MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ GI[.]
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ GIA KHÁNH THỰC HIỆN 3
1.1 Đặc điểm khoản mục tiền và tương đương tiền có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện 3
1.1.1 Đặc điểm khoản mục tiền và tương đương tiền trong báo cáo tài chính .3
1.1.2 Tổ chức kế toán khoản mục tiền và tương đương tiền 4
1.1.3 Một số sai phạm thường gặp đối với khoản mục tiền và tương đương tiền ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính 5
1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền và tương đương tiền 6
1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện 8
1.3 Kiểm toán nội bộ khoản mục tiền và tương đương tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện 9
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 9
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 11
1.3.3 Báo cáo kết quả kiểm toán 19
1.3.4 Giám sát triển khai kết quả, thực hiện khuyến nghị kiểm toán 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ GIA KHÁNH THỰC HIỆN 23
Trang 22.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 23
2.1.1 Mục tiêu của cuộc kiểm toán 23
2.1.2 Phạm vi của cuộc kiểm toán 24
2.1.3 Thời gian thực hiện kiểm toán nội bộ BCTC năm 2019 25
2.1.4 Nhân lực tham gia kiểm toán nội bộ BCTC năm 2019 25
2.2 Giai đoạn thực hiện kiếm toán nội bộ BCTC năm 2019 26
2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 26
2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 37
2.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 39
2.3 Báo cáo kết quả kiểm toán 44
2.4 Giám sát triển khai kết quả, thực hiện khuyến nghị kiểm toán năm 2019 45 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ GIA KHÁNH THỰC HIỆN 46
3.1 Đánh giá về thực trạng kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty Gia Khánh thực hiện 46
3.1.1 Ưu điểm 46
3.1.2 Nhược điểm và nguyên nhân 48
3.2 Các khuyến nghị để hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty Gia Khánh thực hiện 50
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng câu hỏi về KSNB 13
Biểu 2.1 Tìm hiểu về Hệ thống kiểm soát nội bộ 27
Biểu 2.2 Bảng tổng hợp đối ứng TK 111 32
Biểu 2.3 Đối chiếu tổng hợp TK 111 tại Công ty Gia Khánh 34
Biểu 2.4 Bảng số dư tiền gửi Ngân hàng 36
Biểu 2.5 Bảng tổng hợp đối ứng TK 111 38
Biểu 2.6 Một số khoản chi sửa chữa không có đề nghị sửa chữa 41
Biểu 2.7 Kiểm tra đối ứng bất thường của kiểm toán viên 42
Trang 4Vì vậy, các thông tin trên BCTC phản ánh muốn có được độ tin cậy cao thì nócần phải được kiểm tra và xác nhận Trước sự đòi hỏi này, hoạt động kiểm toán
ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trên trong đó phải kể đến các tổ chức kiểm toán độclập, nhưng trước hết công ty phải trang bị cho mình một hệ thống kiểm toán nội
bộ đủ mạnh Để đảm bảo công ty vẫn đang hoạt động tốt Trước khi thông tinđược công bố ra bên ngoài
Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Kiểm toán nội
bộ thực hiện các công việc và báo cáo với các nhà quản lý rằng hệ thống và quytrình đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt Đó là một
sự đảm bảo Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ còn làm được nhiều hơn thế: họ giúpcác nhà quản lý cải thiện hệ thống và các quy trình cần thiết Chúng ta gọi đó là
Trang 5báo cáo đề tài “Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội
bộ của Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện” để thực hiện và
báo cáo trong thời gian thực tập cuối khóa này
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH dịch vụ tưvấn thuế Gia Khánh
- Phạm vi thời gian số liệu thu thập: số liệu sử dụng trong nghiên cứu là sốliệu phát sinh từ tháng 1 đến tháng 12 của năm 2019 trong giai đoạn 2017 – 2019
- Phạm vi thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 11 năm 2019 đến tháng
02 năm 2020
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài báo cáo của em được chia thành 03chương như sau:
+ Chương 1: Đặc điểm kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền
trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH dịch
vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện
+ Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền
trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ của Công tyTNHH dịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện
+ Chương 3: Đánh giá và các khuyến nghị hoàn thiện kiểm toán khoản
mục tiền và tương đương tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính dokiểm toán nội bộ của Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS Nguyễn Phi Long,
đã giúp tôi hoàn thành đề tài này Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thểtrách khỏi sai sót mong giảng viên đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn!
Trang 6CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI
BỘ CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ
GIA KHÁNH THỰC HIỆN
1.1 Đặc điểm khoản mục tiền và tương đương tiền có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện
1.1.1 Đặc điểm khoản mục tiền và tương đương tiền trong báo cáo tài chính
TIỀN
Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng cân đối kế toán và
là một khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn Do thường được sử dụng đểphân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, nên đây là khoản có thểtrình bày sai lệch
Tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoảnmục quan trọng như doanh thu, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác củadoanh nghiệp
Số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh hầu hếtcác tài khoản khác Vì thế, những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đếntiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một HTKSNB vàcác thủ tục kiểm soát không ngăn chặn hay phát hiện được
Một số đặc điểm khác của tiền là bên cạnh khả năng của số dư bị sai lệch
do ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trường hợp tuy số tiềntrên BCTC vẫn đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh vàlàm ảnh hưởng đến các khoản mục khác
Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thườngđược đánh giá là cao Vì vậy, KTV thường dành nhiều thời gian để kiểm tra tiềnmặc dù khoản mục này thường chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập trung khám phá gian lận thường chỉ được thực hiện
Trang 7khi KTV đánh giá rằng HTKSNB yếu kém, cũng như khả năng xảy ra gian lận làcao.
* Nguyên tắc, điều kiện ghi nhận
Việc hạch toán khoản mục tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, cácchế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước
- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kếtoán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Việt Nam để phản ánh (VND)
- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiềnhiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chitiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loạivàng, bạc, đá quý (theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ nổi kích thước, giátrị…)
- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệphải được quy đổi về “ đồng Việt Nam” để ghi sổ, tỷ giá quy đổi là tỷ giá muabán thực tế trên thị trường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Namchính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Với những ngoại tệ màngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra VND thì thống nhất quy đổi thôngqua đồng đô la Mỹ (USD) Khi tính giá xuất ngoại tệ kế toán áp dụng một trongbốn phương pháp: nhập trước- xuất trước, nhập sau-xuất trước; bình quân giaquyền, thực tế đích danh
Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽgiúp doanh nghiệp quản lý tốt về các loại vốn bằng tiền của mình Đồng thờidoanh nghiệp còn chủ động trong kế hoạch thu chi sử dụng có hiệu quả nguồnvốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục
1.1.2 Tổ chức kế toán khoản mục tiền và tương đương tiền
Trang 8- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiềnhiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chi tiếttừng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loạivàng, bạc, đá quý (theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ nổi kích thước, giátrị…).
- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệphải được quy đổi về “ đồng Việt Nam” để ghi sổ, tỷ giá quy đổi là tỷ giá muabán thực tế trên thị trường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Namchính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Với những ngoại tệ màngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra VND thì thống nhất quy đổi thôngqua đồng đô la Mỹ (USD) Khi tính giá xuất ngoại tệ kế toán áp dụng một trongbốn phương pháp: nhập trước- xuất trước, nhập sau- xuất trước; bình quân giaquyền, thực tế đích danh
Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽgiúp doanh nghiệp quản lý tốt về các loại vốn bằng tiền của mình Đồng thờidoanh nghiệp còn chủ động trong kế hoạch thu chi sử dụng có hiệu quả nguồnvốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục
1.1.3 Một số sai phạm thường gặp đối với khoản mục tiền và tương đương tiền ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
Kinh nghiệm kiểm toán từ các Công ty kiểm toán lớn cho thấy khả năngsai phạm đối với tiền là rất đa dạng Sai phạm có thể sảy ra ở cả ba loại tiền:Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Đồng thời sai phạm có thểliên quan tới tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ hay là vàng, bạc, đá quý, kimloại quý…
- Đối với tiền mặt khả năng sai phạm thường có các trường hợp sau:
+ Tiền được ghi chép không có thực trong két tiền mặt
+ Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị thực bằng cách làm chứng
từ khống, sửa chữa chứng từ, khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền
+ Khả năng hợp tác giữa thủ quỹ và cá nhân làm công tác thanh toán trựctiếp với khách hàng để biển thủ tiền
+ Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lý không tốt
Trang 9+ Khả năng sai sót do những nguyên nhân khác nhau dẫn tới khai tănghoặc khai giảm khoản mục tiền trên bảng CĐKT.
+ Đối với ngoại tệ, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi quy đổi với mục đíchtrục lợi khi tỷ giá thay đổi hoặc thanh toán sai do áp dụng sai nguyên tắc hạchtoán ngoại tệ
- Đối với tiền gửi ngân hàng, khả năng sảy ra sai phạm dường như thấphơn do cơ chế kiểm soát, đối chiếu với tiền gửi ngân hàng thường được đánh giá
là khá chặt chẽ Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra khả năng các sai phạm dưới đây:
+ Quên không tính tiền khách hàng
+ Tính tiền khách hàng với giá thấp hơn giá do Công ty ấn định
+ Sự biển thủ tiền thông qua việc ăn chặn các khoản tiền thu từ kháchhàng trước khi chúng được ghi vào sổ
+ Thanh toán một hoá đơn nhiều lần
+ Thanh toán tiền lãi cho một phần tiền cao hơn hiện hành
+ Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiện giaodịch thường xuyên với ngân hàng
+ Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toánngân hàng tại đơn vị
- Đối với tiền đang chuyển: Do tính chất và đặc điểm của tiền đangchuyển mà sai phạm đối với mục này có mức độ thấp Tuy nhiên khả năng saiphạm tiềm tàng của tiền đang chuyển cũng rất lớn:
+ Tiền bị chuyển sai địa chỉ
+ Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán
+ Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền vào mục đích khác
1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền và tương đương tiền
1.1.4.1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ
- Sự hiện hữu và hiệu quả trong hoạt động: Các hoạt động thu, chi tiền vàtồn quỹ được kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả củahoạt động kinh doanh Việc thu, chi tiền đúng, đủ, kịp thời, phù hợp nhu cầukhông lãng phí sẽ giúp hạn chế mất mát, lạm dụng tiền bạc của đơn vị cho mụcđích cá nhân, từ đó giúp thực hiện tốt việc mua hàng, bán hàng, chi trả lương kịp
Trang 10thời sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh và do vậy ảnh hưởng đếntính hữu hiệu trong hoạt động của đơn vị Bên cạnh đó, nếu đơn vị duy trì số dưtồn quỹ hợp lý, sẽ đảm bảo nhu cầu chi tiêu của đơn vị,đảm bảo khả năng thanhtoán nợ đến hạn…Việc quản lý tiền hiệu quả còn giúp tránh tồn quỹ quá nhiều,không sinh lợi cho đơn vị.
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy: Các nghiệp vụ thu, chi tiền cần được ghichép đầy đủ, chính xác và kịp thời nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tạo
ra tiền, sử dụng tiền và số dư tiền một cách trung thực và hợp lý trên báo cáo tàichính
- Tuân thủ pháp luật và các quy định: Việc thu, chi tiền phải phù hợp vớicác quy định của pháp luật
1.1.4.2 Thủ tục và công cụ kiểm soát nội bộ
+ Kiểm soát nội bộ với nghiệp vụ thu tiền
- Với các hoạt động thu tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tại doanhnghiệp những thủ tục kiểm soát thường được vận dụng là:
+ Thực hiện thu tiền tập trung và có sự phân công một nhân viên thực hiện độc lập là rất cần thiết
+ Đánh số trước và kiểm tra sự liên tục của các dẫy số trên các phiếu thu,biên lai nhận tiền… ngăn ngừa khả năng ghi khống hay bị bỏ sót
- Với hoạt động bán lẻ đơn vị có một số thủ tục kiểm soát đăc trưng riêngnhư:
+ Sử dụng thống nhất hệ thống mã vạch quản lý từng loại hàng hóa và một
hệ thống máy tính quản lý rõ ràng
+ Hóa đơn (phiếu tính tiền cho khách hàng mua lẻ) phải được ghi đầy đủthông tin về giá, sản phẩm, dịch vụ và tránh tình trạng doanh nghiệp mua hàng
mà không lấy hóa đơn bán hàng
+ Cuối mỗi ngày hay cuối mỗi buổi giao ca (tùy thuộc quy mô tiêu thụ)cần kiểm tra đối chiếu tổng số tiền tiêu thụ và kết quả kiểm kê hàng hóa
+ Với các hệ thống bán lẻ không có sự trợ giúp của hệ thống thông tintrong kiểm soát và tính toán số tiền thu được thì việc thực hiện lập báo cáo tiêuthụ trong ngày và ghi chép lại mọi nghiệp vụ bán hàng là cần thiết
Trang 11- Ngoài ra do nhu cầu, đòi hỏi của thị trường cũng và năng cao hiệu quảviệc kiểm soát hoạt động thu của doanh ng hiệp việc phát triển hệ thống thanhtoán điện tử và thông quan hệ thống ngân hàng là rất cần thiết Trong quá trìnhthanh toán đó cũng thực hiện thường xuyên thủ tục đối chiếu các khoản công nợvới công ty và giữa chứng từ ngân hàng với sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
+ Kiểm soát nội bộ với nghiệp vụ chi tiền
Với nghiệp vụ chi tiền, kiểm soát nội bộ tập trung hơn vào các thủ tụckiểm soát sau:
- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn trong hoạt động chitiền Khi thực hiện việc chi tiền thông thường đơn vị có các văn bản quy phạmhạn mức, điều kiện chi tiết và có sự kiểm soát, phê duyệt của các cấp quả lý Sựphê chuẩn này phải để lại dấu vết
- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán Ngăn chặn nhữnggian lận và sai sót trong thanh toán sẽ hiệu quả hơn khi doanh nghiệp thực hiệnnhiều việc thanh toán điện tử, thanh toán qua các ngân hàng
- Thực hiện đánh số trước các chứng từ chi tiền Trong quá trình chi tiềnnếu có những chứng từ nào sai sót, phải viết lại, phải được lưu trữ làm căn cứkiểm tra tính liên tục của chứng từ nhằm phát hiện các nghiệp vụ bị ghi khốnghay bỏ sót
- Thực hiện đối chiếu định kỳ đối với ngân hàng, nhà cung cấp Nhữngkhoản chênh lệch phải được tìm ra nguyên nhân và điều điều chỉnh thích hợp
Không chỉ trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền mà khi thực hiệnkiểm toán cho mỗi khoản mục trong báo cáo tài chính, thông qua hiểu việc xemxét quá trình kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sẽ là cơ sở qua trọng giúp kiểmtoán viên đưa ra hướng, nội dung và phương pháp kiểm toán thích hợp nhất chotừng doanh nghiệp
1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện
Bất kể một cuộc kiểm toán nào được thực hiện, kiểm toán độc lập haykiểm toán Nhà nước, việc xác định mục tiêu kiểm toán cho từng khoản mục là
Trang 12công việc hàng đầu và rất quan trọng đối với kiểm toán viên Phần mục tiêu đượctrình dưới đây là mục tiêu cơ bản của kiểm toán khoản mục tiền trong cuộc kiểmtoán tài chính do bộ phận kiểm toán độc lập thực hiện:
- Hiện hữu: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, KTV phải thu thập bằng
chứng kiểm toán chứng minh số dư tài khoản tiền vào ngày lập các báo cáo tàichính phải thực sự tồn tại và thuộc về doanh nghiệp
- Đầy đủ: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, KTV phải thu thập bằng
chứng kiểm toán chứng minh tất cả các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến khoảnmục tiền đều được ghi chép, phản ánh đầy đủ đúng kì nó xảy ra trên BCTC
- Quyền và nghĩa vụ: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, KTV phải thu
thập bằng chứng kiểm toán chứng minh tiền được phản ánh phải thuộc quyền sởhữu hợp pháp của doanh nghiệp
- Chính xác: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, KTV phải thu thập
bằng chứng kiểm toán chứng minh việc hạch toán tiền được tính toán chính xác
về mặt số học, khớp đúng số liệu trên các sổ chi tiết và tổng cộng đúng phù hợpvới tài khoản tiền trên sổ cái
- Đánh giá: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, KTV phải thu thập bằng
chứng kiểm toán chứng minh số dư tài khoản tiền được ghi nhận phù hợp với giáđược xác định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
- Trình bày và thuyết minh: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, KTV
phải thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh số dư tiền được trình bày vàphân loại thích hợp trên BCTC
1.3 Kiểm toán nội bộ khoản mục tiền và tương đương tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH dịch vụ
tư vấn thuế Gia Khánh thực hiện
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Các kiểm toán viên nội bộ phải xây dựng và ghi chép một kế hoạch chomỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn bao gồm mục tiêu, phạm vi, thời gian và việcphân bổ nguồn lực
Các kiểm toán viên nội bộ sẽ lập biên bản ghi nhớ về kế hoạch để ghi lại cácmục tiêu, phạm vi kiểm toán, đánh giá rủi ro và các nội dung ưu tiên kiểm toán Biên
Trang 13bản ghi nhớ cũng là tài liệu quan trọng để trao đổi về mục tiêu, phạm vi kiểm toán vàcác thông tin quan trọng khác cho các thành viên trong nhóm kiểm toán.
a) Mục tiêu kiểm toán
Khi kiểm toán khoản mục tiền, các mục tiêu kiểm toán cần phải đạt được là:
- Mục tiêu về tính hiện hữu: Số dư các khoản tiền trên báo cáo tài chínhthì tồn tại trong thực tế Mục tiêu này là quan trọng nhất, vì tương tự như khikiểm toán các tài sản khác, kiểm toán viên thường quan tâm đến khả năng doanhnghiệp đã trình bày số dư tiền vượt quá số thực tế để che dấu tình hình tài chínhhoặc sự thất thoát của tài sản
- Mục tiêu về tính đầy đủ: Các khoản tiền tồn tại trong thực tế đều đượcghi nhận trên báo cáo tài chính
- Mục tiêu về tính đánh giá: Số dư tài khoản tiền được ghi phù hợp với giáđược xác định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
- Mục tiêu về quyền sở hữu: Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp
lý đối với các khoản tiền
- Mục tiêu về ghi chép chính xác: Số liệu trên sổ chi tiết tiền được tổngcộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
- Mục tiêu về tính trình bày và công bố: Số dư tiền được phân loại và trìnhbày thích hợp trên báo cáo tài chính Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sửdụng đều được khai báo đủ
- Mục tiêu về phân loại: Tiền phải được phân loại chi tiết theo các tiêuthức khác nhau như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển
b) Phạm vi của cuộc kiểm toán
Phạm vi của cuộc kiểm toán nội bộ khoản mục tiền là thông tin tài chínhkhoản mục tiền và tương đương tiền tại Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế GiaKhánh
Trong phạm vi về thời gian là thông tin tài chính được ghi nhận trong nămtài chính 2019
c) Thời gian thực hiện kiểm toán
Trang 14Thời gian thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ khoản mục tiền vàtương đương tiền được diễn ra trong phạm vi thời gian tổng thể của cuộc kiểmtoán.
Theo kế hoạch hàng năm thực hiện kiểm toán nội bộ diễn ra trong 14 ngày(02 tuần đầu của tháng 02 hàng năm) cụ thể trong công tác kiểm toán nội bộkhoản mục tiền và tương đương tiền trong năm tài chính 2019 là tháng 02 năm2020
d) Nguồn lực thực hiện kiểm toán
Nhân sự thực hiện kiếm toán nội bộ là thành viên thuộc bộ phận kiểm soátnội bộ của Công ty TNHH dịch vụ tư vấn Thuế Gia Khánh
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Thông thường, những kiểm soát cơ bản sẽ được tiến hành ở giai đoạn thựchiện đã được xác định ở giai đoạn lập kế hoạch căn cứ vào việc đánh giá tính đầy
đủ của thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, cáckiểm toán viên nội bộ tiến hành những thử nghiệm kiểm soát cơ bản đó và ghichép lại kết quả kiểm toán làm bằng chứng cho việc đánh giá hiệu quả quy trìnhkiểm soát nội bộ
Trước khi thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên nội bộ xem xét:
Tài liệu kế hoạch kiểm toán để nắm rõ mục tiêu, phạm vi, chương trình kiểmtoán bao gồm các thủ tục kiểm toán, thời gian và nguồn lực thực hiện kiểm toán
Các kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp để phản ảnhthông tin cần thiết nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán
Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến thông tin cá nhân trước khithực hiện kiểm toán tư vấn với luật sư của doanh nghiệp hoặc các chuyên gia để làm
rõ các quan ngại và thắc mắc có thể nảy sinh khi truy cập thông tin cá nhân
Ngoài ra, trong khi thực hiện kiểm toán, nếu thấy kế hoạch thử nghiẹ ̂mkhông được lập đủ chi tiết thì các kiểm toán viên nội bộ có thể bổ sung các chitiết thử nghiệm như các tiêu chí cũng như quy mô thử nghiệm, phương phápchọn mẫu, số lượng mẫu cần thiết để thu thạ ̂p được thông tin đầy đủ Nếu cácthủ tục thử nghiẹ ̂m được nêu ở trong trương trình kiểm toán không mang lại
Trang 15được đầy đủ các thông tin để đưa ra kết luận hoặc ý kiến tư vấn, các kiểm toánviên nội bộ cần điều chỉnh kế hoạch thử nghiẹ ̂m và tiến hành thử nghiệm bổsung Mọi điều chỉnh hoặc bổ sung đối với chu ̛ơng trình kiểm toán đều phảiđược phê duyệt ngay.
Để làm căn cứ cho kết quả kiểm toán và kết luận của mình, các kiểm toánviên nội bộ xác định thông tin, thực hiện phân tích và đánh giá, và ghi chép thôngtin thông qua việc thực hiện
quả của năm trước, quyết toán thuế v.v… các thủ tục kiểm toán đu ̛ợc lậptrong chương trình kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán là những thứ kiểm toán viên thu được thông qua việcthực hiện các thủ tục quan sát, phỏng vấn và kiểm tra Bằng chứng kiểm toánđược sử dụng để làm ca ̆n cứ cho việc đưa ra kết luận và khuyến nghị đối vớinhững phát hiện của kiểm toán Bằng chứng kiểm toán có thể được chia thànhcác nhóm như sau:
- Bằng chứng thu được bằng việc quan sát con người, tài sản, sự kiện như làhình ảnh, phim chụp, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, các ghi chép kết quả quan sát
- Bằng chứng có tính chứng thực như các thư từ, biên bản ghi nhớ, thư diện
tử, các phản hồi từ các cuộc khảo sát, điều tra và phỏng vấn Bằng chứng có thể
là trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản
- Bằng chứng dưới hình thức tài liệu là loại bằng chứng phổ biến nhất vàbao gồm các thông tin được viết lại hoặc được cung cấp bởi các phương tiệntruyền thông khác
- Bằng chứng phân tích là các phân tích, xác nhận, tổng hợp, so sánh sửdụng thông tin được thu thập từ các nguồn khác nhau Ví dụ như dữ liệu chuẩncủa ngành, của các doanh nghiệp tương đương, kết
+ Thử nghiệm kiểm soát
a) Tìm hiểu KSNB đối với khoản mục tiền
Các khảo sát kiểm soát đối với tiền thường tập chung vào sự hiện diện củacác quy chế kiểm soát tiền, sự hoạt động của các quy chế kiểm soát tiền và sựhoạt động liên tục của các quy chế kiểm soát tiền
Trang 16Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với tiền, Kiểm toán viên có thể soạnthảo bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ đối với tiền hoặc lập lưu đồ về kiểmsoát đối với tiền hoặc có thể lập bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền.
Ví dụ: Bảng câu hỏi về KSNB đối với tiền được thiết kế như sau:
Trang 173.Có xây dựng quy trình cụ thể về quá trình luân
chuyển tiền không?
4.Có sự phân quyền, ủy quyền trong phê chuẩn đối
với nghiệp vụ thu, chi không?
5.Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu,
phiếu chi trước khi thu, hay chi tiền không?
6.Thủ quỹ có luôn thực hiện ký hoặc đóng dấu (đã
thu tiền, đã chi tiền) lên chứng từ hay không?
7.Định kỳ có kiểm kê quỹ không?
8.Có thường xuyên đối chiếu giữa sổ quỹ (thủ quỹ)
và nhật ký quỹ (kế toán tiền mặt) không?
9.Định kỹ có đối chiếu giữa sổ cái tài khoản tiền gửi
(kế toán tiền gửi) và sổ phụ ngân hàng (ngân hàng)
không?
10.Có sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữa người
ký séc chi tiền và người thực hiện nghiệp vụ thanh
toán không?
Trang 18Sau đó khi đã có được những mô tả về kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viêntiến hành các thể thức khác nhau để khảo sát đối với kiểm soát nội bộ tiền Cácthể thức có thể gồm: Quan sát, phỏng vấn, điều tra, xem xét Rồi đánh giá rủi rokiểm soát đối với tiền.
b) Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát (CR) đối với từng cơ sở dẫn liệu -> Là cơ
sở giúp kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản
- Nếu đánh giá là thủ tục kiểm soát được thiết kế hữu hiệu và có khả năngthực hiện hiệu quả thì CR được đánh giá sơ bộ là thấp:
-> Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để hạn chế phạm vi của thửnghiệm cơ bản
- Nếu CR được đánh giá là tối đa do không có các thủ tục kiểm soát tốtđược thiết kế đối với khoản mục:
-> Không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, mở rộng thực hiện thửnghiệm cơ bản
c) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
- Đảm bảo việc ghi chép, tổng cộng số liệu chuyển sổ chính xác:
+ Thu tiền: Lần theo số tổng cộng hàng tháng của cột tổng cộng từ nhật kíthu tiền, sổ quỹ, các sổ chi tiết đến sổ cái tài khoản (TK) 111, TK 112 cũng nhưđến sổ TK phải thu, …
+ Chi tiền: Kiểm tra từ nhật kí chi tiền, sổ quỹ, các sổ chi tiết đến sổ cái
+ Gửi thư xác nhận các khoản phải thu đến khách hàng
Trang 19- Thủ tục kiểm toán đối với chi tiền: Chọn một số khoản chi trên sổ chi tiếtcác tài khoản tiền và đối chiếu với chứng từ gốc (Hóa đơn GTGT, đơn đặt hàng,
…) với chú ý kiểm tra các dấu vết để lại của KSNB để kiểm tra việc xét duyệt,
ủy quyền trong chi tiền
d ) Đánh giá lại rủi ro kiểm soát
Đánh giá cuối cùng CR sau khi đã kiểm tra được KSNB đối với tiền đượcthiết kế như thế nào và vận hành thực tế ra sao? -> Nhận diện được điểm yếu vàđiểm mạnh của KSNB -> Thiết kế các thử nghiệm cơ bản với phạm vi thích hợp
+ Thử nghiệm cơ bản
a) Thủ tục phân tích đối với khoản mục
Thủ tục phân tích: là việc phân tích các số liệu thông tin, các tỷ suất quantrọng qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ cómâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giátrị đã dự kiến Mục tiêu của thủ tục phân tích đối với khoản mục tiền liên quanđến cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu, tính trọn vẹn và tính chính xác cơ học
- Phân tích ngang ít được thực hiện vì số dư khoản mục tiền chịu ảnhhưởng tương đối lớn bởi quyết định và chiến lược của các nhà quản lý trongdoanh nghiệp nên trong các cuộc kiểm toán, KTV thường ít hy vọng sẽ tìmđược mối liên hệ bền vững và có thể dự đoán được với các số liệu khác củanăm hiện hành hay năm trước Trong một số trường hợp, thủ tục phân tíchngang vẫn được sử dụng, ví dụ: sử dụng phân tích tỷ lệ giữa số dư tiền với tổng
số dư tài sản ngắn hạn, so sánh tỷ lệ năm nay và năm trước, hoặc so sánh số liệuthực tế và số kế hoạch
- Phân tích dọc: Tính toán các tỷ suất về khả năng thanh toán: tỷ suất khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn, tỷ suất khả năng thanh toán nhanh, tỷ suất khảnăng thanh toán ngay
+ Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: = Tàisản ngắnhạn Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắnhạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn
+ Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh: = Tiền+ ĐTTCNH +KPT Nợ ngắn hạn
Trang 20Ý nghĩa: phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà khôngtính đến sự chuyển hóa của hàng tồn kho thành tiền.
+ Tỷ suất khả năng thanh toán ngay: = Tiền+ĐTTCNH Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Ngay tại thời điểm lập báo cáo nếu các khoản nợ ngắn hạn đã đếnhạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể trả ngay lập tức bao nhiêu % nợ ngắn hạn
- Các biến động bất thường cần được đi sâu tìm hiểu và giải thích nguyênnhân
b)Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản trong khoản mục tiền
Lập bảng tổng hợp
- KTV thu thập (hoặc tự lập) một bảng tổng hợp số dư khoản mục tiền.Nội dung bảng tổng hợp gồm: Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ, chi tiết từng tàikhoản tiền, theo từng đơn vị tiền tệ, số dư nguyên tệ (nếu có) Lưu ý đối với tiềngửi ngân hàng: chi tiết theo từng tài khoản tiền gửi tại từng ngân hàng
- So sánh số liệu với báo cáo tài chính, sổ cái các tài khoản
Mục đích của KTV thực hiện công việc này nhằm kiểm tra tính đầy đủ, tính chính xác trong ghi sổ và cộng dồn có chính xác không, đồng thời kiểm tra
việc lập BCTC và đối chiếu số liệu giữa BCTC với các sổ Cái tài khoản 111,
112, 113 (trình bày và thuyết minh)
Kiểm tra số dư tiền mặt tồn quỹ
Thực hiện kiểm tra chi tiết tiền mặt là thủ tục không thể thiếu trong quytrình kiểm toán khoản mục này Do tính trọng yếu của khoản mục và khả năngxảy ra sai sót là rất lớn, nên bất kỳ đánh giá nào của KTV về KSNB của doanhnghiệp mình cũng như kết quả rút ra từ thủ tục phân tích không cho thấy saiphạm tồn tại thì KTV vẫn phải tiến hành kiểm tra chi tiết
- Tại thời điểm kiểm kê, kiểm tra việc khóa sổ kế toán và chốt phiếu thu –chi cuối cùng, tiến hành chứng kiến kiểm kê quỹ và đối chiếu số liệu trên BCTCvới biên bản kiểm kê quỹ, sổ chi tiết, sổ cái, sổ quỹ tiền mặt nhằm đánh giá việc
chuyển sổ và tính số tổng cộng dồn chính xác Đảm bảo mục tiêu về tính hiện hữu và chính xác, quyền và nghĩa vụ của khoản mục
Trang 21- Lựa chọn các nghiệp vụ có số phát sinh lớn, có nội dung bất thường đểkiểm tra chi tiết Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết với chứng từthu, chi và chứng từ gốc về nội dung nghiệp vụ, số tiền, ngày tháng ghi sổ, định
khoản,… đảm bảo mục tiêu về tính hiện hữu
- Lựa chọn một dãy liên tục các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh trên sổ
sách và đối chiếu với chứng từ và ngược lại nhằm kiểm tra tính hiện hữu và tính đầy đủ trong phản ánh các nghiệp vụ vào sổ sách kế toán và lập báo cáo.
- Đối với tiền tồn tại dưới hình thức vàng bạc, kim khí quý, đá quý, khitiến hành kiểm tra chi tiết KTV cần xem xét kỹ về nguồn gốc và các giấy tờchứng minh tính hợp pháp và giá trị mua vào của các loại tài sản đó Tuy nhiên,nhiều khi KTV cũng cần cân nhắc việc sử dụng ý kiến chuyên gia Do việc đánhgiá giá trị thực tế của các tài sản này rất khó thực hiện, yêu cầu phải có kiến thứcchuyên sâu về lĩnh vực này
Khi kết thúc, thủ qũy phải ký vào biên bản kiểm kê để xác nhận số thực tế.KTV kỹ vào biên kiểm kê để xác nhận có tham gia chứng kiến kiểm kê và lưubiên bản hoặc bản sao biên bản kiểm kê vào sổ kiểm toán
Trong trường hợp, KTV không thể tham gia chứng kiến kiểm kê thì thủtục thay thế là:
Đánh giá mức độ trọng yếu của số dư tiền mặt tồn quỹ:
+ Nếu số dư là không trọng yếu và KSNB được đánh giá là tốt thì tin tưởngvào kết quả kiểm kê quỹ của đơn vị và lưu biên bản kiểm kê quỹ do đơn vị lập
+ Nếu số dư là trọng yếu: yêu cầu đơn vị bố trí kiểm kê và chứng kiến.Kiểm tra “CUỐN CHIẾU”: chốt phiếu thu – chi tại ngày khóa sổ, chốt phiếu thu– chi tại ngày kiểm kê, sau đó cộng (trừ) số phát sinh
Thủ tục kiểm tra cuốn chiếu giúp KTV kiểm tra được tính trung thực, hợp
lý của phiếu thu – chi từ ngày kiểm kê tới ngày khóa sổ
Kiểm tra số dư tiền gửi Ngân hàng
Khi thực hiện kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên hướngtới việc kiểm tra tính chính xác của số dư, nghiệp vụ tiền gửi Công việc kiểm trachi tiết khoản mục tiền gửi ngân hàng bao gồm các nội dung chính là:
Trang 22- Lập thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng đối với tất cả các ngân hàng
mà doanh nghiệp có mở tài khoản, kể cả những tài khoản có số dư bằng không
- Đối chiếu số liệu trên BCTC của doanh nghiệp mình với Bảng đối chiếu
số dư cuối kỳ với khách hàng của ngân hàng, sổ phụ ngân hàng, đối chiếu với sổchi tiết, sổ cái tiền gửi ngân hàng -> Nếu có chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân và
đề nghị đơn vị điều chỉnh kịp thời
- Lựa chọn một số nghiệp vụ kiểm toán phát sinh và đối chiếu với giấybáo Nợ, giấy báo Có tiền gửi ngân hàng, đối chiếu với chứng từ gốc
- Kiểm tra việc ghi nhận lãi tiền gửi thông qua xác định số dư tiền gửi, tỷ
lệ lãi suất
Việc KTV kiểm tra số dư tiền gửi ngân hàng giúp đáp ứng mục tiêu về
tính hiện hữu, đầy đủ, chính xác, quyền và nghĩa vụ.
Kiểm tra việc khóa sổ đối với các nghiệp vụ thu – chi tiền
- Đối với tiền mặt: Số dư cuối kỳ của tài khoản tiền mặt là hiệu số giữa số
dư đầu kỳ và tổng số thu được với số chi ra cho đến ngày khóa sổ, nghĩa là khôngđược đưa các khoản phải thu – chi của niên độ sau vào niên độ này Do vậy cầnxem xét thời điểm phát sinh của các chứng từ thu – chi được ghi nhận vào sổ kếtoán vào những ngày trước và sau khi kết thúc niên độ, để xác định xem mọikhoản thu – chi có được ghi nhận đúng niên độ hay không Ngoài ra, để tránhtrường hợp chi trước, hay ghi sau ngày phát sinh thực tế, KTV cần chú ý đặc biệtđến số thứ tự của các phiếu thu và chi cuối cùng được ghi sổ trong năm
- Đối với tiền gửi ngân hàng: Để kiểm tra, KTV nên yêu cầu doanh nghiệpmình trực tiếp cung cấp sổ phụ trong khoảng thời gian một tuần trước và sau khikết thúc niên độ Sổ phụ là tài liệu do ngân hàng gửi trực tiếp cho đơn vị đểthông báo về các khoản ghi nợ và có của tài khoản này trong một thời kỳ Nhờ sổphụ, KTV sẽ đối chiếu số dư tài khoản TGNH với số dư trên sổ phụ của ngânhàng và phát hiện chênh lệch KTV cần kiểm tra xem các khoản chênh lệch đó(nếu có) xem đơn vị có hạch toán vào tài khoản phải thu khác hay phải trả kháchay không Sau đó, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch để xác định đúngđắn số thực
- Đối với tiền đang chuyển:
Trang 23+ Thu thập bảng tổng hợp các séc đã chi hoặc đã nộp nhưng chưa nhậnđược giấy báo của ngân hàng.
+ Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và các chứng từ gốc có liên quan
+ Tại thời điểm kiểm toán, thu thập toàn bộ các giấy báo có/nợ liên quan saungày khóa sổ và đối chiếu để kiểm tra việc ghi chép các khoản tiền đang chuyển
=> Việc kiểm tra khóa sổ đối với các nghiệp thu – tiền giúp đáp ứng được
nội dung của cơ sở dẫn liệu là tính đầy đủ, tính hiện hữu, trình bày và thuyết minh.
Kiểm tra các nghiệp vụ thu – chi bất thường
- Chọn ra một số nghiệp vụ phát sinh lớn, bất thường Bất thường ở đây cóthể là: tài khoản đối ứng bất thường (711, 811, …), nội dung kinh tế khôngthường xuyên (thanh lý tài sản, phạt vi phạm hợp đồng, …), nghiệp vụ phát sinh
có giá trị lớn, …
- Kiểm tra chi tiết tới chứng từ gốc, xem xét tính hợp lý của các nghiệp vụ
=> Nhằm đảm bảo mục tiêu về tính hiện hữu, trình bày và thuyết minh.
Kiểm tra số dư các tài khoản có gốc ngoại tệ
- Kiểm tra việc hạch toán ngoại tệ, KTV kiểm tra xem việc ghi nhận số tiềnphát sinh quy đổi theo VNĐ có tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành vàphương pháp hạch toán tiền ngoại tệ mà doanh nghiệp đã đăng ký không
- Kiểm tra chi tiết đối với ngoại tệ bao gồm kiểm tra số phát sinh nguyên
tệ và tỷ giá hạch toán mà kế toán sử dụng
- Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra, đánh giá việc ghi nhận tỷ giá hạchtoán tiền mặt ngoại tệ cuối niên độ kế toán: Thu thập tỷ giá bình quân liên ngânhàng tại thời điểm kết thúc năm tài chính, tỷ giá giao dịch của bình quân nhữngngân hàng mà doanh nghiệp có giao dịch, tỷ giá giao dịch của ngân hàng màdoanh nghiệp có giao dịch thường xuyên Quy đổi các khoản tiền có gốc ngoại tệsang đơn vị tiền tệ kế toán So sánh với số hiện đang phản ánh của đơn vị Thựchiện các bút toán điều chỉnh (nếu có chênh lệch)
=> nhằm đáp ứng mục tiêu về tính đánh giá của khoản mục tiền.
1.3.3 Báo cáo kết quả kiểm toán
Trưởng kiểm toán nội bộ phải thực hiện báo cáo định kỳ cho Hội đồngquản trị và lãnh đạo doanh nghiệp Tần suất và nội dung báo cáo tùy thuộc vào
Trang 24tầm quan trọng của báo cáo và mức độ cấp thiết của các hành động cần được lãnhđạo và Hội đồng quản trị thực hiện Các kiểm toán viên nội bộ phải báo cáo kếtquả theo các tiêu chí, chất lượng và các yêu cầu về việc phát hành cũng như gửibáo cáo Ngoài ra, nếu có yêu cầu về việc đưa ra ý kiến tổng thể thì các kiểm toánviên nội bộ đưa ra ý kiến tổng thể theo đúng yêu cầu quy định.
Quy định về công tác trao đổi và báo cáo kết quả kiểm toán thường đượcxây dựng và ban hành nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiêu quả trong việc báocáo kết quả kiểm toán Quy định này được xây dựng căn cứ vào chính sách vàquy trình của các bên liên quan cũng như kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnhđạo doanh nghiệp về các báo cáo kiểm toán
Các kiểm toán viên nội bộ có thể xem xét quy trình và chính sách kiểm toánnội bộ để xác định các mẫu biểu nên sử dụng Các mẫu biểu thu ̛ờng giúp đảmbảo trao đổi hợp lý và nhất quán trong suốt các giai đoạn kiểm toán Ngoài ra,các kiểm toán viên nội bộ cũng cần xem xét cả hướng dẫn về văn phong củadoanh nghiệp trước khi soạn thảo các văn bản trao đổi có thể trình bày kết quảcuối cùng phù hợp với văn phong được doanh nghiệp chấp nhận
Nội dung chi tiết của quy định về trao đổi thông tin và báo cáo kết quả tùythuộc vào bản chất của từng doanh nghiệp và mức độ phức tạp của công tác kiểmtoán nội bộ, nhưng thông thường sẽ bao gồm hướng dẫn liên quan đến trao đổi vàbáo cáo về:
- Thông tin, quan sát và kết quả kiểm toán
- Thông tin giữa kỳ và cuối kỳ
- Theo dõi và giám sát
- Các vi phạm pháp luật
- Thông tin nhạy cảm
- Thông tin với các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp
Trong đó có hai vấn đề quan trọng thường được KTV đánh giá cẩn thận vàtrình bày trong báo cáo kiểm toán đó là:
Trang 25+ Thông tin, quan sát và kết quả kiểm toán đã thực hiện
Thực hiện đánh giá, KTV căn cứ vào số liệu của các khoản mục, các tàikhoản liên quan đánh giá quy trình thực hiện kiểm soát tiền và các khoản tươngđương tiền
Đồng thời đánh giá năng lực tài chính và tính thanh khoản, khả năng thanhtoán hiện tại của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, KTV cũng xem xét khả năng xảy ra của các khoản công nợngoài dự kiến có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty TNHHdịch vụ tư vấn thuế Gia Khánh
+ Đánh giá thực hiện tuân thủ ý kiến đề xuất của cuộc kiểm toán năm trước
Kiểm toán nội bộ định kỳ thực hiện do đó thông tin được đánh giá mangtính hai chiều, đánh giá hoạt động năm 2019, xem xét các vấn đề tồn tại năm
2018 đã xử lý trong năm 2019
1.3.4 Giám sát triển khai kết quả, thực hiện khuyến nghị kiểm toán
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, các phát hiện và khuyến nghị cải tiến phảiđược trao đổi và báo cáo đến các cấp có liên quan của doanh nghiệp để có biệnpháp khắc phục, sửa chữa sai sót kịp thời
Giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán là hoạt độngcác kiểm toán viên nội bộ kiểm tra xem các biện pháp sửa chữa, khắc phục saisót đã được thực hiện chưa Trưởng kiểm toán nội bộ phải thiết lập và duy trì mộthệ thống kiểm soát về việc chuẩn bị giám sát và công tác giám sát kết quả triểnkhai khuyến nghị đã được báo cáo cho lãnh đạo doanh nghiệp
Quy trình giám sát có thể phức tạp hoặc đơn giản tùy thuộc vào một số cácyếu tố bao gồm quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp cũng như việc sửdụng phần mềm theo dõi giám sát Khi xây dựng quy trình này, Trưởng kiểmtoán nội bộ cân nhắc những vấn đề sau:
- Mức độ tự động và chi tiết
- Các loại phát hiện cần giám sát (cụ thể là tất cả hay là chỉ có nhữngphát hiện có rủi ro cao)
Trang 26- Cách thức và tần suất xác định tình trạng của các hành động/biện phápkhắc phục đang triển khai.
- Khi nào kiểm toán nội bộ xác nhận một cách độc lập tính hiệu quả củanhững biện pháp khắc phục
- Tần suất, thể loại và mức độ báo cáo được thực hiện
Thông thường, căn cứ vào thông tin đu ̛ợc các cấp quản lý chịu tráchnhiệm cung cấp cho kiểm toán nội bộ, tình trạng của các hành động khắc phụcđược, cập nhật vào hệ thống một cách định kỳ và thường do các cấp quản lý cậpnhật một cách trực tiếp sử dụng một hệ thống chung theo dõi các vấn đề ngoại lệ
Trưởng kiểm toán nội bộ xác định hình thức báo cáo kết quả giám sát dựatrên xét đoán chuyên môn của mình và những kỳ vọng đã được thỏa thuận Cáchình thức có thể gồm:
- Báo cáo chi tiết tình trạng của mọi phát hiện trong từng cuộc kiểmtoán
- Báo cáo tình trạng của những phát hiện được phân loại rủi ro cao
- Báo cáo biện pháp khắc phục đã được hoàn thành và đánh giá chấtlượng của chúng
Ngoài việc báo cáo tình trạng, các kiểm toán viên nội bộ còn có phân loạicác biện pháp khắc phục theo quy trình kinh doanh hoặc theo chủ thể thực hiện,phản ảnh các số liệu thống kê như tỷ lệ phần trăm các biện pháp khắc phục đangtheo dõi, quá hạn và đã hoàn thành đúng hạn
Đối với những biện pháp khắc phục yêu cầu phải đánh giá hiệu quả, cáckiểm toán viên nội bộ báo cáo không chỉ biện pháp khắc phục đã được hoànthành mà còn cả việc liệu biện pháp đó có khắc phục được vấn đề căn bản haykhông
Theo dõi và cầu cập nhật định kỳ tình trạng của tất cả các biện pháp khắcphục phải được hoàn thành ở kỳ trước Theo dõi định kỳ các cuộc kiểm toán cókhuyến nghị quan trọng để đánh giá một cách cụ thể chất lượng của những biệnpháp khắc phục đã được thực hiện
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI
BỘ CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ GIA
KHÁNH THỰC HIỆN
Một cuộc kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ khoản mục tiền
và tương đương tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được chia làm 4giai đoạn:
- Lập kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
- Báo cáo kết quả kiểm toán
- Giám sát triển khai, kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán.
2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.1.1 Mục tiêu của cuộc kiểm toán
Sau khi nhận được thông báo của hội đồng quản trị.Bộ phận kiểm toán nội
bộ bắt đầu lên lịch làm việc Thực hiện xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán nóichung và khoản mục tiền và tương đương tiền nói riêng
Mục tiêu chung:
Đảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực; thuộc quyền sởhữu của DN; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; vàtrình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Mục tiêu cụ thể:
Trang 28- Mục tiêu về tính đầy đủ: Các khoản tiền tồn tại trong thực tế đều được ghi
nhận trên báo cáo tài chính
- Mục tiêu về tính đánh giá: Số dư tài khoản tiền được ghi phù hợp với giá
được xác định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
- Mục tiêu về quyền sở hữu: Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý
đối với các khoản tiền
- Mục tiêu về ghi chép chính xác: Số liệu trên sổ chi tiết tiền được tổng
cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
- Mục tiêu về tính trình bày và công bố: Số dư tiền được phân loại và trình
bày thích hợp trên báo cáo tài chính Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sửdụng đều được khai báo đủ
- Mục tiêu về phân loại: Tiền phải được phân loại chi tiết theo các tiêu thức
khác nhau như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển
2.1.2 Phạm vi của cuộc kiểm toán
Phạm vi của cuộc kiểm toán nội bộ khoản mục tiền là thông tin tài chínhkhoản mục tiền và tương đương tiền tại Công ty TNHH dịch vụ tư vấn thuế GiaKhánh Cụ thể:
Đánh giá và thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ với hoạt động thu tiền:
Trong trường hợp thu trực tiếp tiền từ việc cung cấp dịch vụ.
Khi hàng tháng cung cấp dịch vụ và thu tiền trực tiếp, để ngăn chặn khảnăng nhân viên chiếm dụng số tiền thu được và không ghi nhận các khoảnnày, cần tách rời chức năng kinh doanh và thu tiền Trong đó, việc đánh số thứ
tự liên tục các chứng từ thu tiền trước khi sử dụng là điều cần thiết để ngănngừa sai phạm
Trường hợp thu nợ của khách hàng định kỳ.
- Thực hiện xuất hóa đơn và làm đề nghị thanh toán gửi khách hàng, định
kỳ hàng tháng thu tiền bằng chuyển khoản, trong đó cần yêu cầu:
Lệnh chuyển khoản ghi lại nội dung: Tên khách hàng – số hóa đơn – ngàyhóa đơn – nội dung phí dịch vụ tháng X/2019
Việc kiểm soát hoạt động thu tiền theo từng hóa đơn và đơn vị khách hàng
là điều cần thiết để ngăn ngừa sai sót về công nợ và khoản thu của công ty