1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN

45 2,5K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 102,38 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN

SVTT: Nguyễn Ngọc Anh

MSSV: 030126100023 GVHD: PGS.TS Lê Thị Tuyết Hoa

TPHCM, tháng 2 năm 2014

Trang 2

Nhận xét của đơn vị thực tập

TP HCM, ngày … tháng … năm 2014

Trang 3

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt iii

Danh mục các bảng biểu, số liệu iv

LỜI MỞ ĐẦU v

Chương 1: Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn 1

1.1 Tổng quan về Techcombank 1

1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển: 1

1.1.2 Cơ cấu tổ chức: 3

1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu: 4

1.1.3.1 Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân: 4

1.1.3.2 Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp: 4

1.1.4 Sứ mệnh- Tầm nhìn 2015: 5

1.1.5 Sơ lược về tình hình tài chính và hoạt động : 5

1.2 Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn: 6

1.2.1 Thời gian hoạt động: 6

1.2.2 Địa bàn hoạt động, đặc điểm khách hàng: 7

1.2.3 Cơ cấu tổ chức 9

1.2.4 Đánh giá kết quả hoạt động Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2011-2013: 9

Chương 2: Quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp SME tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn 11

2.2 Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp SME tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn: 11

2.2.1 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: 11

2.2.2 Thẩm định, phân tích hồ sơ: 11

2.2.3 Kiểm soát nội dung thẩm định: 12

2.2.4 Tái thẩm định: 12

2.2.5 Phê duyệt tín dụng: 12

2.2.6 Thông báo tín dụng: 13

2.2.7 Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo: 13

Trang 4

2.2.8 Soạn thảo và kí kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ: 13

2.2.9 Giải ngân và hạch toán giải ngân: 13

2.2.10 Theo dõi và quản lí khách hàng: 14

2.2.11 Phân loại khoản vay: 14

2.2.12 Đánh giá lại khoản vay và khách hàng: 14

2.2.13 Theo dõi và xử lí nợ quá hạn: 15

2.3.Quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp SME tại Techcombank Chợ Lớn: .17 2.3.1 Xem xét các hồ sơ của khách hàng & hiện trạng của khách hàng: 18

2.3.1.1 Hồ sơ của khách hàng: 18

2.3.1.2 Hiện trạng của khách hàng: 18

2.3.2 Thu thập thông tin bổ sung cần thiết: 19

2.3.3 Thẩm định khả năng hoàn trả qua PASXKD/ DAĐT & nhu cầu cấp tín dụng: .20

2.3.4 Thẩm định TSBĐ & Lợi ích cấp tín dụng 21

2.3.5 Nhận xét và đề xuất 22

2.4 Thực trạng quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp SME: 23

2.4.1 Thành tựu đạt được: 23

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 26

2.4.2.1 Hạn chế 26

2.4.2.2 Nguyên nhân 27

Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp SME tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn 32

3.1 Giải pháp khi thẩm định tài chính và PASXKD: 32

3.2 Giải pháp về thông tin: 33

3.3 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định: 35

3.3.1.Hoàn thiện quy định về thời gian thẩm định: 35

3.3.2 Tăng cường chính sách khách hàng: 35

3.4 Kiến nghị với đơn vị thực tập: 36

KẾT LUẬN 37

Tài liệu tham khảo 38

Trang 5

KTNB Kiểm toán nội bộ

TTR Thanh tra Ngân hàng Nhà nướcBCTC Báo cáo tài chính

Trang 6

Danh mục các bảng biểu, số liệu

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2011-2013

Bảng 2: Đánh giá xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau

Bảng 3: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME giai đoạn 2011-2013

Bảng 4: Doanh số cho vay doanh nghiệp SME giai đoạn 2011-2013

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, Ngânhàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam- Techcombank ngày càng khẳng định được uy tín vàthương hiệu của mình thông qua sự đa dạng hóa và chất lượng sản phẩm dịch vụ

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của Techcombank, có đóng gópkhông nhỏ vào tốc độ tăng trưởng hằng năm của Ngân hàng Trong những năm vừaqua, việc Techcombank luôn đứng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phầntrong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đã cho thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ tíndụng đối với sự phát triển và lớn mạnh của ngân hàng

Để hoạt động tín dụng ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củakhách hàng cũng như đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mạikhác đòi hỏi Techcombank phải có một quy trình tín dụng thực sự hoàn thiện và đồng

bộ nâng cao được hiệu quả tín dụng Trong đó quy trình thẩm định tín dụng là khâuquan trọng nhất Đây là bước quan trọng để đánh giá một cách chính xác và trung thực

về khả năng trả nợ của khách hàng từ đó ngân hàng làm căn cứ quyết định cho vay

Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn,thấy được phần nào thực trạng và những mặt còn hạn chế trong quy trình thẩm định tín

dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích quy trình thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam (Techcombank) Chi nhánh Chợ Lớn” để viết bài thu hoạch thực tập Chuyên

đề bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn

Chương 2: Quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp SME tại TechcombankChi nhánh Chợ Lớn

Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định tíndụng đối với doanh nghiệp SME tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn

Trang 8

Chương 1: Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn

1.1 Tổng quan về Techcombank

1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Kĩ thương Việt Nam là Ngân hàng Năng lượng,được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm hoạtđộng, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổphần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến hết năm2011)

Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần Vớimạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước,

dự kiến đến cuối năm 2012, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh

và Phòng giao dịch lên trên 360 điểm trên toàn quốc Techcombank còn là ngân hàngđầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giảipháp và ứng dụng công nghệ Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người,Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng.Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 000 khách hàngdoanh nghiệp

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kĩ thương Việt Nam

Tên quốc tế: Vietnam Technological and Commercial Joint Stock BankTên gọi tắt: Techcombank

Hội sở: Techcombank Tower, 191 Bà Triệu, P.Lê Đại Hành, Q.Hai BàTrưng, Hà Nội

Điện thoại: +84 4 3944 6368

Fax: +84 4 3944 6395

Telex: 411349HSBCTCB

Trang 9

Website: www.techcombank.com.vnEmail: ho@techcombank.com.vnSWIFT: VTCB VNVX

Trang 10

1.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Khối giao dịchKhối nghiệp vụ hỗ trợ

kinh doanh sản phẩm mới

Hỗ trợ điều

hành tổng hợp

Ủy ban quản lý tài sản Nợ

-CóHội đồng tín dụng

Ban điều hành

Các chinhánh

Quản lí tiền

tệ ngoại hối

Quan hệ công

Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Dịch vụ ngânhàng quốc tế

Giao dịch

và kho quỹ

Hà Nội

TP HCM

Đà Nẵng

Hải Phòng

NghệAn

Trang 11

1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu:

Techcombank có các sản phẩm phục vụ sát nhu cầu của từng phân khúc kháchhàng, trong mỗi sản phẩm cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và có sựkhác biệt so với các ngân hàng thương mại khác

1.1.3.2 Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp:

Bao gồm: Tài khoản tiền gửi, cho vay, quản lí tiền tệ và thanh khoản, tài trợthương mại và bảo lãnh, thanh toán quốc tế, ngoại hối và phòng ngừa rủi ro

Trong cho vay doanh nghiệp, techcombank cung cấp sản phẩm “Vay siêu tốc”:Cam kết trả lời khoản vay trong 16 giờ làm việc, tỉ lệ cho vay/tài sản đảm bảo lên đến80%, số lần giải ngân, phương thức trả gốc phù hợp mọi doanh nghiệp

Đặc biệt có “Sản phẩm ưu đãi dành riêng cho trường học” gồm dịch vụ chi lương,thu hộ học phí: Với sản phẩm này, các tổ chức, doanh nghiệp giáo dục sẽ tiết kiệmđược thời gian, chi phí và nhân lực trong công tác quản lý tài chính với gói giải pháptài chính ngân hàng toàn diện

Ngoài ra trong nghiệp vụ tài trợ thương mại và bảo lãnh có “Sản phẩm tài trợ L/Cnhập khẩu theo chương trình GSM102 của Bộ nông nghiệp Mỹ”: Là việc tài trợ L/Ccho doanh nghiệp nhập khẩu hàng nông sản từ Mỹ với lãi suất ưu đãi, đây là cơ hội cho

Trang 12

các khách hàng doanh nghiệp được tiếp xúc, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp

Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội

để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt

Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khaimột chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng cácthông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế

Tầm nhìn:

Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

1.1.5 Sơ lược về tình hình tài chính và hoạt động :

Tính đến thời điểm 30/9/2013, Techcombank đạt tăng trưởng tín dụng 2,5% vàhuy động vốn tăng 5,2% so với đầu năm

Ngân hàng đạt thu nhập lãi thuần 1.018 tỷ đồng trong quý 3/2013, giảm 28% sovới cùng kỳ năm 2012 Lũy kế 9 tháng thu nhập lãi thuần giảm 22,5% đạt 3.229 tỷđồng

Hoạt động dịch vụ trong năm nay đạt lãi tương đương năm ngoái với 151 tỷ đồng

Trang 13

chứng khoán đầu tư quý 3/2013 lãi 83 tỷ và 9 tháng là 109 tỷ trong khi cùng kỳ nămngoái lỗ 109 tỷ và 152 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động khác cũng đem về khoản lãi thuần tăng vọt, với quý3/2013 tăng 13 lần cùng kỳ đạt 121 tỷ và 9 tháng tăng gấp hơn 4 lần đạt 378 tỷ đồng

Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro củaTechcombank trong quý 3/2013 đạt 410 tỷ đồng, thấp hơn 45,9% so với cùng kỳ năm

2012 và trong 9 tháng giảm 32,2% đạt 1.732 tỷ, chủ yếu do chi phí hoạt động tăng

Trong bối cảnh chung của hệ thống là nợ xấu gia tăng, Techcombank cũng tăngcường dự phòng rủi ro so với năm ngoái và kéo theo giảm lợi nhuận giảm đáng kể.Trong quý 3/2013, Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 97 tỷ đồng và 9 tháng là

750 tỷ

Số lượng nhân viên của Techcombank tính đến cuối tháng 9/2013 còn 7,077người, giảm gần 200 nhân viên so với năm trước

1.2 Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn:

Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn là một trong những chi nhánh hoạt động hiệuquả trong toàn hệ thống của Ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam

Cũng như các chi nhánh khác của Techcombank, Techcombank Chi nhánh ChợLớn hạch toán theo phương thức báo sổ hằng ngày qua bảng cân đối tài sản cuối ngàytrong hệ thống máy tính nội mạng Mỗi chi nhánh đều có phòng giao dịch, mọi nghiệp

vụ phát sinh tại phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh phải chuyển về nơi đây để tổnghợp bảng cân đối cuối ngày truyền về hội sở

1.2.1 Thời gian hoạt động:

Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn đi vào hoạt động từ ngày 29/11/1993 tại 80-82 Hậu Giang, Q6, TP.HCM Đây là Chi nhánh cấp I thứ 2 của Techcombank tạiđịa bàn phía Nam, được thành lập theo quyết định 656/NHNN-HCM.02 Tính đến nayTechcombank Chợ Lớn đã có các phòng giao dịch trực thuộc như sau:

Trang 14

 Phòng giao dịch Tân Thuận

 Phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh

 Phòng giao dịch Bình Chánh

1.2.2 Địa bàn hoạt động, đặc điểm khách hàng:

Chi nhánh Techcombank Chợ Lớn tọa lạc tại 78-80-82 Hậu Giang, Q6, TP.HCMcách chợ Bình Tây khoảng 400m và tiếp giáp với Q.5, Q.8, Q.10, Q.11, Q BìnhChánh

Khu kinh doanh sầm uất và hầu hết hộ kinh doanh cá thể và tiểu thương, là nơitập trung nhiều Chợ Đầu mối, bến xe, thuyền bè,… đóng vai trò tập kết, trung chuyển

và phân phối hàng hóa đi đên các tỉnh miền Tây, miền Đông và các khu vực khác trong

cả nước

Trang 15

Vị trí địa lí thuận lợi giao thông trên một địa bàn rộng lớn với sự đa dạng cácngành nghề: thương mại bán buôn, bán lẻ, tiểu thủ công nghiệp, vân tải, chế biến thựcphẩm, dược liệu, nhựa, hóa chất, thủy hải sản, dệt may-giày da, hoạt động xuất nhậpkhẩu… từ công ty sản xuất nhỏ đến các công ty sản xuất quy mô công nghiệp lớn nằmtrong khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Chánh.

Từ những điều kiện thuận lợi trên đã quyết định tính dồi dào của khối lượng hànghóa và lượng tiền mặt lưu thông tương ứng Điều này cho phép ngân hàng phát triểncác sản phẩm ngắm vào thị trường bán lẻ: tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể ở chợBình Tây, Kim Biên Trần Văn Kiểu và doanh nhiệp SME như: Công ty cổ phần, công

ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các ngànhnghề: Công nghiệp cơ khí, vận tải hành khách, hàng hóa tập trung tại Bến xe miền Tây,Bến xe Chợ Lớn

Điểm nổi bật của khu vực chợ lớn đó là người Hoa chiếm đại đa số 80% dân cư,sống chủ yếu dựa vào thương mại, sản xuất thủ công nghiệp, mang tính cộng đồng cao,lấy chữ tín làm thước đo giá trị cho các quan hệ giao dịch, sử dụng tiền mặt là chủ yếu

Cư dân ở đây không quen cất giữ tiền bằng gửi ngân hàng mà thông qua các Hộiquán người Hoa

Doanh nghiệp SME ở đây năng động cao, có quy mô hoạt động đa dạng từ sảnxuất, chế biến, kinh doanh thương mại trong nước lẫn xuất nhập khẩu, khối lượng chuchuyển tiền, hàng rất lớn Do đó, có thể nói rằng tiềm năng huy động vốn trong khuvực Chợ Lớn chủ yếu là nguồn vốn từ thanh toán giữa doanh nghiệp và các hộ kinhdoanh cá thể hay các nguồn tiền gửi ngắn hạn của các đối tượng này

Trang 16

Phòng Kế

toán-Ngân Quỹ

Phòng Kinh doanh Phòng Giao dịch

Bộ phận tín dụng cá nhân

Bộ phận thanh toán quốc tế

Bộ phận kinh doanh thẻ

Bộ phận tiết kiệm

Bộ phận tín dụng doanhnghiệp

Trang 17

khách hàng doanh nghiệp, thị phần được mở rộng, thu nhập nâng cao, Bảng số liệusau đây thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi nhánh Chợ Lớngiai đoạn 2011-2013.

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi

Năm 2013

So sánh 2012/2011 2013/2012

Tổng thu 575,906 601,554 688,914 104,45% 114,52%

Tổng chi 223,673 478,289 553,345 213,83% 115,69%

Lợi nhuận 352,233 123,265 135,569 35,00% 109,98%

( Nguồn: Phòng Kế toán Techcombank Chợ Lớn)

Theo bảng số liệu trên lợi nhuận năm 2012 của ngân hàng sụt giảm mạnh chỉ cònkhoảng 35% so với năm 2011 Lợi nhuận sụt giảm mạnh là do chi phí năm 2012 tăngcao hơn 2 lần so với năm 2011 Nguyên nhân chính là do trong bối cảnh nền kinh tếđang trong trạng thái bất ổn, tỉ lệ lãi suất thấp và cạnh tranh tín dụng ngày càng caongân hàng đã cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng, trích lập dự phòng ngoài ra mộtphần do việc thay đổi cơ cấu nhân sự ở cấp lãnh đạo

Năm 2013 lợi nhuận đã có chuyển biến tích cực đạt ở mức 109,98% so với năm

2012 Nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng là do trong năm 2013 doanh thu tăng khoảng213,83% còn chi phí chỉ tăng khoảng 115,69% so với năm 2012 Có được sự chuyểnbiến tích cực bởi vì Techcombank Chợ Lớn có sự quản lí chi phí tốt, hoạt động huyđộng vốn luôn đạt hiệu quả cao đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán với kháchhàng, tính an toàn của khoản vay cho ngân hàng

Trang 18

Chương 2: Quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp SME tại

Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn2.2 Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp SME tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn:

2.2.1 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:

CVQHKH tiếp thị, tiếp xúc khách hàng  tiếp nhận nhu cầu vay vốn của kháchhàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ  tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cầnthiết từ phía khách hàng đồng thời thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnhtranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng

CVQHKH cần thu thập những tài liệu sau để tiến hành lập hồ sơ tín dụng (giấyphép thành lập, đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề, điều lệ công ty, quyết định

bổ nhiệm Giám đốc, quy chế quản lí tài chính, biên bản họp Hội đồng thành viên,catalog hoặc giới thiệu về khách hàng nếu có, báo cáo tài chính 2 năm gần nhất củakhách hàng, một số hợp đồng tiêu biểu, đã và đang thực hiện, danh sách khách hàngtruyền thống, giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, các hợp đồng đầu ra, đầuvào, bảng báo giá,… có liên quan đến khoản vay và hồ sơ tài sản đảm bảo cầm cố)

2.2.2 Thẩm định, phân tích hồ sơ:

CVQHKH chịu trách nhiệm thẩm định tư cách khách hàng  thẩm định tình hìnhhoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với khách hàng  thực hiện xếp hạng tíndụng khách hàng; thẩm định nhu cầu vay vốn (cấp hạn mức) và đánh giá khả năng trả

nợ của khách hàng  thẩm định tài sản đảm bảo, phối hợp với Ban kiểm soát và hỗ trợkinh doanh, Ban thẩm định và quản lí rủi ro tín dụng  lập báo cáo thẩm định

Khi thẩm định, phân tích hồ sơ, bước quan trọng nhất đó là phân tích tình hình tàichính doanh nghiệp, CVQHKH ở Techcombank Chợ Lớn quan tâm đến một số loại chỉ

số sau đây:

- Các chỉ số về khả năng sinh lợi (lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, EBITDA/doanhthu thuần, lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản dài hạn)

Trang 19

- Các chỉ số về tăng trưởng (tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tăngtrưởng tổng tài sản, tăng trưởng nợ phải trả)

- Các chỉ số về hoạt động (số ngày tồn kho, số ngày phải thu, số ngày phải trả,tổng chi phí quản lí doanh nghiệp/doanh thu thuần, hiệu quả sử dụng tài sản)

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành, khả năngthanh toán nhanh, lợi nhuận sau thuế/tổng nợ, lợi nhuận sau thuế/lãi vay)

- Các chỉ số về đòn bẩy (vay ngắn hạn ngân hàng/vốn chủ sở hữu, tổng nợ phảitrả/vốn chủ sở hữu)

Tùy vào quy mô hoạt động và tình hình thực tế CVQHKH sẽ đánh giá kháchquan để đề xuất ý kiến cho vay trong tờ trình ban lãnh đạo ngân hàng

2.2.3 Kiểm soát nội dung thẩm định:

Trưởng/ Phó phòng kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình tiếp xúckhách hàng và thu thập tài liệu thẩm định  kiểm soát lại toàn bộ nội dung Báo cáothẩm định do CVQHKH lập  bổ sung những nội dung, đề xuất còn thiếu và thực hiện

kí kiểm soát

2.2.4 Tái thẩm định:

Chuyên viên tái thẩm định tái thẩm định hồ sơ của Phòng kinh doanh  kiểm tralại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảo khớp đúng Đồngthời có thể trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng cùng CVQHKH nếu thấy cần thiết

2.2.5 Phê duyệt tín dụng:

Ban giám đốc trung tâm kinh doanh/ các chi nhánh; Hội đồng tín dụng chi nhánh;Ban Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng Hội sở chịu trách nhiệm thực hiệm phê duyệttín dụng theo đúng mức ủy quyền phán quyết đã được Chủ tịch Hội đồng quản trị vàTổng Giám đốc phê duyệt

Trang 20

2.2.6 Thông báo tín dụng:

CVKH thuộc phòng kinh doanh tại đơn vị lập thông báo tín dụng gửi khách hàngthông báo về các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2.2.7 Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo:

CVKH hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cấp phê duyệt  Bankiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận tài sản đảm bảo theo đúngquy trình nhận tài sản đảm bảo của Techcombank

2.2.8 Soạn thảo và kí kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ:

Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh điền nội dung hợp đồng tín dụng,giấy nhận nợ và cam kết trả nợ theo mẫu in sẵn  kiểm tra thẩm quyền kí kết củakhách hàng, chữ kí và dấu  trình trưởng ban thực hiện kiểm soát nội dung và kí nháytừng trang hợp đồng

Ban giám đốc Trung tâm kinh doanh/ Ban giám đốc Chi nhánh thực hiện kí hợpđồng sau khi đã có đầy đủ chữ kí kiểm soát của Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh

2.2.9 Giải ngân và hạch toán giải ngân:

- Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh kiểm tra điều kiện giải ngân đảmbảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt  thực hiện nhập liệu hạch toán pháttiền vay trên hệ thống Globus

- Trưởng ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh phê duyệt nội dung hạch toán vàthực hiện phát tiền vay vào tài khoản giải ngân

- Nhân viên phòng kế toán giao dịch và kho quỹ thực hiện kiểm tra chứng từ nhậntiền vay (ủy nhiệm chi và giấy lĩnh tiền mặt)  tiền hành giải ngân phát tiền vay từ tàikhoản giải ngân chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo phê duyệt của cấp có thẩmquyền

Trang 21

- Trường hợp giải ngân phát vay thanh toán L/C hay thanh toán ra nước ngoài, bộphận thanh toán quốc tế sẽ chịu trách nhiệm thực hiện từ tài khoản giải ngân.

- Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thực hiện lưu hồ sơ tín dụng theo quy định

2.2.10 Theo dõi và quản lí khách hàng:

- Chuyên viên khách hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay được

sử dụng đúng mục đích  theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng,kịp thời phát hiện những thay đổi có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nguồntrả nợ  kiểm tra việc quản lí TSĐB và việc thực hiện những cam kết theo yêu cầu củacấp phê duyệt

2.2.11 Phân loại khoản vay:

- Chuyên viên kiểm soát rủi ro phòng Quản lí tín dụng Hội sở chịu trách nhiệmthực hiện phân loại các khoản vay còn dự nợ của tháng liền trước trên cơ sở tổng hợp

dư nợ của toàn hệ thống căn cứ các tiêu chí phân loại khoản vay đã được Tổng giámđốc ban hành để tiến hành phân loại

- Báo cáo phân loại nợ được gửi cho ban Tổng giám đốc, Phòng kế hoạch tổnghợp và gửi thông báo đến từng chi nhánh có nợ bị xếp loại để theo dõi và có báo cáophản hồi về tình hình hoạt động, khả năng thu nợ và biện pháp xử lí

2.2.12 Đánh giá lại khoản vay và khách hàng:

- Chuyên viên ban thẩm định và quản lí rủi ro tín dụng cứ định kì 5 tháng/lầnhoặc theo yêu cầu của ban Tổng giám đốc rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thểtình hình hoạt động, khả năng tài chính của một nhóm khách hàng đang có dư nợ tạiđơn vị theo một số tiêu chí ví dụ theo từng ngành, nhóm khách hàng có dư nợ lớn,nhóm khách hàng vay trung hạn đầu tư dự án khởi sự doanh nghiệp, đánh giá định kìhoạt động theo yêu cầu của Hội đồng tín dụng… để kịp thời phát hiện những biến độngảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng cũng như có những kiến nghị để xây dựng

và sửa đổi những chính sách cho phù hợp

Trang 22

- Việc xem xét đánh giá được tiến hành độc lập trên cơ sở các tài liệu, thông tin

do chuyên viên khách hàng và khách hàng cung cấp

2.2.13 Theo dõi và xử lí nợ quá hạn:

- Chuyên viên khách hàng đề nghị thay đổi xếp hạng khách hàng khi có khoảnvay có vấn đề

- Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và đánh giá khảnăng rủi ro pháp lí có thể xảy ra đối với khách hàng

- Phân tích những khả năng mà khách hàng có thể gặp phải dẫn đến khó khăntrong việc trả nợ cho Techcombank

- Theo dõi các dòng tiền thanh toán hằng ngày của khách hàng qua tài khoản

- Kiểm tra lại tình trạng tài sản đảm bảo, các hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo,

hồ sơ của bên bảo lãnh (nếu có) và các hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản

- Xem xét thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho Techcombank nếu tínhchất pháp lý của các tài sản này chưa được chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi củaTechcombank

- Xây dựng một kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện thu hồi nợ

- Tiến hành khởi kiện và tham gia tranh kiện tại tòa

- Thực hiện các thủ tục gán nợ, xiết nợ tài sản và thực hiện phát mại tài sản đảmbảo để thu hồi nợ

Ngày đăng: 01/04/2014, 22:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi - PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN
Bảng 1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi (Trang 14)
Bảng 2: Đánh giá xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: (Việc xếp hạng được phê duyệt trên Globus của phần mềm T24R07) - PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN
Bảng 2 Đánh giá xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: (Việc xếp hạng được phê duyệt trên Globus của phần mềm T24R07) (Trang 20)
Bảng 3: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME giai đoạn 2011-2013: - PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN
Bảng 3 Dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME giai đoạn 2011-2013: (Trang 28)
Bảng 4: Doanh số cho vay doanh nghiệp SME giai đoạn 2011-2013 - PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN
Bảng 4 Doanh số cho vay doanh nghiệp SME giai đoạn 2011-2013 (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w