1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chương 3 quản trị dự án

31 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

chương 3 môn quản trị dự án

1 1 Ch Ch ¬ ¬ ng 3 ng 3 Ph Ph © © n tÝch kinh tÕ n tÝch kinh tÕ - - x x · · h h é é i i d d ù ù ¸ ¸ n n ®Ç ®Ç u t u t   2 2 Nội dung chương 3 3.1 Sự cần thiết phải phân tích kinh tế - xã hội 3.2 Khái niệm 3.3 Mục tiêu 3.4 Các tiêu chuẩn đánh giá 3.5 Phương pháp đánh giá 3.6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội 3 3 3.1 Sù cÇn thiÕt phải phân tích kinh tế - xã hội Hoạt động đầu tư được xem xét từ 2 góc độ: - Trên góc độ nhà đầu tư: Mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư. - Trên góc độ quản lý vĩ mô: phải xem xét đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư có tác động gì đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có nghĩa là phải xem xét khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án. * Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án. Lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, c ủa cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào công việc khác trong một tương lai không xa. 4 4 3.2 Kh¸i niÖm Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là việc so sánh có mục đích giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế. 5 5 3.3 Môc tiªu - Xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Hay phải xem xét việc thực hiện dự án sẽ đóng góp gì cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. - Xem xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua một hệ thống các chỉ tiêu định lượng như: mức đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế, số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án… 6 6 3.4 C¸c tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ + Nâng cao mức sống của dân cư: Thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội. + Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc làm. + Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại các quốc gia này. + Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác: - Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay m ới phát hiện. - Nâng cao năng su ất lao động, đào tạo lao động có tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất cấu nền kinh tế. - Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác. - Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế. 7 7 3.5 Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸ lîi Ých kinh tÕ – x· héi * Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư Trực tiếp dựa vào các báo cáo tài chính của dự án để tính các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các xem xét định tính sau: - Mức đóng góp cho ngân sách: Các khoản nộp vào ngân sách khi dự án bắt đầu hoạt động như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất, lệ phí chuyển tiền. - Số chỗ làm việc tăng thêm (từng năm và cả đời dự án): Số chỗ làm việc tăng thêm = Số lao động của dự án - Số lao động mất việc - Số ngoại tệ thực thu từ dự án (từng năm và cả đời dự án): Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ - Tổng chi tiền nội tệ tính trên một đơn vị ngoại tệ thực thu. - Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án so với trước khi có dự án từng năm và bình quân cả đời dự án. - Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động: bậc thợ bình quân thay đổi sau khi có dự án so với trước khi có dự án và mức thay đổi này tính trên mỗi đơn vị vốn đầu tư. 8 8 3.5 Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸ lîi Ých kinh tÕ – x· héi - Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án. Mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án Doanh thu do bán sản phẩm của dự án trên thị trường Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cùng loại tại thị trường = - Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất: thể hiện ở mức thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi có dự án so với trước khi có dự án và mức thay đổi này tính trên mỗi đơn vị vốn đầu tư. - Nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý: thể hiện ở sự thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định của lao động, quản lý sau khi có dự án so với trước khi có dự án. - Các tác động đến môi trường sinh thái. - Đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. 9 9 3.5 Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸ lîi Ých kinh tÕ – x· héi * Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước: Đối với các cấp quản lý vĩ mô của Nhà nước phải tính đến mọi chi phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện dự án (Chi phí của nhà đầu tư, của địa phương, ngành, vùng và cả nước), mọi lợi ích trực tiếp và gián tiếp (lợi ích của nhà đầu tư, người lao động, địa phương và cả nền kinh tế). Để phản ánh đúng chi phí xã hội và lợi ích thực tế của dự án đầu tư phải sử dụng giá xã hội (hay giá ẩn, giá tham khảo). Riêng các khoản thu, chi chiếm tỷ trọng nhỏ, việc thay đổi giá gây ra ít biến động thì không cần điều chỉnh. * Các nguyên tắc điều chỉnh: 3.5.1 Đối với sản phẩm đầu ra - Sản phẩm đầu ra để xuất khẩu dùng giá FOB thực tế. - Sản phẩm đầu ra để tiêu thụ nội địa thay thế nhập khẩu dùng giá CIF thực tế. - Sản phẩm đầu ra để tiêu thụ nội địa: + Hàng thiết yếu: dùng giá thị trường trong nước điều chỉnh = giá thị trường trong nước thực tế + Trợ cấp, trợ giá (nếu có). + Hàng không thiết yếu: dùng giá thị trường trong nước thực tế. - Dịch vụ hạ tầng tiêu thụ nội địa không thể xuất khẩu (như điện, nước, khí đốt, vận tải…) dùng giá thị trường trong nước thực tế hoặc chi phí sản xuất (chọn giá trị nào cao hơn). 10 10 3.5.2 Đối với đầu vào: - Đối với đầu vào nhập khẩu: dùng giá CIF điều chỉnh = Giá CIF thực tế + Phí vận tải, bảo hiểm… trong nước. - Đối với đầu vào sản xuất nội địa: + Đầu vào sản xuất nội địa có thể xuất khẩu: Dùng giá thị trường trong nước thực tế hoặc giá FOB thực tế (giá nào cao hơn). + Đầu vào sản xuất nội địa có thể nhập khẩu: Dùng giá thị trường trong nước thực tế hoặc giá CIF thực tế (giá nào thấp hơn). - Các loại đầu vào khác dùng giá thị trường trong nước điều chỉnh = giá thị trường trong nước + Trợ giá - Dịch vụ hạ tầng tạo ra trong nước (không thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu) dùng giá thị trường trong nước thực tế hoặc chi phí sản xuất (chọn giá trị nào cao hơn). 3.5.3 Đất đai: Dùng giá thị trường trong nước thực tế đối với đất để xây dựng nhà máy. 3.5 Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸ lîi Ých kinh tÕ – x· héi [...]... tế - xã hội b Đối với tổ hợp nhiều dự án có mối liên hệ với nhau: Các mối liên hệ có thể về mặt công nghệ, kinh tế, địa lý… khi mà bất cứ một sự thay đổi cơ bản nào của một trong số các dự án đều ảnh hưởng ngay đến các dự án khác Trình tự đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của tổ hợp các dự án được tiến hành như sau: 1 Đánh giá từng dự án, trong đó không cần từng dự án thoả mãn tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt... thông tin và phát hiện dự án nào là khâu yếu, khâu mạnh của tổ hợp 2 Tính các giá trị đầu vào, đầu ra của tổ hợp như một tổng thể theo phương pháp như đối với từng dự án 3 Tính tổng giá trị gia tăng của đời dự án của các dự án trong tổ hợp n n N V AjP i O V 0 i 0 n I D iP V n N N V Aj P i M 0 O V i 0 M I DP i V R P 14 3. 6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội 4 Tính tổng giá trị gia tăng của tổ... tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội 2 Chỉ tiêu số lao động: Có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư 2.1 Số lao động có việc làm: Bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp) Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang xem... hoặc gián tiếp) do thực hiện dự án như sau: B1: Xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt động bình thường của đời dự án. (Những lao động này phải trừ đi số lao động mà trước kia đã có việc làm khi chưa có dự án) B2: Xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cả về đầu vào và đầu ra Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án đang... của dự án đầu tư khi đứng trên góc độ của nhà đầu tư và nhà quản lý vĩ mô? Vì sao? 2 Tại sao phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu trong phân tích kinh tế xã hội của dự án đầu tư? 3 ội dung 30 1 Khái niệm về lợi ích kinh tế – xã hội của dự án đầu tư Có thể bỏ qua việc phân tích lợi ích kinh tế – xã hội của dự án đầu tư hay không? 2 Mục đích và các tiêu chuẩn đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của dự án. .. án đang xem xét B3: Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là tổng số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án Số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án trừ đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án 16 3. 6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh... không 17 3. 6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội 3. 2 Quy trình đánh giá ảnh hưởng của dự án đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội Các bước thực hiện: B 1: Xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ (i) được phân phối giá trị tăng thêm (NVA hay NNVA) của dự án Xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ nhận được (NVA i hay NNVA i) Tính tỷ lệ giá trị gia... đây là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tích một dự án đầu tư 4.2 Các bước tiến hành đánh giá: B1: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và của cả đời dự án của dự án đang xem xét (thu, chi ngoại tệ trực tiếp) B2: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và của cả đời dự án liên đới (nếu có) B3: Xác định tổng thu, tổng chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án Tính dòng ngoại tệ thuần... triển của một vùng, ngành thì: isin = is + pin 12 3. 6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội 1 Giá trị gia tăng thuần tuý (NVA): là chênh lệch giữa giá trị đầu ra và đầu vào a Đối với một dự án: Đây là đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế NVA = O - (MI + I) Trong đó: O: Giá trị đầu ra của dự án MI: Giá trị đầu vào I : Vốn đầu tư (xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị) Tính... thu nhập và công bằng xã hội 3. 1 Mục tiêu và phạm vi đánh giá Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối và các định được những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét xem phần giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đới (nếu có) sẽ được . trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang xem xét. Trình. tích kinh tế - xã hội 3. 2 Khái niệm 3. 3 Mục tiêu 3. 4 Các tiêu chuẩn đánh giá 3. 5 Phương pháp đánh giá 3. 6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội 3 3 3. 1 Sù cÇn thiÕt phải phân tích kinh. ) a. Đối với một dự án: Đây là đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế. NVA = O - (MI + I) Trong đó: O: Giá trị đầu ra của dự án MI: Giá trị đầu vào I : Vốn đầu tư (xây dựng nhà xưởng,

Ngày đăng: 01/04/2014, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w