Toàncảnhvềbánphágiá (Tiếp theo) Đây là loạt bài viết về chủ đề bánphá giá, được tổng hợp và biên soạn từ www.wto.org, www.unctad.org, www.intracen.org, www.doc.gov.us, www.uncitral.org, các Hiệp định thươngmại đa phương trong khuôn khổ WTO và một số tài liệu báo chí nước ngoài khác, do tác giả Trần Phương Minh, thạc sĩ luật, viết riêng cho Business World Portal. Tình hình chống bánphágiá trên thế giới và các luật liên quan Mặc dù sẽ bị xử phạt theo thông lệ quốc tế, bánphágiá vẫn là yếu tố thường gặp trong giao thương quốc tế và gây thiệt hại cho các ngành sản xuất. Để bảo vệ các
doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều cố gắng đề ra những biện pháp chống bánphágiá (anti-dumping) nhất định. Các biện pháp chống bánphágiá nhằm mục đích tái lập trật tự trongcạnh tranh theo đúng tinh thần tự do thương mại, đồng thời cũng là công cụ bảo vệ ngành sản xuất nội địa đối trước sự xâm chiếm của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc sử dụng các biện pháp chống bánphágiá để cản trở hàng hoá nhập khẩu là không hợp lý. Thật ra, các biện pháp chống bánphágiá còn đóng vai trò một loại “van an toàn” cho chính sách tự do kinh doanh: càng mở rộng cửa cho hàng hoá bên ngoài vào thì càng cần phải giữ chắc tay nắm để có thể đóng cửa ngay lại được khi cần thiết, càng chủ trương hội nhập vào khuynh hướng toàn cầu hoá thì càng phải có những biện pháp phòng thủ để trấn an các nhà sản xuất nội địa và tạo được sự ủng hộ của doanh nghiệp trong nước. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các nước và khu vực công nghiệp phát triển trên thế giới, như Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc và Canada, một mặt vẫn khẳng định ủng hộ tự do mậu dịch, mặt khác lại là những quốc gia dùng đến các biện pháp chống bángiá nhiều nhất. Theo báo cáo mới nhất của Ban thư ký WTO, chỉ tính riêng nửa đầu năm 2005 đã có trên 20 nước thành viên của tổ chức này tiến hành 62 vụ kiện chống bánphá giá, với sản phẩm xuất khẩu đến từ 30 quốc giavà vùng lãnh thổ. Số vụ chống bánphágiá không tăng, nhưng xu hướng các nước giàu áp dụng rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu đến từ các nước nghèo lại tăng mạnh. Nếu năm 2003 chỉ có 7 vụ kiện bánphágiá do các nước phát triển khởi xướng, thì năm nay con số đó đã lên trên 20. Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Mỹ đứng đầu danh sách các nước áp dụng biện pháp chống bánphá giá, còn Trung Quốc luôn đứng đầu danh sách các nước có hàng bị kiện bánphá giá, tiếptheo là Hàn Quốc, Malaysia, Nga và Thái Lan. Các vụ kiện bánphágiá tập trung chủ yếu vào ngành hóa chất, tiếp đến là các nguyên vật liệu cơ bản như sắt, thép, nhôm và nhựa. Hiện nay, nhiều thành viên của WTO như Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông đã lên tiếng bày tỏ mối lo ngại rằng Liên minh Châu Âu có thể sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống phágiá đối với hàng dệt may nhập khẩu, khi hệ thống hạn ngạch dệt may chấm dứt vào đầu năm 2005. Từ trước đến nay, EU là khu vực nhập khẩu hàng
dệt may lớn nhất thế giới và cũng là khu vực xuất khẩu sản phẩm dệt lớn nhất thế giới, đồng thời đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu sản phẩm may mặc. Theo WTO, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU năm 2002 lên tới 71,6 tỷ euro, tức là khoảng 91 tỷ USD, còn kim ngạch xuất khẩu đạt được 43,8 tỷ euro, tức là vào khoảng 55,7 tỷ USD. Đại sứ Trung Quốc tại WTO đã phát biểu: EU luôn đi đầu trong việc áp dụng các biện pháp thương mại, đặc biệt chống phá giá. Còn đại diện thươngmại Mỹ tại WTO cho biết, luật chống bánphágiá là một quy định cố hữu trong chính sách thươngmại của Mỹ và hoàn toàn nhất quán với các quy định của WTO. Trong số 351 phán quyết có hiệu lực về chống phá giá, một nửa trong số đó được Mỹ áp dụng với các đối tác thươngmại châu Á, 8- với hàng hóa từ Thái Lan, 7- với các sản phẩm từ Indonesia, 18- với Đài Loan, 29- đối với Hàn Quốc, 33- với Nhật và 57- với Trung Quốc. Các doanh nghiệp tại một số quốc gia đang phát triển đã có rất nhiều tiến bộ trong việc tự bảo vệ mình trước các đối thủ cạnh tranh dày dạn kinh nghiệm, thậm chí dành lợi thế trong các vụ kiện chống bánphá giá. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp được áp mức thuế bằng 0% trong các vụ kiện chống bánphágiá đã vội nghĩ rằng mình thắng cuộc, nhưng thực tế không phải như vậy. Được hưởng thuế suất 0% chưa hẳn sẽ vĩnh viễn được xem là không bánphá giá, vì mức thuế này chỉ được áp dụng tạm thời trong một thời hạn nhất định và sẽ được xem xét hàng năm sau cuộc điều tra ban đầu. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải hợp tác tham gia điều tra và chuẩn bị trả lời thật tốt các câu hỏi để được hưởng mức thuế thấp nhất. Đây mới là mục tiêu chủ yếu, bởi vì việc chứng minh không bánphágiá để mong có một chiến thắng tuyệt đối trong những vụ kiện chống phágiá ở nước ngoài là điều rất khó xảy ra. Pháp luật quốc tế về chống bángiá Các quy định hiện hành của WTO vềphágiávà chống bánphágiá có thể được nhìn nhận qua các vấn đề như: hiểu thể nào về hành vi bánphá giá, các biện pháp chống bánphágiá nào có thể được áp dụng, thủ tục áp dụng các biện pháp này ra sao. Vấn đề chống bánphágiá lần đầu tiên Hiệp hội các quốc gia (League of Nations) nghiên cứu ngay từ năm 1922. Đến năm 1947, với sự ra đời của tổ chức
GATT (General Agreement of Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về thuế quan vàthương mại), các biện pháp chống bángiá chính thức được đặt dưới sự chi phối của pháp luật quốc tế. Lúc ấy, đề tài này chưa được chú ý nhiều mà chỉ về sau, khi thươngmại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh trở nên ráo riết hơn, và các nước thành viên của GATT cũng ngày càng đông đảo hơn, thì chống bánphágiá mới trở thành một mối quan tâm thật sự. Năm 1967, một số quy định về chống bánphágiá tại GATT được chuẩn hoá trong Hiệp định về thi hành điều VI của GATT (Agreement on the Implementation of Article VI), thường được gọi tắt là Hiệp định chống bánphá giá. Hiệp định này không chỉ quy định về chống phá giá, mà còn qui định các biện pháp chống tài trợ đối với hàng nhập khẩu đã được tài trợ tại nơi sản xuất. Thời gian sau đó, Hiệp định về chống bángiá được bổ sung thêm nhiều nội dung quan trọng. Là một trong những hiệp định thươngmại đa biên của WTO, Hiệp định chống bánphágiá có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO. Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bánphá giá. Năm 1995, WTO đã thành lập Uỷ banvề chống bánphágiá để giám sát việc điều tra và áp dụng thuế chống bánphágiá đối với các nước thành viên. Sau khi phát hiện ra hàng hoá bị bánphágiá có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, các ngành đó đề nghị những cơ quan hữu trách thực hiện việc điều tra và đưa ra kết luận về việc có thực hiện hay không thuế chống bánphágiá để bảo vệ sản xuất trong nước. Hiệp định chống bánphágiá của WTO quy định các biện pháp chống bánphágiá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng được 4 điều kiện sau: - Sản phẩm đang bánphá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được bán ở thị trường của nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn giábán thông thường của sản phẩm đó ở trên thị trường nước xuất khẩu. - Có sự thiệt hại về vật chất do hành động bánphágiá gây ra hoặc đe doạ gây ra đối với các doanh nghiệp nội địa đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm bánphá giá, hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của một ngành công nghiệp trong nước.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bánphágiávà thiệt hại vật chất (hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất) do chính hành động bánphágiá đó gây ra. Cơ quan điều tra không được áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra. - Tác động của bánphágiá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồng rộng lớn. Thuế chống bánphágiá Thuế chống phágiá được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20, trước hết tại Canada (1904), sau đó đến New Zealand (1905), Australia (1906), Mỹ (1914). Thuế chống bánphágiá là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một doanh nghiệp sản xuất bị nhận định là đã bánphá giá. Vềbản chất, thuế chống bánphágiá là khoản thuế bổ sung đánh vào hàng nhập khẩu, nhằm triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bánphágiá đối với sản phẩm đó (điều VI.2 của Hiệp định GATT). Mục tiêu chính của thuế chống bánphágiá là nhằm vô hiệu hóa việc bánphá giá, bù đắp những tổn thất do bánphágiávàcạnh tranh không lành mạnh gây ra cho các doanh nghiệp của nước nhập khẩu hàng bánphá giá. Luật chống bánphágiá của Mỹ Mỹ là quốc gia vô địch về số lần áp dụng các biện pháp chống bánphágiá cũng như số lượng các biện pháp chống bánphágiá được sử dụng. Theo thống kê của WTO, trong vòng 20 năm kể từ năm 1980 đến năm 2000, trên thế giới có khoảng 1253 biện pháp chống bánphágiá khác nhau được xây dựng và áp dụng, trong đó riêng Mỹ đã chiếm đến 304 biện pháp, tương đương 30%. Các quy định pháp luật của Mỹ về chống bánphágiá rất phức tạp và đa dạng. Những quy định đầu tiên nằm trong Luật doanh thu năm 1916 (Revenue Act). Trong bộ luật này, các nhà làm luật ghi rõ: “Điều kiện để một hành vi được coi là bánphágiá nếu nó nằm trong mưu đồ huỷ hoại hay gây thiệt hại cho một ngành sản xuất của Mỹ, hay để ngăn chặn sự ra đời của ngành sản xuất ấy”. Đến năm 1916, Luật chống bánphá đầu tiên của Mỹ ra đời. Nhưng do một số hạn chế nên đến năm 1921, nước Mỹ
ban hành Luật chống bánphágiá mới (Anti-dumping Act). Trong luật bánphágiá năm 1921, điều kiện “mưu đồ huỷ hoại” bị loại bỏ vì các nhà làm luật Mỹ cho rằng rất khó chứng minh điều kiện này. Có thể nói, hệ thống pháp luật chống bánphágiá tại Mỹ bao gồm: Luật chống bánphágiá năm 1916, Luật chống bánphágiá năm 1921, Chương 7 của Luật thuế quan năm 1930, Điều lệ của Bộ thươngmại (DOCs Regulations) và nhiều điều lệ sửa đổi và bổ sung khác, trong đó gần đây nhất là Bộ luật CDSOA. Năm 2000, Quốc hội Mỹ thông qua Bộ luật về các biện pháp tài trợ vàbánphágiátiếp diễn (Continued Dumping and Subsidy Offset Act of 2000), gọi tắt là CDSOA. CDSOA còn được gọi là Tu chính án Byrd vì nó xuất phát từ một dự luật của thượng nghị sĩ Robert Byrd. Theo Tu chính án Byrd thì số tiền thuế chống bánphágiá thu được sẽ được chia lại cho các công ty Mỹ thắng kiện. Đây là một khoản tiền đáng kể đối với các công ty Mỹ vì có trường hợp mức thuế chống bánphágiá lên đến 400%. Năm 2002, công ty Candle Lite, bang Cincinnati, đã thu được khoản tiền lên đến 15,6 triệu USD sau khi thắng kiện một công ty Trung Quốc, và đến năm 2003, số tiền này là 39 triệu USD, cứ như thế hàng năm Candle Lite đều nhận được một số tiền khổng lồ.Còn theo thống kê của các cơ quan lập pháp Mỹ cho thấy, số tiền mà Tu chính án Byrd mang lại cho các doanh nghiệp Mỹ đi kiện chống bánphágiátrong năm ngoái là hơn 192 triệu USD. Năm 2005, với vụ kiện tôm, nếu lấy giá trị nhập khẩu tôm là 2 tỷ USD và tính thuế suất trung bình cho 6 nước ở mức 10% thì số tiền thuế mang lại cho Liên minh tôm miền Nam nước Mỹ lên tới 200 triệu USD. Pháp luật chống bánphágiá Mỹ quy định: “Cơ quan chức năng chỉ được tiếp nhận và xử lý các vụ kiện theo đúng trình tự, nếu đơn kiện là do ngành sản xuất nội địa đứng tên hay được đệ trình nhân danh họ”. Để có được điều kiện này, đơn phải được đưa ra dưới tên của các công ty sản xuất, hay có sự ủng hộ của họ, chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng mặt hàng tương đương tại Mỹ. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan chức năng là xác định tính đại diện của các công ty Mỹ đệ đơn kiện. Sau khi bên nguyên đáp ứng đủ điều kiện về tính đại diện, các cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận hồ sơ khởi kiện và bước vào giai đoạn tiếp theo, đó là xác minh xem có hành vi bánphágiá hay không và có sự thiệt hại vật chất hay không. Pháp luật Mỹ
trao hai nhiệm vụ này cho hai cơ quan khác nhau là Bộ thươngmại (Department of Commerce - DOC) đảm nhậm việc xác định có hành vi bánphágiá hay không và nếu có thì tới mức nào, và Uỷ banthươngmại quốc tế (International Trade Commission - ITC) đảm nhận việc xác định có hay không có thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bị bánphágiá gây ra. DOC và ITC sẽ phối hợp làm việc với nhau trong những thời hạn qui định, và sau đó công bố kết luận trong những bản phán quyết sơ bộ và cuối cùng. Về giai đoạn điều tra, pháp luật chống bánphágiá của Mỹ quy định các bước điều tra như sau: Pháp luật vềbánphágiá của Việt Nam Mặc dù chưa chính thức là thành viên của WTO, nhưng nhìn chung các quy định vềbánphágiátrongthươngmại quốc tế đã được áp dụng vào pháp luật Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật cạnh tranh, Pháp lệnh về chống phágiávà một số Nghị định hướng dẫn thi hành hai văn bản luật quan trọng này nhằm điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bánphá giá. Theo Điều 3, Pháp lệnh chống bánphágiá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, thì “hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bánphágiá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường…”. Giá thông thường ở đây được hiểu là giá của mặt hàng tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo các điều kiện thươngmại thông thường. Trong trường hợp không có mặt hàng tương tự hay số lượng của mặt hàng tương tự này không đáng kể trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu, thì giá thông thường này có thể được xác định căn cứ vào giá của một mặt hàng tương tự đang được bán trên thị trường của một nước thứ ba (không phải là nước xuất khẩu và nước nhập khẩu) hoặc có thể xác định bằng tổng của giá thành hợp lý với chi phí và lợi nhận ở mức hợp lý của hàng hoá đó. Như vậy,
mỗi khi một mặt hàng nước ngoài được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam với mức giá thấp hơn mức giá thông thường, thì đều có thể bị xem là hành vi bánphágiá vào thị trường Việt Nam. Tại khoản 3, Điều 2 của Pháp lệnh chống bánphágiá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, thì “biên độ bánphágiá không đáng kể là biên độ bánphágiá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam”. Như vậy, theo quy định này thì biên độ phágiá hàng nhập khẩu vào Việt Nam nếu ở mức 2% vẫn được xem là không bánphágiá vào thị trường Việt Nam. Chỉ khi biên độ này vượt quá 2% thì mới bị coi là vi phạm luật bánphágiá của Việt Nam. So với quy định của WTO, pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước có phần rõ ràng và cụ thể hơn. Tại Điều 2 khoản 7, Pháp lệnh chống bánphágiá của Việt Nam quy định về thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước đó là "tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản lượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng hoá, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước". Pháp luật Việt Nam còn quy định tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền đề nghị Bộ Thươngmại điều tra nếu thấy hàng nhập khẩu cùng chủng loại bánphágiávà việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. 90 ngày sau khi ra quyết định điều tra, Bộ Thươngmại có kết luận sơ bộ. Nếu khẳng định là có nguy cơ gây thiệt hại đáng kể hoặc đang gây thiệt hại đáng kể thì cơ quan này có thể áp dụng thuế chống bánphágiá tạm thời. Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa đó cam kết điều chỉnh lại giá thì có thể được đình chỉ áp dụng biện pháp chống phágiá tạm thời. Ngược lại, Bộ Thươngmại sẽ tiếp tục điều tra, ra kết luận cuối cùng để quyết định áp dụng thuế chống bánphágiátrong thời hạn tối đa 5 năm. Có thể nói, chống bánphágiá (anti-dumping) là một trong các công cụ bảo hộ được coi trọngvà sử dụng nhiều nhất. WTO cho phép các nước thành viên được áp đặt các biện pháp chống bánphágiátrong khuôn khổ pháp luật của mình. Tuy nhiên, các
nước đang phát triển vẫn thường phản đối điều này, đặc biệt là phản đối một số quốc giathường sử dụng các biện pháp chống bánphágiá vào mục đích bảo hộ ngành công nghiệp nội địa. Từ đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách cạnh tranh có thể là công cụ tốt hơn để giải quyết các trường hợp phágiá với điều kiện tất cả các nước thành viên của WTO sẵn sàng theo đuổi những chính sách cạnh tranh có hiệu quả. Và cho tới khi điều này xảy ra, các quy tắc về chống phágiá chỉ tạo nên một cơ chế pháp lý hiệu quả chống lại cạnh tranh bất chính nếu nó hợp pháp và công bằng, nhằm giải quyết những lo ngại do cộng đồng thươngmại đưa ra. (Còn tiếp)
. Toàn cảnh về bán phá giá (Tiếp theo) Đây là loạt bài viết về chủ đề bán phá giá, được tổng hợp và biên soạn từ www.wto.org,. ban về chống bán phá giá để giám sát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước thành viên. Sau khi phát hiện ra hàng hoá bị bán phá