1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đức

49 2,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 116,71 KB

Nội dung

Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đức

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức,tuy thời gian không dài nhưng đã giúp em hoàn thành đề tài “Phân tích tình hìnhcho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đức”, từ đó em cóthể vận dụng những lý thuyết đã học để áp dụng vào nghiệp vụ tín dụng nói riêng vàtình hình hoạt động của Ngân hàng nói chung Điều này đã giúp em đúc kết đượcnhiều kinh nghiệm trong việc học tập sắp tới và cho công việc sau này

Để hoàn thành được đề tài này, ngoài nỗ lực, cố gắng của bản thân, còn có sựđộng viên, giúp đỡ của quý thầy cô và toàn thể anh chị nhân viên trong Ngân hàngSacombank - Chi nhánh Thủ Đức

Em xin gời lời cám ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Ngân Hàng TP HồChí Minh, thầy cô khoa Thị trường chứng khoán đã truyền đạt nhiều kiến thức quýbáu, hữu ích, có tính thực tiễn cao để em có thể dễ dáng áp dụng trong suốt quátrình thực tập

Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Ngân hàng Sacombank và toàn thể cácanh chị công tác tại Chi nhánh Thủ Đức lời cảm ơn chân thành vì đã tạo mọi điềukiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại ngân hàng và hoàn thành bàibáo cáo này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với góc nhìn của một sinh viên chuẩn bịtốt nghiệp, kiến thức còn nhiều hạn chế và chỉ vừa tiếp xúc được với thực tế trongthời gian ngắn vừa qua Bài báo cáo còn không ít sai sót, rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của quý thầy cô và các anh, chị trong ngân hàng để đề tài đượchoàn thiện và đầy đủ hơn

Trân trọng

Sinh viênTrần Lê Cẩm Tú

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 2

TP HCM, ngày……tháng……năm……

ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI

TP HCM, ngày……tháng……năm……

Chữ ký giáo viên

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng của Sacombank 3

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng 3

1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng: 3

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: 3

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay của Sacombank 4

1.1.4 Các hình thức cho vay của NHTM 5

1.2 Cơ sở lý luận cho vay tiêu dùng 8

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng: 8

1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng: 8

1.2.3 Lợi ích đối với ngân hàng 8

1.2.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng: 8

1.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng Sacombank: 9

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi nhánh Thủ Đức .11

2.1 Tổng quan về Sacombank 11

2.1.1 Tổng quan về Sacombank 11

2.1.2 Giới thiệu chi nhánh Thủ Đức 13

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Thủ Đức 14

2.2 Thực trạng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Thủ Đức 15

Trang 5

2.2.1 Quy định của ngân hàng về sản phẩm cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống 15

2.2.2 Các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống tại ngân hàng Sacombank chi

nhánh Thủ Đức 18

2.2.3 Tình hình cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống tại Sacombank - Chi nhánh Thủ Đức 22

2.2.4 Đánh giá hoạt động cho vay tại Sacombank– Chi nhánh Thủ Đức

28 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank -Chi nhánh Thủ Đức 30

3.1 Định hướng phát triển chung nhất 30

3.2 Giải pháp, kiến nghị thực tế ở ngân hàng 32

3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động marketing ngân hàng 32

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chất lượng nhân sự của bộ phận tín dụng 33

3.2.3 Công tác phát triển dịch vụ, sản phẩm 34

3.2.4 Kiến nghị đối với Sacombank 35

3.2.5 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 36

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 7

Với tư cách là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất có vai trò quan trọngtrong việc lưu chuyển vốn giữa các thành phần trong nền kinh tế, Ngân hàng thươngmại luôn được xem là trụ cột, là huyết quản của nền kinh tế Trong thời buổi kinh tếhiện nay, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng lớn nhỏ đang rasức thu hút khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau Việc hoàn thiện và mởrộng các hoạt động ngân hàng, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ là mộttrong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng Trongcác hoạt động của ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra lợi nhuận chínhcho ngân hàng Thực tế cho thấy xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công

ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường các cá nhâncũng là những người cần vốn Một vài năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng

đã trở thành mục tiêu của nhiều TCTD, nhất là các TCTD ngoài nhà nước Cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiệnđáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điều kiện thuận lợicho hoạt động ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng phát triển.Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân ngày càng nâng cao, cuộcsống giờ đây không chỉ giới hạn trong “ăn no, mặc ấm” mà đã chuyển sang “ănngon, mặc đẹp” và cũng còn vô số nhu cầu khác cần được đáp ứng Các khoản vaytiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn giúp cho người đi vaygiải quyết được nhu cầu tiêu dùng, mua sắm mà không cần phải chờ đợi trongkhoảng thời gian khá dài

Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đức, em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùngđược tiến hành dưới nhiều sản phẩm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàngnhư mua nhà, mua xe, du học…với nhiều loại kỳ hạn khác nhau Chính vì vậy, việctiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vay tiêudùng sẽ có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hóa hoạtđộng của ngân hàng Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay tiêudùng tại ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đức” làm đề tài cho báo cáo thựctập nghề nghiệp cuối khóa của mình

Trang 8

Nội dung đề tài bao gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng của Sacombank

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank – Chinhánh Thủ Đức

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank Chi nhánh Thủ Đức

-Phạm vi của báo cáo này là nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng tạiSacombank - Chi nhánh Thủ Đức năm 2013 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bàiviết đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động này tại ngân hàng

Để hoàn thiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình vàquý báu của cô Đào Mai Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, em cũng được sựgiúp đỡ tận tình của các anh chị tại Sacombank - Chi nhánh Thủ Đức

Em xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự chỉ từ thầy cô vàcác anh chị

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế 31

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế 31

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng 32

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng 33

Bảng 2.3: Tình hình tín dụng theo sản phẩm cho vay 34

Biểu đồ 2.3.1: Tín dụng theo sản phẩm cho vay năm 2012 34

Biểu đồ 2.3.2: Tín dụng theo sản phẩm cho vay năm 2013 35

Trang 11

Chương 1: Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng của Sacombank.

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng.

1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng:

“Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay

(ngân hàng và các định chế tài chính khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tàisản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay

có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanhtoán.”

Tín dụng ngân hàng là thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (tiền,tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay,chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụkhác

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằngtiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nềnkinh tế quốc dân

- Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phầntrong - xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tíndụng nặng lãi hay tín dụng thương mại

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đốivới sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Có những trườnghợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoákhông tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hànghoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản.Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất,hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp.Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế

Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hìnhthức khác là:

Trang 12

- Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn củacác tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốnbằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.

- Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắnhạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn vớinhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay

- Ngân hàng đáp ứng cho tất cả các khách hàng sử dụng vốn nhưng kháchhàng phải đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng đặt ra

- Qui mô của các hợp đồng cho vay từ nhỏ đến lớn, với nhu cầu vay nhỏ đếncác dự án lớn mức rủi ro cao hay thấp, mức thu hồi vốn như thế nào, tài sản thếchấp và uy tín của khách hàng ra sao sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất ngân hàng quiđịnh cụ thể Ngoài ra với thời gian sử dụng vốn khác nhau thì lãi suất cũng sẽ khácnhau

- Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp vớimọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay của Sacombank.

- Đối với ngân hàng

Cho vay là hoạt động chính mang lại lợi nhuận của Ngân hàng

Ngân hàng sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi huy động từ người dân để cho vay,

từ đó tạo điều kiện mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng nhờ đó ngày càngphát triển và sẽ càng ngày càng đa dạng hóa các hình thức cho vay từ đó mà nângcao thu nhập

Ngân hàng có cơ hội tiếp thị và bán được các sản phẩm đi kèm như các dịch

vụ thông qua tin nhắn điện thoại, internet, chuyển tiền…

- Đối với khách hàng

Nhờ có Ngân hàng cho vay mà khách hàng sẽ có thể thực hiện được những

dự định, dự án của mình Do vậy mang lại lợi nhuận cho khách hàng hay giải quyếtđược các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong vấn đề đột xuất, cấp bách

Khách hàng sẽ có kế hoạch và tính toán đến khả năng chi trả để việc chi tiêu

sẽ hợp lý

- Đối với nền kinh tế

Trang 13

Ngân hàng cho vay sẽ làm cho khách hàng thực hiện được các dự án củamình nhanh hơn, như vậy rất tốt trong việc thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa,tạo thêm cây ăn việc làm cho xã hội tạo khả năng lưu thông vốn nhanh, từ đó thúcđẩy nền kinh tế phát triển và tăng trưởng.

1.1.4 Các hình thức cho vay của NHTM.

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề

để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:

1.1.4.1 Theo thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sửdụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chitiêu ngắn hạn của cá nhân

- Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm năm.Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiếnhoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự ánmới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Bên cạnh đầu tư cho tài sản cốđịnh, cho vay trugn hạn còn là nguồn hình thức vốn lưu động thường xuyên của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên năm năm Đây là loại hìnhđược cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị,phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

Trang 14

Nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêudùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch… Đối với lực lượngkhách hàng rộng lớn.

- Nhiều hãng sản xuất lớn tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và tráiphiếu Nhiều công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng trong cho vay làm thị phầncho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút buộc ngân hàng phải mở rộngthị trường cho vay tiêu dùng để gia tăng thu nhập

- Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn để trả nợ ngân hàng một số trườnghợp người tiêu dùng có thu nhập khá hoặc cao, thu nhập tương đối ổn định Vaytiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tìm kiếm công việc có mức thu nhập cao hơn

1.1.4.3 Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.

- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thếchấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng đó Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, cókhả tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uytín của bản thân kỹ thuật mà không cần một nguồn thu nợ bổ sung thứ hai

- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thếchấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Sự bảo đảm này làcăn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợthứ nhất thiếu chắc chắn

1.1.4.4 Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay

- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồngthời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

- Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian.Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhó sản xuất, Hội nông dân, Hộicựu chiến binh, Hội phụ nữ… Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theomột mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗithành viên

Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổchức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra

Trang 15

bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho mộtthành viên vay Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tàisản thế chấp.

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầuvào của quá trình sản xuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sửdụng tiền sai mục đích

1.1.4.5 Theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổbiến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên,không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng sử dụng vốnchủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mởrộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vàomột số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏathuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả

kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhucầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Trong kỳ khách hàng có thể vay trảnhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng Một số trường hợpngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức Tuynhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳkhông được vượt quá hạn mức

- Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép ngườivay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định

và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi

1.2 Cơ sở lý luận cho vay tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho các kháchhàng là cá nhân, hộ gia đình nhằm tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu như: mua sắm

Trang 16

nhà cửa, các phương tiện đi lại, trang thiết bị và các nhu cầu chi tiêu cho y tế, giáodục… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân, gia đình.

1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng:

- Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn

- Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế

- Chi phí món vay thường lớn

- Nguồn trả nợ của khách hàng không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố

- Nhu cầu của các khoản vay tiêu dùng thường kém nhạy cảm, ít co giãn vớilãi suất

- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại là yếu tố quyết địnhkhả năng hoàn trả của khoản vay

- Chất lượng thông tin khách hàng thường không cao

- Rủi ro trong cho vay tiêu dùng thường cao

- Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cao

1.2.3 Lợi ích đối với ngân hàng

- Giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động, giảm thiểu rủi ro

- Khai thác tối đa nguồn lợi tiềm ẩn khu vực khách hàng này có thể mangđến

- Tạo thêm thu nhập cho ngân hàng từ việc đa dạng hóa các sản phẩm cánhân như: Thẻ, các dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn, chiết khấu…

- Tạo cơ hội cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động

- Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng

1.2.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng:

 Theo phương thức hoàn trả:

- Cho vay tiêu dùng trả góp

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn

 Theo nguồn gốc khoản nợ:

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp

Trang 17

1.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng Sacombank:

Theo Điều 13 Chính sách tín dụng của Sacombank : Phán quyết cấp tín dụng

1 Nguyên tắc phán quyết cấp tín dụng:

Để hạn chế rủi ro, sai sót và tiêu cực trong quá trình xem xét, thẩm định và ra quyếtđịnh cấp tín dụng, hoạt động cấp tín dụng được thực hiên theo một số nguyên tắcsau:

a Các cấp điều hành được ủy quyền ra quyết định cấp tín dụng tronghạn mức cụ thể Các khoản phán quyết vượt quyền quyết định của từng cấp đượcchuyển về cấp cao hơn xem xét, thẩm định lại trước khi ra quyết định cấp tín dụngnhắm bảo đảm tính an toàn vốn khi cấp tín dụng

b Việc ủy quyền ra quyết định cấp tín dụng được thực hiên như sau:

i Hội đồng quản trị phân quyền cho Hội đồng tín dụng ngân hàng, Hộiđồng tín dụng hội sở, Tổng giám đốc về việc ra quyết định cấp tín dụng với hạnmức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế từng thời kỳ

ii Trong khuôn khổ được phân quyền, Tổng giám đốc có thể ủy quyềnlại cho các Phó tổng giám đốc, Giám đốc khu vực, Hội đồng tín dụng chi nhánh,Hội đồng tín dụng phòng giao dịch, các đơn vị khác của Sacombank tùy theo môhình và nhu cầu hoạt động của Sacombank về việc ra quyết định cấp tín dụng vớihạn mức cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mô tả công việc

c Đối với các hồ sơ vượt quá thẩm quyền ra quyết định, các đơn vị trựcthuộc của Sacombank phải trình xin quyết định của cấp cao hơn trước khi ra quyếtđịnh cấp tín dụng, Hội đồng tín dụng chi nhánh, Hội đồng tín dụng phòng giao dịch

và những người xác minh, thẩm định phải chịu trách nhiệm chính về các ý kiếntrong tờ trình cấp tín dụng vượt hạn mức, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các ýkiến phê duyệt của các cấp có thẩm quyền trước khi ra quyết định cấp tín dụng

2 Quy trình cấp tín dụng:

a Các nguyên tắc:

i Quy trình cấp tín dụng của Sacombank phải được cụ thể hóa bởi 1 quytrình lõi về cấp tín dụng, áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng từ bước: tiếpthị, thẩm định, phê duyệt, hoàn chỉnh hồ sơ, triển lhai phán quyết, quản lý thu hồi

nợ đến bước tất toán khoản vay và lưu trữ hồ sơ Trong một số sản phẩm cấp tíndụng, Tổng giám đốc được quyền quyết định 1 quy trình áp dụng riêng cho sảm

Trang 18

phẩm đó nhưng phải đảm bảo các yếu tố rủi ro, tính cạnh tranh và quy định củapháp luật.

ii Quy trình cấp tín dụng được thực hiên căn cứ vào các quy định đề ratrong Chính sách tín dụng

iii Quy trình được thực hiên theo nguyên tắc loại trừ dần các khách hàngkhông đủ điều kiện cấp tín dụng hoặc nằm trong danh sách không được cấp tín dụnghoặc nằm trong các tiêu chí từ chối cấp tín dụng nhằm tiết giảm thời gian xem xét

b Quy trình cấp tín dụng gồm các bước sau:

i Tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng

ii Kiểm tra hồ sơ pháp lý, thủ tục ban đầu

iii Đối chiếu với các quy định về cấp tìn dụng của Sacombank

iv Chấm điểm, xếp hạng tín dụng

v Đánh giá mức độ tác động đến môi trường và xã hội

vi Tham khảo thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin bên

ngoài như Trung tâm thông tin khách hàng của Ngân hàng Nhànước,…

vii Phân tích và đánh giá mục đích vay vốn, phương án sản xuất kinh

doanh, khả năng trả nợ của khách hàng

viii Trường hợp chấp nhận cấp tín dụng, Sacombank sẽ xem xét việc

xác định lãi suất cấp tín dụng cho từng khoản cấp tín dụng cụ thể.Qua từng bước xem xét, đối chiếu trên, nếu khách hàng không đủ điều kiện

sẽ bị từ chối ngay và Sacombank sẽ tổ chức thống kê và lưu trữ thông tin về cáckhách hàng này Sacombank có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với kháchhàng về việc chấp nhận/từ chối cấp tín dụng

c Thời hạn xem xét và ra quyết định cấp tín dụng:

Thời gian tối đa phải ra quyết định cấp hoặc không cấp tín dụng kể từ khiSacombank nhận được đầy đủ hồ sơ cấp tín dụng và thông tin cần thiết của kháchhàng được quy định như sau:

i Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng chinhánh, Hội đồng tín dụng phòng giao dịch tối đa là 3 ngày làm việc

Trang 19

ii Đối với hồ sơ vượt thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng chinhánh, Hội đồng tín dụng phòng giao dịch: tối đa 7 ngày làm việc (đối với cấp tíndụng ngắn hạn), 10 ngày làm việc (đối với cấp tín dụng trung và dài hạn).

iii Trong thời gian tối đa 3 ngày làm việc (đối với cấp tín dụng ngắn hạn)

và 7 ngày làm việc (đối với cấp tín dụng trung và dài hạn), các cấp có thẩm quyềnphải có quyết định đối với các hồ sơ cấp tín dụng do các đơn vị trực thuộc gửi về

iv Đối với các trường hợp cấp tín dụng trung, dài hạn để thực hiện các

dự án đầu tư lớn thời gian giải quyết hồ sơ có thể dài hơn nhưng không được vượtquá 1 tháng

v Các đơn vị trực thuộc Sacombank phải rút ngắn thời hạn xem xét vàphán quyết cấp tín dụng đến mức ngắn nhất đối với:

- Các khách hàng ưu đãi, các khách hàng chủ lực, có uy tín củaSacombank

- Các khoản cấp tín dụng có giá trị nhỏ

- Các khoản cấp tín dụng có tài sản bảo đảm là vàng vật chất, ngoại

tệ, tiền gửi tại Sacombank, giấy tờ có giá do Sacombank pháthành

Trang 20

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi nhánh Thủ Đức.

2.1 Tổng quan về Sacombank

2.1.1 Tổng quan về Sacombank

Giới thiệu về Sacombank

 Tên tổ chức:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

 Tên giao dịch quốc tế:

SAI GON THUONG TIN COMERCIAL JOINT STOCK BANK

 Tên viết tắt SACOMBANK

 Trụ sở chính 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

 Tài khoản Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh HCM

Hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín làhuy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi

Trang 21

tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chứctín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thươngphiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụthanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế;đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản,cung cấp dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.2 Giới thiệu chi nhánh Thủ Đức

Chi nhánh Sacombank Thủ Đức được nâng cấp lên từ Phòng Giao DịchSacombank Thủ Đức chính là cánh tay nối dài của hệ thống Sacombank tại địa bànThủ Đức trong chiến lược mở rộng mạng lưới phục vụ và cung cấp đa sản phẩm,dịch vụ hơn cho khách hàng

Sacombank chi nhánh Thủ Đức thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chínhngân hàng gồm: Nhận tất cả các loại tiền gởi bằng VNĐ, USD, EURO và vàng vớilãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn; nhận tài trợ vốn với tất cả loại hình cho vay ởmọi loại hình kinh tế, đặc biệt là cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vaytiểu thương và cho vay cá nhân phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh,phục vụ đời sống, xây dựng sửa chữa nhà, du học, đi làm việc ở nước ngoài, muabất động sản, mua xe ôtô với thủ tục nhanh gọn, lãi suất thoả thuận, tiến độ giảingân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng.Với mạng lưới rộng khắp của Sacombank, khách hàng có thể thực hiện dịch vụchuyển tiền nhanh tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc tại nhà với thời gian ngắnnhất, phí chuyển hợp lý nhất Ngoài ra Sacombank chi nhánh Thủ Đức còn thựchiện các dịch vụ: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán, thu chi trả lương hộ,dịch vụ thẻ ATM, kinh doanh và thu đổi ngoại tệ - vàng, chi trả kiều hối và các dịch

vụ tư vấn tài chính khác…

Chi nhánh Sacombank Thủ Đức nằm gần các Khu Công Nghiệp Sóng Thần1,2; KCX Linh Trung; KCN Biên Hoà 1,2; KCN Amata; KCN Bình An cùng vớimột đội ngũ nhân viên trẻ năng động, chuyên nghiệp và nhiệt tình sẽ là điểm mạnh

để thu hút khách hàng đến với chi nhánh

Trang 22

Giám đốc

Phó GĐ nội nghiệp

Phòng kế toán, quỹ

Bộ phận ngân quỹ

Bộ phận xử lý giao dịch

Bộ phận kế toán

Bộ phận hành chính

Phòng kinh doanh

Quản lý tín dụng Kinh doanh ngoại hối và TTQT

DN và cá nhân

Phó GĐ điều hành Phòng giao dịch

PGD Cát Lái

PGD Thảo Điền PGD An Phú

PGD Bình Thái

Với lợi thế ở gần các KCN và KCX là một thuận lợi vô cùng to lớn cho phépchi nhánh dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầy tiềm năng tại đây

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Thủ Đức.

Trang 23

2.2 Thực trạng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Thủ Đức.

2.2.1 Quy định của ngân hàng về sản phẩm cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống.

• Học tập trong nước hoặc nước ngoài

• Đi làm việc hoặc du lịch ở nước ngoài

• Các dịch vụ y tế

 Mua sắm, sử dụng các loại sản phẩm, dịch vụ và/hoặc thực hiện cáchoạt động khác để phục vụ đời sống

2.2.1.2 Quy định cụ thể

 Điều kiện vay vốn:

a) Cho vay có bảo đảm:

Những quy định chung:

Trang 24

- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc sử dụng vốn vay.

- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có vốn tự có tham gia vào phương án

- Có nguồn thu và phương án vay - trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi

và phí trong thời gian vay cam kết

- Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,NHNN VN và hướng dẫn của Sacombank

- Những điều kiện riêng: Ngoài những điều khoản ở trên, khách hàng phảiđáp ứng thêm những điều kiện riêng với những phương án vay mà Ngân hàng chovay qui định

b) Cho vay không có bảo đảm:

Ngoài các điều kiện chung đối với cho vay có bảo đảm thì kháchhàng phải đáp ứng thêm những điều kiện :

- Là công chức, viên chức và người lao động (CBCNV) tham gia đóng bảohiểm xã hội đầy đủ, đang làm việc trong biên chế hoặc theo hợp đồng lao độngkhông xác định thời hạn tại các đơn vị liên kết của Sacombank

 Các loại cho vay

- Cho vay ngắn hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

- Cho vay trung hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60tháng

- Cho vay dài hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng

 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay được xác định tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro, thời hạn chovay của từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo

Ngày đăng: 01/04/2014, 21:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế - Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đức
Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w