1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

29 487 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 751,68 KB

Nội dung

1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được thành lập vào ngày 27/09/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỉ đồng. Sau hơn 14 năm hoạt động và không ngừng nỗ lực phấn đấu, đến hết năm 2007 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã nâng tổng số vốn điều lệ lên 2,521 tỷ đồng, tổng tài sản 39,542 tỷ đồng với một mạng lưới gồm Hội sở chính, một Sở giao dịch và hơn130 điểm giao dịch trên toàn quốc. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (sau đây gọi tắt là Techcombank) bao gồm: Đại hội đồng Cổ đông - là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng, có quyền quyết định về chiến lược phát triển của ngân hàng, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề nhân sự liên quan đến ban điều hành ngân hàng. Ban điều hành ngân hàng bao gồm những người chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như những vấn đề về nhân sự và hoạt động khác. Bên dưới ban điều hành có một bộ máy các phòng ban thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng và giúp việc cho ban điều hành trong quá trình quản lý 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 1 2 Techcombank là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu và đang phát triển mạnh mẽ trong hệ thống NHTM Việt Nam. Với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, trong quá trình hoạt động của mình, vốn điều lệ của Techcombank liên tục tăng lên, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ không ngừng. Biểu 2.1 : Vốn điều lệ của Techcombank (Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank) Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy sự phát triển không ngừng của Techcombank, thể hiện qua sự tăng trưởng vốn điều lệ, trong vòng một năm từ 2005 là 618 tỷ đồng đến 2006 đã là 1500 tỷ đồng, tăng 242% - một tốc độ tăng chóng mặt. Đặc biệt phải kể đến giai đoạn từ tháng 12 năm 2006 với con số 1500 tỷ đồng, đến hết năm 2007, vốn điều lệ đã tăng lên 2521 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1000 tỷ . Một tốc độ chóng mặt minh chứng cho sự phát triển thần kì trong hoạt động của Techcombank. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và tận dụng ưu thế của ngân hàng nội địa trong xu thế hội nhập, Techcombank đã không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới hoạt động lên 130 điểm trải dài 26 tỉnh thành trên toàn quốc. Việc mở rộng mạng lưới trong năm 2007 vừa qua phù hợp với xu thế chung giúp Techcombank kịp thời nắm bắt thời cơ thị trường và tận dụng được ưu thế cạnh tranh trước thời điểm các ngân hàng nước ngoài phát triển toàn diện các nghiệp vụ tại Việt Nam. 2 3 Trong năm 2007 các chương trình hợp tác , hỗ trợ kỹ thuật với HSBC, Techcombank cũng đã tiếp nhận các chuyên gia từ HSBC vào hoạt động trực tiếp như cán bộ của Techcombank. Các chuyên gia này đã được bổ nhiệm vào các vị trí : Giám đốc khối dịch vụ ngân hàng tài chính cá nhân, Giám đốc khối vận hạnh hệ thống, Gíam đốc Marketing, Đồng giám đốc Trung tâm thẻ tín dụng và tiêu dùng, Giám đốc trung tâm quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân, và tiếp nhận chuyên gia tư vấn cho mảng quản trị hệ thống thông tin. Các chương trình hỗ trợ cùng sự đóng góp trực tiếp của các cán bộ người nước ngoài này đã bước đầu khẳng định các giá trị đóp góp của mình vào các hoạt động của ngân hàng và đem lại những kết quả tích cực. Các hoạt động kinh doanh của Techcombank đều đạt được hiệu quả cao, thể hiện ở những con số hết sức thuyết phục: 3 4 Bảng 2.1: Kết quả các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt nam Trong năm 2005 2006 2007 So sánh (%) 2006/2005 So sánh (%) 2007/2006 Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 9.259 14.636 24.476 158,07 162,23 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 5.380 8.810 19.958 163,75 226,53 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 2,92 3,11 1,38 106.50 44.30 Doanh số TTQT (tỷ đồng) 16.224 21.472 44.000 132,35 204,91 Số lượng thẻ phát hành (chiếc) 32.718 78.436 200.000 239,73 254,98 Thu nhập (tỷ đồng) 824,48 1.392,93 1687,92 168,95 121,19 Chi phí (tỷ đồng) 538,41 1036,41 978,92 192,49 94,45 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 286,07 356,52 709 124,63 199,15 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam) 4 5 Qua bảng trên có thể thấy rằng, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam qua các năm có sự tăng trưởng đáng kể. *Về huy động vốn Vốn huy động khách hàng đạt 24.476,58 tỷ đồng trong năm 2007, tăng 14.910,5 tỷ đồng so với năm 2006. Trong đó, huy động vốn từ dân cư tăng 14.119,27 tỷ đồng , chiếm 40,17% tổng huy động. Nguồn vốn của ngân hàng có xu thế tăng trưởng ổn định với cơ cấu hợp lý đảm bảo hoạt động kinh doanh tổng thể an toàn cho ngân hàng. *Về hoạt động cho vay Tổng dư nợ tín dụng của Techcombank đạt 19.958,1 tỷ đồng tăng 11.147,67 tỷ đồng so với năm 2006.Mặc dù dư nợ tăng khá mạnh nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank vẫn được kiểm được kiểm soát chặt chẽ, dự phòng rủi ro được trích đầy đủ và thường xuyên để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ 3-5 tính đến cuối năm 2007 đã giảm mạnh so với tháng 12/2006, giảm từ 3,11% xuống còn 1,38%. Với hệ thống công nghệ hiện đại của Techcombank, việc phân loại nợ được tự động hoá hoàn toàn. Bên cạnh đó, một số khoản nợ quá hạn lâu vẫn được để trong nội bảng là để tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ trong việc thu hồi những khoản nợ này cũng như kiểm soát tốt hơn tỷ lệ nợ xâú. 5 6 Sản phẩm tín dụng đa dạng phù hợp với nhu cầu của đa số khách hàng cá nhân chính là sự cải tiến đột phá của Techcombank so với các ngân hàng bạn. Chính nhờ những yếu tố đó, dư nợ cho vay cá nhân của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm. *Dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ phi tín dụng khác Trong những năm gần đây, thanh toán quốc tế tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Chất lượng thanh toán quốc tế ổn định với tỷ lệ điện chuẩn đạt mức 99.1% được nhiều tổ chức tài chính uy tín trên thế giới công nhận trong nhiều năm liên tục như Citibank, the Bank of NewYork, Wachovia,… Ngoài ra Techcombank cũng được khách hàng công nhận là ngân hàng đạt hiệu quả cao trong thanh toán quốc tế cũng như tài trợ thương mại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tính nhanh chóng và chính xác. *Công tác phát hành và thanh toán thẻ Với tốc độ tăng trưởng trung bình 300%/năm của thị trường thẻ Việt Nam hiện nay, công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank vẫn được tiếp sức. Trên cơ sở phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của Compass Plus, Techcombank đã đa dạng hóa các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng. Sản phẩm thẻ trao ngay F@stAccess-I đáp ứng nhu cầu khách hàng về 6 7 mặt thời gian, thủ tục. Sản phẩm thẻ F@stAccess đáp ứng nhu cầu của khách về một công cụ quản lý tài chính hiện đại và hiệu quả,… Đặc biệt cuối năm 2006, với sự kiện đón nhận thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa gia nhập dòng sản phẩm thẻ, và đầu năm 2008 Techcombank cho ra mắt sản phẩm thẻ Techcombank Visa Credit, Techcombank đã đáp ứng được nhu cầu được sở hữu một chiếc thẻthể thanh toán được trên phạm vi toàn cầu của khách hàng. Như vậy các mặt hoạt động của Techcombank trong những năm qua đều có bước phát triển vượt bậc, Kết quả kinh doanh của ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua, lợi nhuận trước thuế của năm 2007 là 709 tỷ tăng so với năm 2006 là 199%.Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang tiến những bước tiến quan trọng để trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ tại Techcombank Bắt đầu từ ngày 15/12/2003, chiếc thẻ F@stAccess đầu tiên do Techcombank phát hành đã ra đời. Đây là thẻ ghi nợ nội địa do Techcombank phát hành, thực hiện thanh toán trên mạng lưới ATM và các điểm chấp nhận thẻ của Techcombank, Vietcombank và các Ngân hàng khác trong liên minh thẻ. Bên cạnh đó, Techcombank còn thực hiện làm đại lý thanh toán cho các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master Card, Amex, JBC,…Ngày 21/09/2004, NHNN Hà Nội ra Quyết định số 0565/NHNN-HAN7 cho phép Techcombank được phát hành thẻ nội địa và thẻ quốc tế mang thương hiệu Master Card. Từ ngày 27/05/2005, Techcombank chính thức trở thành thành viên phát hành của tổ chức thẻ quốc tế Visa. Dự kiến sẽ phát hành thẻ Visa vào quý II/2006. Việc 7 Đăng kí định danh thẻ và các giấy tờ cần thiết Thỏa thuận, kí hợp đồng với khách hàng Phát hành thẻ, kích hoạt thẻ và trả lại thẻ cho Chi nhánh Bàn giao thẻ cho khách hàng, thu phí phát hành thẻ Chuyển danh sách đăng kí định danh thẻ đến TTT 8 trở thành thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế đánh dấu mốc quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Techcombank trên thị trường thẻ. 2.2.1.1. Quy trình phát hành thẻ tại Techcombank” Quy trình phát hành thẻ tại Techcombank tuân thủ qua các bước sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phát hành thẻ tại Techcombank Bước Trách nhiệm Tiến trình thực hiện 1 Khách hàng 2 Techcombank/Chi nhánh/PGD 3 Techcombank/Chi nhánh/PGD 4 Trung tâm thẻ 5 Techcombank/Chi nhánh/PGD (Nguồn: tài liệu Techcombank ) Bước 1: Khách hàng tới các điểm giao dịch của Techcombank: Chi nhánh/ Phòng giao dịch xin phát hành thẻ F@stAccess, đăng kí định danh thẻ và nộp bản sao CMTND hoặc các giấy tờ cần thiết khác. Bước 2: Techcombank, sau khi nhận bản đăng kí định danh thẻ từ phía khách hàng, kiểm tra xem khách hàng đã có tài khoản tại Techcombank hay chưa? 8 9 - Đối với khách hàng đã có tài khoản tại Techcombank: lưu đơn đăng kí theo tài khoản của khách hàng. - Đối với khách hàng chưa có tài khoản: mở tài khoản cho khách hàng trước khi lưu đơn đăng kí. Bước 3: Chi nhánh / PGD Techcombank tập hợp danh sách khách hàng phát hành thẻ và gửi danh sách đến trung tâm thẻ (TTT). Bước 4: Căn cứ vào danh sách do Chi nhánh/PGD phát hành thẻ gửi đến, TTT chịu trách nhiệm phát hành thẻ theo đúng quy định. Sau khi phát hành, TTT có trách nhiệm gửi thẻ và thông báo mã số cá nhân (PIN) cho Chi nhánh phát hành để Chi nhánh trả cho khách hàng. Bước 5: Sau khi nhận được thẻ từ TTT: - Giao dịch viên có trách nhiệm liên lạc với khách hàng, mời khách hàng đến nhận thẻ. Thủ tục giao thẻ đúng theo quy định hiện hành của Techcombank áp dụng cho toàn hệ thống. - Giao dịch viên có trách nhiệm yêu cầu khách hàng điền đầy đủ thông tin và kí đơn xác nhận đã nhận đầy đủ thẻ.- Giao dịch viên cung cấp số tài khoản, số thẻ F@stAccess, sổ hướng dẫn sử dụng thẻ,…. cho khách hàng sử dụng. Sau khi hoàn thành việc mở tài khoản cá nhân, phát hành thẻ F@stAccess cho khách hàng, Giao dịch viên tiến hành lưu trữ thông tin khách hàng trên hệ thống GLOBUS và lưu trữ chứng từ theo đúng quy định hiện hành của Techcombank. 2.2.1.2. Các sản phẩm thẻ của Techcombank a.F@stAcess 9 10 Bắt đầu từ ngày 15/12/2003, Techcombank chính thức phát hành thẻ thanh toán mang thương hiệu F@stAccess theo công văn số 0565/NHNN và số 00621/NHNN của Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Thẻ F@stAccess là thẻ thanh toán, được sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam dựa vào số tiền có trên tài khoản của khách hàng mở tại Techcombank. Đây là loại thẻ nội địa duy nhất hiện nay tích hợp được các chức năng: Rút tiền và thanh toán (tính năng thông thường của thẻ), tính năng tiết kiệm trong thẻ F@stSaving và tính năng ứng trước tài khoản thanh toán thông qua sản phẩm F@stAdvance. Đặc biệt để tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc sử dụng, thẻ F@st Access chia ra làm ba hạng chính: Chuẩn, Vàng và Đặc biệt. b.F@stAccess-i Vào trung tuần tháng 02/2006, Techcombank đã cho ra mắt thẻ F@staccess-i, một loại thẻ ghi nợ nội địa phát hành nhanh với nhiều tính năng ưu đãi dành cho khách hàng. Điểm đặc biệt của loại thẻ này là khi khách hàng đăng phát hành thẻ sẽ không mất thời gian chờ đợi (sau 4 ngày làm việc như loại thẻ F@stAccess) mà nhận được ngay thẻ. Hệ thống Techcombank sẽ ghi lại dữ liệu về khách hàng căn cứ trên đơn đăng định danh thẻ cho khách hàng khai và nộp lại cho ngân hàng. Trong vòng 3 tiếng kể từ khi ngân hàng nhận được Đơn đăng dịnh danh thẻ của khách hàng, thẻ sẽ được kích hoạt để khách hàng sử dụng. Như vậy, so với thẻ F@stAccess, các thủ tục phát hành F@stAccess-i đơn giản hơn rất nhiều. Sự đơn giản ấy nhằm hướng tới mục tiêu:Tạo sự thoải mái thuận tiện tối đa cho khách hàng khi đến với dịch vụ thẻ của Techcombank. 10 [...]... trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ, Techcombank cũng vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục 2.3.1.Kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh thẻ Hoạt động kinh doanh thẻ là một nghiệp vụ nhỏ trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng Từ trước đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh thẻ chủ yếu 19 20 được tính bằng doanh số thanh toán, số lượng thẻ phát hành, các khoản phí thu chứ chưa thực sự có tính... các đối tượng khách hàng trẻ, những người đang sống theo phong cách: chi tiêu nhiều khi còn trẻ và bắt đầu tích luỹ khi bước vào lứa tuổi trung niên, chính lượng khách hàng trẻ này đã góp phần lớn vào số lượng giao dịch, doanh số giao dịch thẻ 2.3.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Qua thực trạng về hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng của Techcombank,... chất lượng dịch vụ, tiện ích của thẻ ngân hàng của tất cả các ngân hàng 28 29 Cạnh tranh về giá trong hoạt động thanh toán thẻ bằng cách hạ tỷ lệ chiết khấu thanh toán qua POS của một số ngân hàng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thẻ chung Điều đó khiến cho doanh thu của các ngân hàng từ hoạt động kinh doanh thẻ giảm xuống Ngoài áp lực cạnh tranh từ phía các Ngân hàng thương mại trong nước, Techcombank... lĩnh vực kinh doanh thẻ Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế mà Techcombank cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh thẻ 2.3.2 Hạn chế trong hoạt động kinh doanh thẻ 2.3.2.1.Công tác phát triển mạng lưới thanh toán thẻ còn yếu 22 23 Mạng lưới máy ATM và ĐVCNT của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam còn một số hạn chế cần giải quyết: a Đơn vị chấp nhận thẻ ít... Ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam Các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tuy chưa tham gia hoặc chưa tích cực phát triển dịch vụ thẻ nhưng cũng biểu lộ ý đồ thâm nhập thị trường thẻ khá rõ nét Các ngân hàng lớn, có tiếng về phát triển dịch vụ thẻ trên thị trường quốc tế và khu vực như Citibank, HSBC đều có kế hoạch phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng mình tại thị trường Việt Nam Như vậy, các ngân. .. hiệu quả tài chính của hoạt động kinh doanh thẻ Một phần nguyên nhân cũng do trong thời gian đầu chi phí cho việc triển khai dịch vụ thẻ, chi khấu hao máy móc thiết bị, chi cho hoạt động marketing thẻ là rất lớn, nên các phí thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ chưa đủ bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh Mặc dù vậy, thời gian hoạt động trong lĩnh vực thẻ chưa phải là dài nhưng thẻ Techcombank đã bắt... Như vậy, các ngân hàng đã bắt đầu triển khai mạnh mẽ hoạt động thẻ, thâm nhập vào mọi mặt: phát hành và thanh toán Việc cạnh tranh này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank Về lâu dài, việc phát triển dịch vụ, tăng tính hiệu quả, tạo dựng thương hiệu của sản phẩm Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là vấn đề sống còn, nhằm thu hút và giữ khách hàng s 29 ... khoản thanh toán của khách hàng, sử dụng tại hơn 1 triệu ATM, thanh toán qua internet và hơn 24 triệu điểm thanh toán chấp nhận thẻ Visa ở Việt Namthế giới Riêng tại Việt Nam có 10.000 điểm bán hàng và hơn 1500 máy ATM chấp nhận thẻ Visa, Techcombank Visa còn được chấp nhận thanh toán trên rất nhiều trang thương mại điện tử Tại Việt Nam, Khách hàng đã có thể thanh toán bằng thẻ Techcombank Visa trên... và khống chế số lượng ngoại tệ mà các chủ thẻ sử dụng, chi tiêu ở nước ngoài là rất khó Việc hạch toán giữa chủ thẻngân hàng phát hành: việc thanh toán giữa chủ thẻngân hàng phát hành đều được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam, bất kể trường hợp chủ sử dụng thẻ đã thanh toán hoặc rút tiền mặt bằng đôla Mỹ hay tiền đồng Việt Nam Trong trường hợp chủ thẻ đã thanh toán bằng đôla Mỹ 27 28 ở nước... quả trên, ngoài sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng, môi trường kinh tế - xã hội cũng như môi trường công nghệ cũng là những yếu tố rất cần thiết, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng được diễn ra thuận lợi Ngoài ra Techcombank là một ngân hàng chịu khó đầu tư hạ tầng kỹ thuật và ra sức đào tạo các đội ngũ cán bộ trẻ, những người có lòng nhiệt huyết, năng động, có đam mê cống hiến, sáng tạo . 1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Khái. dịch, doanh số giao dịch thẻ. 2.3.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Qua thực trạng về hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 07/10/2013, 19:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w