Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài: Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu doc (Trang 35 - 42)

35 Theo Bussiness World Portal

2.3 Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

2.3.1 Một số thành tựu của Việt Nam

Việt Nam gia nhập WTO là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào một “sân chơi chung” của thương mại toàn cầu. Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất mà còn cần khẳng định được uy tín và giá trị của doanh nghiệp mình. Nhãn hiệu đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị thương hiệu của chính các doanh nghiệp. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào việc xây dựng, bảo hộ và phát triển các nhãn hiệu của mình42. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu 1.

Nếu chỉ tính số nhãn hiệu hàng hoá mới được các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, từ năm 2001 đến 2002, đã tăng hơn 2 lần (năm 2001: 3095 nhãn hiệu, năm 2002: 6.564 nhãn hiệu), đưa tỷ lệ số nhãn hiệu hàng hoá nội địa đăng ký bảo hộ trực tiếp từ 45% (3.095 trong tổng số 6.345) trong năm 2001 lên 74% (6.564 trong tổng số 8.818) vào năm 2002. Số nhãn hiệu của Việt Nam được đăng ký bảo hộ tại nước ngoài theo Thoả ước Madrid cũng tăng: 7 nhãn hiệu trong năm 2001, 31 nhãn hiệu năm 2002 và 54 nhãn hiệu tính đến tháng 7/2003. Tổng số các nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam được bảo hộ ở trong nước hiện nay là gần 20 ngàn trong tổng số gần 100 ngàn nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Bên cạnh đó, 2 tên gọi xuất xứ hàng hoá đầu tiên của Việt Nam là Nước mắm Phú Quốc và Chè Mộc Châu đã được công nhận và bảo hộ.

Bảng 1: Tình hình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trực tiếp tại VN

Năm Đơn đăng ký của người

VN Tỷ lệ (%)

Đơn đăng ký của người

nước ngoài Tỷ lệ (%) Tổng cộng 1990 890 60,1 592 39,9 1.482 1991 1.747 74,0 613 26,0 2.360 1992 1.595 34,5 3.022 65,5 4.617 1993 2.270 37,0 3.866 63,0 6.136 1994 1.419 34,4 2.712 65,6 4.131 42http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/02/07/th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-b%E1%BA%A3o-h %E1%BB%99-nhn-hi%E1%BB%87u-c%E1%BB%A7a-cc-doanh-nghi%E1%BB%87p-trn-d%E1%BB%8Ba- bn-t%E1%BB%89nh-b%E1%BA%A1c-liu/

1995 2.217 39,4 3.416 60,6 5.6331996 2.323 42,7 3.118 57,3 5.441 1996 2.323 42,7 3.118 57,3 5.441 1997 1.654 34,3 3.165 65,7 4.819 1998 1.614 44,3 2.028 55,7 3.642 1999 2.380 57,1 1.786 42,9 4.166 2000 3.483 59,2 2.399 40,8 5.882 2001 3.095 48,8 3.250 51,2 6.345 2002 6.541 74,2 2.277 25,8 8.818 Tổng 31.228 49,2 32.244 50,8 63.472

Nguồn : Cục Sở hữu Công nghiệp – Bộ Khoa học công nghệ, 2003 2.3.2 Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

2.3.2.1 Vấn đề đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Xét về khía cạnh nào đó, hoạt động phát triển nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng cao. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành chủ sở hữu hàng chục nhãn hiệu hàng hoá khác nhau như: TCT Thuốc lá Việt Nam có 143 nhãn hiệu, Công ty Thực phẩm quận 5 TP HCM có 58 nhãn hiệu, Công ty sữa Việt Nam VINAMILK có 23 nhãn hiệu…

Tuy nhiên, kết quả đó không thể làm chúng ta yên tâm. Theo Cục sở hữu trí tuệ, cho đến tháng 7 năm 2003, số lượng nhãn hiệu hàng hoá mà các doanh nghiệp ASEAN đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam lớn gấp 3 lần so với con số vài trăm nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Các doanh nghiệp Singapore đăng ký tại Việt Nam 997 nhãn hiệu; Thái Lan đăng ký 699 nhãn hiệu, các doanh nghiệp Malaysia đăng ký 338 nhãn hiệu; Indonesia đăng ký 319 nhãn hiệu, doanh nghiệp Philippines đăng ký 179 nhãn hiệu. Nhãn hiệu các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tại thị trường trong nước khoảng 21.000. Như vậy doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn nhãn hiệu mới. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn sân nhãn hiệu ngay trên thị trường nội địa. Bởi vì, theo quy định quốc tế, khu vực về bảo hộ sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp nào nộp đơn trước có quyền ưu tiên và sẽ thắng.

Hàng nông sản, mặt hàng chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, và đến 90% lượng nông sản xuất khẩu phải qua trung gian dưới nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài. Theo kết quả điều tra tại các tỉnh, thành phố phía Bắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ có 37/173

doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mặt hàng nông sản, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chiếm 21%, trong đó chỉ có 2% doanh nghiệp có đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với nước ngoài43.

Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được các doanh nghiệp chú trọng và cũng đã nhận được sự quan tâm rõ rệt của xã hội. Và từ 1995 – 2005, việc thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đã liên tục được đẩy mạnh. Điều này có thể được chứng minh bằng các vụ kiện được các cơ quan giải quyết, như vụ kiện SHANGRI- LA trong năm 1995, vụ kiện TEMPO trong năm 1996, vụ kiện CAMEL trong năm 1997, vụ kiện DUXIL, và vụ kiện SUPER MAXILITE trong năm 200144.

Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhãn hiệu nổi tiếng bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng, qua đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hoạt động sản xuât kinh doanh. Đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, thủ tục đăng kí bảo hộ bắt buộc chỉ đặt ra lần đầu tiên với ý nghĩa là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Các văn bản pháp luật quốc tế và văn bản pháp luật quốc gia đều không quy định: chủ sở hữu/ nhà sản xuất phải tiếp tục đăng ký tại bất kỳ quốc gia nào có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Và việc chủ sở hữu có muốn đăng ký hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của họ. Tuy nhiên trong thực tế thì các chủ sở hữu/ nhà sản xuất vẫn tiến hành đăng kí cho nhãn hiệu hàng hóa của mình bởi lẽ mỗi quốc gia có những tiêu chí để xác định nhãn hiệu nổi tiếng khác nhau nên dẫn đến tình trạng cũng một nhãn hiệu hàng hóa đó nhưng quốc gia này công nhận quốc gia khác lại không công nhận. Ví dụ như hãng Coca-cola vẫn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng Coca-cola tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam; Công ty Walt Disney Productions (Mỹ) vẫn đăng ký cho các nhãn hiệu của mình là Mickey Mouse và Snow White tại Trung Quốc. Thực trạng này đang rất phổ biến đối với các doanh nghiệp có nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam vì khi chưa gia nhập WTO thì họ chưa có nhận thức cao về bảo hộ tài sản trí tuệ vô hình này mà chỉ lo đầu tư sản xuất nhằm đem lại chất lượng tốt cho sản phẩm, nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO thì các doanh nghiệp này mới bắt đầu nghĩ đến việc chinh phục sân chơi ngoài và khi họ đã chú ý thì họ nhận ra rằng các đối thủ cạnh tranh của họ đã đăng kí chính nhãn hiệu của họ ở thị trường nước ngoài. Và muốn lấy lại thì các doanh nghiệp phải chứng minh nhãn hiệu của họ là nhãn hiệu nổi tiếng nhưng điều đó là rất khó khi nhãn hiệu của họ chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà không nổi tiếng ở các quốc gia khác.

Ví dụ về việc các nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam bị vi phạm

43http://luatminhkhue.vn/nhan-hieu/bao-ho-nhan-hieu-hang-hoa-viet-nam-tai-thi-truong-nuoc-ngoai.aspx

Tên thương mại Vinataba đã xuất hiện ở Việt Nam năm 1995 cùng với sự ra đời của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Vinataba được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 1990, đến năm 2001, khi công ty muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài và bắt đầu đăng kí quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài. Lúc này công ty mới biết nhãn hiệu Vinataba đã bị công ty Putra Satbat Industry của Indonexia đăng kí tại 13 nước trong đó có Lào, Campuchia, Trung Quốc. Nếu không dành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu thì Vinataba không thể xuất khẩu sang các nước đó và thuốc lá Vinataba có thể thẩm lậu vào Việt Nam. Đến nay sau rất nhiều công sức đấu tranh giành lại nhãn hiệu, chỉ mới thành công ở Campuchia.

Hay bài học của công ty Vifon là ví dụ tiếp theo. Nhãn hiệu Vifon được đăng kí ở Việt Nam năm 1990, năm 1995 công ty nộp đơn đăng ký tại Balan thì bị từ chối vì đã có công ty Kim Lân đăng kí nhãn hiệu khác với hình ảnh giống của Vifon (Kim Lân chính là bạn làm ăn của Vifon). Bài học của việc không đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài rất nhiều như bia Sài gòn tại Mỹ và Canada, bánh phồng tôm Sagiang tại Pháp và Châu Âu hay kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc… Tất cả những vụ trên đã làm cho các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và công sức cũng như chi phí kiện tụng.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm về kinh tế thị trường và một số công ty lại nhiều thủ đoạn về quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam là một nươc đi sau. Có thể nói chỉ từ năm 2000 trở lại đây, khi liên tục nhiều nhãn hiệu hàng hóa bị chiếm đoạt, doanh nghiệp Việt Nam mới ý thưc được mình quá sơ suất với chính nhãn hiệu của mình. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng quan tâm và có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của mình ở các thị trường có khả năng xuất khẩu. Hãy đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tại các nước có đường biên giới chung dù chưa có ý định xuất khẩu hàng sang đó. Việc làm này vừa có ý nghĩa quảng bá thương hiệu, vừa ngăn chặn sản phẩm giả sẽ từ đó thẩm lậu vào Việt Nam. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi và chiến thắng không phải bao giờ cũng mỉm cười với tất cả. Doanh nghiệp cần có kế hoạch cho việc xây dựng thương hiệu và phát triển quyễn sở hữu trí tuệ. Làm thế nào để bảo hộ xây dựng và phát triển nhãn hiệu của mình một cách hiệu quả với một chi phí phù hợp luôn là nỗi băn khoăn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam45.

Vấn đề về yêu cầu bảo hộ của các Doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam

Ví dụ về Doanh nghiệp bị từ chối bảo hộ

nhãn hiệu “HUỲNH MINH THÀNH, BẠC LIÊU, HÌNH” cho các sản phẩm thuộc nhóm 30 do Hộ kinh doanh cá thể Huỳnh Minh Thành có trụ sở tại 46 Lê Hồng Phong,

phường 2, Thành phố Bạc Liêu nộp đơn vào 29.07.2009. Doanh nghiệp này đã lấy thành phần phân biệt của tên thương mại là “HUỲNH MINH THÀNH” để làm một phần nhãn hiệu yêu cầu được bảo hộ.

Sau thời gian thẩm định nội dung, ngày 30.09.2010, Cục SHTT đã thông báo từ chối vì nhãn hiệu này đã tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “MINH THÀNH” cho các sản phẩm thuộc nhóm 30 do Cơ sở Minh Thành có trụ sở tại 3Ô, khu phố Long Bình, thị trấn

Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm chủ sở hữu.

Lý do để Cục SHTT từ chối không bảo hộ nhãn hiệu “HUỲNH MINH THÀNH, BẠC LIÊU, HÌNH” vì:

(i) Phần chữ và phần số trong nhãn hiệu: "46 CAO VĂN LẦU – PHƯỜNG 2 – TX BẠC LIÊU", "ĐT: (0781) 3822834- 3923555" không được bảo hộ vì đây là địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp mang tính chất mô tả nguồn gốc của sản phẩm nên không có khả năng phân biệt.

(ii) Phần chữ Hán trong nhãn hiệu là những ký tự mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được. Do đó phần chữ Hán này cũng được coi là không có khả năng phân biệt.

(iii) Trong nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ thì thành phần có khả năng phân biệt là phần chữ “HUỲNH MINH THÀNH”. Tuy nhiên, nó lại tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “MINH THÀNH” đang còn hiệu lực bảo hộ. Có thể nhận thấy rằng “HUỲNH MINH THÀNH” và “MINH THÀNH” đều là tên người Việt và trùng nhau về phần tên đệm và tên chính “MINH THÀNH”. Đối với tên của người Việt, tên gọi (bao gồm tên đệm và tên chính) rất đa dạng và có khả năng phân biệt, còn tên họ thì chỉ giới hạn trong một số ít nên không được coi là có khả năng phân biệt. Do đó với việc khác phần họ “HUỲNH” và trùng tên gọi “MINH THÀNH” thì nhãn hiệu đang được đề nghị bảo hộ đã tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ cho cùng nhóm sản phẩm 30.

Như vậy, “tên thương mại” và “nhãn hiệu” là hai đối tượng khác nhau của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được phát sinh tự động trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó, còn quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ được phát sinh trên cơ sở đăng ký tại Cục SHTT (và phải được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Do đó, việc lấy thành phần phân biệt của tên thương mại làm nhãn hiệu hoặc một phần nhãn hiệu có thể được bảo hộ hoặc không được bảo hộ. Các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý để tránh trường hợp sử dụng tên thương mại làm nhãn hiệu hoặc một phần nhãn hiệu mà không đi đăng ký.

Trên thực tế, còn rất nhiều doanh nghiệp không được cho phép bảo hộ vì không đáp ứng đầy đủ những quy định của Pháp luật đưa ra về điều kiện cho phép bảo hộ đối với nhãn hiệu.

2.3.2.2 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Ngay từ năm 1883, một số quốc gia đã cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ SHCN, trong đó đưa ra những nguyên tắc chính mang tính hợp tác quốc tế về bảo hộ các đối tượng SHCN. Điều 6 bis của Công ước này đã chính thức quy định việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng. Các nguyên tắc chính của Điều 6 bis này là: 1) Các thành viên của Công ước có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nổi tiếng tại nước đó trên các loại hàng hóa giống hoặc tương tự; 2) Thời hạn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu như vậy là không ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, thời hạn này không được quy định đối với những nhãn hiệu được đăng ký hoặc sử dụng với dụng ý xấu.

Qua thời gian, ngày càng có nhiều nước tham gia vào Công ước Paris và cho đến nay đã có hơn 170 nước tham gia Công ước này. Các nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã phát huy tác dụng trên bình diện quốc tế rộng rãi nhằm bảo hộ hiệu quả cho các nhãn hiệu nổi tiếng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Năm 1994 (110 năm sau khi Công ước Paris ra đời), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1.1.1995 cùng với sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hiệp định này quy

Một phần của tài liệu Đề tài: Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu doc (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w