ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ TIẾP TỤC GIỮ GÌN, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TR.
Trang 1ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NỘI
DUNG QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VẬN DỤNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ TIẾP TỤC GIỮ GÌN, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG XÂM LĂNG VĂN HÓA VÀ XÓI MÒN VĂN HÓA DÂN TỘC.
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ.
1 Cơ sở lý luận.
a Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong tinh hoa văn hoá dân tộc.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã hấp thụ một vốn văn hoá gia đình, quê hương, dân tộc Từ vùng quê làng Chùa, làng Sen, rộng ra là nơi Xứ Nghệ, qua kinh đô Huế, đến Phan Thiết, Sài Gòn Mỗi vùng vốn có sắc thái văn hoá khác nhau, nhưng điểm tương đồng là tất cả đều sáng ngời truyền thống yêu nước, đoàn kết; tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; lạc quan, yêu đời, đồng thời cùng với quá trình tiếp nhận và nâng cao các giá trị văn hoá phương Đông Nói cách khác, trên nền tảng văn hoá dân tộc, Người đã dân tộc hoá những tinh hoa văn hoá được tiếp nhận từ bên ngoài và không bị hoà tan trong bất cứ một nền văn hoá nào khác
b Tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây.
Văn hoá Ấn Độ tiêu biểu là Phật giáo, mang những nội dung nhân đạo lớn: Đại
từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn Khổng giáo, với những tư tưởng coi trọng đạo đức, luân
lý, người hiền tài và kẻ sĩ tức là đề cao văn hoá Sống trong môi trường văn hóa gia đình, quê hương, Hồ Chí Minh không những nắm được những quan điểm cơ bản của Phật giáo, Nho giáo mà Người còn am hiểu Lão giáo với những yếu tố văn hoá sống giản dị, thanh bạch, chan hoà với thiên nhiên Và chính ở Người là một tấm gương sáng đại diện cho lối sống cao đẹp ấy, luôn chăm lo cho lợi ích của nhân dân, của cộng đồng dân tộc
Bên cạnh văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh sớm có điều kiện tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây khi người còn học ở Huế Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng đến Pháp - Mỹ - Anh Với nhận thức và tầm hiểu biết của mình, Người
đã sớm ghi nhận những gì mà cuộc cách mạng Pháp (1789) đã làm được như xoá bỏ chế độ phong kiến, giải phóng nông nô, đấu tranh cho tự do của con người Đó là một trong những cội nguồn của “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” Người cũng nhấn mạnh đến “quyền con người” “quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi” trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) Tuy nhiên bằng sự nhạy cảm về chính trị và nhãn quan
Trang 2văn hoá qua chứng kiến cuộc sống của nhân loại đau khổ, Người đã thấy sự thật đằng sau khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là sự áp bức, bóc lột, đàn áp nhân dân lao động, phản bội lại lý tưởng cách mạng, tức là phản văn hoá Đến với phương Tây, Người được tiếp xúc trực tiếp các tác phẩm của những nhà tư tưởng khai sáng: Vonte, Rútxô, tư tưởng dân chủ của họ đã có ảnh hưởng đến tư tưởng của Người
Dù là văn hoá phương Đông hay phương Tây, Hồ Chí Minh đều dày công chắt lọc một cách kỹ lưỡng với một thái độ khách quan, khoa học, trân trọng với một tầm nhìn văn hoá rộng mở
c Lý luận Mác - Lênin về văn hoá.
Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây là bước khởi đầu quan trọng và cần thiết để
Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của nền văn hoá nhân loại
Sự kiện Hồ Chí Minh gặp Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và tìm ra con đường cứu nước là một tất yếu lịch sử đã được Người chuẩn bị từ nhiều năm trước nhờ hoạt động văn hoá và biết phát huy sức mạnh của văn hoá trong việc tìm chân lý và phương pháp cách mạng, việc tổ chức đấu tranh với kẻ thù bằng các phương tiện văn hoá
Hồ Chí Minh tiếp nhận ánh sáng văn hoá mới và ra sức phát huy sức mạnh của ánh sáng văn hoá ấy cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Đặc biệt Người đã nghiên cứu kỹ tư tưởng của Lênin về văn hoá, cách mạng văn hoá trong nhiều tác phẩm quan trọng và cả qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền văn hoá mới ở nước Nga của Lênin Trong tác phẩm “ Bàn về chế độ hợp tác”, Lênin đã viết: "Sau khi người ta đã hoàn thành cuộc cách mạng chính trị lớn nhất chưa từng thấy trên thế giới, thì những nhiệm vụ khác lại đặt ra cho chúng ta, những nhiệm vụ về văn hoá” và “nâng cao trình độ văn hoá là một trong những nhiệm vụ bức thiết nhất” Đó là nền văn hoá xã hội chủ nghĩa thay thế nền văn hoá tư bản chủ nghĩa
2 Cơ sở thực tiễn.
a Thực tiễn thế giới.
Quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặt chân lên hầu khắp các châu lục, hoà mình vào phong trào công nhân các nước tư bản phát triển nhất thế giới, sống, sinh hoạt với những người da đen ở châu Phi và ở cả Mỹ, Hồ Chí Minh mới hiểu ra nhiều điều về bản chất của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc cũng như bản chất giai cấp công nhân, những người cùng khổ trên thế giới và nhất là hiểu rõ sự thật ẩn
Trang 3dấu đằng sau cái gọi là "Khai hoá văn minh" mà giai cấp tư sản phương Tây đã rêu rao để khai hoá các dân tộc Đồng thời, Hồ Chí Minh không quên tố cáo chủ nghĩa thực dân tìm mọi cách đầu độc văn hoá, đàn áp nền văn hoá các dân tộc thuộc địa
Không chỉ hoà mình vào thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân và các dân tộc bị áp bức, Hồ Chí Minh còn hoà mình vào thế giới văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng của các dân tộc, nhờ đó hiểu biết nhiều sự kiện văn hoá và các phương pháp đấu tranh bằng văn hoá Người viết sách, ra báo, tham gia nhiều hoạt động văn hoá, tổ chức nhiều hội liên hiệp đều nhằm giác ngộ cách mạng cho nhân dân các dân tộc trong đó có đồng bào của mình Người muốn đem ánh sáng văn hoá đến cho mọi người cùng khổ để soi đường cho họ tự giải phóng, tự đứng lên đấu tranh với các thế lực áp bức, bóc lột
Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn xây dựng phát triển văn hoá của các nước xã hội chủ nghĩa như cách mạng văn hoá ở Liên Xô, Trung Quốc
b Thực tiễn Việt Nam.
Đây là cơ sở quan trọng dẫn tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam vốn là một quốc gia phong kiến độc lập, kinh tế chậm phát triển, văn hoá lạc hậu Với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thâm độc nhân danh
"khai hoá văn minh” chúng đã thực hiện những chính sách cực kỳ phi văn hoá như: Chính sách ngu dân, chia để trị, đầu độc nhân dân ta làm cho đời sống vật chất của nhân dân ta vốn đã đói nghèo càng đói nghèo, đời sống tinh thần vốn lạc hậu ngày càng tăm tối, dốt nát
Năm 1920 tại Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp, Người đã nói: "Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm Nhà tù nhiều hơn trường học Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt và tăm tối, và chúng tôi không có quyền tự do học tập” Như vậy, khi đất nước bị
nô lệ thì văn hoá cũng cùng chung số phận nô lệ
Trước thực tiễn đó, Hồ Chí Minh vạch ra một đường lối mới: Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành lấy chính quyền, để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng cho văn hoá mở đường cho văn hoá phát triển
Nhờ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển văn hoá, Hồ Chí Minh
đã có được cách xem xét đúng đắn và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc, tinh hoá văn hoá nhân loại và từ thực tiễn để hình thành nên tư tưởng văn hoá của mình
Trang 4II NỘI DUNG QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG HCM VỀ VĂN HÓA
1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
a Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa
- Hồ Chí Minh có 4 cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:
1) Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người;
2) Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng;
3) Tiếp cận theo nghĩa rất hẹp là bàn về trình độ học vấn của con người
4) Tiếp cận theo “Phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
- Tháng 8-1943, khi ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa
ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
b Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
- Quan hệ giữa văn hóa với chính trị
Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.
- Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế
Trang 5Văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế.
- Quan hệ giữa văn hóa với xã hội
Giải phóng về chính trị thì văn hóa mới có điều kiện phát triển Xã hội thế nào văn hóa thế ấy Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa.
- Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc VN; là thành quả của quá trình lao động sản xuất, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người VN được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ:
Về nội dung, đó là lòng yêu nước; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc,
Về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, cách cảm và nghĩ,
Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc, là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác – Lênin Vì vậy cần giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử.
Hồ Chí Minh cũng chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Người chỉ rõ mục đích là để làm giàu và xây dựng văn hóa VN hợp với tinh thần dân chủ Nội dung tiếp thu là toàn diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh Tiêu chí tiếp thu là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy nhưng phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại.
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
a Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
Trang 6Văn hóa là mục tiêu: nhìn một cách tổng quát, văn hóa là quyền sống, quyền
sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân
về các giá trị chân, thiện, mỹ Đó là một xã hội dân là chủ và dân làm chủ, công bằng, văn minh, ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.
Văn hóa là động lực: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở
các phương diện chủ yếu sau:
- Văn hóa chính trị, là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
- Văn hóa văn nghệ, góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
- Văn hóa giáo dục, diệt giặc dốt, xóa mù chữ, với sứ mệnh “trồng người”, đào tạo con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng.
- Văn hóa đạo đức, nâng cao phẩm giá, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ Theo Người, đạo đức là gốc của người cách mạng Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không
- Văn hóa pháp luật, bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.
b Văn hóa là một mặt trận
Văn hóa là một mặt trận là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam
go, quyết liệt của hoạt động văn hóa, là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa
-tư -tưởng.
Người chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững vàng; ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”, bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để phê bình nghiêm khắc những thói hư tật xấu và ca tụng
Trang 7những người tốt việc tốt Đó chính là “chất thép” của văn nghệ theo tinh thần
“kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến.
c Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân, phục vụ nhân dân, dựa trên cơ sở “Từ trong quần chúng ra Về sâu trong quần chúng”
Nhân dân là những người thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ và là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa.
3 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
- Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân tộc với 5 nội dung: 1) Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường
2) Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
3) Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân
4) Xây dựng chính trị: dân quyền
5) Xây dựng kinh tế.
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng ta từ năm 1943, đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.
- Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
=> Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt
Nam, đó là là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn.
Trang 8III VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ TIẾP TỤC GIỮ GÌN, BẢO
VỆ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VHDT TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG XÂM LĂNG VH VÀ XÓI MÒN VHDT
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định VH là tinh hoa DT, góp phần khẳng định địa
vị của một DT Người đòi hỏi phải biết giữ gìn VH quý báu của DT, khôi phục những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống VH tinh thần của nhân dân và chỉ rõ tiếp thu VH nhân loại để làm giàu VH VN, xây dựng nền VH VN với tinh thần dân chủ, tiếp thu cái hay, cái tốt, có chọn lọc, phù hợp với thuần phong mỹ tục
Vì vậy, việc bảo vệ, giữ gìn VH là rất cần thiết, phải làm và nên làm nhưng quan trọng là vận dụng, phát triển những bản sắc ấy vào cuộc sống Trước xu thế toàn cầu hóa của tgiới, việc giao lưu VH của các nước đang diễn ra hết sức sôi nổi, dẫn đến nguy cơ đứng trước hiện tượng xâm lăng VH và xói mòn VHDT Để khắc phục htượng này, chúng ta phải lấy bản sắc VH dtộc làm nền tảng, làm bản lĩnh Nền tảng vững chắc, bản lĩnh vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa VH nhân loại một cách chủ động, tự tin hội nhập, làm giàu và sáng lên đặc trưng VHDT
Để xdựng và phát triển nền VH VN tiên tiến, đậm đà bản sắc DT, làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới, bvệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập KTQT, các nghị quyết của Đảng
đã tiếp tục đề cao nhiệm vụ VH với những phương châm, giải pháp cụ thể
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã
nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc DT, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ;… Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các DT
VN, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các gtrị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hoá ”.
Nghị quyết TW 9, khóa XI của Đảng về xây dựng VH, con người VN đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nhấn mạnh nhiệm vụ: Chủ động HNQT về
VH, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại.
Trang 9Nhằm kế thừa, phát triển quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và tình hình phát triển VH VN thời gian qua, tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về VH, Đại
hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền VH và con người VN phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần DT, nhân văn, dân chủ và khoa học VH thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đại hội XIII (2022) của Đảng đã xác định một trong những định hướng lớn là phát triển con người toàn diện, xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc DT, để VH thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bvệ Tổ quốc Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hphúc; phát huy gtrị VH, sức mạnh con người VN trong sự nghiệp xdựng và bvệ Tổ quốc, HNQT trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong gđoạn hiện nay
Để thực hiện mục tiêu ấy, Đảng đoàn Quốc hội sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện chiến lược xây dựng, hoàn
thiện hệ thống PL và tổ chức thi hành PL đến 2030 định hướng đến 2045, trong đó chú trọng nâng cao nhận thức, năng lực, chất lượng lập pháp của Quốc hội về VH; xem VH là mục tiêu, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá của quá trình phát triển
Thứ hai, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, quán triệt và triển
khai các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị VH toàn quốc 24-11-2021 về xây dựng, phát triển VH, con người VN, bảo đảm tính đồng
bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, tính toán đầy đủ yêu cầu HNQT Nghiên cứu, xây dựng hệ gtrị quốc gia, hệ gtrị gia đình, hệ gtrị con người VN; hoàn thiện hệ thống PL bảo vệ nền tảng TT của Đảng và VHDT, chống các biểu hiện suy thoái; thúc đẩy “xã hội học tập” gắn với trọng dụng người thực đức, thực tài; phát triển GD, ĐT, KHCN là quốc sách hàng đầu; phát huy sức sáng tạo, phát triển
VH - NT; quy hoạch, quản lý tốt báo chí - truyền thông, giới thiệu các thành tựu của công cuộc đổi mới và đặc sắc VH VN ra thế giới
Thứ ba, đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát của Quốc hội trong việc thực
hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về VH; thực hiện các kiến nghị sau giám sát gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân có liên quan
Trang 10Thứ tư, xác định các mục tiêu VH cần đạt được và đánh giá đầy đủ tác động
VH trước khi ban hành các chính sách, pháp luật
Thứ năm, phát huy vai trò ngoại giao nghị viện, mở rộng hợp tác, giao lưu VH.
Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển đối ngoại VH, hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia, xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ VH ra nước ngoài và nhập khẩu có chọn lọc các sản phẩm và dịch vụ VH trong HNQT; phát huy cao nhất tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ VN ở nước ngoài
Thứ sáu, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách “phát triển VH trong phát triển kinh tế và kinh tế trong phát triển VH”, để các gtrị VH thẩm thấu, chuyển
hóa vào toàn bộ quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ lực lượng sản xuất tới quan hệ sản xuất Xây dựng VH trong chính trị, phát huy dânXHCN, sức mạnh đại đoàn kết DT Tăng cường đầu tư cho VH; phát triển thị trường các sản phẩm, dịch vụ và các ngành công nghiệp VH, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ VH của nhân dân ở các vùng, miền
Giữ gìn bản sắc VHDT không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền VHDT khỏi ảnh hưởng của bên ngoài mà nó là việc giao lưu hợp tác VH để tiếp nhận những gtrị VH nhân loại tiến bộ làm cho nền VHDT giàu có và hiện đại hơn, đề kháng trước những yếu tố phản VH; giáo dục chủ nghĩa yêu nước, trang bị tri thức VHDT cho người dân để mỗi người dân VN ở trong nước, ngoài nước đều cảm thấy tự hào Đồng thời nâng cao trách nhiệm, tính tích cực, tự giác trong ggìn, bảo tồn các gtrị VH truyền thống nước nhà trước bối cảnh của DT và thời đại
Tóm lại, trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới Hội nhập kinh tế, giao lưu về VH giữa các nước đang diễn ra sôi động Nếu không có bản lĩnh vững vàng, chiến lược phát triển đúng đắn, việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc VHDT
Do đó, là một SV để giữ gìn bản sắc VHDT nước ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết và không ngừng nâng cao hiểu biết, kiến thức của mình về VHDT Hiện nay, nhiều nguồn VH đang du nhập vào nước ta khiến nhiều người dần thay đổi nhận thức và đánh mất những bản sắc, gtrị
DT Hơn lúc nào hết, chúng ta - thế hệ trẻ phải "xung kích" bảo vệ những gtrị tinh thần lớn lao ấy, để đất nước vẫn giữ nguyên được bản sắc, hòa nhập chứ không hòa tan Ngoài ra, nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của mình, thế hệ trẻ phải lên án những