LỜI CAM ĐOAN Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng §¹i häc kinh doanh vµ c«ng nghÖ hµ néi Hoµng thÞ tuyÕn Ph©n tÝch b¸o c¸o tµi chÝnh cña c«ng ty cæ phÇn xuÊt nhËp khÈu hµng kh«ng Chuyªn ngµnh KÕ to¸n M[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tổng quan về Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chính là một công cụ hữu ích nhất để thấy được tình hình tài chính của một doanh nghiệp và còn để đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp Từ báo cáo tài chính cho thấy tất cả những gì mà doanh nghiệp nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một khoảng thời gian nhất định và là cơ sở để đánh giá năng lực cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình.
-Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
-Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
-Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán, cơ quan thuế BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
-Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.
-Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý.
-Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp.
1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam
Hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam được xây dựng dựa trên hệ thống báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và chuẩn mực kể toán quốc tế (IAS) Trên cơ sở đó, Việt Nam đã ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam sổ 21 quy định cụ thể về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập BCTC, kết cấu và nội dung chủ yếu của các BCTC Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm 4 báo cáo bắt buộc là Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), Báo cáo kểt quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số 03-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN) Trong đó:
- Bảng cân đối kế toán: phản ánh khái quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản về bản chất, bảng CĐKT là một bảng cấn đối tổng hợp giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả của doanh nghiệp Khi xem xét phần “Tài sản”, về mặt quan hệ kinh tế, cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai Khi xem xét phần “Nguồn vốn”, về mặt kinh tế, người sử dụng thấy được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, về mặt pháp lý, người sử dụng thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay Ngân hàng, vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ vói người lao động, với cổ đông, với nhà cung cấp, với ngân sách
- Báo cáo kết quả kinh doanh: là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác. BCKQKD là tài liệu quan trọng cung cấp số liệu cho người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trước và các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động nhằm đưa ra các quyết định quản lý và quyết định tài chính cho phù hợp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáoLCTT cung cấp thông tin bổ sung về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà
BCĐKT và BCKQKD chưa phản ánh được do kết quả hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều khoản mục phi tiền tệ Cụ thể là, báo cáo LCTT cung cấp các thông tin về luồng vào và ra của tiền và coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những sự thay đổi về lãi suất giúp cho người sử dụng phân tích đánh giá khả năng tạo ra các luồng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng chi trả lãi cổ phần đồng thời những thông tin này còn giúp người sử dụng xem xét sự khác nhau giữa lãi thu được và các khoản thu chi bằng tiền.
- Thuyết minh báo cáo tài chính: là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính kế toán khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp Đồng thời, thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày thông tin riêng tùy theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp, tùy thuộc vào tính chất đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý của doanh nghiệp.
Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm như: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng Vì vậy, phân tích BCTC có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng để có thể đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp.
Vậy, phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính từ hệ thống báo cáo tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau
1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính, các yếu tố sản xuất, … như thế nào từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính và yếu tố sản xuất để được hiệu quả kinh tế cao hơn Do đó, việc phân tích báo cáo tài chính là một yêu cầu thường xuyên và có ý nghĩa rất quan trọng trong doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính không những đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp nhà quản trị thấy được trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, nguồn lực tài chính trong hiện tại Từ đó, doanh nghiệp xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh để đưa ra phương hướng, quyết định trong tương lai Do đó phân tích báo cáo tài chính có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị và mọi đối tượng quan tâm tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp được nhiều đối tượng sử dụng cho các mục đích khác nhau Các đối tượng sử dụng chủ yếu bao gồm: Các nhà đầu tư, cổ đông, các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty tài chính, các cơ chức năng nhà nước, công ty kiểm toán, cán bộ công nhân viên, chủ doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư, cổ đông: Báo cáo tài chính là dữ liệu quan trọng hàng đầu giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư vào doanh nghiệp thông qua góp vốn, mua cổ phần hoặc mua trái phiếu công ty hay thực hiện chức năng giám sát doanh nghiệp Đồng thời thông qua phân tích báo cáo tài chính, nhà đầu tư có thể dự đoán giá trị cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lời của vốn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty tài chính: Mối quan tâm của ngân hàng là khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, các ngân hàng thường tập trung phân tích, đánh giá khả nănh thanh toán ngắn hạn, dài hạn, khả năng sinh lời của vốn Từ đó có các quyết định cho vay phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Các cơ chức năng nhà nước: Doanh nghiệp là đơn vị cung cấp báo cáo tài chính và là đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của các thông tin trong báo cáo tài chính do mình cung cấp Các cơ quan quản lý Nhà nước như thuế, thống kê, hải quan luôn yêu cầu các doanh nghiệp công bố và nộp các báo cáo tài chính nhằm phục vụ các nhu cầu quản lý khác nhau Cơ quan thuế quản lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế dựa trên lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp, thông qua đó gián tiếp giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát và quản lý doanh nghiệp, cơ quan thống kê căn cứ vào các chỉ số tài chính trong báo cáo để đưa ra các xếp hạng thống kê khác nhau.
Công ty kiểm toán: Các cán bộ kiểm toán dựa vào các thông tin hữu ích trên báo cáo tài chính để xác minh tính khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này còn giúp cho chuyên gia dự đoán xu hướng tài chính.
Cán bộ công nhân viên: Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp: Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
Các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về khả năng thanh toán hiện tại cũng như trong tương lai, đây là những nội dung thu hút sự chú ý của các nhà cung cấp Căn cứ vào những thông tin này, các nhà cung cấp sẽ đưa ra quyết định có cho phép doanh nghiệp được mua chịu vật tư, hàng hoá hay không? Và được mua chịu trong thời gian bao lâu?
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện,hiện tượng, các mối quan hệ bên trong, bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoại động tài chính của doanh nghiệp Các phương pháp thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích tài chính Dupont.
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Phương pháp so sánh là phương pháp mà người phân tích sẽ tiến hành so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (so sánh bằng số tuyệt đối và bằng số tương đối giản đơn) trên từng chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính và dựa vào biến động cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu để nêu nhận xét.
Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kể hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường Nếu không thống nhất các điều kiện so sánh, việc so sánh sẽ không có giá trị, nhiều khi còn phản ánh sai lệch thông tin.
Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Thông thường trong khi phân tích báo cáo tài chính nên kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị hoạt động của doanh nghiệp vừa thấy được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc so sánh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành. Để phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp được chính xác, khắc phục được nhược điểm của từng chỉ tiêu đơn lẻ (nếu có), các nhà phân tích cần xem xét đồng thời sự biến động của các chỉ tiêu và liên kết sự biến động của chúng với nhau Từ đó, rút ra nhận xét khái quát về thực trạng và sức mạnh tài chính cũng như an ninh tài chính của doanh nghiệp Cụ thể:
-So sánh các chỉ tiêu tài chính cũng như so sánh chỉ số giữa các năm kế tiếp để thấy xu thế biến động tình hình tài chính của công ty trong dài hạn.
-So sánh số liệu đầu kỳ với cuối kỳ để thấy xu thế thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm.
-So sánh giữa số liệu thực tế thực hiện được với số liệu trong kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoạt động của doanh nghiệp, nguyên nhân biến động và đưa ra kế hoạch hoạt động cho thời gian tới.
-So sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với hệ thống chỉ tiêu trung bình của ngành để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được.
-So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian. Ưu điểm của phương pháp phân tích này là có thể so sánh được nhiều loại chỉ tiêu khác nhau tùy theo mục đích của việc nghiên cứu Nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là cần quan tâm nhiều tới các điều kiện của việc so sánh thì kết luận đưa ra mới có ý nghĩa, phản ánh trung thực Việc so sánh chỉ tiêu không thống nhất về nội dung kinh tế (ví dụ không đồng nhất về đơn vị, thời kỳ, ) thì không thể phản ánh đúng được thực tế.
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đen chỉ tiêu phân tích, khi các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được biểu hiện dưới dạng tích số hoặc thương số, hoặc kết hợp cả tích số và thương số.
Các nhân tố có thể làm tăng, giảm thậm chí có những nhân tố không có ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nó có thể là những nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan; có thể là những nhân tố số lượng, có thể là những nhân tố thứ yếu, có thể là những nhân tố tích cực và có thể là nhân tố tiêu cực
Phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng 2 cách: “Phương pháp thay thế liên hoàn” và “Phương pháp số chênh lệch”.
Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp này áp dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng biểu thức đại số, khi đó người ta thay thế lần lượt nhân tố đó với trị số kỳ phân tích và so sánh với tình trạng trước khi phân tích để thấy được sự khác nhau và đưa ra nhận xét thích hợp;
Phương pháp số chênh lệch: Thực ra đây là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, khi phân tích người ta dùng phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số của nhân tố khác để thấy được sự ảnh hưởng của nhân tố thay đổi Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế vì thường thì nhiều nhân tố cùng thay đổi và việc xác định đặc tính của nhân tố không phải dễ dàng.
1.3.3 Phương pháp liên hệ cân đối
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều quan hệ cân đối về lượng, các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau như quan hệ cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, giữa thu, chi và kết quả, Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.
Phương pháp liên hệ cân đối bao gồm liên hệ cân đối thuận, liên hệ cân đối ngược chiều và liên hệ tương quan Các chỉ tiêu tài chính thường có mối liên hệ với nhau, để lượng hóa được mối liên hệ người ta thường nghiên cứu sự tác động qua lại của các chỉ tiêu; từ đó xác định mức ảnh hưởng của mỗi nhân tố thông qua các con số tương đối, biết được tính quy luật trong mối liên hệ và đánh giá được sự chặt chẽ trong các mối liên hệ.
1.3.4 Phương pháp mô hình Dupont
Nội dung phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Việc phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp thường được tiếp cận theo hai cách:
Cách tiếp cận thứ nhất là phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính theo nội dung Đây là cách tiếp cận phân tích báo cáo tài chính đi theo vấn đề cần phân tích, bao gồm những nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình và khả năng thanh toán, dự báo nhu cầu tài chính Hệ thống các chỉ tiêu phân tích phục vụ phân tích những nội dung trên được tính toán trên cơ sở các dữ liệu và thông tin từ các BCTC. Cách tiếp cận thứ hai là phân tích từng báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa các báo cáo Đây là cách tiếp cận phân tích đi theo từng báo cáo tài chính cụ thể được tiến hành theo nội dung sau: phân tích bảng cân đối kế toán, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, phân thích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính.
Cách tiếp cận thứ hai tuy không mới nhưng lại phản ánh đầy đủ và rõ ràng về các khía cạnh mà đối tượng sử dụng quan tâm Vì vậy, trong luận văn này, tác giả trình bày nội dung phân tích báo cáo tài chính theo cách tiếp cận thứ hai, tức là tiếp cận theo từng báo cáo tài chính.
1.4.1 Phân tích bảng căn đối kế toán
Phân tích bảng cân đối kế toán dựa trên nguồn dữ liệu là bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là nội dung quan trọng khi phân tích tình hình tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào; bởi khi phân tích bảng cân đối kế toán sẽ giúp người quan tâm hiểu được năng lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp đó như khả năng thanh toán có tốt hay không, cấu trúc tài chính có cân đối không hay sự tăng trưởng về quy mô hoạt động của doanh nghiệp đó như thế nào.
Thông thường, khi phân tích bảng cân đối kế toán, trước hết là phân tích tỷ trọng hay sự biến động của các khoản mục nhỏ trong bảng cân đối kế toán. Bên cạnh đó, người ta còn dùng các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.4.1.1 Phân tích quy mô, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng; đến tương lai của doanh nghiệp.
Phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp người phân lích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không Phân tích biến động các mục tài sản doanh nghiệp cung cấp cho người phân tích nhìn về quá khứ sự biến động tài sản doanh nghiệp Vì vậy,phân tích biến động về tài sản của doanh nghiệp thường được tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung Quá trình so sánh tiến hành quá nhiều thời kỳ thì sẽ giúp cho người phân tích có được sự đánh giá đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động.
Việc phân tích cơ cấu tài sản đảm bảo cho sự phù hợp giữa các chỉ tiêu, các khoản mục tài sản được tổng hợp trên bảng sau (xem bảng 2.1):
Bảng 1.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Đầu kỳ (n) Cuối kỳ (n+1) Cuối kỳ so với đầu kỳ
1 Tiền và các khoản tương đương tiền
2 Đầu tư tài chính ngắn hạn
5 Tài sản ngắn hạn khác
II Tài sản dài hạn
3 Bất động sản đầu tư
4 Đầu tư tài chính dài hạn
5 Tài sản dài hạn khác
Việc phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính ra tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản theo công thức:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản = Giá trị của từng bộ phận tài sản
Căn cứ vào tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng số tài sản, các nhà phân tích sẽ đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản cũng như xu hướng biến động của cơ cấu tài sản Việc đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách so sánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản với tỷ trọng bình quân của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh Đồng thời với việc so sánh về tỷ trọng, các nhà phân tích còn xem xét cả tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của từng bộ phận tài sản để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản Cụ thể: Đối với khoản mục về tiền và tương đương tiền: khoản mục này có thể biến động tăng hoặc giảm không phải do doanh nghiệp ứ đọng hay thiếu tiền mà có thể doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để chuẩn bị đầu tư, mua sắm vật tư tài sản hay do doanh nghiệp vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh. Đối với những khoản đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có cũng như những lợi thế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của mình Hầu hết các công ty có vị thế tiền mặt mạnh đều có tài khoản các khoản đầu tư ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán Điều này có nghĩa là một công ty có thể đủ sức đầu tư thặng dư tiền mặt vào cổ phiếu và trái phiếu để tìm kiếm được lợi nhuận cao hơn so với việc đem tiền mặt thặng dư đi gửi tiết kiệm Nhưng sự biến động tăng giảm của khoản mục đầu tư tài chính phụ thuộc nhiều vào vấn đề doanh nghiệp đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh Đồng thời ảnh hưởng của thị trường đầu tư tại thời điểm đó tác động như thế nào đến doanh nghiệp. Đối với những khoản phải thu: Có thể nói, đây là những khoản vốn của doanh nghiệp nhưng bị người mua chiếm dụng Khi xem xét sự biến động của khoản mục này cần phân tích nó trong mối liên hệ với phương thức tiêu thụ,chính sách tín dụng bán hàng hoặc chính sách thanh toán tiền hàng, với khả năng quản lý nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng để nhận xét. Thông thường, khi xem xét năng lực kinh tế của các khoản phải thu chúng ta nên quan tâm đến những dấu hiệu của các con nợ về uy tín, về khả năng tài chính Một khi, các dấu hiệu về con nợ đều lạc quan thì khả năng kinh tế của các khoản nợ phải thu sẽ cao, mức sai lệch giữa giá trị thực với giá trị kế toán nhỏ và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ kế tiếp Ngược lại, nếu những dấu hiệu về con nợ bi quan thì giá trị kinh tể của nợ phải thu thường sẽ thấp, mức chênh lệch giữa giá trị thực với giá trị kế toán sẽ tăng cao và đôi khi nó chỉ còn tồn tại trên danh mục tài sản doanh nghiệp chỉ là con số kế toán. Đối với hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ trọng tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi doanh nghiệp không còn hàng để bán. Đối với khoản mục tài sản cố định: Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng số taì sản trước hết phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.Sau nữa, tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, vào chu kỳ kinh doanh và vào phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng.
Từ những kết quả về phân tích quy mô, cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ có quyết định đầu tư vào tài sản nào, thời điểm nào, có chính sách thích hợp cho từng loại tài sản nhằm bố trí tài sản hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.4.1.2 Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù họp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn được lập theo bảng sau:
Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ So sánh
II VỐN CHỦ SỞ HỮU
1 Vôn chủ sở hữu sử dụng vào kinh doanh
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, cần chú trọng đến tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng số nguồn vốn hay tỷ trọng nợ phải trả chiếm trong tổng số nguồn vốn.Công thức xác định tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn là:
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
Qua việc phân tích số liệu này cho thấy khái quát tình hình huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản lý sẽ có quyết định hợp lý về chính sách huy động vốn, huy động nguồn vốn nào với mức độ bao nhiêu là hợp lý nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh và an ninh tài chính ở mức độ cao nhất.
Bảng phân tích trên cũng cho phép các nhà quản trị đánh giá được năng lực tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Như đã biết, toàn bộ nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp được chia thành nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Trong đó, doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm thanh toán số nợ phải trả, còn số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ như nhà cung cấp, ngân hàng, là cao Ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.
1.4.1.3 Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là việc đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền của doanh nghiệp Khả năng thanh toán cho biết năng lực tài chính của doanh nghiệp trước mắt và lâu dài Nếu khả năng thanh toán quá cao có thể dẫn đến tiền mặt dự trữ quá nhiều, sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp Còn nếu khả năng thanh toán quá thấp kéo dài lâu thì sẽ dẫn đến tình trạng giải thể hoặc phá sản Do đó, khả năng thanh toán ở mức hợp lý sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng được nhu cầu của các khoản công nợ Do vậy, việc đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp phải được xem xét đầy đủ, toàn diện cả về khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước mang tên Công ty dịch vụ Cụm cảng Hàng không sân bay miền bắc (Northern airport services company) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1993.
Tháng 5/1995 Công ty đổi tên thành Công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (Noi Bai airport services company) và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty hàng không Việt Nam.
Sau đó theo chủ trương của nhà nước công ty được cổ phần hóa theo quyết định số 3978/QĐ-BGTVT ngày 21/10/2005 của bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Công ty chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp từ ngày 5/4/2006 trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 12/2/2006, có sửa đổi bổ sung ngày 22/8/2007.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tiền đồng và tài khoản ngoại tệ, có con dấu riêng và thực hiện theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Hiện công ty có tên đầy đủ: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Tên giao dịch tiếng Anh là: AVIATION IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt là: NASCO
Trụ sở giao dịch chính tại: Sân bay quốc tế Nội Bài, huyện Sóc Son, thành phố Hà Nội Được thành lập từ ngày 1/7/1993 đến nay, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không đã có hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành và hiện đã trở thành một trong những doanh nghiệp thương mại và dịch vụ hàng đầu tại cảng hàng không quốc tế của Việt Nam.
Sau khi cổ phần hóa, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết dựng xây doanh nghiệp, NASCO tiếp tục duy trì, cải tiến và nâng cao hiệu lực Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tăng cường đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ và cơ chế quản lý Nhờ vậy, sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển cả về quy mô và hiệu quả, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng có uy tín, việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo Năm 2009, Hệ thống quản lỷ chất lượng của NASCO đã chuyển đổi thành công sang tiêu chuẩn ISO 9001:2008, đã được tổ chức chứng nhận quốc tế công nhận và cấp chứng chỉ mới Năm 2011, Hệ thống quản lỷ chất lượng ISO 9001:2008 đã được tổ chức chứng nhận độc lập tái đánh giá theo kỳ hạn của chứng chỉ, đã khẳng định được tính hiệu lực và được cấp chứng chỉ mới công nhận sự phù họp với ISO 9001:2008.
Công ty không những phát triển sản xuất kinh doanh mà các hoạt động xã hội cũng luôn được lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm, đông đảo cán bộ công nhân viên hưởng ứng Các phong trào văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi, công tác đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh và những người có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức có nền nếp, thiết thực, góp phần phát huy truyền thống tương than tương ái và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh trong doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng quy mô, ngành nghề, công ty còn đầu tư phát triển đội ngũ nhân lực thông qua việc đào tạo,tuyển chọn và không ngừng nâng cao thu nhập và mức sống cho lao động.Hiện Công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Sau khi được cổ phần hóa, công ty luôn chủ động tiếp cận tìm kiếm mặt hàng, dịch vụ mới, mở rộng thị trường nhằm mục đích tăng thu lợi nhuận Hiện nay, công ty đang có các chi nhánh ở hầu hết các tỉnh, thành phố và có quan hệ thương mại với nhiều cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước và cả quốc tế.
Năm 2005, khi cổ phần hóa, Công ty có vốn điều lệ là 69.298.040.000 (Sáu mươi chín tỷ hai trăm chín mươi tám triệu không trăm bốn mươi nghìn đồng), vốn pháp định là 6.000.000.000 (Sáu tỷ đồng), tổng sổ cổ phần là 6.929.804 (Sáu triệu chín trăm hai mươi chin nghìn tám trăm linh bốn)
Những thành tích đã đạt được
Trải qua quá trình hoạt động và phát triển hơn 20 năm qua, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không đã trở thành một trong những doanh nghiệp thương mại và dịch vụ hàng đầu tại cảng hàng không quốc tế Việt Nam. Những danh hiệu công ty Nasco đã được nhận là:
- Năm 2003 Nasco đã được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng ba.
- Ngày 13/8/2009, nhờ thành tích trong sản xuất kinh doanh và công tác xã hội sau khi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Nasco được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ký quyết định trao tặng Huân chương lao động hạng nhì.
2.1.2 Cơ cấu tồ chức và hoạt động kinh doanh chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
- Kinh doanh thương mại + Bán hàng miễn thuế
+ Bán hàng bách hóa - lưu niệm
+ Vận chuyển hành khách bằng ô tô
+ Hành khách hạng thương gia
+ Vận chuyển hàng hóa bằng ô tô
+ Chuyển phát nhanh hàng hóa
+ Đóng gói hàng hóa, hành lý
+ Làm sạch và bảo vệ môi trường
+ Đón tiền khách VIP/CIP
2.1.2.2 Tố chức bộ mậy quản lý tại Công ty co phần XNK hàng không
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và Điều lệ của công ty tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về tổ chức loại hình công ty cổ phần Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quan hệ trực tuyến chức năng Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể như sau:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng, thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Công ty.
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định.
- Ban Kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty
- Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
- Các phòng ban tham mưu:
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
2.2.1.1 Phân tích quy mô, cơ cấu tài sản Để phân tích quy mô, cơ cấu tài sản, từ các báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không qua các năm từ 2013-2015,Luận văn đã tổng hợp và tính toán tỷ trọng cũng như sự biến động các khoản mục trong phần tài sản như bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản công ty CP Xuất nhập khẩu hàng không Đơn vị: Triệu đồng
I Tiền và các khoản tương đương tiền 145.183 58,9 116.738 68,8 -19,6 136.803 70,7 -5,8 17,2
2 Các khoản tương đương tiền 109.222 75,2 71.000 60,8 -35 97.000 70,9 -11,2 36,6
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn 36.072 14,6 27.900 16,4 -22,7 29.876 15,4 -17,2 7,1
2 Trả trước cho người bán 2.383 6,6 1.914 6,9 -19,7 5.997 20,1 151,7 213,3
3 Các khoản phải thu khác 2.363 6,6 657 2,4 -72,2 718 2,4 -69,6 9,3
4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -571 -1,6 -1.001 -3,6 75,3 -1.173 -3,9 105,4 17,2
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 -19 -0,1 #NA
V Tài sản ngăn hạn khác 683 0,5 1.730 1,0 153,3 5.656 2,9 728,1 226,9
1 Chi phí trả trước ngăn hạn 101 14,8 742 42,9 634,7 636 11,2 529,7 -14,3
2 Thuê GTGT được khâu trừ 582 85,2 -100 2.128 37,6 265,6 #NA
3 Thuê và các khoản khác phải thu Nhà nước 424 7,5 #NA
4.Tài sản ngăn hạn khác 988 57,1 #NA 2.467 43,6 #NA 149,7
I Các khoản phải thu dài hạn
II Tài sản cô định 31.614 73,3 45.125 78,9 42,7 67.913 87,8 114,8 50,5
1 Tài sản cố định hữu hình 22.341 70,7 37.360 82,8 67,2 42.875 63,1 91,9 14,8
Giá trị hao mòn lũy kê -75.441 -337,7 -81.363 -217,8 7,8 -90.277 -210,6 19,7 11,0
2 Tài sản cô định vô hình 6 0 853 1,9 14.116,7 626 1,5 10.333,3 -26,6
Giá trị hao mòn lũy kê -907 -15.116,7 -967 -113,4 6,6 -1.194 -190,7 31,6 23,5
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 9.266 29,3 6.912 15,3 -25,4 24.412 56,9 163,5 253,2
III Bẩt động sản đầu tư
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 6.694 15,5 6.694 11,7 0 6.694 8,7 0 0
V Tài sản dài hạn khác 4.827 11,2 5.363 9,4 11,1 2.729 3,5 -43,5 -49,1
1 Chi phí trả trước dài hạn 4.381 90,8 4.892 91,2 11,7 2.161 79,2 -50,7 -55,8
2 Tài sản thuê thu nhập hoãn lại 5 0,1 0 -100 217 8,0 4.240 #NA
3 Tài sản dài hạn khác 441 9,1 471 8,8 6,8 351 12,9 -20,4 -25,5
Nguồn: Tác giả lập căn cứ vào báo cáo tài chính 2013 – 2015 của Công ty cổ phần XNK hàng không
Về cơ cấu các khoản mục tài sản: Có thể thấy, cơ cấu tài sản của Công ty đã thay đổi đáng kể trong những năm qua Trong giai đoạn 2013-2015, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (chiếm trên 70%), còn lại là tài sản dài hạn Đây là điều hợp lý với công ty kinh doanh loại hình thương mại, dịch vụ là chủ yếu Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã có xu hướng giảm Có thể hiểu sự giảm này là do trong giai đoạn này, công ty đang chú trọng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, mua sắm mới nhiều phương tiện vận tải để thay thế những phương tiện vận tải đã cũ, đầu tư xây dựng mới công trình làm việc Nasco, xây dựng kho hàng hóa nên tỷ trọng tài sản dài hạn ngày càn? tăng lên.
Về quy mô tổng tài sản: Trong giai đoạn nghiên cứu, quy mô tổng tài sản của Công ty đã có sự biến động đáng kể Tổng tài sản năm 2013 là 289.528 triệu đồng nhưng đến năm 2014 tổng tài sản lại giảm còn 226.806 triệu đồng, sự giảm này là do tài sản ngắn hạn của công ty giảm mạnh. Nhưng sang năm 2015, tổng tài sản là 270.806 triệu đồng, so với năm 2013 thì giảm với tốc độ 6,5% nhưng so với năm 2014 thì tăng 19,4% Tốc độ tăng này so với năm 2013 tuy chưa phải là cao nhưng cũng cho thấy công ty đang dần tăng trưởng lên.
Tài sản ngắn hạn: Khoản mục này đang có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty Với công ty kinh doanh thưang mại, dịch vụ thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là điều đương nhiên Năm 2013, tài sản ngắn hạn là 246.392 triệu đồng nhưng đến năm
2014 còn 169.622 triệu đồng và năm 2015 là 193.469 triệu đồng, đã tăng rất nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty Do công ty không chú trọng đến đầu tư tài chính ngắn hạn mà chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh nên tài sản ngắn hạn tập trung chủ yếu vào 3 khoản mục là: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Qua biểu đồ dưới đây, có thể thấy cấu thành trong tài sản ngắn hạn nhiều nhất là tiền và các khoản tương đương tiền Lượng tiền và tương đương tiền này chủ yếu tồn tại dưới dạng tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 3 tháng Điều này được lý giải là do công ty đang tích trữ tiền để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đầu tư vào nhà ga T2 đang trong giai đoạn xây dựng và chuẩn bị đưa vào hoạt động.
Việc tích trữ lượng tiền cũng sẽ giúp tăng khả năng thanh toán của công ty cho các khoản nợ đến hạn, ngoài ra, lượng tiền nhàn rỗi nhiều cũng sẽ giúp làm tăng tốc độ quay vòng vốn của công ty.
Các khoản phải thu ngắn hạn là khoản mục có sự biến động trong giai đoạn
2013-2015 Năm 2014 Các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh so với năm
2013 Nhưng sang năm 2015 thì khoản phải thu ngắn hạn lại tăng so với năm
2014, nhưng vẫn thấp hơn năm 2013 Phải thu khách hàng giảm dần qua các năm, với tỷ lệ giảm trung bình là 12%/năm Năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn tăng chủ yếu là do tăng của khoản mục trả trước cho ngưởi bán Nhưng khoản mục trả trước cho người bán này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. Điều này thế hiện công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc chiếm dụng vốn.
Hàng tồn kho: quy mô hàng tồn kho trong giai đoạn 2013-2015 đang có xu hướng giảm, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty Năm 2013, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn (44,4%), nhưng sang năm 2014 và 2015 thì tỷ trọng này giảm mạnh, chỉ còn 13,7% vào năm 2014 và 10,9% vào năm 2015 Điều này cho thấy công ty đã có chính sách để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hóa, không để hàng hóa ứ đọng lâu.
- Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không là khoản mục tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác có nhưng không đáng kể, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.Tài sản cố định của Công ty tăng mạnh trong giai đoạn 2013-2015, từ31.614 triệu đồng vào năm 2013 lên 45.125 triệu đồng vào năm 2013 và67.913 triệu đồng năm 2015 Tăng trưởng trung bình trên 40% Điều này cho thấy công ty quan tâm đến đầu tư dài hạn để mở rộng quy mô hoạt động, đây là dấu hiệu khả quan đối với một doanh nghiệp thương mại.
Tài sản dài hạn giai đoạn 2013-2015 tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Năm 2015 tài sản dài hạn là 77.337 triệu đồng tăng 20.154 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 35,2% so với năm 2014, năm 2013 cũng tăng với tỷ lệ tăng là 32,6% so với năm 2013 Đặc biệt, yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn là tài sản cố định (chiếm trên 70%).Tài sản cố định hữu hình tăng về nguyên giá với tốc độ tăng trung bình là 16,8%/năm, điều này cho thấy cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty đã được tăng cường, mua sắm mới nhiều tài sản cố định Chi phí xây dưng cơ bản dở dang tăng mạnh vào năm 2015 với tỷ lệ tăng là 253,18% so với năm 2013 là do công ty đang đầu tư xây dựng mới phòng khách hạng thương gia, gian hàng miễn thuế, cửa hàng ăn nhanh, quầy hàng lưu niệm, công trình cabin điều hành taxi ở nhà ga T2-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Từ phân tích trên đây ta có thể kểt luận rằng cơ cấu tài sản của Công ty là tương đối hợp lý, song điều này chưa thể kết luận được là tình hình tài chính của Công ty là tốt Vì một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt không chỉ biểu hiện ở kết cấu tài sản hợp lý, mà còn phải có một lượng vốn để hình thành nên tài sản cố định đó hợp pháp và có kết cấu thích hợp.
Việc phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ cho biết khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu.Vì vậy, ta phải tiếp tục tiến hành phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của Công ty.
2.2.1.2 Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn
Qua việc xem xét quy mô, cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian, nhà quản trị sẽ thấy được những đặc trưng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, xác định được tính phù hợp của việc huy động vốn Trên cơ sở số liệu nguồn vốn của BCĐKT năm 2013 đến năm 2015, để phân tích cơ cấu nguồn vốn tác giả lập bảng phân tích 2.2 sau đây
Bảng 2.2: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không Đơn vị tính: Triệu đồng
1 Vay và nợ ngắn hạn 4.278 2,9 0 -100 2.661 2,3 -37,8 #NA
3 Người mua trả tiền trước 2 0 31 0 1.450 21 0 950 -32,3
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 8.926 6,0 1.161 1,4 -87 1.401 1,2 -84,3 20,7
5 Phải trả người lao động 21.788 14,6 23.129 28,1 6,2 35.505 30,3 63 53,5
7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 8.122 5,4 3.790 4,6 -53,3 5.124 4,4 -36,9 35,2
8 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.009 2,0 1.335 1,6 -55,6 3.952 3,4 31,3 196
1 Phải trả dài hạn khác 249 100 #NA 232 2,1 #NA -6,8
2 Vay và nợ dài hạn 3.880 100 0 -100 10.464 96,2 169,7 #NA
3 Doanh thu chưa thực hiện 0 5 0 #NA #NA
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 83.157 61,0 83.157 57,6 0 83.157 58,3 0 0
3 Quỹ đầu tư phát triển 9.998 7,3 21.686 15 116,9 23.604 16,6 136,1 8,8
4 Quỹ dự phòng tài chính 8.315 6,1 6.968 4,8 -16,2 6.968 4,9 -16,2 0
5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 3.969 2,9 3.969 2,7 0 3.969 2,8 0 0
6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 30.827 22,6 28.568 19,8 -7,3 24.866 17,4 -19,3 -13
II Nguồn kinh phí và quỹ khác
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của công ty các năm 2013-2015)
Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy: Năm 2013, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn của Công ty là nợ phải trả (chiếm 52,9% trong tổng nguồn vốn) Sang năm 2014 và 2015 thì ngược lại, vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn Cụ thể, năm 2014 chiếm 63,64%, còn năm
THẢO LUẬN KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Thảo luận kết quả nghiên cứu
3.1.1 Những điểm mạnh về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
- Thứ nhất, Quản lý hàng tồn kho tốt
Trong số các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty, vòng quay hàng tồn kho là chỉ số tốt Năm 2015 so với năm 2013 và 2014 thì số vòng quay hàng tồn kho tăng lên đáng kể và vì thế thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho giảm đáng kể Quản lý hàng tồn kho tốt là rất quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại vì đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh thương mại với mặt hàng lưu niệm, quầy ăn, hàng hóa miễn thuế thì luôn phải duy trì lượng hàng tồn kho ổn định để đảm bảo việc bán hàng không bị gián đoạn Việc quay vòng hàng tồn kho nhanh sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn thu ổn định. Bên cạnh đó, phải thu của khách hàng của công ty cũng tốt lên, đồng nghĩa với đồng vốn của công ty không bị chiếm dụng nhiều, thời gian quay vòng vốn cũng tốt lên rất nhiều Nếu không được quản lý tốt và luân chuyển tốt hàng tồn kho thi sẽ rất bất lợi cho doanh nghiệp vì kinh doanh nhiều mặt hàng nên không thể tránh khỏi tình trạng biến động về giá Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không có được chính sách hàng tồn kho tốt là nhờ cách thức quản lý hợp lý của ban điều hành công ty.
- Thứ hai, khả năng độc lập tài chính
Mặc dù năm 2015 mức độ độc lập tài chính của công ty giảm so với năm
2013 và 2014 nhưng mức độ độc lập tài chính của công ty vẫn cao Chứng tỏ an ninh tài chính của đơn vị vẫn bền vững, mức độ độc lập tài chính của đơn vị vẫn đạt mức an toàn, doanh nghiệp không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và còn thừa để trang trải các khoản nợ, cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Điều này là rất tốt không chỉ đối với doanh nghiệp thương mại mà với cả doanh nghiệp sản xuất Mức độ độc lập tài chính càng cao càng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Qua phân tích ở chương 3 về tình hình tài chính của công ty ta nhận thấy, Công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài là một công ty có tiềm lực thực sự Chính sách huy động của công ty chủ yếu vẫn là sử dụng nguồn lực nội tại của mình, điều này khắng định tài chính của công ty có một sức khỏe tốt Điều này càng tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty.
- Thứ ba, khả năng thanh toán ngắn hạn tốt
Trong năm 2015, các hệ số về khả năng thanh toán của công ty đều lớn hơn 1, mặc dù các hệ số này đều giảm so với năm 2013 và 2014 nhưng điều này vẫn cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn vẫn ổn định Bên cạnh đó, lượng tiền và tương đương tiền của công ty tăng giúp công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán và với lượng tiền nhàn rồi nhiều sẽ giúp tôc độ quay vòng vốn của công ty tăng nhanh, giúp cho việc đâu tư kinh doanh trong ngắn hạn sẽ rất thuận lợi, từng bước phát triển công ty lớn mạnh.
- Thứ tư, quản lý phải thu khách hàng và phải trả người bán tốt
Quản lý hàng tồn kho đã là điểm mạnh của công ty nhưng thêm vào đó là tình hình quản lý phải thu, phải trả của công ty cũng đang tốt lên Phải thu giảm,phải trả tăng Điều này là rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty vì công ty không những không bị chiếm dụng vốn mà còn chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp Điều này giúp cho vòng quay vốn lưu đông tốt lên rất nhiều, vốn lưu động luân chuyến tốt thì lượng tiền tài trợ cho mỗi chu kỳ kinh doanh ngày càng ổn định, công ty sẽ không phải chịu áp lực về việc huy đông vốn.
Có được những điểm mạnh trên trong năm qua là do công ty có đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, đã có những quyết định và định hướng tốt cho công ty từng bước phát triển hơn nữa trong tương lai.
3.1.2 Những điểm yếu về tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
- Thứ nhất, Hiệu quả hoạt động chưa cao
Hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không trong năm qua vẫn chưa tốt Điều này cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản và đồng vốn của mình Hạn chế về hiệu quả hoạt động này là điểm yếu tài chính của công ty mà nếu không có biện pháp điều chỉnh kịp thời thì sẽ càng ngày càng đẩy công ty vào tình trạng khó khăn Do đó, cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động thì công ty cũng nên cân nhắc việc rà soát, đánh giá hiệu suất khai thác tài sản và nguồn vốn hiện tại để công ty càng ngày càng đạt được sự phát triển bền vững.
- Thứ hai, Quản lý chi phí chưa tốt
Trong năm 2015, công ty chưa có chính sách quản lý chi phí tốt làm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí quản lý bán hàng (tăng 27,88%) Trong khi mức tăng doanh thu thuần là 7,56% thi việc tăng chi phí này là quá cao, làm cho lợi nhuận của công ty sụt giảm đáng kể so với năm 2013 Việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp đột biến này là do ban lãnh đạo công ty chưa giám sát tốt và sát sao chi phí của công ty.
Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
Công ty xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai là:
-Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vốn điều lệ của Công ty lên
-Xây dựng đội ngũ kế thừa cho sự phát triển của NASCO
-Đầu tư mở rộng, thay thế, nâng cao năng lực phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa kênh phân phối.
-Đầu tư vào lĩnh vục kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, tích cực chuẩn bị xây dựng một doanh nghiệp mạnh kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
-Xây dựng, quảng bá thương hiệu NASCO thành thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.
Chấp nhận cạnh tranh như một xu hướng tất yếu Công ty xác định sẽ trở thành một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực bằng cách:
-Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ
-Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa cung cấp
-Đa dạng kênh phân phối
-Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh
-về sản phẩm: Sản phẩm cung cấp cho thị trường phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Mục tiêu cơ bản của chiến lược sản phẩm là nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng mức tiêu thụ sản phẩm, giữ vữna; và phát triển thị phần những ngành nghề đã kinh doanh, do nhu cầu thị trường ngày càng cao Nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới, các dịch vụ giá trị gia tăng để tăng lợi ích cho khách hàng, sử dụng hiệu quả lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
-Về giá cả: Công ty sẽ xây dựng và thực hiện mức giá đảm bảo cạnh tranh Đối với những lĩnh vực mà giá phụ thuộc vào chủ trương phát triển của ngành, Công ty sẽ thực hiện quản lý tốt nhất những chi phí đầu vào để đảm bảo hoạt động có hiệu quả hoặc chịu mức rủi ro thấp nhất.
-Về phân phối sản phẩm: hiện công ty chủ yếu thực hiện phân phối trực tiếp Tới đây Công ty sẽ tổ chức thực hiện chiến lược kênh phân phối đa dạng,tùy thuộc vào đối tượng khách hàng và thị trường.
-Về chính sách quảng cáo và tiếp thị sản phẩm: Mục tiêu là ngày một thu hút nhiều hơn sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm dịch vụ của Công ty Công ty sẽ thực hiện chiến lược đa dạng hóa hình thức khuyếch trương và thực hiện đánh giá hiệu quả các chương trình marketing.
-Về ngành nghề kinh doanh: Công ty sẽ tiếp tục mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động của mình như kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính, bảo hiểm để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sinh lời của đồng vốn Trong thời gian tới Công ty sẽ thực hiện góp vốn đầu tư bằng việc tìm kiếm, đánh giá các cơ hội đầu tư vào các Công ty cổ phần trong và ngoài Tổng công ty Hàng không Việt Nam có khả năng phát triển và sinh lời cao.
-Về quản trị doanh nghiệp: triển khai kế hoạch nghiên cứu tái cấu trúc doanh nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển Công ty Nghiên cứu các khả năng phát triển sang các ngành nghề liên quan trong quá trình xây dựng chiến lược Công ty Bên cạnh đó Công ty sẽ xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến con người Hình thành và hoàn thiện các chính sách để phát triển nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, gắn bó với doanh nghiệp, có trách nhiệm với khách hàng và với Công ty.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Công ty tập trung đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng các lĩnh vực kinh doanh như sau:
-Kinh doanh thương mại: Tiếp tục đẩy mạnh cải tiến phương thức hoạt động để chiếm lĩnh thị phần trong các lĩnh vực: ăn uống cao cấp, kinh doanh thương mại theo hình thức siêu thị, kinh doanh hàng lưu niệm, ăn nhanh, kinh doanh thương mại phổ thông Bên cạnh đó, Công ty sẽ tận dụng tốt mặt bằng kinh doanh để tăng doanh thu bán hàng, đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh Souvenir, fastfood.
-Kinh doanh khách sạn - dịch vụ du lịch: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê phòng nghỉ, phát triển các dịch vụ đi kèm với hoạt động kinh doanh khách sạn, phát triển dịch vụ du lịch: kinh doanh lữ hành, làm đại lý bảo hiểm du lịch.
-Dịch vụ vận tải ô tô: Công ty sẽ đầu tư thay thế phương tiện vận tải để nâng cao chất lượng phục vụ vận chuyển hành khách trong sân đỗ máy bay, đáp ứng nhu cầu phục vụ hành khách của Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác Trong lĩnh vực kinh doanh taxi sẽ đầu tư xe có chất lượng cao, thay thế các xe đã cũ quá.
-Dịch vụ tổng hợp: Chú trọng nâng cấp phòng C nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách VIP, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ hành khách của các hãng hàng không Công ty xác định sẽ phát triển các đại lý bán vé máy bay,phát triển dịch vụ đóng gói hàng hóa, hành lý.
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không
3.3.1 Tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi phí tại Công ty Để cải thiện tình hình tài chính, Công ty nên kết hợp hài hòa giữa việc tiết kiệm chi phí và yếu tố tăng trưởng kinh doanh Đảm bảo việc cắt giảm chi phí đóng một vai trò thích hợp và rõ ràng trong lịch trình tăng trưởng kinh doanh của công ty Trong đó cần chú trọng cơ chế quản lý vốn của công ty theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm chi phí Bên cạnh đó, hoạt động quản lý chi phí hướng tới việc chi tiêu hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu Để có được điều này, công ty nên giám sát hoạt động của các chi phí cùng với những biện pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ Năm
2014, 2015, công ty chi nhiều cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức hội nghị khách hàng Điều này sẽ mở rộng hình ảnh công ty, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn Tuy nhiên, công ty cũng cần tính toán kỹ hơn tỷ lệ tăng cho quản lý bán hàng và quản lý doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tăng được bao nhiêu phần trăm doanh thu để cân đối chi cho khoản mục này Cụ thể như, đầu năm công ty nên có kế hoạch giới hạn mức tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Mức trung bình của hai khoản chi phí này so với doanh thu trong 3 năm 2013, 2014, 2015 đang lần lưọt là 28,75% và 4,4% Sang năm 2016 công ty nên kiếm soát và chi tiêu rút đi so với những năm trước, như chi phí bán hàng chỉ còn chiếm tỷ trọng 25% so với doanh thu, còn chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ còn chiếm 4% so với doanh thu. Hơn nữa, Công ty cũng cần lên danh sách nhóm các “chi phí trung tâm” dưới sự quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo Nhóm các chi phí này bao gồm cả các chi phí cho hoạt động chức năng chủ chốt lẫn các hoạt động kinh doanh quan trọng Mục đích của việc này nhằm quản lý tốt hơn các chi phí quan trọng và dễ nhận ra những khoản ngân sách có thể tiết kiệm được hiệu quả hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu cơ bản và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh Hơn nữa, công ty cũng nên chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể cho từng bộ phận kinh doanh để dễ dàng nhận thấy những bất cập trong chi phí.
3.3.2 Tăng cường huy động vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dung khác Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh của đơn vị mình, đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không là một công ty có tiềm lực thực sự, vốn được huy động cho hoạt động kinh doanh chủ yếu vẫn là sử dụng nguồn lực nội tại của công ty Nhưng năm 2015, công ty được ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ký hạn mức cho vay 17 tỷ trong thời hạn 5 năm, khoản vay này được đảm bảo bằng chính tài sản hình thành của dự án là phòng khách hạng thương gia ở nhà ga T2 Mặc dù đầu tư lớn cho phòng khách hạng thương gia nhưng dự báo năm 2016 lượng khách cũng chưa tăng đáng kể nên doanh thu từ dịch vụ này cũng không đột phá so với năm 2016 Vì vậy, công ty nên tăng nguồn vổn chủ sở hữu của mình nên bằng cách trích nhiều hơn phần lợi nhuận vào vốn chủ sở hữu hay phát hành thêm cổ phiếu để giảm vốn vay, tiết kiệm được chi phí trả lãi và làm tăng lợi nhuận của công ty và làm cho cơ cấu nguồn vốn của công ty ngày càng an toàn hơn Mua chịu cũng là một hình thức phổ biến trong hoạt động thương mại hiện nay và cũng có thể được coi là kênh huy động vốn “không mất phí” của doanh nghiệp Qua phân tích trên, việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp của công ty ngày càng giảm Vì đây là kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả nên công ty cần đàm phán với nhà cung cấp để kéo dài thời hạn chiếm dụng vốn Tuy nhiên, cần lưu ý mua chịu hàng của nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh, vì những công ty vững mạnh thì thường ít xảy ra sự cố tài chính, do đó họ không có nhu cầu vốn đột xuất nên công ty cũng ít bị rơi vào áp lực trả nợ trong ngắn hạn.
3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
Cùng với việc tăng cường huy động vốn thì công ty cũng phải có biện pháp nhằm sử dụng vốn hiệu quả cũng như bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
Do công ty kinh doanh dịch vụ vận tải, mà doanh thu từ dịch vụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số doanh thu của công ty Vì vậy để bảo toàn vốn cố định của công ty, công ty nên mua bảo hiểm cho các tài sản cố định, cụ thể là tất cả các phương tiện vận tỉ để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại về vốn Các khoản chi cho Bảo hiểm có thể hạch toán vào chi phí lưu thông của Công ty Đây là phương thức rất an toàn và hiệu quả trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với nguồn vốn lưu động, công ty cần quan tâm đến việc thu hồi,quản lý tiền mặt, khả năng thu hồi tiền mặt Công ty nên thực hiện giảm tốc độ chi tiêu bằng cách trì hoãn việc thanh toán trong một thời gian cho phép để dùng tiền tạm thời nhàn rỗi đó để sinh lời.
Công ty cần xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt cho việc thu mua hàng hóa, bảo đảm cho quá trình hoạt động kinh doanh liên tục Từ đó có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Cụ thể, trong 3 năm 2013, 2014, 2015 vừa qua, các nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSNH của công ty đều có xu hướng tăng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không là công ty kinh doanh thương mại, dịch vụ với tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là TSNH thì xu hướng tăng của nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSNH trong thời gian qua là rất đáng mừng Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng TSDH mà cụ thể là TSCĐ của công ty trong giai đoạn này lại có xu hướng giảm Trong khi đó, từ năm 2013 đến nay, công ty đang có xu hướng tăng tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản Do vậy, công ty cần xem xét lại công tác quản lý TSDH, đặc biệt là nâng cao công tác quản lý TSCĐ.
Quản lý TSCĐ là một việc hết sức quan trọng Trước hết, hàng năm công ty tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dung, chờ thanh lý, nhượng bán, cho thuê, cho mượn, đi thuê, đi mượn Cách theo dõi này rất cần thiết để công ty có thể theo dõi được tình trạng sử dụng của từng loại tài sản Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa TSCĐ tiếp tục đưa vào sử dụng hay quyết định mua sắm mới TSCĐ khi thấy cần thiết.
Khi đưa TSCĐ vào sử dụng, công ty nên lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi vốn kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ Từ đó tạo điều kiện cho công ty tập trung vốn nhanh để đầu tư mới TSCĐ.
Công ty cũng nên xây dựng quy chế quản lý TSCĐ, phân cấp quản lýTSCĐ một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình sử dụng Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận.
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã tham khảo một số công trình nghiên cứu có trước để học hỏi kinh nghiệm về việc phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, từ đó đúc rút ra những điểm mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện được hay thực hiện nhưng chưa đầy đủ Vì vậy, Luận văn đã tập trung vào những điểm đó nhằm tạo nên sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây Một số đóng góp quan trọng mà Luận văn đã thực hiện được đó là:
Thứ nhất: Luận văn đã nghiên cứu và chỉ ra được những điểm chưa đạt được của các công trình nghiên cứu trước đây, từ đó xây dựng phương hướng mới cho việc phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp Có thể trong Luận văn này, tác giả chưa thực sự thành công với hướng nghiên cứu mới, tuy nhiên có thể các nghiên cứu tiếp sau sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa;
Thứ hai: Cũng giống như các nghiên cứu khác, Luận văn đã tổng hợp và trình bày hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; Luận văn đã trình bày từ vai trò của báo cáo tài chính, tầm quan trọng của việc phải phân tích báo cáo tài chính cho đến phương pháp về nội dung và phân tích tài chính báo cáo doanh nghiệp Đây là tài liệu cho những người quan tâm tới việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp;
Thứ ba: Từ những cơ sở phân tích đã trình bày, Luận văn đã áp dụng thành công vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần XNK hàng không trong năm 2013-2015 Đặc biệt, trước đây hầu hết các nghiên cứu thường chỉ tập trung đánh giá về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi bảng tổng kết tài sản chỉ phản ánh số liệu tại một thời điểm mà không phản ánh được số liệu của một thời kỳ, nên không phản ánh hết được tình hình biến động của doanh nghiệp trong kỳ phân tích Vì vậy, ngoài những chỉ tiêu đánh giá bảng cân đối kế toán doanh nghiệp và kết quả kinh doanh như thông thường, Luận văn còn đánh giá tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty nhằm phản ánh được đầy đủ nhất tình hình tài chính của Công ty trong cả kỳ phân tích Từ những phân tích này, Luận văn đã tổng kết thành những điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không, đây là cơ sở cho việc xây dựng và đề xuất các giải pháp của Luận văn.
Thứ tư: Từ kết quả phân tích, Luận văn đã xây dựng được một số giải pháp quan trọng nhằm khắc phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh trong tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Luận văn là tài liệu cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không tham khảo trong quá trình phát triển hoạt động.
Thứ năm: Ngay cả những điểm hạn chế được trình bày trong mục 4.5 dưới đây cũng là một đóng góp quan trọng của Luận văn, điều này thể hiện ở chỗ cung cấp cho các nghiên cứu về sau biết được những hạn chế để khắc phục trong quá trình nghiên cứu, nhằm tạo ra kết quả tốt hơn Nói cách khác thì đây là bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp nói chung.
Những hạn chế của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn vẫn tồn tại một số điểm hạn chế làm ảnh hưởng đến những nhận định đưa ra tại phần kết luận, những hạn chế này phần vì do yếu tố khách quan mà Luận văn chưa thực hiện được nhưng cũng một phần do yếu tố chủ quan từ năng lực và nguồn lực hiện có Đó là:
Thứ nhất: Việc không thu thập được đầy đủ thông tin tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không cũng gây nhiều khó khăn cho quá trình phân tích, những số liệu mà báo cáo tài chính cung cấp chỉ là những con số thời điểm, có thể thời điểm này cao nhưng cũng có những thời điểm thấp, không phải là con số ổn định trong năm; Vì vậy, những nhận định mà Luận văn đưa ra cũng chỉ chính xác nhất vào thời điểm của báo cáo tài chính, còn các thời điểm khác trong năm có thể chưa phản ánh được đầy đủ và chính xác nhất.
Thứ hai: ở Việt Nam hiện nay số lượng doanh nghiệp có quy mô tương đồng nhau và hoạt động trong cùng ngành đã rất ít, để thu thập được thông tin của các doanh nghiệp này là vô cùng khó khăn, thậm chí có thể nói là không thể Thêm nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng minh bạch thông tin và cung cấp thông tin tài chính một cách đầy đủ cho mọi đối tượng quan tâm. Trong khi đó, như đã phân tích việc xây dựng cơ sở so sánh khi phân tích tài chính doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi đánh giá một doanh nghiệp thì cần phải biết so sánh doanh nghiệp đó với đối tượng nào, tốt hay xấu so với doanh nghiệp nào, Hơn nữa, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không là công ty kinh doanh nhiều ngành nghề với nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc so sánh với các doanh nghiệp khác là rất khó khăn.
Thứ ba: Hạn chế thứ 3 mà Luận văn vướng mắc là đã chưa gắn kết được tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không với sự biến động tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm qua Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế rộng lớn, nhất định chịu tác động sâu sắc từ sự ổn định của nền kinh tế - xã hội, do đó xu hướng biến động của nền kinh tế phần nào tác động tới tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp,đặc biệt là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không - doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực chịu sự tác động lớn của nền kinh tế.
Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng, phân tích các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không, thông qua các phương pháp khoa học, Luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:
Thứ nhất: Hệ thống những lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở nhận thức rõ sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính đối với những người quan tâm tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp, Luận văn đã xác định nội dung phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp theo cách phân tích Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính.
Thứ hai: Từ những lý luận khoa học mà Luận văn đã nghiên cứu và trình bày Luận văn đã áp dụng vào thực tế phân tích báo cáo tài chính và đánh giá năng lực tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không.
Thứ ba: Sau khi tính toán các chỉ tiêu phân tích và so sánh đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không, luận văn đã tổng hợp và đúc kết ra những điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của công ty;
Thứ tư: Luận văn đã đề xuất ra một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không trong; thời gian tới. Qua phân tích tình hình tài chính ta thấy, nhìn chung tình hình tài chính của Công ty khá tốt tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn Sau thời gian nghiên cứu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không, kết hợp với những lý luận đã học ở trường tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần XNK hàng không” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình Qua việc phân tích kết quả Công ty đã đạt được và những tồn tại màCông ty cần khắc phục, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhàm nâng cao năng lực tài chính của Công ty trong thời gian tới Hy vọng rằng với khả năng còn hạn chế, tôi có thể đóng góp phần nào vào quá trình phát triển của Công ty.
1 Bộ Tài chính (2002), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hà Nội.
2 Bộ tài chính (2002), Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001, Hà Nội.
3 Bộ tài chính (2006), Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định sổ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hà Nội.
4 Bộ tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán số 21, Hà nội
5 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không, Báo cáo tài chính năm
6 Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lâm Thị Thư (2013) với đề tài “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chỉnh tại Tổng công ty khoáng sản Việt Nam”
7 Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Vân Anh (2011) với đề tài
“Phân tích báo cáo tài chỉnh của công ty cổ phần Thép Nam Kim”
8 Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2013) với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An ”
9 Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Trịnh Thị Hà (2007) với đề tài
“Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn Hòa Phát”
10 Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Vũ Thị Kim Lan (2004) với đề tài
“Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chỉnh tại Công ty cổ phần Vinamilk”
11 Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Trần Thị Minh Hương (2008) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng Công ty hàng không Việt Nam ”
12 Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
13 Nguyễn Thị Đông (1997), Lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
14 Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
15 Nguyên Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kỉnh doanh , Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
16 Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995), Ke toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê TP Hồ Chí Minh
17 Website www.nasco.com.vn
1 BCTC của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không năm 2014
2 BCTC của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không năm 2015
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Phúc minh, Sóc Sơn , Hà Nội
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2014 Đơn vị tính: VNĐ
Thuyết minh Tại ngày 31/12/2014 Tại ngày 01/01/2014
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4,1 116.738.385.628 14S.183.099.123
2 Các khoản tương đương tiền 112 71.000.000.000 109.222.500.000
II Các Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 -
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 27.900.754.225 36.0T2.562.5S0
1 Phải thu của khách hảng 131 4.2 26.329.610.149 31.896.453.748
2 Trả trước cho người bán 132 4.3 1.914.748,932 2.383.711.253
3 Các khoản phải thu khác 135 4.4 657.670.780 2.363.573.589
4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 4.2 (1.001.275.636) (571.176.Q00)
V Tài sản ngắn hạn khác 150 1.730.315.117 683.981.573
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 742.058.817 101.156,667
2 Tài sản ngẳn hạn khác 158 988.256,300 582.824.906
I Các khoản phải thu dài hạn 210 -
II Tài sàn cố định 220 45.125.189.188 31.614.061.379
1 Tài sản cố định hữu hình 221 4.6 37.360.247.636 22.341.339.828
Giá trị hao mòn lũy kế 223 (81.363.201.983) {75.441.627.113)
2 Tải sản cổ định vô hình 227 853.159.219 6.250.000
Giá trị hao mòn lũy kế 229 (967.274.335) (907.583,554)
3 Chi phi xây đựng cơ bản dở dang 230 4.7 6.911.782,333 9.266.471.551
III Bất động sản đầu tư 240 - -
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 6,694.690,000 6.694.690.000
1 Đầu tư dài hạn khác 258 4.8 6,694,690.000 6.694.690,000
V Tài sản dài hạn khác 260 5.363.974.676 4.827.754,706
1 Chi phí trà trước dài hạn 261 4.9 4.892.113.676 4,381.458.972
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - 5.234.734
3 Tài sản dải hạn khác 268 471.861.000 441.061.000
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên đóng dấu)
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Phúc minh, Sóc Sơn , Hà Nội
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP (TIẾP)
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2014 Đơn vị tính: VNĐ
Số Thuyết minh Tại ngày 31/12/2014 Tại ngày 01/01/2014
1 Vay và nợ ngắn hạn 311 - 4.278.500,000
3 Người mua trả tiền trước 313 31.138.806 2.274.550
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 4.11 1.161.009,999 8.926.418,364
5 Phải trả ngưởi lao động 315 23.129.306.720 21.788.085.933
7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 4.13 3.790.194.999 8.122.733,984
8 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 1.335.075.819 3.009.674.988
1 Phải trả dài hạn khác 333 249.390.525 -
2, Vay và nợ dài hạn 334 - 3.880.980.000
1 vổn đầu tư của chủ sở hữu 411 83.157.640.000 83.157.640.000
3 Quỹ đầu tư phát triển 417 21.686.066.244 9.998.818.393
4 Quỹ dự phòng tài chính 418 6.968.117.351 8.315.764.000
5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 3,969.213.452 3.969.213.452
6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 28.568.293.626 30.827.797,528
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 - -
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐÓI KẾ TOÁN TỔNG HỢP
1 Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi, ký cược: 30.832.252.588 46.150.725,966
+ Công ty TNHH DFS (Việt Nam) - Kho A 18.928.126.713 46.150.725.966
+ Công ty TNHH DEF (Việt Nam) - Kho B 5,655.350.030 -
+ Viện Đá quý Trang sức 6.248,775.845 -
2 Nợ khó đòi đã xử lý 633.087.400 633.087.400
3 Ngoại tệ các loại (USD) 673,321,95 1.090.069,84
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên đóng dấu)
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Phúc minh, Sóc Sơn , Hà Nội
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG HỢP
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2014 Đơn vị tính: VNĐ
Số TM Năm 2014 Năm 2013 (Trình bày lại)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 573.175.633.226 591.055.536.932
3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 5.1 573.175.633.226 591.055.536.932
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 210.092.172.397 207.982.091.612
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.3 20.904.902.832 23.167.312.168
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1.154.157.791 1.497.368.889
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.6 25.939.012.144 19.389.758.103
10, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 38.596.021.828 46.988.273.683
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 40.090.753.746 62.472.003,822
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 5.7 3.326.729.685 8.983.108.398
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 - 21,298.224
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 36.764.024.061 53.467.597.200
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 4.14.4 4.345 6.351
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên đóng dấu)
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Phúc minh, Sóc Sơn , Hà Nội
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỔNG HỢP
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2014 Đơn vị tính: VNĐ
I LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2 Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao tài sản cố định 02 5.8 10.591.988.827 9.299.992.099
- Trích lập/(hoẳn nhập) dự phòng 03 430.099.636 (139.994.550)
- Lỗ/(lãi) chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04 62.234.488 (185.388.752)
- (Lãi) từ hoạt động đầu tư 05 (20.717.753.519) (18.637.964.803)
3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 08 31.611.480,969 54.306.016.665
- Giảm/(tăng) các khoản phải thu 09 7.297,126.539 (4.191.683.582)
- (Giảm)/tăng các khoản phải trả 11 (59,301.086.822) 12.142.889.028
- (Tăng) chi phi trả trước 12 (755.908.618) (1.668.920.433)
- Lãi tiền vay đã trả 13 (1.154.157.781) {1497,368.889)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 5.7 (10.012.927,971) (6.597.893.101)
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 - 208.706.685
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16 - (290.988.641)
Lưu chuyền tiển thuần từ hoạt động kinh doanh 20 8.884.457.439 53.492.619.4e7
II LƯU CHUYỂN TIÈN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẢU TƯ
1 Tiền chi để mua sắm, XD TSCĐ và các TS dài hạn khác 21 (21.801.888.804) (16.737.978.054)
2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ & TS dài hạn khác 22 135.849.091 909.086.499
3 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 - 37.242,000.000
4 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 20.581.904.428 21.317,803.829
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (1.084.135.285) 42.580,912.274 Ill LƯU CHUYỂN TIÈN TỪ HOẠT ĐỘNG TẢI CHÍNH
1 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 7,600,000.000 1.481.000.000
2 Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (15.759.480,000) (3.900,000,000)
3 Cồ tức, lợi nhuận đả trả cho chủ sở hữu 36 4,14.1 (28.077.130.366) (54.884.042.400)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 (36.236.610.366) (57.303.042,400) LƯU CHUYÉN TIỀN THUÀN TRONG NĂM 50 (28.436,288.212) 38.870.489.361 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 4,1 145.183.099.123 106.312.609.762 Ằnh hường của thay đổi tỷ giả hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 (8.425.263) -
Tiền và tương đương tiền cuổi năm 70 4.1 116.738.385.628 145.183.099.123
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên đóng dấu)
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Phúc minh, Sóc Sơn , Hà Nội
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2015 Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Tại ngày 31/12/2015 Tại ngày 01/01/2015
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4.1 136.803.486.595 116.738.385.628
2 Các khoản tương đương tiền 112 97.000.000,000 71.000.000.000
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - -
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 29.876.238.512 27.900.754.225
1 Phải thu của khách hàng 131 4.2 24.333.480.661 26.329.610.149
2 Trả trước cho người bán 132 4.3 5.997.772.406 1.914.748,932
3 Các khoản phải thu khác 135 718.484.931 657.670.780
4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 4.2 {1.173.499.486) (1.001.275.636)
2 Dự phòng giảm giả hàng tồn kho 149 (19.478.395) -
V Tài sản ngắn hạn khác 150 5.656,950.672 1.730.315.117
1 Chi phí trả trước ngẳn hạn 151 636.370.976 742.058.817
2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 2.128.485.959 -
3 Thuế vả các khoản khác phải thu Nhà nước 154 424.374.989 -
4 Tài sản ngắn hạn khác 158 4.5 2,467.718.748 988.256.300
I Các khoản phải thu dài hạn 210 - -
II Tài sàn cố định 220 67.813.095.327 45.125.189,188
1 Tài sản cổ định hữu hình 221 4.6 42.874,732.232 37.360,247.636
Giá trị hao mòn lũy kế 223 (90.277.677,003) (81.363.201.983)
2 Tài sản cố định vô hình 227 626.509.219 853.159.219
Giá trị hao mòn lũy kế 229 (1.193.924.335) (967.274.335)
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 4.7 24.411.853.876 6,911.782,333
III Bất động sản đầu tư 240 - -
IV Các khoản đầu tư tài chinh dài hạn 250 6.694.690.000 6.694.690.000
1 Đầu tư dài hạn khác 258 4.8 6.694,690.000 6.694.690.000
V Tài sản dài hạn khác 260 2.729.873.772 5.363.974.676
1 Chi phí trả trước dài hạn 261 4.9 2.161.496.384 4.892.113.676
2 Tải sản thuế thu nhập hoón lại 262 217.517.388 ằ
3 Tài sản dài hạn khác 268 350.660.000 471.861.000
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên đóng dấu)
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Phúc minh, Sóc Sơn , Hà Nội
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP (TIẾP)
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2015 Đơn vị tính: VNĐ
NGUỒN VỐN Mã số Thuyết minh Tại ngàỵ 31/12/2015 Tại ngày 01/01/2015
1 Vay và nợ ngắn hạn 311 4.10 2.661.552.368 -
3 Người mua trả tiền trước 313 21.573.956 31.138.806
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhả nước 314 4.12 1.401.754.593 1,161009,999
5 Phải trả người lao động 315 35.505.617.334 23,129.306.720
7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 4.13 5.124.386.296 3.790.194.999
8 Quỹ khen thường, phúc lợi 323 3.952.602.724 1.335.075.819
1 Phải trả dài hạn khác 333 223.310.525 249.390.525
2 Vay và nợ dài hạn 334 4.14 10.646.209.470 -
3 Doanh thu chưa thực hiện 338 5.309.084 -
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 83.157.640.000 83.157,640.000
3 Quỹ đầu tư phát triển 417 23.604.715.043 21.686.066.244
4 Quỹ dự phòng tài chính 418 6.968.117.351 6.968.117.351
5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 3.969.213.452 3,969.213.452
6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 24.866.939.062 28.568,293,626
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 - -
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Chỉ tiêu Thuyết minh Tại ngày
1 Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi, ký cược: 41.469.811.837 30.832.252.588
+ Công ty TNHH DFS (Việt Nam) - Kho A 26.567.369.226 18.928,126,713
+ Còng ty TNHH DEF (Việt Nam) - Kho B 8.824.683.058 5-655.350.030
2 Nợ khó đòi đã xử lý 633.087,400 633.087,400
3 Ngoại tệ các loại (USD) 389.720,51 673.321,95
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên đóng dấu)
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Phúc minh, Sóc Sơn , Hà Nội
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG HỢP
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2015 Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU Mã sổ TM Năm 2015 Năm 2014
1, Doanh thu bán hàng và cung cẩp dịch vụ 01 622.202.624.023 573.175.S33.226
3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 5.1 61S.514.041.748 573.175.633.226
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 233.127,719.158 210.092.172,337
6, Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.3 12.724.061.337 20.904.902.832
- Trong đó: Chí phí lãi vay 23 10.852.894 1.154.157.791
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.6 33.171.233.545 25.939.012.144
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 35.584.606.001 38.596.021,828
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 36.640,515,522 40.090,753.746
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 5.7 3.920.769.717 3 326 723 685
16, Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 (217.517,388) -
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 32.937.263.193 36.TS4.024.061
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 4.15.4 3.888 4.345
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên đóng dấu)