1 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên Nguyễn Tiến Lâm Trường Đại học Kinh tế Luậ
Trang 11
Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi
nhánh Thái Nguyên
Nguyễn Tiến Lâm
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Thủy
Năm bảo vệ: 2014
Abstract Thứ nhất, hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về rủi ro tín
dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng Phân tích hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hệ thống ngân hàng trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên
Thứ hai, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần tăng cường quản lý rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên
Keywords Quản lý rủi ro; Ngân hàng; Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ; Tín dụng
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trang 22
Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên nói riêng Cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất lớn: làm tăng chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiệt hại tối
đa khi rủi ro xảy ra Từ năm 2006, khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO thì nền kinh tế phát triển khá nhanh, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự năng động của mình đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Bởi vậy, Chính phủ cũng như các bộ ban ngành đã dành khá nhiều sự ưu đãi cho các doanh nghiệp thuộc diện này, đặc biệt là nguồn vốn vay tư từ các ngân hàng Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do mới được thành lập quy mô còn nhỏ, do đó rất dễ chịu ảnh hưởng của các biến động kinh tế Việt Nam và thế giới Đặc biệt, từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chinh toàn cầu đã gây ra vô vàn khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Nhận thức được rủi ro tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, do đó trong quá trình làm việc tại Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và Đầu tư của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên, tôi đã
chọn chuyên đề :"GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN" nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực
trạng đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng Thương mại, tuy nhiên do đặc thù vùng miền đặt các chi nhánh Ngân hàng khác nhau, chiến lược, cơ cấu đầu tư tại mỗi Ngân hàng này cũng khác nhau từng thời kỳ do vậy việc quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng cũng khác nhau cụ thể như:
Trang 33
- Luận văn thạc Sỹ kinh tế: “ Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại ở nước ta hiện nay”, tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga(2008) Thái Nguyên đề
cập đến vấn đề đánh giá hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng chung đối với các Ngân hàng thương mại và tác động của những chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động các Ngân hàng Tuy nhiên, do đặc điểm, chiến lược kinh doanh, định hướng ngành nghề, mô hình kinh tế , thế mạnh tại mỗi địa phương khác nhau do đó chính sách quản lý tín dụng cũng có phần khác nhau tại các chi nhánh Ngân hàng
- Luận văn cao học” Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cổ phần trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” – tác giả: Phan Trọng Nghĩa(2012) để cập đến vấn đề quản lý rủi ro tại Chi nhánh ngân hàng cổ phần, tuy nhiên tác giả mới chỉ đưa ra được các kiến nghị quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay tại các Ngân hàng cổ phần riêng lẻ tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà hầu hết các Ngân hàng này mới mở chi nhánh trên địa bàn, tập trung ở các phân khúc thị trường và khách hàng nhỏ lẻ mà chưa đánh giá được rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước với quy mô lớn, tồn tại từ lâu trên địa bàn với chiến lược kinh doanh, tập trung vào phân khúc thị trường khác
Tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 80% lượng các doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn chiếm 7%, còn lại là doanh nghiệp siêu vi mô; Ngành nghề kinh doanh chiếm phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp là ngành công nghiệp khai quặng, thép… Do vậy, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên chủ yếu tập trung phần lớn nguồn vốn vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tại chi nhánh Thái Nguyên rủi ro đối với hoạt động cho vay DNVVN cũng chiếm tỷ trọng lớn chinh vì vậy, đề tài này chủ yếu đánh giá rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay DNVVN và đề ra các biện pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng đối với loại hình doanh
nghiệp này
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Ngân hàng
- Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công thương Thái Nguyên từ năm 2011-2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 44
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử Các phương pháp được sử dụng: thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu các loại để so sánh, phân tích, đánh giá việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên
6 Những đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng
Đánh giá thực trạng việc quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên: những vấn đề đã làm được và một số hạn chế
Đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công thương Thái Nguyên
7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với Doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lí rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lí rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên
References
Trang 55
Tiếng Việt
1 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/06/2009 về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ
2 Frederic S Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
3 Nguyễn Minh Kiều (2011), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội
4 Nguyễn Thị Thanh Nga (2008), Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại ở nước ta hiện nay, Luận án Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế và quản trị
kinh doanh Thái Nguyên
5 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội
6 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Hà Nội
7 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011 – 2013), Báo cáo thường niên các năm
2011 – 2013, bản cáo bạch
8 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên (2011 – 2013), Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh các năm 2011 – 2013
9 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2009), Công văn 9368/TGĐ-NHCT35 ngày
11/04/2014 của TGĐ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về định giá tài sản bảo đảm trong giai đoạn hiện nay
10 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2009), Công văn số 136/QĐ-TGĐ-NHCT5
ngày 22/12/2009 của tổng giám đốc về hướng dẫn về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được quy định theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung
11 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2010), Quyết định số 222/QĐ-TGĐ-NHCT5 ngày
31/12/2010 của hội đồng quản trị về quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT
Trang 66
12 Phan Trọng Nghĩa( 2012), Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cổ
phần trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội
13 Peter S Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
14 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng
2010
Website:
15 http://baothainguyen.org.vn/trang-in-221220.html
16 www.cafef.vn
17 www.vietinbank.vn
18 www.vnba.org.vn
19 www.vneconomy.vn
20 http://s.cafef.vn/ctg-126545/Vietinbank-quy-4-giam-lai-hon-60-loi-nhuan-ca-nam-dat-5800-ty.chn