GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
Trang 1CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Techcombank
3.1.1.2 Các định hướng kinh doanh chủ đạo năm 2014:
a Đẩy mạnh phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ ngân hàngbán lẻ đa dạng, chất lượng và cạnh tranh rộng khắp các đô thị lớn
- Triển khai rộng khắp mạng lưới POS với gần 2200 chiếc tại các siêuthị, nhà hàng, khách sạn nâng tổng số POS đến cuối năm 2014 lên 2500 chiếc.Tiếp tục đầu tư lắp đặt thêm 60-70 máy ATM nâng tổng số lên 1300 máy tậptrung vào các khu vực dân cư đông đúc, các khu công nghiệp và phấn đầu pháthành 3,5 triệu thẻ các loại Chú trọng gia tăng các nguồn thu dịch vụ phát hành
và chấp nhận thẻ
- Phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ với trọng tâm ưutiên các sản phẩm gắn liền với khoản và tự động hoá cao trong quản trị nhằmđến đối tượng khách hàng thể nhân Đặc biệt ưu tiên các sản phẩm huy độngdân cư và tín dụng nhà ở, tín dụng tiêu dùng và kinh doanh cá thể
c Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, gắn kết vàđồng bộ với các sản phẩm dịch vụ tiền tệ ngoại hối trên thị trường liên ngânhàng, chú trọng các dịch vụ ngoài bảng cân đối với trọng tâm:
- Đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh với trọng tâm là pháttriển doanh số thanh toán quốc tế và các loại phí, thu nhập phi tín dụng
- Phát triển các dịch vụ nguồn vốn và giao dịch tiền tệ đa dạng (các sảnphẩm ngoại hối mới trên FX, MM, kinh doanh vàng, thị trường hàng hoá tươnglai, các sản phẩm phát sinh )
Trang 2- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm liên quan đến giao dịch chứngkhoán, uỷ thác và quản lý danh mục đầu tư, áp dụng quản lý thẻ,tài khoản vàogiao dịch chứng khoán.
- Ưu tiên mở rộng hoạt động và thu hút khách hàng trong các khu côngnghiệp, khu chế xuất
d Tập trung phát triển nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị cho các bước pháttriển lớn năm 20014 và các năm tiếp theo với trọng tâm:
- Chú trọng công tác đào tạo và quy hoạch nguồn cán bộ tại chỗ đáp ứngnhu cầu tăng trưởng và mở rộng mạng lưới Thiết lập trung tâm đào tạo và cácchương trình đào tạo riêng của Techcombank tập trung vào đào tạo huấn luyệnnhân viên, cán bộ mới, nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ kinh doanh, đào tạo cán
bộ quản lý cấp trung gian
- Xây dựng, hoàn thiện và triển khai thành công 3 chương trình đào tạotiêu chuẩn nhằm tăng cường và tiêu chuẩn hoá toàn bộ
e Tiếp tục hoàn thiện các dự án hiện đại hoá ngân hàng với trọng tâm ưutiên:
- Đề án hệ thống SWITCHING và quản lý thẻ CMS (Card ManagementSystem), triển khai mạng POS/ATM
- Đề án nâng cấp hệ thống thiết bị phần cứng cho GLOBUS đảm bảo ổnđịnh các tính năng hệ thống
- Đề án giải pháp lưu trữ Back-Up dữ liệu và giải pháp an ninh tổng thể
hệ thống
3.1.2 Định hướng về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank
a Mục tiêu:
Trang 3* Là một trong nhóm 3 ngân hàng hàng đầu Việt nam về hoạt động pháthành thẻ và mạng lưới thanh toán của năm 2014 Ngân hàng hàng đầu về dịch
vụ và sản phẩm thẻ,doanh thu từ thẻ vào năm 2017
* Hoạt động kinh doanh thẻ dựa trên cơ sở hiệu quả kinh doanh lâu dài,đảm bảo thực hiện và thúc đẩy định hướng chiến lược bán lẻ của Techcombank
* Về sản phẩm thẻ và hoạt động phân phối:
- Đa dạng hoá sản phẩm thẻ để phù hợp với nhu cầu đa dạng của kháchhàng dựa trên nền tảng công nghệ cao, hiện đại
- Sử dụng hoạt động thuê ngoài (out-sourcing) là một trong những giảipháp chủ yếu để phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm
- Mở rộng các sản phẩm liên kết phát hành thẻ
* Về mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ:
- Mở rộng mạng lưới thanh toán chấp nhận thẻ Kết nối với các hệ thốngthanh toán quốc tế và của các ngân hàng khác, tăng hiệu quả sư dụng và đầu tư
hệ thống POS của Techcombank
- Phát triển các ứng dụng mới trên hệ thống POS, tăng doanh thu, tăngcường hình ảnh ngân hàng hiện đại cho Techcombank
- Tăng cường liên kết với các tổ chức, ngân hàng trong và ngoài nước mởrộng hệ thống thanh toán
Trang 4- Đào tạo, triển khai, theo dõi thống nhất các sản phẩm bán lẻ trên toàn hệthống.
3.1.3 Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam.
3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm thẻ thanh toán tại Techcombank.
3.2.1 Nâng cao tiện ích của thẻ do Techcombank phát hành:
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, có nhiều sản phẩm thẻ cho kháchhàng lựa chọn, do đó khách sẽ dùng thẻ của ngân hàng nào phát hành có nhiềutiện ích hơn
Để tạo thuận lợi cho khách hàng trong sử dụng thẻ và tăng thêm tính hấpdẫn của thẻ đối với khách hàng trên thị trường ngân hàng cần:
Thứ nhất: Phải phát triển thêm các ĐVCNT để người sử dụng thẻ có thể
chi trả và mua bán hàng hoá ở nhiều nơi
Thứ hai: Cần phải đa dạng hơn với các dịch vụ đi kèm như việc kiểm tra
thông tin tài khoản thẻ, giao dịch điện thoại, tự động báo số dư cũng như hạnmức còn lại của thẻ Việc phát triển các dịch vụ đi kèm sẽ tăng chi phí đối vớingân hàng vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu kỹ tình hình, phối hợp vớicác phòng ban khác để phát triển
3.2.2 Điều chỉnh hạn mức tín dụng để thu hút khách hàng.
Đối với sản phẩm thẻ tín dụng mà Techcombank đang phát hành có hạnmức tín dụng tối thiểu là 10 triệu đồng So với mức thu nhập của những ngườigọi là có thu nhập khoảng từ 3-5 triệu đồng thì hạn mức tín dụng tối thiểu trênvẫn còn cao
Hơn nữa, khách hàng phải ký quỹ trước 110% hạn mức tín dụng mà ngânhàng cấp cho chủ thẻ Mà đại bộ phận người lao động, người làm công ăn lương
Trang 5với mức thu nhập ít ỏi hàng tháng chỉ đủ tiêu dùng trong tháng rất ít khi cóngười có tiền dư ra để ghi có trước vào tài khoản rồi thanh toán sau.
Vì vậy, vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm đầu tiên là hạ mức tín dụngcủa các hạng thẻ sao cho phù hợp với khả năng và thu nhập của người tiêudùng, đảm bảo thu hút được tối đa khách hàng có nhu cầu sử dụng Đối với mứcthu nhập của người dân Việt Nam hiện nay thì hạn mức khoảng 4-6 triệu đồng
là thích hợp nhất Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể nghiên cứu và đưa ra sảnphẩm thẻ có hạn mức tín dụng thấp giành cho những người sử dụng có thu nhậpthấp
3.2.3 Nghiên cứu và phân tích thị trường
Trước hết, ngân hàng cần tiến hành nghiên cứu thị trường Thị trường làmục tiêu, là đối tượng Marketing ngân hàng nói chung và của dịch vụ thẻ nóiriêng Để đạt được mục tiêu thích ứng với nhu cầu của thị trường thì ngân hàngcần phải tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường Hơn nữa, hoạt độngMarketing là điều kiện tiên quyết để ngân hàng đưa ra được những sản phẩmphù hợp nhất và để thắng được các đối thủ cạnh tranh Thực tế, Techcombankcũng đã tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường nhưng mới chỉ ở từng đề
án riêng rẽ Vì vậy, ngân hàng cần phải nghiên cứu ở tầm tổng thể và đưa ranhững chiến lược chung trong toàn hệ thống
Trang 6giảm đi được tâm lý e dè khi sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng so với tiền mặt
mà khách hàng vẫn quen dùng Nhưng vấn đề đưa ra biểu phí phù hợp vớikhách hàng mà vẫn mang lại lợi nhuận cho khách hàng thì đây là vấn đề hiệnnay ngân hàng cần làm Ngân hàng giảm chi phí phát hành và thanh toán nhưngphải kèm theo đó là tăng được số lượng khách hàng đến với sản phẩm
3.2.5 Chính sách khuyếch trương sản phẩm và quan hệ khách hàng
3.2.5.1 Chính sách tiếp thị
Ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác quảng cáo và bán sản phẩm, dịch
vụ thẻ đến khách hàng Bởi hiện nay, đa số người dân còn chưa biết đến dịch vụthanh toán bằng thẻ hoặc nếu biết thì cũng chỉ nghe nói nhưng chưa thực sự biếtđược các công dụng và những tiện lợi của dịch vụ này Vì vậy, ngân hàng cầnđưa ra các giải pháp Marketing, tiếp thị và quảng cáo phù hợp:
- Phát tờ rơi, gửi thư giới thiệu về sản phẩm thẻ tới khách hàng của ngânhàng hoặc những khách hàng tiềm năng
- Đăng trên báo hoặc truyền hình
- Tổ chức các chương trình giới thiệu, tuyên truyền về sản phẩm và dịch
vụ trước khi đưa sản phẩm và dịch vụ mới vào thị trường, tập trung cung cấpdịch vụ cho khách hàng là giám đốc, tổng giám đốc, các công ty liên doanh,công ty tư nhân và nhân viên của các doanh nghiệp hiện đang là khách hàng củaTechcombank
- Tổ chức các chương trình khuếch trương sản phẩm và dịch vụ thẻ
Trang 7- Thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm vàdịch vụ cung ứng.
- Tổ chức các chương trình khuyến mại tăng doanh số và phát triển mạnglưới khách hàng: tặng thẻ hoặc tặng thêm hạn mức sử dụng cho khách hoặckhông thu phí giao dịch
- Tăng cường đưa các dịch vụ mới, tiện ích cho khách hàng
- Tổ chức các chương trình điểm thưởng cho khách hàng sử dụng thẻ củangân hàng
- Tặng quà cho khách hàng vào các dịp lễ, tết
- Phối hợp với các đối tác chiến lược tổ chức các hội nghị khách hàng
3.2.6 Mở rộng mạng lưới dịch vụ và các ĐVCNT
Mạng lưới các ĐVCNT là một chủ thể không thể thiếu trong quy trìnhthanh toán thẻ, là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là nơi bắt đầu củanghiệp vụ thanh toán thẻ Do đó, khi càng có nhiều ĐVCNT tại nhiều nơi vàthuộc nhiều loại hình kinh doanh khách nhau thì sự tiện ích của việc sử dụng thẻcàng tăng Hơn nữa, nhận thức của các tầng lớp dân cư ngày càng tiến bộ, họ đãnhận thấy được sự tiện lợi của việc sử dụng thẻ thanh toán Vì vậy,Techcombank muốn cạnh tranh được với các ngân hàng khác về loại hình dịch
vụ này thì phải:
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ trong đề án chiến lược pháttriển đến năm 2015, phát triển hơn nữa các ĐVCNT, mở rộng mạng lướiĐVCNT ra nước ngoài, tăng doanh số thanh toán thẻ, tăng doanh số sử dụng thẻcủa NHNT
- Tập trung tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị tới nhiều cửa hàng, cákhu vui chơi, du lịch để giúp họ thấy được lợi ích mà họ được hưởng khi làmĐVCNT của ngân hàng Hơn nữa, ngân hàng phải cung cấp trang thiết bị, máy
Trang 8móc hiện đại cho họ và có thể chưa thu phí đối với các đơn vị để thu hút ngàycàng nhiều các khách sạn, nhà hàng hay các cửa hàng nhỏ chấp nhận làmĐVCNT.
- Ngân hàng tích cực giới thiệu khách hàng của mình cho các ĐVCNT.Đây chính là hình thức ngân hàng quảng cáo cho các ĐVCNT của mình, làmtăng lợi thế cạnh tranh cho họ so với các cửa hàng không được làm ĐVCNT củangân hàng Như vậy, chính sách này sẽ thu hút được càng nhiều các cửa hàng,đơn vị kinh doanh muốn tham gia vào mạng lưới ĐVCNT của ngân hàng
- Bên cạnh đó, ngân hàng cần triển khai thành công đề án ATM, mở rộng
và tăng số lượng máy ATM tại các thành phố lớn, các khu đông dân cư Mụctiêu thực hiện là tại tất cả các siêu thị, khách sạn, các nhà hàng lớn, nhỏ, nhữngkhu đông dân cư, đặc biệt là những nơi có đông khách nước ngoài đều hải đặtmáy ATM, ít nhất là 1 máy Ngoài ra, ngân hàng cũng phải đầu tư vốn vào việc
mở rộng các phòng giao dịch phục vụ khách hàng
3.2.7 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chuyên viên thẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghiệp vụ kinhdoanh thẻ, từ khâu giới thiệu và thuyết phục khách hàng dùng thẻ đến khâu vậnhành quy trình nghiệp vụ thẻ một cách thông suốt và nhanh chóng Như vậy,chính họ giữ vai trò quyết định cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm,dịch vụ thẻ cung ứng và cả mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng Saumột thời gian triển khai nghiệp vụ thẻ, Techcombank đã có một đội ngũ chuyênviên thẻ khá năng động, có kiến thức và chuyên môn vững vàng, song xét vềkhối lượng công việc thì nhân sự vẫn còn mỏng so với yêu cầu Do đóTechcombank phải quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo và phát triển nguồnnhân lực, thông qua thựchiện một số biện pháp sau:
Trang 9- Tuyển dụng nhân sự mới có chất lượng đáp ứng nhu cầu công việc Tổchức nhiều hơn nữa các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thẻ cho các nhânviên.
- Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho chuyên viên thẻ
- Sau mỗi khoá đào tạo, nên tổ chức thi cuối khoá có thưởng, qua đó vừakiểm tra chất lượng khoá học, vừa khích lệ nhân viên
- Gửi nhân viên đi học hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm ởnước ngoài về nghiệp vụ thẻ
- Nâng cao hơn nữa chế độ lương, thưởng đãi ngộ nhân viên: ngoài tiềnlương theo vị trí công việc, thưởng nhân các dịp lễ, tết, nhân viên nên đượcthưởng thành tích công việc
- Tạo bầu không khí làm việc thoải mái gần gũi giữa các nhân viên vớilãnh đạo, giữa nhân viên với nhau cũng là một yếu tố rất quan trọng tạo nên sựgắn bó giữa nhân viên với ngân hàng
3.3 Một số kiến nghị về chính sách nhằm thực hiện giải pháp phát triển kinh doanh thị trường thẻ.
Để đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới,
hiện đại, trong đó có sửa đổi, bổ sung Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn về TTKDTM nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khuyến khích phát triển thanh toán thẻ.
Thứ hai, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện
pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua
POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo
cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS; phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền quy định các chính sách ưu đãi rõ rệt về thuế (thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp) đối với hoạt động thanh toán thẻ qua POS theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, tập trung phát triển, bố trí hợp lý, sắp xếp lại mạng lưới POS, đảm bảo hoạt động hiệu quả,
thực chất (nhằm đạt mục tiêu đến cuối năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 POS được lắp đặt); trước hết tăng cường lắp đặt, điều chỉnh lại địa điểm lắp đặt máy POS theo hướng tập trung vào những nơi có điều kiện và tiềm năng phát triển thanh toán thẻ như siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở phân phối hiện đại, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, du lịch…; lựa chọn một số địa bàn, thí điểm phát triển thanh toán thẻ qua POS phù hợp với điều kiện ở nông thôn.
Trang 10- Tiếp tục triển khai và hoàn thành kết nối liên thông hệ thống POS trên toàn quốc trước 31/12/2013; nâng cao chất lượng kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ, POS trên toàn quốc Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán qua POS bằng các biện pháp đồng bộ để việc thanh toán thẻ qua POS thực sự đi vào cuộc sống; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS qua từng năm; phát triển POS theo hướng làm từng bước vững chắc, triển khai tại các khu vực, đối tượng thuận lợi, có tiềm năng trước, tạo sự lan tỏa, mở rộng dần ra toàn xã hội.
- Phối hợp với Bộ Công thương trong việc yêu cầu các điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có đủ điều kiện phải lắp đặt thiết bị POS và chấp nhận thanh toán bằng thẻ; không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với thanh toán bằng thẻ Quan tâm và xử lý đúng mức vấn đề thu phụ phí của khách hàng thanh toán thẻ qua POS theo đúng các quy định hiện hành; đồng thời nghiên cứu có chế tài, biện pháp xử lý có hiệu quả để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định này trên thực tế.
- Khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua
vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội ) Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng Đề án thí điểm phát triển thẻ chi tiêu công.
- Để thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ qua POS trong thời gian tới, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Quyết định 2453, NHNN xây dựng Chương trình tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2013 - 2015 nhằm xác định các giải pháp, biện pháp một cách tương đối đồng bộ, xây dựng lộ trình, nhiệm vụ triển khai cụ thể, giao chỉ tiêu phù hợp theo từng năm để đạt được mục tiêu đề ra trong việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán thẻ qua POS.
Thứ tư, tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ (ACH) nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thúc đẩy TTKDTM trong khu vực dân cư.
Thứ năm, ban hành các quy định, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát
hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao Nghiên cứu, định hướng xây dựng tiêu chuẩn thẻ cho thị trường thẻ nội địa Việt Nam và lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ; mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán thẻ; đảm bảo khả năng tích hợp giữa các hệ thống thanh toán thẻ.
Thứ sáu, hoàn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành thẻ (mã BIN) nhằm mở rộng tích hợp
các ứng dụng giá trị gia tăng cho thẻ thanh toán của các ngân hàng phát hành thẻ.
Thứ bảy, NHNN, Hội thẻ ngân hàng và các thành viên Hội thẻ chủ động phối hợp với Bộ Thông tin
và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đẩy mạnh, triển khai tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về thanh toán thẻ nói chung và thanh toán thẻ qua POS nói riêng cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ theo hướng tích cực, đầy đủ, tạo thuận lợi cho phát triển thanh toán thẻ qua POS đi vào cuộc sống.
Thứ tám, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ cũng như kết nối các
hệ thống chuyển mạch, thanh toán thẻ để có thể học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt xu hướng của thế giới nhằm ứng dụng có hiệu quả vào Việt Nam.
Trang 11Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG
TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Tech
2.2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua
Nhìn lại thời điểm được coi là khởi đầu vào năm 2003, khi thị trường xuất hiện 2 loại thẻ nội địa dùng trên máy ATM (máy rút tiền tự động) là Connect 24 của Vietcombank và F@asAcess của Techcombank, thì tổng số lượng thẻ phát hành (gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) mới đạt 234.000 thẻ Nhưng đến nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ đã rất cao, có những năm đạt trên 300%.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 3/2013, đã có 52 ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước và ngân hàng có vốn nước ngoài đăng ký phát hành thẻ, với trên 57,1 triệu thẻ các loại đã được phát hành, tăng 38,5% so với cuối năm 2011 Đây là tốc độ phát triển hết sức ấn tượng Trong đó, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%) Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên.
Cũng theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 3/2013, có 46 NHTM đã trang bị máy ATM và POS (máy thanh toán thẻ), với số lượng trên 14.300 ATM và hơn 104.400 POS Các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ đã kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác Đến nay, về cơ bản hoàn thành kết nối với hơn 76.000 POS của trên
720 chi nhánh NHTM; 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông, chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, đại lý vé máy bay, công
ty du lịch… Số lượng và giá trị thanh toán qua POS ngày càng tăng Bên cạnh
Trang 12đó, nhận thức về thanh toán bằng thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực của cả chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thanh toán.
Hành lang pháp lý để kích thích việc sử dụng thẻ cũng không ngừng được hoàn thiện Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg, ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 Theo đó, Đề án chỉ rõ mục tiêu cần phải đạt được đến cuối năm 2015 là tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%; nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35-40%; triển khai 250.000 điểm giao dịch với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm Tiếp
đó là Nghị định 101/2012/NĐ-CP, ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng
Ngày 28/12/2012, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan Thực hiện song hành đồng bộ với Thông tư 35
là Thông tư số 36/2012/TT-NHNN, ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy ATM, qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM.
Về phía các NHTM, bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, chất lượng dịch vụ cũng đang ngày càng được hoàn thiện, phần lớn đều đã liên kết với các tổ chức, như: trường học, hãng taxi, hãng hàng không, siêu thị… trong thanh toán Đồng thời, độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán ngày càng được cải tiến, như ứng dụng công nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, hay phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ Chip chuẩn EMV.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thẻ đã đem lại nhiều lợi ích, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và bước đầu thay đổi thói quen cũng như nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng phương tiện thanh toán phổ biến, không phải mới mẻ ở nhiều nước phát triển đã từ lâu Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp các ngân hàng có thêm một kênh huy động vốn
Trang 13đầu tư để cho vay và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều lợi ích khác nhau phục vụ khách hàng Thanh toán bằng thẻ còn giảm chi phí so với thanh toán bằng tiền mặt, đặc biệt là lo ngại về tiền giả, nhầm lẫn.
2.2.2 Thực trạng tình hình kinh doanh thẻ tại Techcombank.
2.2.2.1 Sự phát triển của thẻ tại Techcombank.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam mới tham gia vào thị trường thẻchưa được lâu, chính thức là sau khi ký kết Hợp đồng Ngân hàng Đại lý pháthành và thanh toán thẻ số 01/2003 VCB-TCB/HĐKT ngày 27-9-2003 với Ngânhàng Ngoại thương Theo hợp đồng này Techcombank sẽ trở thành ngân hàngđại lý thanh toán thẻ Connect24 và các thẻ tín dụng Quốc tế và thẻ Debit quốc
tế do Ngân hàng Ngoại thương và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ pháthành
Từ ngày 16 tháng 4 năm 2006, Techcombank đã chính thức trở thành cáchội viên của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (theo quyết định số 87/2006-CQTT ngày 14/4/2006 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) Việc trở thành hộiviên của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam giúp Techcombank đóng góp nhiều hơnnữa vào nỗ lực đẩy mạnh hoạt động phát triển thanh toán thẻ, học tập kinhnghiệm, nghiệp vụ cũng như sự hỗ trợ từ Hiệp hội các Ngân hàng bạn để đưa rahoạt động thanh toán thẻ của Techcombank ngày càng phát triển
Sau khi ký hợp đồng làm ngân hàng đại lý phát hành và thanh toán thẻvới Ngân hàng Ngoại thương, trong năm 2006 Techcombank đã phát hành đượcthẻ nội địa F@stAccess-Connect24 và tính cho đến nay, các sản phẩm thẻ củaTechcombank ngày càng đa dạng với các loại thẻ Visa và thẻ đồng thương hiệu
Những lợi ích mà thẻ đồng thương hiệu mang lại là rất rõ ràng cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng Đối với ngân hàng, khi tham gia liên kết phát hành thẻ với doanh nghiệp,
sẽ được phép tiếp cận cơ sở khách hàng sẵn có của doanh nghiệp đó Nhờ vậy, ngân hàng có thể giảm đáng kể chi phí phát hành lẫn chi phí quản lý thẻ Bên cạnh đó, việc phát hành thẻ cho các đối tượng là khách hàng của doanh nghiệp, tổ chức liên kết cũng giúp ngân hàng tăng thị phần một cách đáng kể.
Trang 14Về phía doanh nghiệp, thông qua hợp tác chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng và phát triển thanh toán qua thẻ với ngân hàng, doanh nghiệp cũng sẽ được ngân hàng hỗ trợ trong công tác quản
lý thông tin khách hàng, quản lý các giao dịch, quản lý nguồn tiền, đồng thời tiết kiệm các chi phí nhờ thanh toán không dùng tiền mặt.
Hơn nữa, việc liên kết cho ra đời sản phẩm chung giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng giúp cả hai tăng cường sức quảng bá, gia tăng chỉ số nhận biết, nâng tầm và tăng giá trị thương hiệu của mình, nhất là khi liên kết với một doanh nghiệp hoặc ngân hàng lớn, có uy tín.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ tích cực từ phía ngân hàng qua các ưu đãi về thanh toán, doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình khuyến mại lớn cho các chủ thẻ đồng thương hiệu Hiện nay, các ngân hàng đều có những chương trình khuyến mại, giảm giá từ 5- 10%, thậm chí lên tới 50% cho các khách hàng sử dụng thẻ thanh toán các sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp đối tác Điều này, hiển nhiên mang lại lợi ích lớn nhất cho các khách hàng, đồng thời kích thích tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu.
2.2.2.2 Công nghệ trong thanh toán thẻ của Techcombank
Mặc dù mới tham gia vào thị trường thẻ nhưng Techcombank đã rất chútrọng vào công tác hiện đại hoá ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động thanh toánthẻ Vì đây là hoạt động đòi hỏi công nghệ cao, hiện đại để làm bật lên đượctính ưu việt của thẻ thanh toán nhằm thu hút khách hàng
Đến ngày 13 tháng 12 năm 2006, Techcombank ký hợp đồng “Triển khaiphần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ” với Compass Plus (Liên Bang Nga).Theo nội dung hợp đồng hãng Compass Pluss sẽ thực hiện triển khai hệ thốngphần mềm chuyển mạch (Switching) và hệ thống quản lý thẻ (CMS – CardManagement System) cho Techcombank Đây là kết quả của một quá trình đàmphám chọn đối tác trong suốt thời gian qua của Techcombank, thể hiện những
nỗ lực của ngân hàng trong việc tham gia thị trường thẻ
Hãng Compass Plus là nhà cung cấp phần mềm giải pháp nổi tiếng củaNga và Châu Âu Hiện tại sản phẩm phần mềm nói chung và phần mềm quản lýthẻ nói riêng của Compass Plus đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới Hiện nayCompass Plus đang là đối tác của các TCTQT và các nhà sản xuất phần mềmhàng đầu thế giới như: Microsoft, Compaq, Visa Card International, MasterCard International, NCR, Hypercom, Oracle… Đối tác này bắt đầu tham gia vàoviệc cung cấp giải pháp thẻ từ năm 2006 và Techcombank là đơn vị đầu tiênthực hiện việc triển khai phần mềm này tại thị trường Việt Nam Theo hợp đồng
ký kết, Compass Plus sẽ cung cấp cho Techcombank một phần mềm chuyển