1.1.3 Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu Chúng ta có thể phân biệt như sau: Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý: - Được bảo hộ bởi pháp luật do luật sư, bộ phận pháp chế của công ty phụ t
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……….2
PHẦN NỘI DUNG……….3
1.1 Nhãn hiệu 3
1.1.1 Nhãn hiệu - Trademarks là gì? 3
1.1.2 Thương hiệu - Brand là gì? 3
1.1.3 Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu 4
1.1.4 Phân loại nhãn hiệu 5
1.2 Bảo hộ nhãn hiệu 6
1.2.1 Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu? 6
1.2.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 8
1.2.3 Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 11
1.2.4 Hiệu lực, gia hạn, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 22
1.2.5 Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu 23
1.2.6 Một số lưu ý khi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 26
2.1 Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu 26
2.2 Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ 30
2.3 Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam 35
2.3.1 Một số thành tựu của Việt Nam 35
2.3.2 Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam 36
2.3.3 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều Ước Quốc Tế ( ĐƯQT) 41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 43
3.1 Hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 43
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 43
3.2.1 Nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí của cộng đồng 43
3.2.2 Tăng cường vai trò hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo hộ nhãn hiệu 43
PHẦN KẾT LUẬN……… 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 46
1
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng nhãn hiệu mạnh là một yêu cầu quantrọng với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Đặc biệt trong bối cảnh nước ta trởthành thành viên chính thức của tổ chức TM thế giới WTO và là thành viên của nhiều tổ chứckinh tế trong khu vực và trên thế giới Đối với hoạt động kinh doanh nói chung, nhãn hiệu cóthể giúp doanh nghiệp đạt vị thế dẫn đầu Một nhãn hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có lợithế và đứng vững trong cạnh tranh, giành được sự tin tưởng từ phía khách hàng Nhãn hiệulàm tăng giá trị của sản phẩm trên thị trường đồng thời tạo lợi nhuận bền vững cho công ty sởhữu Một nhãn hiệu càng nổi tiếng thì khả năng gia tăng thị phần trên thị trường càng cao.Nhãn hiệu được coi như một tài sản quý của doanh nghiệp và là một công cụ cạnh tranh củathời kỳ hội nhập Do vậy, doanh nghiệp muốn thành công trên thương trường cần có một sựnhận thức đúng đắn về nhãn hiệu
Cũng chính vì vai trò và tầm quan trọng đó, có nhiều nhãn hiệu bị xâm phạm, thậm chí
bị “ăn cắp” bằng nhiều hình thức khác nhau
Pháp luật thế giới nói chung và pháp luật quốc gia nói riêng đã và đang xây dựng hệthống Pháp luật về Sở hữu trí tuệ Và vấn đề “Bảo hộ nhãn hiệu” là một mảng quan trọng của
hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu nhãn hiệu, bảo vệ cho chính nhãn hiệu
Có rất nhiều tình huống trong thực tế đã và đang xảy ra trên phạm vi Thế giới và cả ViệtNam, xoay quanh câu chuyện “Bảo hộ Nhãn hiệu”
Nhóm chúng em nghiên cứu đề tài này muốn giới thiệu tổng quan về nhãn hiệu, đưa ra
sự khác biệt cơ bản giữa nhãn hiệu và thương hiệu Đồng thời những quy định của pháp luậtThế giới nói chung – họ điều chỉnh vấn đề Bảo hộ nhãn hiệu như thế nào, và của pháp luậtViệt Nam nói riêng Tình hình thực tế của vấn đề Bảo hộ Nhãn hiệu hiện nay cụ thể ra sao, cónhững điểm gì tiến bộ và còn tồn tại những mặt hạn chế nào Từ đó nhóm đề xuất một số kiếnnghị đối với vấn đề bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Vì kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức về nhãn hiệu còn hạn hẹp, cho nên dù nhóm đã
cố gắng nghiên cứu nhưng không tránh khỏi nhiều thiếu sót Kính mong thầy góp ý để nhóm
có thể hoàn thiện vốn kiến thức của mình
2
Trang 3Theo Điều 785 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Nhãnhiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sởsản xuất kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kếthợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệucủa doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt với hàng hóa cùng loạicủa doanh nghiệp khác”
Theo Philip Kotler một chuyên gia marketing hàng đầu của thế giới thì: “Nhãn hiệu sảnphẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, có côngdụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán vàphân biệt chúng với các hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”
Nhãn hiệu đã được sử dụng từ thời xa xưa khi các nhà sản xuất muốn phân biệt hànghóa của mình Thuật ngữ nhãn hiệu “trademark” xuất phát từ người Aixơlen cổ đại với nghĩa
là đốt cháy “to burn” Sự tự hào về hàng hóa do chính mình sản xuất không phải là lý dochính để sử dụng nhãn hiệu Thật ra, các nhà sản xuất muốn khách hàng nhận biết được nhàsản xuất với hi vọng rằng khách hàng sẽ mua lại trong những lần sau hay giới thiệu với ngườikhác Ban đầu thì người ta đóng dấu nhãn hiệu cho các loại gia súc, về sau thì các nhà sảnxuất gốm, gia thú và tơ lụa cũng sử dụng phương pháp này để phân biệt các sản phẩm của họvới nhà sản xuất khác
1.1.2 Thương hiệu - Brand là gì?
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sảnxuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm.Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyềncho người đại diện thương mại chính thức
1 http://www.luatsu24h.com/index.php/company/detail/15.ls
3
Trang 4Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấuhiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào
đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức."
Hiện nay ở Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa vềnhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại ViệtNam Trong khi đó, theo hệ thống luật Anh Mỹ, thương hiệu có thể được bảo hộ và người chủ
sở hữu nhãn hiệu đã đăng kí sẽ có quyền kiện bất cứ ai xâm phạm đến thương hiệu của mình.Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi mộtthương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau Ví dụ, Toyota làmột thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry
Thuật ngữ thương hiệu đôi khi cũng được sử dụng để đề cập tới bất cứ đặc tính khácbiệt nào của hàng hóa đã được xác nhận, đặc biệt là các tính chất đặc trưng của sản phẩmđược nhiều người biết tới, ví dụ thời trang Gucci, kính râm Elton John's Cần phải chú ý rằngquyền bảo hộ thương hiệu chỉ thực sự có được khi đã sử dụng và đăng kí thương hiệu đó chomột dòng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định Quyền sở hữu đối với thương hiệu có thể sẽ bịloại bỏ hoặc không tiếp tục được bảo hộ nữa nếu nó không tiếp tục được sử dụng vì thế chủthương hiệu phải sử dụng thương hiệu của mình nếu muốn duy trì quyền này
1.1.3 Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Chúng ta có thể phân biệt như sau:
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý:
- Được bảo hộ bởi pháp luật (do luật
sư, bộ phận pháp chế của công ty phụ
trách)
- Có tính hữu hình: giấy chứng nhận,
đăng ký…
- Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Một nhà sản xuất thường được đặctrưng bởi một thương hiệu, nhưng cóthể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khácnhau
- Thương hiệu là sự kì vọng của kháchhàng về sản phẩm hay dịch vụ bất kì
Những lợi ích mà một thương hiệu mạnh có thể mang lại cho công ty:
- Trước hết, thương hiệu là có giá trị và có thể định lượng được bằng tiền Mỗi năm, tổchức Interbrand đều tiến hành định giá thương hiệu và công bố danh sách 100 thương hiệu có
4
Trang 5giá trị cao nhất trên thế giới Bảng xếp hạng mới nhất là công bố vào tháng 7/2006 với nhữngthương hiệu có giá trị nhiều tỷ đô la như Cocacola 67 tỷ đô la, Sam Sung trên 16 tỷ, HSBC11,6 tỷ v.v 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến từ nhiều quốc gia khác nhau và từnhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau từ hàng tiêu dùng cho đến thời trang, điện toán, tài chínhngân hàng v.v Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầunày có giá trị gần 1000 tỷ đô la, xấp xỉ tổng thu nhập của 63 quốc gia nghèo nhất trên thế giới(nơi có tới gần một nửa dân số thế giới đang sinh sống).
- Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho chủ nhân cơ hội thu được một mức giá caohơn từ khách hàng so với sản phẩm cùng loại Chỉ cần tháo mác Raph Lauren ra khỏi chiếc áo
sơ mi, ai trong chúng ta có thể sẵn lòng chi trả 300.000 đồng (đã thấp hơn 200.000 đồng sovới giá thực khi có mác) cho chiếc áo này? Chắc sẽ không quá khó để có câu trả lời
- Thương hiệu mạnh giúp cắt giảm chi phí Ngân hàng Gia Định và ACB sẽ đầu tư baonhiêu tiền để có thêm một khách hàng biết về mình, hay mua dịch vụ của mình, hay trungthành với mình? Chắc hẳn chúng ta không có câu trả lời chính xác nhưng chắc chắn, khoảnđầu tư sẽ không giống nhau (bằng nhau về giá trị) và thương hiệu nào sẽ phải đầu tư ít tiềnhơn hẳn chúng ta cũng có thể suy luận được
- Thương hiệu mạnh củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp Thế giới là thay đổi Bất
kỳ thương hiệu nào cũng phải đối đầu với thách thức từ sự thay đổi này Nhu cầu người tiêudùng có thể thay đổi, khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng, đối thủ cạnh tranh gia nhậpthị trường ngày càng nhiều, những sự cố luôn rình rập doanh nghiệp dạng Xe Super dream bịgãy cổ lái, Tổng giám đốc ngân hàng đã bỏ trốn, Sữa tươi làm từ sữa bột, Nước tương có thểgây ung thư, v.v Đối đầu với sự thay đổi này, các lợi thế so sánh hữu hình dạng giá thành hạ,công nghệ cao, vốn lớn, sản phẩm chất lượng, v.v sẽ là rất quan trọng nhưng khó có thể duytrì vị thế của doanh nghiệp Một thương hiệu mạnh giúp tạo ra khách hàng trung thành Màkhách hàng trung thành thì không bao giờ rời bỏ thương hiệu mạnh chỉ vì những thay đổi nhỏ
và càng không dễ dàng rời bỏ ngay mà luôn bao dung, rộng lòng chờ đợi sự thay đổi củathương hiệu mà mình trung thành
1.1.4 Phân loại nhãn hiệu
Dựa vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu thì có ba loại nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu chữ: bao gồm các chữ cái (có kèm theo cả chữ số), từ (có nghĩa hoặckhông có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt…), ngữ (một cụm từ, có thể là một khẩu hiệu trongkinh doanh)
- Nhãn hiệu hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian
Trang 6- Nhãn hiệu hàng hóa: là dấu hiệu phân biệt hàng hóa của những nhà sản xuất khácnhau;
- Nhãn hiệu dịch vụ: là dấu hiệu phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh doanh khác nhaucung cấp
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viêncủa tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhânkhông phải là thành viên của tổ chức đó
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cánhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận cácđặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cungcấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu
- Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tựnhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với nhau hoặc có liênquan với nhau
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnhthổ Việt Nam
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trítuệ cấp (Điều 4 Luật SHTT)
1.2 Bảo hộ nhãn hiệu
1.2.1 Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu?
1.2.1.1 Lợi ích và phạm vi bảo hộ
Chúng ta đã nghe nhắc nhiều đến những khái niệm như “nhãn hiệu độc quyền” hay
“nhãn hiệu đã đăng ký”, tuy rằng tên gọi khác nhau nhưng chúng lại cùng một ý nghĩa Đâychính là việc mà các chủ sở hữu nhãn hiệu đều muốn làm - đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệucủa mình Bằng hành động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các chủ sở hữu đã ngăn không chongười nào khác sử dụng nhãn hiệu trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệucủa mình Bên cạnh đó, chủ sở hữu nhãn hiệu còn có thể bảo vệ uy tín thương mại của nhữngsản phẩm hay dịch vụ của mình cung cấp thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu Độc quyền nhãnhiệu chỉ được bảo hộ trong giới hạn về thời gian, không gian và nội dung mà mình đã yêu cầubảo hộ Tuy nhiên, nếu một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì phạm vi bảo
hộ của nó có thể mở rộng ra với mọi loại sản phẩm
Ví dụ: Công ty sản xuất bột ngọt nhãn hiệu A-ONE đã kiện công ty sản xuất nước uốngtinh khiết A-ONE
1.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ
Quyền của chủ sở hữu
6
Trang 7Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấu hiệu đượcbảo hộ Độc quyền ở đây chúng ta có thể hiểu theo hai nghĩa2:
- Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền cho hay không cho người khác sử dụng nhãn hiệu củamình thông qua một hợp đồng (hợp đồng li-xăng)
- Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của mình, chủ sở hữu có thể tự mình yêucầu hay thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấmdứt hành vi và bồi thường thiệt hại
Quyền sử dụng bao gồm: gắn nhãn được bảo hộ lên lên sản phẩm hay dịch vụ của mình,tàng trữ, lưu thông, bán, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm có nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo
hộ Đối ngược với độc quyền sử dụng, pháp luật cũng quy định rõ một số hành vi sử dụngkhông thuộc độc quyền của chủ sở hữu – còn được gọi là sử dụng hạn chế Bao gồm các hành
vi sau:
- Bán lại các đối tượng được bảo hộ do chính chủ sở hữu hay người được chủ sở hữuđưa ra thị trường (exhaustion of rights) Ví dụ: một người mua nước khoáng LaVie ở TiềnGiang có thể đem đúng sản phẩm LaVie này bán ở Lâm Đồng mà không cần phải xin phépchủ sở hữu nhãn hiệu LaVie
- Sử dụng nhãn hiệu không nhằm mục đích kinh doanh như: giảng dạy, bình luận, chỉtrích
- Sử dụng nhãn hiệu trên các phương tiện quá cảnh (máy bay, tàu thuyền đi qua vùngtrời, vùng biển Việt Nam)
Ngoài quyền sử dụng, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền chuyển giao quyền sở hữu vănbằng bảo hộ hay quyền sử dụng của mình thông qua hợp đồng Li-xăng và được quyền để lạithừa kế Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng phân biệt của nhãn hiệu, pháp luật quy định chỉđược để lại thừa kế nhãn hiệu cho một chủ thể
Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu mà mình được bảo hộ khôngđược gián đoạn quá 5 năm Trong trường hợp ngược lại, bất kỳ người nào cũng có quyền yêucầu Cục SHTT đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ3 Điều này nhằm hạn chế tình trạng một sốchủ thể chỉ đăng ký nhãn hiệu mà không sử dụng chúng Việc quy định nghĩa vụ sử dụngnhãn hiệu được áp dụng hầu hết ở các nước, nhằm tập trung vào mục đích chính của việc bảo
hộ nhãn hiệu “bảo hộ uy tín sáng tạo của các chủ thể” Bên cạnh đó, chủ sở hữu còn phải thựchiện các quyền của mình phải phù hợp với quy định pháp luật, về mục đích và nội dungkhông được trái với pháp luật, đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, lợiích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác Trong trường hợp nhằmđảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội thì
2 Tham khảo Quyền sở hữu trí tuệ, Lê Nết, NXB Đại học quốc gia TP.HCM 2006
3 Xem Điều 136 Luật SHTT 2005 đã được sử đổi bổ sung 2009
7
Trang 8Nhà nước có quyền cấm hay hạn chế chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu thực hiện quyền củamình hoặc buộc phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hay một số quyền phùhợp.4
1.2.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Tuy nhiên, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chỉ được xác lập trên cơ sở quyết định cấpvăn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại LuậtSHTT 2005 hay công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên5 Theo quy định của pháp luật Việt Nam6, nhãn hiệuđược bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện:
1.2.2.1 Là dấu hiệu nhìn thấy được
Các dấu hiệu này phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hay sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay một số màu sắcnhất định Từ đây, ta có thể thấy rằng ở Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhậnbiết bằng thị giác Trong khi đó, trên thế giới hiện nay, bên cạnh loại nhãn hiệu truyền thống
là dấu hiệu nhìn thấy được, pháp luật một số nước còn bảo hộ cả nhãn hiệu là âm thanh nhưtiếng nhạc mà con người có thể nhận biết được bằng thính giác, hoặc các dấu hiệu mùi hương
mà con người có thể nhận biết được thông qua khứu giác hay chỉ đơn thuần là nhãn hiệu đượcthể hiện bằng một màu sắc nhất định
Ví dụ, tại Hoa Kỳ, tiếng sư tử gầm của hãng sản xuất phim MGM đã được bảo hộ nhãnhiệu, hay mùi hương của hoa mới nở cũng được bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm chỉ thêu theovăn bằng bảo hộ số U.S.Reg.No.136391287
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc chấp nhận bảo hộ các dấu hiệu thể hiện dướidạng không gian ba chiều của Việt Nam là một bước tiến đáng kể và tương đối phù hợp vớicác quy định bảo hộ nhãn hiệu của các quốc gia khác trên thế giới Chính việc thừa nhận “dấuhiệu hiện đại” này đã thể hiện được sự điều chỉnh hợp lý của các quy định pháp luật với thực
tế phát triển của các quan hệ xã hội
1.2.2.2 Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác
Có thể thấy điều kiện này bao gồm hai yêu cầu: (1) Nhãn hiệu phải có khả năng tự phânbiệt và (2) Nhãn hiệu không trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượngthuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác
(1) Khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu
4 Xem thêm Điều 7, Điều 9 Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi bổ sung 2009
5 Xem điểm a, khoản 3, điều 6 Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi bổ sung 2009
6 Cụ thể Điều 72, Luật SHTT 20055 được sửa đổi, bổ sung 2009
7 Tham khảo bài viết Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu - Một giải pháp cho vấn đề xung đột quyền bảo hộ, Th.S Vương Thanh Thúy, Đại học Luật Hà Nội.
8
Trang 9Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật SHTT 2005, nhãn hiệu được coi là có khả năngphân biệt nếu tạo thành từ một hay một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu
tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ
Ở đây, yếu tố được hiểu là một trong những bộ phận của dấu hiệu, nhãn hiệu có khảnăng tự phân biệt nếu có một hay một số yếu tố tạo nên được sự “dễ nhận biết” và “dễ ghinhớ” Dấu hiệu dễ nhận biết, dễ ghi nhớ là dấu hiệu tạo nên một ấn tượng nhất định, có khảnăng giúp cho người tiếp xúc với chúng có thể lưu trữ trong trí nhớ, dễ dàng nhận biết vàphân biệt chúng với các loại nhãn hiệu khác
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộcmột trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật SHTT 2005:
“a) Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ khôngthông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi vớidanh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá,dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều ngườibiết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính
mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệtthông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu
đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng
ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gâynhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên
cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơnđăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngườikhác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự
từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưutiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngườikhác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đãchấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn
9
Trang 10hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi lànổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hànghoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương
tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãnhiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổitiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của ngườikhác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồngốc hàng hoá, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sửdụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý củahàng hoá;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịchnghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấuhiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ
từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp củangười khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơnhoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãnhiệu «
Những nhãn hiệu được coi là đương nhiên có khả năng phân biệt gồm :
- Những nhãn hiệu là những từ tự tạo, không có nghĩa (fanciful trademark) Ví dụ : nhãnhiệu Kodak do Công ty Eastman Kodakm đăng ký là tự tạo và không có nghĩa
- Nhãn hiệu tùy hứng (arbitrary trademark) là những từ ngữ phổ biến nhưng lại được sửdụng một cách độc đáo, hoàn toàn không liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mangnhãn hiệu Ví dụ : từ CAMEL và hình con lạc đà được đăng ký làm nhãn hiệu cho sảnphẩm thuốc lá
(2) Nhãn hiệu phải không trùng hay tương tự gây sự nhầm lẫn với một trong các đốitượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác
Nhãn hiệu là để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, nênmột nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ có thể thuộc về một chủthể duy nhất Nếu nhãn hiệu được đăng ký lại trùng hoặc gây nhầm lẫn với dấu hiệucủa người khác đã được bảo hộ hoặc được nộp đơn đăng ký sớm hơn thì sẽ khôngđược bảo hộ vì nó không bảo đảm được chức năng phân biệt của nhãn hiệu Theonhững quy định tại Điều 4 của Văn bản hướng dẫn 89/104/EEC về hài hòa pháp luật
về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia Châu Âu, một nhãn hiệu hàng hóa sẽ khôngthể được đăng ký, hoặc nếu đã được đăng ký sẽ có thể bị tuyên bố vô hiệu ở các quốcgia Châu Âu nếu nó bị coi là giống hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được đăng
10
Trang 11ký được sử dụng cho những hàng hóa hay dịch vụ tương tự, hoặc nó có thể gây ra sựnhầm lẫn với những nhãn hiệu Cộng đồng trước đó8.
Các dấu hiệu về nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam tuy rằng so với cácnước trên thế giới có sự khác biệt nhưng suy cho cùng một dấu hiệu muốn được coi là nhãnhiệu hàng hóa thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới.Theo WIPO, nhìn chung có hai loại điều kiện khác nhau cần phân biệt đó là:
Điều kiện thứ nhất liên quan tới chức năng cơ bản của nhãn hiệu hàng hóa, đó là chứcnăng phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với các sản phẩm hoặc dịch
vụ của các doanh nghiệp khác Do vậy, một nhãn hiệu hàng hóa phải độc đáo hoặc có khảnăng phân biệt với các sản phẩm khác nhau
Điều kiện thứ hai liên quan tới các hậu quả mà nhãn hiệu hàng hóa có thể gây ra nếunhững hàng hóa có những đặc tính gây hiểu lầm hoặc vi phạm tới trật tự công cộng và đạođức xã hội.9
Ngoài ra đối tượng nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ theo các điều ước quốc tếnhư: quy định tại Điều 15.1 Hiệp định TRIPS, và Điều 16.1 Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ
1.2.3 Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
1.2.3.1 Quyền nộp đơn
Chỉ có những người có quyền nộp đơn mới được nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loại chủ thể này bao gồm10:
“1 Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản
xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2 Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3 Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể
để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
8
THS PHẠM NGỌC TÂM – BẢO VỆ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT CHÂU ÂU VÀ HOA
KỲ - TẠP CHÍ KHPL SỐ 4 (35)/2006
9 Cẩm nang sở hữu trí tuệ: Chính sách, pháp luật và áp dụng, trang 69
10 Điều 87 – Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
11
Trang 124 Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5 Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6 Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7 Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ
sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng 11 ”
Việc xác định quyền nộp đơn xác định tính trung thực của người nộp đơn yêu cầu bảo
hộ Người nộp đơn có nghĩa vụ cam đoan với Cục SHTT về sự trung thực và quyền nộp đơncủa mình Nếu như vi phạm cam kết, văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy và chủ văn bằng sẽ phải chịumọi trách nhiệm do việc văn bằng bị hủy gây ra
Ví dụ: cơ sở Hưng Vận được cấp GCN đăng ký nhãn hiệu “Sure Star” vào năm 1993cho một nhóm sản phẩm trong đó có sản phẩm điện gia dụng Ngày 12/3/1993, Bộ KH-ĐTcấp giấy phép cho công ty Seoul Sure Star của Hàn Quốc được liên doanh với xí nghiệp DQthành lập công ty liên doanh Việt Sure Star Trong số các sản phẩm liên doanh có tắc-te mangnhãn hiệu Sure Star Phát hiện ra nhãn hiệu của mình bị một cơ sở khác đăng ký, trong khibản thân cũng chưa đăng ký bảo hộ, Việt Sure Star đã yêu cầu Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực vănbằng bảo hộ của Hưng Vận vì đã không trung thực khi nộp đơn xin bảo hộ Yêu cầu này đãđược chấp nhận vì Hưng Vận không phải là người có quyền nộp đơn.12
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công
11 Điều 87, Luật SHTT 2005 đã được sử đổi bổ sung 2009
12 Tham khảo Quyền sở hữu trí tuệ, Lê Nết, NXB Đại học quốc gia TP.HCM , 2006
12
Trang 13nghiệp tại Việt Nam13 có thể nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điềuước về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế Các điều ước quốc tế quy định tại khoảnnày bao gồm:
a) Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 (sauđây gọi tắt là “Hiệp ước PCT”);
b) Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, được sửa đổi năm 1979(sau đây gọi tắt là “Thoả ước Madrid”) và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid năm
1989 (sau đây gọi tắt là “Nghị định thư Madrid”);
c) Các điều ước quốc tế khác về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế mà ViệtNam là thành viên, kể từ thời điểm điều ước quốc tế bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam
1.2.3.2 Hồ sơ cần thiết
Tài liệu tối thiểu
(a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư BKHCN;
01/2007/TT-(b) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
(c) Chứng từ nộp phí, lệ phí
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận
Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây: (a) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
(b) Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩmmang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tínhchất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứngnhận nguồn gốc địa lý);
(c) Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốcđịa lý của sản phẩm)
Yêu cầu đối với đơn
13 Khoản 2, điều 2, Nghị định 103/2006/NĐ-CP đã được sử đổi bởi Nghị định 122/2011/NĐ-CP “2.Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Các điều ước quốc tế quy định tại khoản này bao gồm:
a) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, sửa đổi năm 1967 (sau đây gọi tắt là “Công ước Paris”);
b) Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000;
c) Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sĩ năm 1999;
d) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) năm
1994, kể từ thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;
đ) Các điều ước quốc tế khác liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên.
13
Trang 14(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt Đối với các tài liệu đượclàm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ vàbảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mànguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy
đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đóbằng chữ số Ả-rập;
(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng,sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc
về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữacác lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) củangười nộp đơn;
(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địaphương, từ hiếm, từ tự tạo) Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tảdùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặctoàn bộ nội dung tài liệu đơn.14
1.2.3.3 Nộp đơn yêu cầu bảo hộ-xác định ngày ưu tiên
Việc cấp văn bằng bảo hộ được bắt đầu bằn việc nộp đơn và lệ phí
Các chủ thể có thể nộp đơn tại Cục SHTT15 hay nộp đơn tại nước ngoài (tại một nướcthành viên của thỏa ước Madrid)
Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, hoặc có thể(không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu côngnghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn
Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không
có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch
vụ đại diện sở hữu công nghiệp16
14
http://www.noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/%28agntDisplayContent%29? OpenAgent&UNID=C161564AC24FAE4F4725777300129F03
15 Ở Nhật Bản, cơ quan chịu trách nhiệm xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu là Phòng sáng chế Nhật Bản (JPO) 16
http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/quyen-nop-don-dang-ky-nhan-hieu/168.html
14
Trang 15Ngày nộp đơn hợp lệ sẽ được coi là ngày ưu tiên theo nguyên tắc “ai nộp đơn trước sẽđược hưởng quyền ưu tiên xét đơn so với các chủ thể nộp đơn sau”17 Tuy nhiên nguyên tắcnày có một ngoại lệ: nếu chủ thể nộp đơn tại một quốc gia khác từ trước và có yêu cầu vềhưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris thì ngày ưu tiên sẽ tính theo các Công ước hay Hiệpước đó.18
Việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các điều ước quốc tế Việt Namtham gia có 2 nguyên tắc được ghi nhận: Xin bảo hộ đầu tiên và người sử dụng đầutiên Cũng giống như quy định ở Việt Nam thì hầu như ghi nhận việc bảo hộ nhãn hiệutheo nguyên tắc xin bảo hộ đầu tiên
Tuy nhiên, cũng cần đề cập đến Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ghi nhậnnguyên tắc sử dụng đầu tiên ( first to use), từ đó một nhãn hiệu được đăng ký haykhông có thể do một bên quy định căn cứ vào việc sử dụng nhãn hiệu đó Nhưng việc
sử dụng một nhãn hiệu thực sự không được coi là một điều kiện để nộp đơn đăng ký.Không được phép từ chối đơn đăng ký chỉ vì lý do dự định sử dụng chưa được thựchiện trước khi kết thúc thời hạn 3 năm kể từ ngày nộp đơn, hơn thế công ước Paris cònghi nhận nguyên tắc bảo hộ độc lập trong việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi nước tại điều6.1.19
Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quyđịnh (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm cáckhoản sau20:
Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)
- Nếu đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu
- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một
nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000
Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) 600.000
Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch 300.000
17 Điều 90, Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi bổ sung 2009
18 Điều 10, Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật SHTT về sở hữ công nghiệp đã được sửa đổi bởi Nghị định 122/2011/NĐ-CP
19
9001/
http://luanvan.co/luan-van/van-de-bao-ho-nhan-hieu-theo-cac-dieu-uoc-quoc-te-ma-viet-nam-la-thanh-vien-20
http://www.noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/%28agntDisplayContent%29? OpenAgent&UNID=8ADA4A3045633EA347257773002E2670
15
Trang 16vụ)
- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một
nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 60.000
Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 60.000
- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một
nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 24.000
Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 120.000
Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 120.000
Lệ phí gia hạn hiệu lực (cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ) 540.000
Lệ phí nộp đơn có thể nộp gộp làm một lần, bao gồm tổng cộng các loại phí hoặc nộplàm nhiều lần (lệ phí nộp đơn, lệ phí phân loại, lệ phí xét nghiệm, lệ phí đăng ký…) Hai hìnhthức nộp lệ phí đều có ưu điểm và nhược điểm Một mặt, lệ phí thanh toán một lần tỏ ra đơngiản và hiệu quả hơn Mặt khác, điều này có thể dẫn tới những hậu quả bất hợp lý đối vớinhững người nộp đơn khi quyết định rút toàn bộ hay một phần đơn xin đăng ký dùng trongquá trình đăng ký (ví dụ do sự phản đối của chủ sở hữu có quyền trước hoặc do những ý kiến
từ chối không phản bác được cơ quan đăng ký) Trong trường hợp như vậy luật pháp cần phảiquy định việc hoàn trả lại một phần lệ phí đã nộp
1.2.3.4 Quy trình, thời hạn xem xét 21
Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau (sơ đồ quytrình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu22):
Thẩm định hình thức:
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ,
về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ Thời gian thẩmđịnh hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
Tính hợp lệ bao gồm quyền nộp đơn và các yêu cầu khác đối với đơn mà không phải làtiêu chuẩn bảo hộ, ví dụ như ngôn ngữ sử dụng, giấy ủy quyền, tính thống nhất của đơn, lệ phínộp đơn Nếu phát hiện đơn có thiếu sót thì sẽ có thông báo để chủ thể nộp đơn bổ sung
Công bố đơn hợp lệ:
21 Tham khảo http://www.noip.ov.vn
22 Xem phục lục
16
Trang 17Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCNtrong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ Ở Mỹ, thời hạn này là 30ngày Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghitrong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèmtheo
Kể từ thời điểm đăng trên Công báo, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến
về việc cho hay không cho chủ thể nộp đơn được cấp văn bằng bảo hộ (opposition period)
Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánhgiá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo cácđiều kiện bảo hộ Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bốđơn
Hầu hết các nước đều quy định xét nghiệm nội dung đối với đươn xin đăng ký nhãn hiệuhàng hóa vì lợi ích công và đối thủ cạnh tranh Nói chung, ba cách tiếp cận có thể thấy trênquy mô quốc tế
Hệ thống pháp luật Vương quốc Anh quy định trách nhiệm xét nghiệm các lý do tuyệđối và tương đối của các cơ quan đăng ký, đồng thời quy định thủ tục phản đối Hệ thống nàycũng được quy định tại châu Âu như các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các nước BắcÂu
Theo cách tiếp cận thứ hai, cơ quan đăng ký chỉ xét nghiệm các lý do tuyệt đối, cònpháp luật không quy định về thủ tục phản đối và dành cho chủ sở hữu quyền có trước tiếnhành thủ tục hủy bỏ hiệu lực đăng ký hay khởi kiện hành vi vi phạm do việc đăng ký hay sửdụng thủ tục có sau Hệ thống này được áp dụng theo luật Nhãn hiệu hàng hóa cũ của Pháp vàThụy Sĩ song cả hai quốc gia này đều quy định thủ tục phản đối trong luật mới cả họ
Hệ thống thứ ba theo kiểu của Đức quy định việc Cơ quan đăng ký xét nghiệm theo lý
do tuyệt đối và có việc phản đối theo thủ tục hành chính, trong đó sở hữu các quyền có trước
có thể phản đối đơn xin đăng ký nhãn hiệu vi phạm bằng một thủ tục rút gọn và không quátốn kém Hệ thống này là sự thỏa hiệp giữa các hệ thống nêu trên và theo xu hướng hiện đạiđược phản ánh trong Hệ thống Nhãn hiệu hàng hóa của Cộng đồng Châu Âu
Doanh nghiệp thường ủng hộ hệ thống như trên hơn, bởi tiêu tốn ít thời gian hơn và linhhoạt hơn Biết được có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký trong các đăng bạ khácnhau trên toàn thế giới, trong bất kỳ trường hợp nào cũng nên tra cứu các quyền có trướctrước khi đăng ký nhãn hiệu và thậm chí trước khi sử dụng nhãn hiệu Hầu hết những ngườilàm đơn thường xuyên tra cứu, còn các công ty đại diện sở hữu của mình hoặc dịch vụ theodõi quốc tế thông báo cho họ về việc có các đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu tương tự tiềm ẩnnguy cơ xung đột
17
Trang 18Các tiêu chuẩn mà cơ quan đăng ký áp dụng khi xét nghiệm xem một đơn xin đăng kýnhãn hiệu có bị từ chối là quyền có trước là giống với, các tiêu chuẩn được áp dụng trong thủtục phản đối hay bởi thẩm phán khi xem xét vụ kiện hành vi vi phạm sẽ đóng vai trò bổ sung.Một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký là ngăn chặn ngườikhác sử dụng nhãn hiệu của mình hay sử dụng nhãn hiệu tương tự tới mức gây nhầm lẫn.23
Người nộp đơn có quyền khiếu nại về việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ lên Cục SHTTtrong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối Nếu đồng ý với lập luận củangười khiếu nại thì Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu nộp đơn Ngược lại, nếuCục SHTT tiếp tục từ chối, thì người khiếu nại có thể chọn một trong hai giải pháp: tiếp tụckhiếu nại lên Bộ Khoa học -Công nghệ- Môi trường hay khởi kiện tại Tòa hành chính
Ví dụ: công ty Garden Ltd xin đăng ký nhãn hiệu Chicken Thins cho các sản phẩm làm
từ bột ngũ cốc, bánh mì, mứt, bách bích quy Ban đầu Cục SHTT từ chối vì Chicken tiếngAnh có nghĩa là thịt gà, vì vậy nhãn hiệu này có thể làm cho người tiêu dùng hiểu lầm sảnphẩm làm từ thịt gà Người nộp đơn đã khiếu nại thông báo từ chối vì họ cho rằng “chickenthins” là hoàn toàn không có nghĩa và vì thế mà nó hoàn toàn có khả năng phân biệt Cuốicùng, Cục SHTT đá chấp nhận lập luận trên và quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệunày.24
Sửa đổi, bổ sung đơn:
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từchối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủđộng hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn
Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mangnhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đãđược sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu
đã nộp
Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quánội dung đã bộc lộ trong danh mục hàng hoá, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và khôngđược làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm
vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơnmới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu
Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tácgiả
Mọi yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm thành văn bản theo mẫu 01-SĐĐ quy địnhtại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội
23 Cẩm nang sở hữu trí tuệ: Chính sách, pháp luật và áp dụng, trg 77-79
24 Tham khảo Quyền sở hữu trí tuệ, Lê Nết, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2006
18
Trang 19dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo số lượng đơntương ứng
Việc sửa đổi, bổ sung đơn, kể cả thay đổi về người được uỷ quyền, do người nộp đơnchủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng vănbản, ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung và kèm theo chứng từ nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn
Tách đơn
Người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn (táchmột hoặc một số thành phần của nhãn hiệu hoặc một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ trongđơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách)
Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày
ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có)
Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phícho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầuhưởng quyền ưu tiên Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo cácthủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu Đơn tách phải được công bố lại và người nộpđơn phải nộp lệ phí công bố nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã
có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu
Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và ngườinộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn
Chuyển giao đơn
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra một trong các thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ,thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn
có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc chuyển giao đơn cho người khác Yêu cầu ghinhận việc chuyển giao làm theo mẫu 02-CGĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư01/2007/TT-BKHCN Trong yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao đơn phải có tài liệu chứngminh người được chuyển giao đáp ứng yêu cầu về quyền đăng ký
1.2.3.5 Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đăng bạ
Sau khi xét thấy hội đủ tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp Giấy chứngnhận đăng ký nhãn hiệu25 Việc cấp văn bằng bảo hộ này được công bố trên Công báo Sở hữucông nghiệp Điều quan trọng đối với chủ sở hữu quyền có trước và công chúng là các dữ liệuthích hợp trong đăng bạ liên quan đến các đơn, việc đăng ký, gia hạn, đổi tên, địa chỉ và tênchủ sở hữu phải được công bố trong một công báo chính thức.26
25 Là một trong những loại văn bằng bảo hộ được quy định tại khoản 3, điều 92 Luật SHTT 2005 đã sửa đổi bổ sung 2009, “Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý”
26 Cẩm nang sở hữu trí tuệ: Chính sách, pháp luật và áp dụng, t 81
19
Trang 20Sau đó, Cục SHTT sẽ tiến hành vào sổ đăng ký quốc gia về SHCN27 Sổ đăng ký quốcgia về SHCN là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay đổi, chuyển giao quyền sở hữu côngnghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.Như vậy, khi có bất cứ sự sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết địnhđăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN cũng được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia vềSHCN.
1.2.3.6 Đăng ký quốc tế theo Nghị định thư/Thỏa ước Madrid 28
Ngoài việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ nước ViệtNam, các chủ thể sở hữu nhãn hiệu vẫn có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác là thànhviên của Thỏa ước Madrid 1891 (được sửa đổi lần cuối cùng 1967) cho nhãn hiệu của mìnhđối với hàng hóa và dịch vụ bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế
về Sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Văn phòng quốc tế)
Quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam
a) Người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng
ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thoả ước Madrid;
b) Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứngnhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theoNghị định thư Madrid
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thànhviên Thoả ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madridphải được làm bằng tiếng Pháp
b) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thưMadrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằngtiếng Anh hoặc tiếng Pháp
c) Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và đơn đăng ký quốc tếnhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí Trong tờ khai cần chỉ rõ cácnước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) vànước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãnhiệu Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thôngtin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫunhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam
06-27 Điều 98 Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi bổ sung 2009
28
http://www.noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/%28agntDisplayContent%29? OpenAgent&UNID=1BE50F9E2E83E05D47257773002D4DC4
20
Trang 21d) Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơnhoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp choVăn phòng quốc tế Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Vănphòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữutrí tuệ
e) Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của người nộpđơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ29) khai trong đơn đăng ký quốc tếnhãn hiệu là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghitrong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng.Người nộp đơn có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sungđơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc khôngthống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế
f) Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được thựchiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời cácyêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điềuước quốc tế liên quan
Cơ quan nhận đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sởhữu trí tuệ Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Vănphòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quyđịnh
b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu sẽ được coi làngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn
đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ Trường hợpđơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nóitrên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc
ký nhãn hiệu Nếu người nộp đơn không thực hiện việc chỉ dẫn phân loại này thì Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc phân loại hàng hoá theo các nhóm sản phẩm tương ứng với phân loại hàng hoá nêu trong phân loại nêu trên Việc chỉ dẫn các nhóm hàng hoá của người nộp đơn sẽ được Văn phòng quốc tế kiểm tra, Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc kiểm tra trong sự phối hợp với Cơ quan quốc gia Trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa Văn phòng quốc tế và Cơ quan quốc gia, thì quan điểm của Văn phòng này sẽ được ưu tiên.”
21
Trang 22từ ngày nộp đơn Tuy nhiên, hiệu lực của Giấy chứng nhận sẽ bị chấm dứt trong nhữngtrường hợp sau:
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không nộp lệ phí duy trì hoặc gia hạn hiệulực theo quy định;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không
có người thừa kế hợp pháp;
- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trongthời hạn 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chínhđáng;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soáthoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quychế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việcthực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng khôngđược quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấychứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗitháng nộp muộn
Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sauđây:
(a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy địnhtại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
(b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc giahạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
(c) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
22
Trang 23(d) Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định giahạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định 30
1.2.4.3 Hủy bỏ
Bằng bảo hộ có thể bị huỷ bỏ vì một trong hai lý do:
- Nhãn hiệu đã đăng ký không đủ khả năng bảo hộ;
- Người chủ nhãn hiệu không có quyền nộp đơn (có đôi khi chủ nhãn hiệu trongtrường hợp này còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi lạm dụng quyền sở hữucông nghiệp của họ gây ra
1.2.5 Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Điều 73, Luật SHTT 2005 quy định về các trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ vớidanh nghĩa nhãn hiệu nếu :
“1 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốchuy của các nước;
2 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huyhiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bútdanh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấukiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sửdụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5 Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêudùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tínhkhác của hàng hoá, dịch vụ »
Nhãn hiệu không được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên31:
- Trường hợp thiếu tính phân biệt: có thể hiểu trường hợp thiếu tính phân biệt ở đây làđiều kiện tiên quyết để một dấu hiệu được ghi nhận là nhãn hiệu , nếu thiếu nó sẽkhông được công nhận và bảo hộ Công ước Paris 1883, Hiệp định TRIPS và hiệpđịnh thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ
- Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ còn đưa ra một số trường hợpkhông được bảo hộ cụ thể do thiếu tính phân biệt:
Tại Điều 6.2, Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã được đang ký:với biệc trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nào khác đã được đang ký sẽ dẫn đến
30
http://www.noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/%28agntDisplayContent%29? OpenAgent&UNID=8A12D0329092111B47257773002CCE70
31 9001/
http://luanvan.co/luan-van/van-de-bao-ho-nhan-hieu-theo-cac-dieu-uoc-quoc-te-ma-viet-nam-la-thanh-vien-23