CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Một phần của tài liệu Đề tài: Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu doc (Trang 25 - 28)

Trong vài năm trở lại đây, có rất nhiều nhãn hiệunổi tiếng thế giới đã được đưa vào thị trường Việt Nam và trở thành những nhãn hiệu quen thuộc của người tiêu dùng trong nước như nước giải khát Pepsi, Coca Cola, xe hơi Ford, Toyota, sản phẩm thời trang Gucci, CK... Những nhãn hiệu này đã và đang đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, đòi hỏi chúng ta cần phải có một cách nhìn nhận đúng đắn và có sự quan tâm cần thiết đến việc bảo hộ đối tượng này một cách hiệu quả và kịp thời trên thực tế. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng. Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế quan trọng như Công ước Paris và Thoả ước Madrid từ năm 1949. Và những qui định mang tính nguyên tắc của các văn bản này về cơ bản đã được chuyển hóa và vận dụng một cách phù hợp trong hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt là trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Tuy nhiên, những cố gắng kể trên nhìn chung chỉ thể hiện ở bề nổi và mang tính vĩ mô nhiều hơn chứ chưa đi vào giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả những nhu cầu thực tiễn

mà xã hội đang đặt ra, đặc biệt là đối với việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng33. Trong phần này, chúng ta tập trung tìm hiểu thực trạng bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu , Hoa Kì và đặc biệt là ở Việt Nam.

2.1 Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu34

Các nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ở Cộng đồng Châu Âu được ghi nhận trong hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trực tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa, đó là Văn bản hướng dẫn đầu tiên năm 1988, 104/89/EEC về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia và Quy định của Hội đồng năm 1993, 40/94/EC về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng.

Văn bản hướng dẫn 104/89/EEC được ban hành không phải nhằm mục đích thống nhất tất cả các hệ thống pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa quốc gia. Mục đích của nó chỉ là cố gắng làm giảm đi sự khác biệt giữa các hệ thống nhãn hiệu hàng hóa quốc gia là nguyên nhân gây ra những rào cản cho thương mại và ảnh hưởng đến sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ cũng như hạn chế sự phát triển của các thị trường đơn lẻ. Văn bản hướng dẫn nhấn mạnh những nội dung mấu chốt của luật thực định hơn là những vấn đề của luật hình thức. Có ba điều khoản quan trọng của văn bản liên quan đến cơ chế đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cũng như việc xác lập quyền thông qua đăng ký, đó là:

• Điều 3: Chỉ ra những căn cứ cho việc từ chối hay vô hiệu hóa sự đăng ký của các nhãn hiệu hàng hóa;

• Điều 4: Đề cập đến những trường hợp được coi là gây ra sự xung đột với những nhãn hiệu hàng hóa trước đó;

• Điều 5: Xác lập quyền thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Quy định 40/94/EC của Hội đồng Châu Âu năm 1993 chủ yếu đề cập đến những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng. Vì thế, nó còn được biết đến với tên gọi Quy định về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng (Community Trade Mark Regulation - CTMR). Quy định này cũng đưa ra những nguyên tắc chung nhất về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng, và những phương thức và trình tự cụ thể của quá trình đăng ký và bảo hộ quốc tế đối với đối tượng này ở khu vực châu Âu sẽ được quy định bởi pháp luật quốc gia.

Văn bản hướng dẫn 89/104/EEC đã đề cập một số vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thông qua việc quy định những căn cứ làm cơ sở cho việc từ chối hay hủy bỏ đăng ký đối với những nhãn hiệu hàng hóa được coi là xung đột với các nhãn hiệu hàng hóa trước đó. Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng là một trong những căn cứ quan trọng mà các cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc, xem xét khi tiếp nhận và đánh giá đơn đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Châu Âu.

33http://kienthucmarketing.vn/chu-de/bao-ho-nhan-hieu-noi-tieng-theo-phap-luat-chau-au-va-hoa-ky.1457/ 34http://kienthucmarketing.vn/chu-de/bao-ho-nhan-hieu-noi-tieng-theo-phap-luat-chau-au-va-hoa-ky.1457/

Nguyên tắc “quyền ưu tiên đăng kí” và nguyên tắc “ quyền ưu tiên sử dụng”

Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có thể được bảo hộ ngay cả khi chúng chưa được đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền. Điều này có nghĩa rằng, đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, việc bảo hộ không chỉ được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc "quyền ưu tiên đăng ký" (first - to - file) mà còn dựa trên nguyên tắc "quyền ưu tiên sử dụng" (first - to - use).

Theo những quy định tại Điều 4 của Văn bản hướng dẫn 89/104/EEC, một nhãn hiệu hàng hóa sẽ không thể được đăng ký, hoặc nếu đã được đăng ký sẽ có thể bị tuyên bố vô hiệu ở các quốc gia Châu Âu nếu nó bị coi là giống hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được đăng ký được sử dụng cho những hàng hóa hay dịch vụ tương tự, hoặc nó có thể gây ra sự nhầm lẫn với những nhãn hiệu Cộng đồng trước đó.Khái niệm "nhãn hiệu hàng hóa trước đó" (earlier trademark) được hiểu bao gồm cả những nhãn hiệu được thừa nhận là nổi tiếng phù hợp với quy định tại Điều 6bis của Công ước Paris 1883. Điều này cũng tiếp tục được khẳng định một lần nữa tại Quy định về nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng năm 1993.

Nguyên tắc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa không có nguy cơ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa trước đó

Căn cứ về nguy cơ gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu hàng hóa trước đó là một căn cứ quan trọng cho việc từ chối yêu cầu đăng ký đối với một nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, việc xác định thuật ngữ "nguy cơ gây nhầm lẫn" (likelihood of confusion) là rất khó khăn trên thực tế, nhất là trong việc phân biệt nó với những thuật ngữ tương tự khác.

Vụ án Sabel v. Puma AG

Trong phán quyết của Tòa án về vụ kiện "Sabel v. Puma AG", thuật ngữ "nguy cơ gây nhầm lẫn" mà nó bao gồm cả "nguy cơ liên tưởng" (likelihood of association) với những nhãn hiệu hàng hóa trước đó được giải thích theo nghĩa rằng sự nhầm lẫn liên tưởng mà công chúng có được giữa hai nhãn hiệu hàng hóa như là kết quả của sự giống hay tương tự về mặt ngữ nghĩa học sẽ không trở thành một căn cứ có ý nghĩa cho việc quyết định rằng có một "nguy cơ gây nhầm lẫn" theo quy định tại Điều 4 (1) (b) của Văn bản hướng dẫn. Sự tồn tại của một "nguy cơ liên tưởng" sẽ không đồng nghĩa với sự tồn tại một "nguy cơ gây nhầm lẫn" trên thực tế. Hay nói cách khác, "nguy cơ liên tưởng" ở đây không có giá trị thay thế cho một "nguy cơ gây nhầm lẫn". Bởi vì điều này và cũng dựa trên kết quả nghiên cứu mà nó đã chỉ ra rằng PUMA không phải là một nhãn hiệu nổi tiếng đặc biệt ở Châu Âu, Tòa án đã tuyên rằng cơ quan có thẩm quyền không thể từ chối đăng ký cho nhãn hiệu SABEL.

Nguyên tắc về giới hạn phạm vi hàng hóa đối với những nhãn hiệu nổi tiếng

Ngoài các nguyên tắc trên, Châu Âu quy định rằng việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng sẽ không chỉ bị giới hạn trong phạm vi những hàng hóa và dịch vụ tương tự. Theo đó, phạm vi bảo hộ sẽ được mở rộng cho cả những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa được

sử dụng cho những loại hàng hóa hay dịch vụ không tương tự khi những sự sử dụng như thế có thể gây thiệt hại hoặc tạo ra những điều kiện bất lợi cho danh tiếng của nhãn hiệu trước đó.Và khi một nhãn hiệu đã được công nhận là nổi tiếng tại một trong những nước thành viên của Liên minh, nó sẽ đương nhiên trở thành nhãn hiệu nổi tiếng trong toàn Liên minh.

Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng ở Châu Âu sẽ được bảo hộ chủ yếu thông qua các Điều ước quốc tế và các Văn bản pháp luật thống nhất của Liên minh. Bên cạnh đó, các hệ thống pháp luật độc lập của các quốc gia thành viên cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các tiêu chí và quy định cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên lãnh thổ quốc gia mình.

Ví dụ về “nguy cơ gây nhầm lẫn” dẫn đến từ chối đăng kí đối với một nhãn hiệu hàng hóa35.

Hãng Sofeal chuyên sản xuất các sản phẩm nước tẩy rửa hàng đầu của Pháp. Sau một thời gian dày công tìm tòi và suy nghĩ, Sofeal đã chế thành công một loại nước tẩy rửa với chất lượng rất tốt lại tiết kiệm cho khách hàng. Với ý thức bảo vệ thành quả của mình, Sofeal đã đặt tên cho loại nước tẩy rửa mới là “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng Ohas” (Ohas là tên một địa phương nơi đặt nhà máy sản xuất của Sofeal). Sau một thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, loại nước tẩy rửa mới của Sofeal đã nhanh chóng được các bà nội trợ chấp nhận và các nhân viên của Sofeal phải làm thêm giờ mà vẫn không đủ hàng cung cấp.

Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Sofeal quyết định mở rộng sản xuất, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra khi Sofeal dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy mới thì hãng nhận được phản ánh của bộ phận tiếp thị rằng: Trên thị trường xuất hiện loại nước tẩy rửa của một công ty Hà Lan giống hệt của Sofeal từ tên “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng Ohas” đến kiểu dáng bao bì và trọng lượng từng loại, họ còn ngang nhiên in trên bao bì tên công ty cũng như địa chỉ liên hệ của họ, điều nghiêm trọng hơn là giá của sản phẩm này còn thấp hơn giá của Sofeal.

Ban lãnh đạo Sofeal rất bức xúc, thống nhất nhận định rằng, đây là hành vi làm hàng giả, lợi dụng uy tín của Sofeal để cạnh tranh không lành mạnh (vì hãng Sofeal đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu trên và đã được chấp nhận đơn hợp lệ), hành vi này phải được xử lý trước pháp luật. Vậy là Sofeal làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng. Nhưng rất tiếc, không đâu có thể giải quyết được yêu cầu của Sofeal.

Trước nguy cơ mất khách hàng, ảnh hướng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Sofeal đã tìm đến các luật sư và nhờ luật sư tư vấn nhằm đưa vụ việc ra toà án giải quyết theo pháp luật châu Âu. Nhưng các luật sư đã phân tích với Sofeal như sau:

• Thứ nhất, Sofeal chưa có quyền khiếu nại công ty kia vì Sofeal chưa có đủ tài liệu và giấy tờ chứng minh Sofeal là chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu theo đúng quy định Luật sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu đối với nhãn hiệu “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng Ohas”. Việc Sofeal chứng minh rằng mình đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Đề tài: Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w