện việc rà soát có hệ thống các văn bản của các ngành, các cấp liên quan đếnhoạt động ĐTNN; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ các vănbản trái quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quyết định của Chính phủtrong lĩnh vực ĐTNN; đề nghị các Bộ, ngành giải thích, hướng dẫn thực hiện một sốquy định chưa cụ thể tại các văn bản đã ban hành.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có hiện tượng các quy định của Bộ, ngành và địaphương vượt quá khuôn khổ pháp luật hiện hành Điển hình là quy định chính sáchkhuyến khích của nhiều địa phương vượt khỏi giới hạn cho phép, dẫn đến tình trạngcạnh tranh về thu hút ĐTNN như miễn, giảm thuế, quy định giá tiền thuê đất thấp hơnkhung giá của Bộ Tài chính làm phá vỡ quy hoạch chung, thu hút vốn ĐTNN khôngtheo quy hoạch ngành, quy hoạch vùng của cả nước Với những trường hợp nêu trên,Chính phủ đã có những hành động can thiệp buộc các địa phương phải dừng việc triểnkhai các chính sách vượt quá khuôn khổ và chấp hành nghiêm nguyên tắc không được

tự quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh vượt quá khuôn khổ cho phép

2.2.2.2 Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài

Cùng với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách

về đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết, tham gia một sốđiều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài Đây có thể đượccoi là một trong những bước đi không thể tách rời trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc

tế và trong tổng thể chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài tại ViệtNam

Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tưvới 47 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến thời điểm hiện tại Theo đó, phạm vi điềuchỉnh của các hiệp định này đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành củaLuật đầu tư tại Việt Nam Chẳng hạn, các hiệp định này có những điều khoản qui địnhđối với nhiều loại hình đầu tư: trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sảnhữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ, và các quyền khác theo qui định củapháp luật

Trang 36

Bảng 2.2 Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đã ký hiệp định song phương về

khuyến khích và bảo hộ đầu tư

19 Phần Lan 13/12/1993 43 CNDCND Triều Tiên 03/05/2002

và mở cửa đầu tư trong khu vực; Hiệp định TRIMS; Diễn đàn hợp tác Á - Âu, trong đó

có việc triển khai thực hiện chương trình hành động về xúc tiến đầu tư (IPAP)

Đặc biệt, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thươngmại thế giới WTO ngày 11/01/2007 vừa qua đã đánh dấu một mốc quan trọng trongviệc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam với đầu tư nước ngoài Việt Nam camkết tuân thủ toàn bộ các Hiệp định và quy định ràng buộc của WTO với những nguyên

Trang 37

tắc chính là: mở cửa thị trường trong nước cả về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư; khôngphân biệt đối tác thành viên này với đối tác thành viên khác (nguyên tắc tối huệ quốc -MFN), không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, doanh nghiệp trong nước và hành hoá,doanh nghiệp các nước thành viên (nguyên tắc đối xử quốc gia NT); công khai minhbạch chính sách; giải quyết tranh chấp thông qua tài phán của WTO… Đây là một nỗlực to lớn của Chính phủ Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn phát triển ởtrình độ thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế.

Lấy lĩnh vực viễn thông làm ví dụ trong cam kết tự do hóa trong việc tiếp nhậnFDI theo thỏa thuận gia nhập WTO Các quy định hiện hành trong lĩnh vực viễn thôngnhư sau: các dịch vụ bưu điện không được tiếp nhận FDI; Hạn chế tạm thời đối vớidịch vụ bưu tín; Hạn chế lớn trong các dịch vụ viễn thông; Hạn chế lớn trong các dịch

vụ nghe nhìn; Đóng cửa đối với các dịch vụ phát thanh và truyền hình Theo cam kết tự

do hóa sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần thực hiện mở cửa dịch vụ bưu tín sau 5năm gia nhập; Mở cửa từng phần các dịch vụ viễn thông; Duy trì hạn chế lâu dài, kể cảyêu cầu về liên doanh đối với các nhà vận hành các cơ sở viễn thông, tối đa 49% vốnthuộc quyền sở hữu nước ngoài

Các cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài có hình thức, phạm vi

và mức độ khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm tự do hoá hoạt độngđầu tư nước ngoài bằng mở cửa các lĩnh vực kinh tế và thực hiện chế độ không phânbiệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình nhất định, đồng thời thiết lậpmột cơ chế khuyến khích, bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp phù hợp với thông lệquốc tế

Việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam cùng với những cải thiện tíchcực trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài thời gian qua là nhữngnhân tố quan trọng, góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấpdẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, mở ra cơ hội mới để thu hút đầu tưnước ngoài với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn Mặt khác, việc thực hiệncác cam kết nói trên cũng tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục

Trang 38

hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ vàtập quán quốc tế.

2.2.3 XÂY DỰNG DANH MỤC DỰ ÁN QUỐC GIA KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

2.2.3.1 Sự cần thiết của việc xây dựng và công bố Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài

Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài (Danh mục dự án) là một trong nhữngcông cụ quan trọng thực hiện giải pháp xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượngquy hoạch thu hút ĐTNN, gắn với quy hoạch ngành, lãnh thổ, sản phẩm, kết hợp ngay

từ đầu yêu cầu phát triển kinh tế, đầu tư phát triển với an ninh, quốc phòng

Xây dựng và công bố Danh mục dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu

tư nước ngoài lựa chọn dự án đầu tư; mặt khác giảm bớt được các thủ tục, thời gianphải xin chủ trương về các dự án ĐTNN này

Danh mục dự án là một trong những công cụ để tổ chức vận động, xúc tiến đầu

tư, đa dạng hoá các hoạt động vận động xúc tiến đầu tư

Danh mục dự án được xây dựng cho từng thời kỳ, thông thường từ 3 đến 5 năm

và có sự điều chỉnh thích hợp với điều kiện thực tế Về nguyên tắc, khi Danh mục nàyđược công bố cho từng thời kỳ thì các dự án nêu trong Danh mục được coi là phù hợpvới quy hoạch trong thời kỳ đó Việc Chính phủ chính thức công bố Danh mục dự án

sẽ phản ánh mong muốn của Chính phủ thu hút ĐTNN vào những lĩnh vực, ngành, dự

án có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế cần được ưu tiên;

2.2.3.2 Nội dung xây dựng Danh mục dự án kêu gọi vốn ĐTNN

(1) Cơ sở xây dựng danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài

Để đảm bảo nguyên tắc các dự án nêu trong Danh mục dự án gọi vốn đầu tưnước ngoài được coi là phù hợp quy hoạch, việc xây dựng Danh mục dự án phải dựatrên các cơ sở sau:

- Định hướng thu hút ĐTNN;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;

- Quy hoạch phát triển ngành và các sản phẩm chủ yếu

Trang 39

- Quy hoạch của các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có nhucầu gọi vốn nước ngoài

(2) Phân loại Danh mục dự án kêu gọi vốn ĐTNN

Căn cứ qui định của pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành, Danh mục dự ánkêu gọi đầu tư nước ngoài được chia làm 3 loại như sau:

- Các Bộ, ngành xây dựng và công bố Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nướcngoài của ngành mình;

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố Danh mục dự án gọi vốn đầu

tư nước ngoài của địa phương mình;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vàcông bố Danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài

Để bảo đảm về chủ trương đối với các dự án trong Danh mục được công bố chotừng thời kỳ, trong quá trình xây dựng Danh mục, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấptỉnh trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan và thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tưtrước khi công bố Các dự án nhóm A thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướngChính phủ, các dự án không thuộc diện phân cấp cấp Giấy phép đầu tư và các dự ánliên quan đến các sản phẩm quan trọng cần được xem xét kỹ trong quy hoạch tổng thểchung trước khi đưa vào Danh mục dự án

Việc xây dựng Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Kếhoạch và Đầu tư đảm nhiệm trên cơ sở tổng hợp các dự án lớn, quan trọng cần gọi vốnđầu tư nước ngoài do các Bộ ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất Sau khi traođổi, lấy ý kiến các cơ quan liên quan để xây dựng Danh mục quốc gia, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố

(3) Kết cấu của Danh mục dự án kêu gọi vốn ĐTNN

Danh mục dự án được xây dựng theo mẫu thống nhất do Bộ Kế hoạch và Đầu tưban hành tại Phụ lục I Mẫu số 1 Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15 tháng 9 năm

2000 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Danh mục bao gồm cácthông tin chính như sau:

- Tên dự án;

Trang 40

- Địa điểm thực hiện;

- Mục tiêu dự án,

- Các thông số kỹ thuật (công suất thiết kế, qui mô )

- Hình thức đầu tư (100% vốn NN, liên doanh, BCC),

(4) Lập tóm tắt dự án trong Danh mục dự án:

Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài khi công bố cần kèm theo bản Tómtắt dự án cho từng dự án Tóm tắt dự án được làm theo mẫu số 2 Phụ lục I Thông tư số12/2000/TT-BKH ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bao gồmnhững thông tin sơ bộ về mục tiêu dự án, địa điểm, thông số ký thuật chủ yếu và dựkiến đối tác Việt Nam tham gia dự án

Các dự án cần thể hiện tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; do vậy các thông tin về

dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài cần được cung cấp càng cụ thể càng tốt để nhà đầu tưlựa chọn, cân nhắc Đối với mỗi dự án, cần lưu ý nêu rõ yêu cầu về các thông số kỹthuật chủ yếu như công suất thiết kế, tính năng kỹ thuật của sản phẩm, thị trường tiêuthụ sản phẩm dự kiến Đối với các sản phẩm thuộc diện cần bảo đảm tỷ lệ xuất khẩubắt buộc thì cần ghi rõ trong bản Tóm tắt dự án để các nhà đầu tư chú ý khi xây dựngdựng dự án sau này Thông tin về địa điểm cần được cân nhắc kỹ trước khi đưa vàoDanh mục cũng như Tóm tắt dự án sao cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địaphương cũng như có khả năng bảo đảm được các điều kiện về hạ tầng cho dự án Vềhình thức đầu tư, tuy chỉ là thông tin tham khảo để nhà đầu tư lựa chọn, nhưng cũngthể hiện mong muốn của nước chủ nhà khi kêu gọi đầu tư vào một dự án cụ thể Dovậy, ngoài việc nêu rõ những hình thức đầu tư mà luật pháp cho phép, trong bản Tómtắt dự án có thể nêu những hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài mong muốn

Phần thông tin về đối tác bên phía Việt Nam cũng là rất quan trọng trong bảnTóm tắt dự án Các đối tác Việt Nam nên là những đơn vị thực sự có năng lực trongcác lĩnh vực kêu gọi đầu tư, do vậy cần được cân nhắc khi xây dựng Danh mục và Tómtắt dự án Thông tin về đối tác Việt Nam phải đầy đủ để nhà đầu tư nước ngoài có thể

dễ dàng liên hệ và triển khai các công việc tiếp theo

2.2.3.3 Xây dựng Danh mục quốc gia kêu gọi ĐTNN

Ngày đăng: 19/12/2012, 11:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007 Khác
2. PGS. TS Đỗ Đức Bình - TS. Nguyễn Thường Lạng, Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 2005 Khác
3. Kinh tế Việt Nam 2004, Viện nghiên cứu quản lý Trung ương CIEM, NXB Chính trị Quốc gia, 2004 Khác
4. Chiến lược - Kế hoạch - Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 Khác
5. Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số1290/QĐ-TTg ngày 26/09/2007) 6. Luật Đầu tư năm 2005 Khác
7. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư năm 2005 Khác
8. Liên hiệp quốc – New York và Geneve – Báo cáo đánh giá chính sách đầu tư Việt Nam, 2007 Khác
9. Bộ kế hoạch và đầu tư – Kỷ yếu 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (1988 – 2007) Khác
10. Trang Web www.mpi.gov.vn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam) Khác
11. Trang Web www.fia.mpi.gov.vn (Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ (Trang 2)
Bảng 2.1. Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi  Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam......................................................29 Bảng 2.2 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1. Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam......................................................29 Bảng 2.2 (Trang 2)
Bảng 2.1. Những thay đổi chủ yếu trong chớnh sỏch thu hỳt FDI trong cỏc thời kỳ sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1. Những thay đổi chủ yếu trong chớnh sỏch thu hỳt FDI trong cỏc thời kỳ sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 26)
Bảng 2.1. Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ  sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1. Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 26)
Bảng 2.2. Danh sỏch cỏc quốc gia và vựng lónh thổ Việt Nam đó ký hiệp định song phương về khuyến khớch và bảo hộ đầu tư - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2. Danh sỏch cỏc quốc gia và vựng lónh thổ Việt Nam đó ký hiệp định song phương về khuyến khớch và bảo hộ đầu tư (Trang 33)
Bảng 2.2. Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đã ký hiệp định song  phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2. Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (Trang 33)
Sơ đồ 2.1. Lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.1. Lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 45)
Hình thức đầu tư - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Hình th ức đầu tư (Trang 52)
Sơ đồ 2.3. Các phương thức cơ bản hình thành DN liên doanh tại Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.3. Các phương thức cơ bản hình thành DN liên doanh tại Việt Nam (Trang 52)
Sơ đồ 2.2. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.2. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay (Trang 52)
Sơ đồ 2.2. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.2. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay (Trang 52)
Sơ đồ 2.4.  Phương thức cơ bản hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.4. Phương thức cơ bản hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh (Trang 53)
Sơ đồ 2.4.  Phương thức cơ bản hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.4. Phương thức cơ bản hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh (Trang 53)
Sơ đồ 2.5.  Các phương thức cơ bản hình thành DN 100% vốn NN tại Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.5. Các phương thức cơ bản hình thành DN 100% vốn NN tại Việt Nam (Trang 54)
Sơ đồ 2.5.  Các phương thức cơ bản hình thành DN 100% vốn NN tại Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.5. Các phương thức cơ bản hình thành DN 100% vốn NN tại Việt Nam (Trang 54)
Sơ đồ 2.6.  Phương thức hình thành hợp đồng hợp BTO, BOT, BT tại Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.6. Phương thức hình thành hợp đồng hợp BTO, BOT, BT tại Việt Nam (Trang 56)
Sơ đồ 2.6.  Phương thức hình thành hợp đồng hợp BTO, BOT, BT tại Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.6. Phương thức hình thành hợp đồng hợp BTO, BOT, BT tại Việt Nam (Trang 56)
Sơ đồ 2.7. Phân loại dự án cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.7. Phân loại dự án cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Trang 58)
Sơ đồ 2.7. Phân loại dự án cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.7. Phân loại dự án cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Trang 58)
Sơ đồ 2.9. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 2 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.9. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 2 (Trang 59)
Sơ đồ 2.9. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 2 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.9. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 2 (Trang 59)
Sơ đồ 2.8. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 1 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.8. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 1 (Trang 59)
Sơ đồ 2.8. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 1 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.8. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 1 (Trang 59)
Sơ đồ 2.10. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 3 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.10. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 3 (Trang 60)
Sơ đồ 2.10. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 3 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.10. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 3 (Trang 60)
Sơ đồ 2.11. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 4 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.11. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 4 (Trang 61)
Sơ đồ 2.11. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 4 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.11. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 4 (Trang 61)
Sơ đồ 2.12. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 5 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.12. Quy trình Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án loại 5 (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w