Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Đề tài: Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu doc (Trang 30 - 35)

35 Theo Bussiness World Portal

2.2 Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ

Những thành công mà Hoa Kỳ đạt được cho đến nay là nhờ những chính sách và chiến lược đúng đắn trong việc kích thích quảng cáo và nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Đó là một sự thật không thể chối cãi. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng và hệ thống các chính sách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Chính sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật này đã tạo được một nền tảng cơ bản và tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nền kinh tế.

Khác với các quốc gia Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ chưa phải là thành viên của Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như một số các cam kết quốc tế khác về lĩnh vực này. Do vậy, về nguyên tắc Hoa Kỳ sẽ không chịu sự ràng buộc bởi các quy định của các điều ước quốc tế này. Điều này cũng có nghĩa rằng Hoa Kỳ sẽ không thể kế thừa và tận dụng được những thành tựu pháp lý quốc tế liên quan đến lĩnh vực này một cách chính thức như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ở Hoa Kỳ hiện nay lại thật sự tỏ ra khá hoàn chỉnh và hiệu quả ở cả cấp độ liên bang lẫn tiểu bang.

Việc thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu dựa trên những quy định của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa năm 1946 mà nó còn được biết đến với tên gọi Đạo luật Lanham. Thế nhưng Đạo luật này lại không đề cập một cách cụ thể đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Đến năm 1995, Nghị viện Hoa Kỳ mới thông qua một Đạo luật mới, Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa (FTDA). Đạo luật này được ban hành nhằm bổ sung, sửa đổi Đạo luật về Nhãn hiệu hàng hóa năm 1946, cụ thể là sửa đổi nội dung của Điều 43, quy định về sự đền bù hay bồi thường cho việc làm lu mờ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Đạo luật sửa đổi này đã mô tả các yếu tố để xác định một nhãn hiệu hàng hóa là phân biệt và nổi tiếng, đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về thuật ngữ "sự lu mờ" (dilution), theo đó, sự lu mờ sẽ được hiểu là việc làm giảm khả năng của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng trong việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu.Bằng việc đưa ra những quy định mới này, lần đầu tiên nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng được pháp điển hóa trong hệ thống lập pháp Hoa Kỳ.

Mặc dù có những sự khác biệt cơ bản so với hệ thống pháp luật Châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, nhưng đối với việc quy định nguyên tắc cơ bản điều chỉnh lĩnh vực này, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và Châu Âu lại có một điểm tương đồng, đó là sự ghi nhận nguyên tắc "quyền ưu tiên sử dụng" (first to use) một cách chính thức trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế lại không giống nhau. Nếu như trong hệ thống pháp luật Châu Âu, nguyên tắc "quyền ưu tiên sử dụng" được áp dụng trong sự kết hợp với nguyên tắc "quyền ưu tiên nộp đơn" (first to file) cùng với sự cân nhắc của Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác thì trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, nguyên tắc này lại

phải được áp dụng trong sự xem xét, cân nhắc của Tòa án trên cơ sở các nguyên tắc chung của Luật công bằng (Equity). Điều này thật ra cũng dễ hiểu vì Hoa Kỳ là một quốc gia theo hệ thống Luật Chung (Commmon Law), và trong hệ thống này thì các nguyên tắc của Luật công bằng là một trong những nguyên tắc chủ đạo chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống pháp lý.

Cho đến nay, không có một định nghĩa chính xác về khái niệm "nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng" ở Hoa Kỳ. Điều này cũng tương tự như tình trạng thực tế hiện nay ở Châu Âu cũng

như ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, việc xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không là rất phức tạp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, đều trao thẩm quyền cho các cơ quan chức năng (thông thường là Tòa án hoặc các Văn phòng quốc gia về Sở hữu công nghiệp) trong việc xác định sự nổi tiếng của các nhãn hiệu hàng hóa trong những trường hợp cụ thể. Và lẽ dĩ nhiên những quyết định hay sự xem xét như thế trước tiên sẽ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chung đã được quy định bởi pháp luật.

Theo những quy định tại Điều 3 của Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa năm 1995, chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng sẽ có quyền, phù hợp với nguyên tắc của Luật công bằng và tuỳ thuộc vào sự xem xét của Tòa án, yêu cầu một Lệnh của Tòa án chống lại mọi sự sử dụng nhằm mục đích thương mại của người khác đối với nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương mại, nếu sự sử dụng như thế được bắt đầu sau khi nhãn hiệu hàng hóa của chủ sở hữu trở nên nổi tiếng và những sự sử dụng đó có thể làm lu mờ hay làm giảm chất lượng hay khả năng phân biệt của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Và để có thể xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, Tòa án sẽ phải cân nhắc, xem xét đến các yếu tố sau đây:

• Mức độ của tính phân biệt vốn có hay được yêu cầu của nhãn hiệu

• Khoảng thời gian và mức độ sử dụng nhãn hiệu trong mối liên hệ với hàng hóa hay dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng;

• Khoảng thời gian và quy mô của các hoạt động quảng cáo hay phổ biến nhãn hiệu;

• Phạm vi địa lý của các khu vực thương mại mà nhãn hiệu được sử dụng;

• Các kênh lưu thông đối với hàng hóa hay dịch vụ mà qua đó nhãn hiệu được sử dụng;

• Mức độ công nhận nhãn hiệu trong các khu vực thương mại và các kênh lưu thông hàng hóa hay dịch vụ được sử dụng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu;

• Bản chất và mức độ của việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống hay tương tự của bên thứ ba;

• Nhãn hiệu đã được đăng ký theo Đạo luật ngày 03/03/1881 hoặc Đạo luật ngày 20/02/1905, hoặc đăng ký nguyên tắc hay chưa.

Vấn đề trọng tâm của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng theo pháp luật Hoa Kỳ chính là sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa. Thuật ngữ này đã được đưa ra và sử dụng trong một thời gian khá dài trước khi được đề cập trong luật. Nó được định nghĩa lần đầu tiên bởi Schechter vào năm 1927 để bảo vệ chống lại "sự biến mất dần dần hay sự phân tán những đặc tính và sự nhận biết của công chúng đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi sự sử dụng nó cho những sản phẩm phi cạnh tranh". Một năm sau đó, Thẩm phán Learned Hand, trong vụ kiện "Yale

Electric Corporation v. Robertson" (năm 1928), đã chấp thuận một Lệnh cho phép chống lại sự sử dụng của bị đơn đối với nhãn hiệu hàng hóa tương tự với nhãn hiệu của nguyên đơn nhưng chỉ cho những hàng hóa phi cạnh tranh.

Ở góc độ chung nhất, khái niệm về "sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa" được hiểu là sự làm giảm đi khả năng của nhãn hiệu nổi tiếng trong việc nhận biết và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ, bất kể có tồn tại hay không tồn tại một sự cạnh tranh giữa chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và các bên khác, hay khả năng gây nhầm lẫn, lỗi lầm hay lừa dối.Định nghĩa này rõ ràng đã khẳng định rằng nguy cơ gây nhầm lẫn, mặc dù là một căn cứ cơ bản của sự xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa, không phải là một yếu tố được yêu cầu cho sự lu mờ theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, lịch sử lập pháp Hoa Kỳ đã cho chúng ta thấy một điều rằng khái niệm về sự lu mờ được mô tả bao gồm tất cả những hình thức của sự làm lu mờ được thừa nhận một cách hợp pháp.

Nhìn chung, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có rất nhiều điểm khác biệt so với pháp luật Châu Âu cũng như các hệ thống pháp luật khác trên thế giới. Điều này là do đặc điểm kinh tế - chính trị và truyền thống pháp luật quy định. Những thành tựu mà Hoa Kỳ đã đạt được trong quá trình bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng là hết sức thực tế. Hãng nghiên cứu YouGov BrandIdex đã công bố danh sách 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất nước Mỹ đó là chuỗi cửa hàng ăn nhanh Subway, Amazon, ngũ cốc dinh dưỡng Cheerios, kênh truyền hình lịch sử History Channel, chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ gia dụng Lowe’s , Ford, chuỗi cửa hàng bán lẻ Target, Kindle ( dòng máy tính bảng và máy đọc sách của Amazon), YouTube, Google38. Tuy nhiên, khi hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ thì gặp rất nhiều rào cản trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và trong thời gian vừa qua chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ tranh chấp nhãn hiệu trên thị trường Mỹ như cụ tranh chấp nhãn hiệu Catfish, Trung Nguyên, Petro Vietnam, Vifon, Vinataba…. Sau đây chúng ta đi xem xét hai vụ tranh chấp gây ra sụ hoang mang lo ngại cho các nhà kinh doanh và là bài học đắt giá cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Vụ kiện Catfish

Đối với vụ kiện Catfish, khi Việt Nam xuất khẩu cá tra và cá basa vào thị trường của Mỹ tăng lên rất nhanh đã làm cho các nhà nuôi cá nheo Mỹ lo ngại. Cuối năm 2000, Mỹ đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch để bôi xấu cá tra và cá basa của Việt Nam và một trong những nội dung nguy hiểm mà Hiệp hội các trại chủ cá nheo Mỹ (CFA) hoạch định trong chiến dịch của họ là tiến hành vận động gây áp lực, lôi kéo nghị sĩ các bang có nghề nuôi cá nheo, huy động mọi cơ quan lập pháp và hành pháp tạo ra sự hỗ trợ để tấn công các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam nhập khẩu. Một trong các luận điểm mà các trại chủ cá nheo Mỹ đưa ra là, sản phẩm cá da trơn Việt Nam do cũng được gọi là Catfish đã tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Mỹ và như vậy vô hình đã làm lợi theo uy tín của cá nheo Mỹ.Về phía mình, các doanh

nghiệp Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định của Bộ thủy sản, Bộ thương mại về việc ghi nhãn mác hàng hóa (trên tất cả các bao bì của sản phẩm thủy sản xuất khẩu đều ghi rõ dòng chữ “ Product of Vietnam” hoặc “ Made in Vietnam” và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Mỹ là Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ). Việc Mỹ ban hành các đạo luật cản trở việc nhập khẩu Catfish của các nước trong đó có Việt Nam đã dựng nên một rào cản thương mại trái với tinh thần của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ảnh hưởng xấu đến việc làm và đời sống của hàng vạn gia đình khu vực Đồng bằng song Cửu Long. Việt Nam có thể khiếu nại lên tòa án có thẩm quyền của Mỹ, Ủy ban thương mại Mý (ITC) hoặc đại diện thương mại Mỹ (USTR) để đòi lại những quyền lợi của mình được hưởng căn cứ theo điều 2.6B Chương 1, Thương mại hàng hóa tại Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, theo đó “các bên đảm bảo không ban hành hoặc áp dụng những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tạo ra sự trở ngại của đối với thương mại quốc tế hoặc bảo vệ sản xuất trong nước”. Tuy nhiên, một điểm thú vị trong vụ việc này là những tranh chấp đã làm cho cá bas sa của Việt Nam trở nên nổi tiếng, nhờ đó ngày càng nhiều người Mỹ biết đến cá basa và tiêu dùng loại cá này. Từ tháng 9/2001, Việt Nam không còn dùng thương hiệu Catfish cho cá da trơn khi bán vào thị trường Mỹ, mà dùng tên gọi cá basa và cá tra. Câu lạc bộ doanh nghiệp cá tra và cá basa đã chính thức nhờ White & Case – một công ty có tiếng của Mỹ xúc tiến thủ tục đăng kí bảo hộ thương hiệu cá tra và cá basa ở thị trường này. Một câu hỏi được đặt ra là: Cuộc chiến nhãn hiệu này có xảy ra không nếu cá basa Việt Nam đã xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu cho mình và tìm cách chiếm lĩnh thị trường bằng thương hiệu đó39.

Vụ kiện cà phê Trung Nguyên

Về vụ kiện cà phê Trung Nguyên thì tháng 7/2000, Trung Nguyên và Rice Field Corp (ở tiểu bang California) tiếp xúc với nhau lần đầu tiên và hai bên đàm phán việc nhập khẩu cà phê Trung Nguyên vào Mỹ. Tháng 1/2001, hợp đồng đầu tiên được ký kết và cà phê Trung Nguyên xuất hiện ở quốc gia này. Đầu năm 2002, thêm một hợp đồng được kí kết nữa và đến lúc này thì Trung Nguyên mới nghĩ đến việc chuyển đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, nhưng bất ngờ là từ tháng 11/2000 (chỉ sau 3 tháng kể từu lần tiếp xúc đầu tiên giữa hai bên), Rice Field Cord đã nộp hồ sơ đăng kí bảo hộ với cơ quan chức năng của Mỹ đối với những thương hiệu: “ Trung Nguyên – Cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột” và nhãn hiệu: “Trung Nguyên” (bằng Tiếng Việt). Tháng 8/2001, Trung Nguyên lập tức khẩn trương nộp hồ sơ đăng kí với nhãn hiệu “ Trung Nguyên – nguồn cảm hứng sáng tạo mới” (bằng Tiếng Anh) và yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với hồ sơ của Rice Field Corp… Công ty cà phê Trung Nguyên đã nhờ các luật sư tiến hành nộp đơn khiếu nại và đưa ra những chứng cứ quan trọng nhất chứng tỏ sở hữu bản quyền nhãn hiệu hàng hóa của mình là chính đáng. Trong số những bằng chứng là

giấy phép kinh doanh của công ty này được cấp vào năm 1996, các nhãn hiệu của Trung Nguyên và biểu hiện đã được sử dụng ở Việt Nam, danh sách gồm 400 quán cà phê tồn tại và hoạt động theo nhượng quyền kinh doanh và các thị trường nước ngoài của công ty này. Ngoài ra còn có bằng chứng về doanh thu ròng hàng năm từ việc bán các sản phẩm và nhượng quyền kinh doanh của công ty này từ năm 1997 đến 2001. Thiệt hại ước tính của Trung Nguyên trong vụ việc này đã lên đến gần 1 triệu USD, bao gồm khoản chi phí thuê luật sư và thiệt hại do chiến lược kinh doanh mở rộng tại thị trường Mỹ bị chậm lại. Đây là bài học đắt giá do việc không quan tâm đầy đủ đến việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu Trung Nguyên40.

Vụ kiện liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VNPT

Nửa cuối năm 2002, khi VNPT dự định đăng ký bản quyền nhãn hiệu của mình tại Mỹ thì mới té ngửa ra rằng nhãn hiệu đã được Công ty Viaworld Internet Telecommunications Corporation (VITC) - một đối tác ở bang Illinois, Mỹ - đăng ký trước. VITC còn nộp đơn đăng ký tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu của Mỹ (USPTO) cả bốn nhãn hiệu của các công

Một phần của tài liệu Đề tài: Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu doc (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w