1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc

43 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 575 KB

Nội dung

Phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trư

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề.

Phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai

là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các

cơ sở kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng Trải qua nhiều thế hệnhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai nhưngày nay”

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia,

là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất.C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần đểsinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bảntrong nông, lâm nghiệp”

Đối với nước ta một nước đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN thì việc quản lý

và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý là vô cùng quan trọng Luật đấtđai năm 2003 đã khẳng định : “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diệnlàm chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Để tiến hành quản lý chặt chẽ đất đai về mặtquản lý Nhà nước, thì mỗi cấp, mỗi ngành cần phải thực hiện các văn bản pháp luậtcủa Nhà nước Nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hiệuquả, hợp lý và tiết kiệm hơn, đảm bảo môi trường trong sạch và phát triển bền vữngcác nguồn tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng góp phần quan trọng vào chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra trong thời kỳ công nghiệphoá - hiện đại hoá đất nước

Huyện Thăng Bình là một Huyện nằm ở phía Bắc của Tỉnh Quảng Nam cáchTỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 25km, là một Huyện nằm trung tâm thuộc khu vực phát triểnnăng động của tỉnh Thăng Bình có diện tích tương đối rộng với tổng diện tích tựnhiên là 38.560,24 ha, các loại đất phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, với lợi thế về

vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Thăng Bình đã và đang có nhiều thuận lợi đểphát triển kinh tế - xã hội Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyệncũng đang phát triển mạnh, tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ vàsâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai cũng gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho cácngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung Điều này đòi hỏi UBND, phòng TNMThuyện Thăng Bình phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằmkhai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý, chính vì vậy mà côngtác quản lý sử dụng đất đai phải được chú trọng và quan tâm Hiện nay, công tác quản

lý đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bên cạnh những kết quả đạtđược vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế Do đó công tác QLNN về đất đai phải được đưalên hàng đầu để thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả vàkhoa học

Trang 2

1.2 Mục đích, Yêu cầu.

1.2.1 Mục đích

- Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệuquả và khoa học góp phần giảm thiểu các quy hoạch sử dụng đất không đúng mụcđích, yêu cầu đặt ra

- Thông qua đánh giá tình hình QLNN về đất đai tại huyện Thăng Bình, tỉnhQuảng Nam giai đoạn 2007 – 2011, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác QLNN về đất đai cho địa phương trong năm tới

- Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hóa việc giao đất, chothuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch

- Khai thác sử dụng đất một cách có hiệu quả, đúng pháp luật, trên cơ sở tiếtkiệm, ổn định lâu dài, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái

Kết quả nghiên cứu phải mang tính khoa học và thực tiễn, những giải pháp đặt

ra phải mang tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và điềukiện thực tế của địa phương

Phải phân tích đánh giá đúng thực trạng về tình hình QLNN về đất đại trên địabàn huyện, từ đó rút ra kinh nghiệm về công tác QLNN về đất đai và đề xuất ý kiến

để thực hiện tốt công tác QLNN về đất đai trong những năm tới

Trang 3

PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước, trở thành một hệthống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng không đúngmục đích hoặc bỏ hoang, bỏ hóa làm cho đất xấu đi

- Thống kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chínhvềhiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hailần thống kê

- Kiểm kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp đánh giá trên hồ sơ địa chính vàtrên thực trạng về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến độngđất đai giữa hai lần kiểm kê

- Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật vàpháp chế của Nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệuquả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cá nước, tổ chức

sử dụng đất như một tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nâng cao hiệu quả sản xuất

xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường

- Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai thể hiện các thửa đất

và các yếu tố địa lý có liên quan được đo vẽ ở tỷ lệ lớn thống nhất trên toàn quốc theođơn vị hành chính xã phường thị trấn và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận

2.1.2 Tổng quan về hệ thống quản lý nhà nước về đất đai.

2.1.2.1 Đặc điểm về đai đai.

Đất đai được hình thành do quá trình phong hoá của đá mẹ dưới tác động củanhiều yếu tố bao gồm: đá mẹ, sinh vật, địa hình, khí hậu, thời gian và con người

Còn đất đai theo định nghĩa của FAO thì đất đai được hiểu là: “đất đai là mộtdiện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố hình thành nên môitrường sinh thái ngay cả trên và dưới bề mặt đất”

Đất đai có tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuấtnào Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng và có giá trị cố định trongkhông gian không thể thay thế, thay đổi theo chủ quan mong muốn của con người,chính đặc điểm này là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về giá trị của đất đai ở những

vị trí khác nhau

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp

Là một vật thể tự nhiên đồng thời cũng là nơi sản xuất ra của cải vật chất cho xã hộiđảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển

Trang 4

Đất đai là một tài sản đặc biệt, nếu quá trình sử dụng loại tài sản này với hìnhthức khác nhau và có mức đầu tư khác nhau thì nó mang lại hiệu quả về sản xuất và

xã hội cũng khác nhau

Với nông nghiệp, đất không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cầnthiết cho sự tồn tại của ngành này mà nó còn là yếu tố quyết định cho sản xuất Việcsản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc vào quá trình sinh học tựnhiên Đất có hai chức năng đặc biệt quan trọng :

- Đất là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sảnxuất

- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng các yếu

tố cần thiết để đảm bảo cho cây trồng tồn tại và phát triển Đất được xem là tư liệu sảnxuất đặc biệt và chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và là tư liệu sản xuất không thểthay thế

Ngoài ra đất còn có các đặc điểm khác biệt so với các tư liệu sản xuất khác

- Đặc điểm tạo thành: Mọi tư liệu sản xuất khác đều là sản phẩm của lao động,còn riêng đất là sản phẩm của tự nhiên Đất có trước lao động và là điều kiện của laođộng Đất xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người, chỉ khitham gia vào quá trình sản xuất đất mới trở thành tư liệu sản xuất

- Tính hạn chế về mặt số lượng: Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn cùng với sựphát triển của sức sản xuất các tư liệu sản xuất khác tăng lên về mặt số lượng và tốtlên về mặt chất lượng còn đất có giới hạn về số lượng trong lục địa

- Tính không đồng nhất: Đất là tư liệu sản xuất có vị trí không thể thay đổitrong không gian, làm cho các mảnh đất khác nhau cũng khác nhau về giá trị

- Tính không thay thế: Trong quá trình sản xuất con người có thế thay thế tưliệu sản xuất này bằng tư liệu sản xuất khác còn đất thì không thể thay thế

- Tính vĩnh cửu: Trong quá trình sản xuất mọi tư liệu sản xuất khác bị hao mòn,

hư hỏng, bị đào thải còn đất là tư liệu sản xuất vĩnh cửu, không bị thời gian phá huỷ.Đồng thời nếu sử dụng hợp lý đất không bị hư hỏng mà còn tăng sức sản xuất và hiệuquả sử dụng

Qua đó ta thấy được đất đai là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng của conngười Vì vậy phải có sự quan tâm đúng mức trong quản lý đất đai sẽ làm cho hiệuquả lao động của con người tăng lên, môi trường sinh thái sẽ được đảm bảo, là cơ sởcho phát triển bền vững…

2.1.2.2 Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai.

Luật đất đai 2003 quy định tổ chức hệ thống cơ quan quản lý đất đai như sau:

- Hệ thống cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ươngđến cơ sở

- Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ TNMT

- Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố thuộcTrung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Trang 5

- Cơ quan quản lý đất đai ở cấp nào trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước ởcấp đó.

- Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lýthống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩavụ

Sơ đồ: Cơ cấu quản lý nhà nước về đất đai.

2.1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003 Quốc Hội đã thông qua Luật đất đai 2003 Tạiđiều 6 luật này Nhà nước quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai:

1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổchức thực hiện các văn bản đó

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồđịa chính

Bộ Tài Nguyên và Môi

Trường

Sở T

ài Nguyê

n và M

ôi

Trường

Phòng Tài Nguyên và

Môi Trường

UBND

xã, phường,

thi trấn

UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc

tỉnh

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương

Cán bộ địa chính xã,

phường, thị trấn

Chính phủ

Trang 6

3 Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ hành chính, bản đồ hiệntrạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất

6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất

7 Thống kê, kiểm kê đất đai

8 Quản lý tài chính về đất đai

9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trườngbất động sản

10 Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử

2.2.1 Tổng quan tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta.

Vấn đề ruộng đất thuộc loại vấn đề chính trị và tác động đến sự phát triển kinh

tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển

“Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng và phát triển bềnvững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế”

* Thời kì phong kiến.

Đất nước ta với bề dày lịch sử rất đáng tự hào qua 4000 năm văn hiến, riêng vềlịch sử quản lý đất đai và đo đạc cũng đã được Quốc Tế thừa nhận Năm 1428, triềuhậu Lê bắt đầu việc kiểm kê lập sổ sách đất đai, vua Lê Thánh Tông đã cho thành lậpbản đồ tổng hợp Quốc gia đầu tiên mang tên Hồng Đức Đồ Bản (1490) Dưới triềuNguyễn, Luật Gia Long có 14 điều nhằm điều chỉnh quan hệ nhà, đất và thuế lúa.Năm 1834, nhà Nguyễn đã cho thành lập bản đồ Quốc gia lần thứ hai, mang tên ViệtNam thống nhất toàn đồ, đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổnước ta

* Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.

Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp điều chỉnh lại quan hệ đất đai theopháp luật của Pháp: công nhận quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai và đánh thuếnông nghiệp rất cao ngoài các thứ thuế bất hợp lý khác, bên cạnh đó Pháp còn lập hệquy chiếu Bomb cho nước ta, đo đạc, thành lập bản đồ địa hình theo toạ độ, lập sổ địabạ

* Thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 thành công đến năm 1986.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách về đất đai với những chủ trương:

Trang 7

khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp để chống đói cho dân, Luật cải cách ruộng đất(14/12/1953) được Quốc hội thông qua nhằm thực hiện triệt để khẩu hiệu người cày

có ruộng

Ngày 3/7/1958, Cơ quan QLNN về đất đai đầu tiên của nước Việt Nam DânChủ Cộng hòa được thành lập, đó là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài Chính với chức năngchủ yếu là quản lý ruộng đất để thu thuế nông nghiệp

Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1960 đã xác lập quyền sởhữu toàn dân, quyền sở hữu tập thể về đất đai Lúc này, sở địa chính được chuyển từ

Bộ Tài Chính sang Vụ Quản Lý Ruộng đất thuộc Bộ Nông nghiệp với chức năngquản lý sử dụng đất nông nghiệp, cải tạo và mở mang ruộng đất

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, hàng loạt các văn bản được ban hànhnhằm tổ chức lại hệ thống địa chính và hoàn thiện chính sách sử dụng đất đai, ngày07/11/1979, Tổng Cục Quản lý ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lýruộng đất ở địa phương thuộc UBND các cấp được thành lập Đại hội Đảng toàn quốclần thứ VI (12/1986) đánh dấu bước ngoặt phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội ởViệt Nam và khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi toàn diện ở Việt Nam bằng cácchính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp: coi vấn đề lương thực - thực phẩmtrở thành một trong ba chương trình mục tiêu đổi mới kinh tế Hiến pháp năm 1980ban hành quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân,được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch Tuy nhiên trong thờigian này, chúng ta chưa có một hệ thống quản lý đất đai đủ mạnh trên phạm vi toànquốc, chưa thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc, Nhà nước mớichỉ quan tâm tới việc quản lý và các chính sách đối với đất nông nghiệp nên đã dẫnđến việc giao đất và sử dụng các loại đất tùy tiện, chuyển mục đích sử dụng các loạiđất không theo quy hoạch

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Quảng Nam.

Với tổng diện tích tự nhiên là 1.040.683 ha, tỉnh Quảng Nam có 9 loại đất khácnhau gồm: cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đấtthung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Quan trọng nhất là nhóm đất phù sathuộc hạ lưu các con sông thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rauđậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây côngnghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu,

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.040.683 ha Đã sử dụng 651,5 nghìn havào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

- Đất sử dụng vào nông nghiệp là 106,8 nghìn ha (10,3% diện tích đất tự nhiêncủa tỉnh)

- Đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp 430.033 ha (41,33% diện tích tự nhiêntoàn tỉnh) Đất sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, kho tàng cơ sở khác

là 25,6 nghìn ha (2,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh)

Trang 8

- Diện tích đất ở có 6.980 ha (chiếm 0,67% diện tích tự nhiên) trong đó đất ở đôthị có khoảng 1000 ha và đất ở nông thôn là 5.980 ha.

- Diện tích đất chưa sử dụng có 466.951 ha (44,87% diện tích tự nhiên), trong

đó đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng còn lớn, đặt ra vấn đề cần phủxanh vùng đất này

Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trên cho thấy, việc sử dụng lãnh thổ hiện nay chủyếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp Trong thời gian tới, với sự tác động của côngnghiệp hoá sẽ có những thay đổi cơ cấu sử dụng đất Vấn đề đặt ra là làm thế nào đểgiữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được những đất rừng có vai tròphòng hộ và có hướng sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đấtđồi núi chưa sử dụng Đó là các vấn đề cần tính đến trong quy hoạch tổng thể kinh tế -

xã hội tỉnh

Trong thời gian qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, SởTNMT tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tácQLNN về đất đai

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường xuyên được sự quantâm chỉ đạo của các cấp các ngành nên tình hình sử dụng đất đạt kết quả cao SởTNMT tỉnh Quảng Nam thường xuyên chỉ đạo Phòng TNMT các huyện trong côngtác quản lý chặt chẽ quỷ đất địa phương, nhờ đó đến nay việc lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định của phápluật

Ranh giới hành chính xã, phường, thị trấn theo bản đồ, hồ sơ địa chính đã đượcxác lập theo Chỉ thị 364/CP và theo các quy định về điều chỉnh địa giới của Thủtướng Chính phủ Năm 2007 thực hiện Nghị định số 85/2005/NĐ- CP của Chính phủngày 07/7/2007 về việc thành lập các xã mới thuộc huyện Điện Bàn và Núi Thànhtỉnh Quảng Nam thì ranh giới và diện tích tự nhiên của xã thuộc huyện Núi Thành vàhuyện Điện Bàn được điều chỉnh theo Nghị định nêu trên và năm nay đã đi vào ổnđịnh

Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai cũng được Tỉnh chútrọng nên trong thời gian qua việc khiếu kiện đông người có xu hướng giảm mạnh,không xảy ra điểm nóng UBND Tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành đều bố trí tiếpcông dân theo quy định Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấpđất đai được kịp thời,đạt kết quả khá tốt

Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Namtrong thời gian qua đã đạt được những kết quả và đã hoàn thành một số khâu trongcông tác QLNN về đất đai, đã thúc đẩy việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả Kếtquả trên đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, an ninhquốc phòng được ổn định

2.2.3 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Thăng Bình.

Cũng như thực trạng QLNN về đất đai của Tỉnh thì huyện thăng bình cũng có 9loại đất khác nhau gồm: cồn cát và bãi cát trắng vàng, đất mặn, đất phù sa, đất xám

Trang 9

trên phù sa cổ và sản phẩm hồng tích, đất đỏ trên đá Macma axit, đất nâu vàng trênphù sa cổ và sản phẩm của hồng tích, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất xói mòntrơ sỏi đá, vàng đỏ biến đổi do trồng lúa Quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạlưu các con sông, suối thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu;nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây côngnghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu…

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 38.560,24 ha Đã sử dụng 35.566,79 havào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

- Đất sử dụng vào nông nghiệp là 24.940,23 ha (chiếm 64,68% diện tích đất tựnhiên của huyện)

- Đất sử dụng vào phi nông nghiệp 10.626,46 ha (chiếm 27,56% diện tích tựnhiên của huyện)

- Diện tích đất ở năm 2010 là 3.389,68 ha trong đó đất ở đô thị có khoảng185,89 ha và đất ở nông thôn 3.203,79 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng có 2.993,45 ha (chiếm 7,76% diện tích tự nhiên),trong đó đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng còn lớn, đặt ra vấn đề cầnphủ xanh vùng đất này

Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trên cho thấy, việc sử dụng đất đai hiện nay chủyếu vào nông nghiệp và phi nông nghiệp nhưng chưa khai thác hết được tiềm năngcủa đất nông nghiệp, và cần phải tiến hành khai thác nguồn đất chưa sử dụng đưa vào

sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp để góp phần nâng cao hiệuquả kinh tế Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có nhữngthay đổi cơ cấu sử dụng đất Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được quỹ đất nôngnghiệp có năng suất cao, giữ được những đất rừng có vai trò phòng hộ và có hướng sửdụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng Đó

là các vấn đề cần tính đến trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường xuyên được sự quantâm chỉ đạo của các cấp các ngành nên tình hình sử dụng đất đạt kết quả cao SởTNMT tỉnh Quảng Nam thường xuyên chỉ đạo Phòng TNMT huyện trong công tácquản lý chặc chẽ quỷ đất địa phương, nhờ đó đến nay việc lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định của phápluật

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Các vấn đề trong công tác sử dụng và QLNN về đất đai của huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2007-2011

3.2 Nội dung nghiên cứu.

- Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình

Trang 10

- Đánh giá tình hình QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn2007– 2011.

- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLNN về đất đai tại địa bànhuyện Thăng Bình

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình trong năm tới

3.3 Phương pháp nghiên cứu.

3.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

Để điều tra, thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho chuyên đề được thực hiện cácphương pháp sau:

- Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý như:

+ Báo cáo đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ThăngBình

+ Kết quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai huyện Thăng Bình qua cácnăm: 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện

+ Bản đồ đánh giá đất đai của huyện

+ Các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bànhuyện

- Điều tra phỏng vấn chuyên gia, cán bộ quản lý địa phương và người sử dụngđất

3.3.2 Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích.

- Thông kê các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý đất đai của địa phương tronggiai đoạn 2007 – 2011 và một số tài liệu có liên quan

- So sánh tài liệu, số liệu và tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập qua những năm

và tiến hành phân tích các tài liệu, số liệu đó

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu.

- Xử lý số liệu theo phần mềm Excel

- Minh họa bằng bản đồ

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thăng Bình.

Thăng Bình "cửa ngõ phía Bắc của Thủ phủ Quảng Nam", là miền đất "đầucầu" của các tỉnh nam trung Trung Việt, cửa ngõ xuất quân của đoàn quân đi mở sinh

lộ vào miền Nam…

Trong suốt nhiều thế kỷ từ khi hình thành đến nay nhân dân Thăng Bình đãchung sức, chung lòng chống chọi với thiên tai, họa hạn, xây dựng quê hương, bảo vệđất nước, đã hun đúc nên phẩm chất và phong cách tốt đẹp của người dân Phủ Thăng:cần cù, dũng cảm, trung thực, nghĩa tình, yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất

4.1.1 Điều kiện tự nhiên.

4.1.1.1 Vị trí địa lý.

Trang 11

Thăng Bình là một huyện thuộc duyên hải Miền trung, nằm Trung tâm của TỉnhQuảng Nam (Được chia thành 3 vùng lãnh thổ: Vùng Đông là vùng đất ven biển,vùng trung là vùng đồng bằng phù sa, vùng Tây là vùng đồi núi thấp).

Có toạ độ địa lý như sau:

* Ranh giới hành chính được xác định:

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính,bao gồm xã Bình An, Bình Trung, Bình

Tú, Bình Quý, Bình Quế, Bình Triều, Bình Trị, Bình Phục, Bình Hải, Bình Giang,Bình Minh, Bình Đào, Bình Dương, Bình Nguyên, Bình Định Bắc, Bình Định Nam,Bình Sa, Bình Nam, Bình Chánh, Bình Lãnh và Thị Trấn Hà Lam

Huyện Thăng Bình có vị trí địa lý khá thuận lợi, quốc lộ 1A, 14E, đường sắtBắc – Nam, đường ĐT 603 là trục đường chính kết nối huyện với các tỉnh phía Bắc,phía Nam, cửa ngỏ đi các huyện phía Tây của tỉnh Có bải biển kéo dài 25 km là mộttiềm năng và lợi thế để phát triển nghành du lịch của huyện Nằm trong vùng kinh tếphát triển trọng điểm của tỉnh nên huyện có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội

4.1.1.2 Địa hình.

Là huyện trung du nhìn chung rất phức tạp, cao ở hướng Tây và thấp dần vềhướng Đông Các sông suối chảy qua đều bắt nguồn từ phía Tây và đổ về sôngTrường Giang Phía Tây có dãy núi cao tiếp giáp với huyện Tiên Phước và vùng đồi

gò nhấp nhô, vùng đồng bằng có nhiều khe, lạch và gò thấp nhô lên tạo tính phức tạp.Địa hình chia thành ba dạng chính như sau:

- Dạng địa hình trung du miền núi:

Gồm các xã: Bình Phú, Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Nam, Bình Định Bắc,Bình Quế và Bình Chánh

- Dạng địa hình vùng đồng bằng:

Gồm các xã: Bình Quý, Bình Trung, Bình Tú, Bình An, Bình Phục, BìnhNguyên, Thị Trấn Hà Lam

- Dạng địa hình vùng cát ven biển:

Gồm các xã: Bình Dương, Bình Hải, Bình Nam, Bình Minh, Bình Đào, Bình

Sa, Bình Giang, Bình Triều

4.1.1.3 Khí hậu.

Trang 12

Huyện Thăng Bình thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Theo số liệu quantrắc các trạm thủy văn Tam Kỳ thì huyện Thăng Bình có các yếu tố khí hậu sau:

* Nhiệt độ:

- Trung bình trong năm : 25oC

- Nhiệt độ cao tuyệt đối : 40,9oC

- Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 10,2oC

- Biên độ ngày và đêm là : 8,7oC

* Độ ẩm và lượng bốc hơi nước:

Độ ẩm trung bình trong năm là 82%, lượng bốc hơi nước trung bình trong năm

là 1.354 mm

* Gió:

Có 2 hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam

- Gió Đông Bắc: thường xảy ra mưa to, tốc độ gió có lúc đến 20 m/s bắt đầu từ

Ngoài ra huyện còn có một số suối nhỏ như: Suối La Ngà, suối Phú Xuân, SuốiTrường An, suối Cẩm Tú, Suối Điện An, Suối Ngọc Phô, Suối Bình Chánh, song cácsuối này đều ngắn và hẹp, lưu lượng nước không lớn

Hiện nay sông Trường Giang đang nạo vét lòng sông, xây dựng các đoạn kèxung yếu góp phần khơi thông dòng chảy, phát triển giao thông đường thủy trong thờigian đến

4.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên.

4.1.1.4.1 Tài nguyên đất.

Do đặc điểm địa hình, địa thế của Huyện đã tạo nên thành 2 tổ hợp đất chính đólà: Tổ hợp đất đồi gò ( tập trung ở các xã vùng Tây và phần lớn các xã vùng Trung)

và Tổ hợp đất cồn cát ven biển (tập trung ở các xã vùng Đông)

Chính từ những đặc tính của 2 tổ hợp đất đó đã tạo nên nhiều nhóm đất chính:

Trang 13

a) Đất cồn cát và bãi cát trắng vàng (C): Được phân bố ở các xã ven biển và ven sôngTrường Giang, thuộc các xã Bình Dương, Bình Giang, Bình Minh, Bình Đào, BìnhSa , có diện tích là 12.574 ha chiếm 32,6% tổng diện tích tự nhiên

b) Đất mặn (M): Được phân bố ở ven sông Trường Giang, có diện tích là 1.200 hachiếm 3,1% diện tích tự nhiên

c) Đất phù sa (P): Có diện tích là 6.980 ha chiếm 18,1% diện tích tự nhiên

d) Đất xám trên phù sa cổ và sản phẩm hồng tích (X): Nhóm đất này có diện tích là7.091 ha chiếm 18,4% diện tích tự nhiên

e) Đất vàng đỏ trên Đá Macma axit(Fa): Có diện tích là 2.448 ha chiếm 6,3% diệntích tự nhiên

f) Đất nâu vàng trên phù sa cổ và sản phẩm của hồng tích (Fp): Có diện tích là 1.254

ha chiếm 3,2% diện tích tự nhiên

g) Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Có diện tích là 2.208 ha chiếm 6,1% diệntích tự nhiên

h) Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Có diện tích là 633 ha chiếm 1,6% diện tích tự nhiên.i) Đất vàng đỏ biến đổi do trồng lúa (Fl): Diện tích là 1.576 ha chiếm 4,1% diện tích

Hệ thống sông suối của huyện có 2 con sông chính chảy qua địa bàn huyện đó

là sông Trường Giang và sông Ly Ly

Vùng Đông có sông Trường Giang: có chiều dài là 30 km, lòng sông rộng trungbình 100 m Sông Ly Ly chạy qua địa bàn huyện Thăng Bình khoảng 3 km (BìnhĐịnh Bắc) và cũng là ranh giới giữa 2 huyện Thăng Bình và Quế Sơn, lòng sông rộngkhoảng 40 m

Ngoài ra còn có nhiều khe suối lớn như suối La Nga, suối Phúc Xuân, suốiBình Chánh, suối Ngọc Phô, suối Cách, suối Cẩm Tú đều bắt nguồn từ phía TâyNam của huyện và đã tạo nên các hồ, đập, ao Hồ Cao Ngạn: có diện tích lưu vực4,78 km2, hồ Phước Hà có diện tích 11,48 km2 phục vụ tưới được trên 700 ha đất nôngnghiệp

Trang 14

Hiện nay bức tranh hiện trạng rừng của huyện Thăng Bình tương đối phong phú.Rừng sản xuất là 5.728,4 ha chiếm 14,86%, rừng phòng hộ 3.212,86 ha chiếm 8,33%.Được thực hiện qua các dự án: 2780 – 4304 – 327 – 661 và dự án Pacsa

4.1.1.4.4 Tài nguyên khoáng sản.

Mặc dù chưa có số liệu thăm dò về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.Nhưng qua khảo sát cho ta thấy: tại các xã vùng Đông của huyện có cát Thạch Anh(SiO2) là nguyên liệu để làm thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn Ở vùng Tây có nhiều đấtsét dùng để làm gạch, ngói… Mỏ vàng sa khoáng ở Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Quế và

đá Granit

4.1.1.4.5 Nguồn lợi thuỷ sản.

Thăng Bình có chiều dài bờ biển là 25 km, là vùng biển ngang, một ngư trườngđánh bắt hải sản thuộc loại trung bình, có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm,

cá thu, mực với trữ lượng lớn Ngoài ra còn có sông Trường Giang có hệ sinh tháinửa biển nửa sông có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu như tôm, cá

4.1.1.4.6 Nguồn nhân lực.

Tính đến năm 2011 toàn huyện có 192.836 người Tổng số lao động của toànhuyện năm 2011 là 79.308 lao động Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 38,31%lao động Lao động ngành nghề khác 3,55% lao động

4.1.1.4.7 Tiềm năng du lịch.

Thăng Bình có bờ biển dài 25 km và có tuyến đường thanh niên chạy dọc từcửa An Hoà ( Tam Kỳ) đến Cửa Đại (Hội An) song song với bờ biển Có nhiều cồncát trắng sạch đẹp, đan xen bởi những cánh rừng phi lao rất phù hợp với du lịch sinhthái nghỉ ngơi, cắm trại và có những bãi tắm đẹp như bãi tắm Bình Minh, BìnhDương, Bình Nam

4.1.1.4.8 Thực trạng môi trường.

Trên địa bàn huyện Thăng Bình thì các vấn đề về môi trường cũng đang đượcquan tâm và xử lý một cách có hiệu quả Phần lớn trên địa bàn huyện là sản xuất nôngnghiệp, và vài khu cụm công nghiệp nhỏ, lượng chất thải đã được xử lý một cách hiệuquả nên việc gây ô nhiễm đến môi trường là không đáng kể, nhưng không phải vì thế

mà chủ quan trong công tác xử lý các chất thải, gây độc hại cho môi trường như:thuốc trừ sâu, chất thải của các cụm công nghiệp… Hiện nay thì Công ty Môi Trường

Đô Thị Quảng Nam đã thực hiện việc thu gom và xử lý rác thải tại trung tâm huyện

và các trục đường chính trên địa bàn huyện

Các vấn đề về rác thải sinh hoạt cũng cần được quán triệt trong mỗi người dân

để tránh sự lạm dụng chủ quan của con người làm ảnh hưởng trực tiếp đến môitrường Do vậy cần phải sử dụng, xử lý, bảo vệ môi trường một cách hợp lý và hiệuquả để đảm bảo cho nhu cầu phát triển bền vững

4.1.2 Thực trạng kinh tế - xã hội.

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện nhìn chung có sựphát triển khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, hạ tầng nông nghiệp nông

Trang 15

thôn có nhiều thay đổi Tổng giá trị sản xuất ( giá cố định 1994) năm 2010 là 871 tỷđồng, năm 2011 là 1.058 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người hằng năm là 7,29triệu / người / năm( dân thành thị ) và 5,40 triệu / người/ năm ( dân nông thôn) Năm

2011 là 10,56 triệu / người / năm ( dân thành thị) và 7,80 triệu/người/năm (dân nôngthôn)

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi tích cực, theo hướng chuyển dần tỷ trọng nôngnghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ngànhnông nghiệp 6,65%, Công nghiệp xây dựng tăng 32,27%, Thương mại dịch vụ tăng29,78%

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ

18 (giai đoạn 2006 – 2010 )

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh tế qua các năm.

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nghị quyết

Kết quả thực hiện

B.quân /năm

Cơ cấu theo

4.1.2.2.1 Thực trạng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá cố định 1994) năm 2011 là 498 tỷđồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm là 4,62% tăng 0,12% so với nghị quyết

Trang 16

a) Nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp luôn giữ nhịp độ tăng trưởng, có nhiều chuyển biến trong

cơ cấu sản xuất, chuyển đổi mùa vụ, năng suất và sản lượng qua các năm đều tăng vàđạt kế hoạch đề ra

* Trồng trọt:

Tổng sản lượng cây có hạt năm 2007 đạt 60.453 tấn, năm 2008 đạt 61.222 tấn,năm 2009 là 62.504 tấn, năm 2010 là 62.090 tấn và năm 2011 là 63.000 tấn, giá trịbình quân trên 1 ha là 27,56 triệu đồng Một số cây công nghiệp đã được phát triểnnhân rộng trong vùng nguyên liệu

Nhìn chung sản lượng trồng trọt tăng lên qua các năm, điều này đã nói lên đượccông tác quản lý quy hoạch sử dụng đất đã và đang đạt hiệu quả

* Chăn nuôi:

Do bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, dịch tai xanh ở lợn

đã làm thiệt hại số lượng lớn gia súc, gia cầm Đến nay cùng với sự nỗ lực của cácngành các cấp, dịch bệnh dần đã được khống chế và đàn gia súc gia cầm dần đượckhôi phục Tổng đàn gia cầm năm 2011 là 770.936 con, gia súc là 145.810 con

Bên cạnh đó huyện còn phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại và kinh tế hợptác xã đã đạt được nhiều kết quả, có 8 trang trại làm ăn hiệu quả, tuy nhiên cũng cómột số trang trai chưa đạt hiệu quả hay sản xuất không hết diện tích và đã dược xử lý

và thu hồi Cùng với đó thì công tác dồn điền đổi thửa cũng đã thực hiện được ở 14 xãvới tổng diện tích là 5.126 ha

b) Lâm nghiệp:

Công tác bảo vệ chăm sóc rừng được chú trọng, diện tích đất lâm nghiệp đưavào trồng rừng theo dự án ngày càng nhiều Từ năm 2009 - 2011huyện đã quy hoạchphát triển cây cao su tiểu điền đến nay đã trồng được 93 ha

c) Ngư nghiệp:

Thủy sản: Tổng sản lượng đánh bắt nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 10.800tấn, trong đó thủy sản đánh bắt là 7.806 tấn và nuôi trồng là 2.994 tấn

4.1.2.2.2 Thực trạng phát triển ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua tăng trưởng khá,bình quân 33,79%/năm vượt 3,79% so với Nghị quyết đề ra Trong đó tập trung ởcông nghệ khai thác đá các loại, sản xuất gạch nung, nước mắm, quần áo may sẵn.Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 là 153,5 tỷ đồng

Về phát triển làng nghề, nhất là phát triển làng nghề ở nông thôn, trong thờigian qua huyện đã tổ chức cho 14 cơ sở chế biến hàng nông sản đi học nghề và tìmhiểu về kỹ thuật của các tỉnh phía Bắc và đã áp dụng thành công ở địa phương nhưlàng nghề hương Quán Hương ở Hà Lam và nước nắm Cửa Khe ở Bình Dương Bêncạnh đó còn có 12 cơ sở làm tre đan, 50 cơ sở làm sản phẩm nông lâm ngư và giảiquyết cho 3.000 lao động

Bảng 4.2: Tình hình cơ sở lao động và giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn

2007 -2011.

Trang 17

Chỉ Tiêu Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thăng Bình năm 2009 – 2010 – 2011.)

4.1.2.2.3 Thực trạng phát triển ngành thương mại - dịch vụ - du lịch.

Số doanh nghiệp thương mại khách sạn nhà hàng, du lịch dịch vụ năm 2009 là

41 doanh nghiệp, số hộ kinh doanh ăn uống công cộng, dịch vụ tư nhân là 2.349 hộ,tổng số lao động tham gia 5.972 người

Giá trị sản xuất năm 2009 là 342 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằngnăm là 30,31%, tăng 13,31% so với Nghị quyết

Bảng4.3: Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ giai đoạn 2009 – 2011.

2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2011 so với năm 2008 (lần)

đô thị chiếm 9,57% dân số

Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động: (nam từ 16tuổi – 60tuổi, nữ từ 16tuổi –55tuổi) có 96.510 người chiếm 50,05% tổng dân số của huyện, đây là nguồn nhân lực,yếu tố nội lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện

Cơ cấu theo giới tính: Tổng dân số 192.836 người trong đó Nữ 98.736 ngườichiếm 51,20% dân số

b) Lao động và việc làm:

Lao động đang làm việc là 79.308 người, chiếm 41,13% dân số, trong đó laođộng nông nghiệp và thủy sản chiếm 38,31%, công nghiệp xây dựng chiếm 3,55%,thương mại dịch vụ chiếm 3,09% Về lao động, chất lượng nguồn nhân lực của huyện

Trang 18

còn nhiều bất cập Lao động đã qua đào tạo còn ít, gây nhiều khó khăn cho việc pháttriển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Theo thống kê của bộ lao động thương binh và xã hội thì toàn huyện năm 2011

có 9.402 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,37% số hộ

Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 7,29 triệu/người/năm (dân thànhthị) và 5,40 triệu/người/năm (dân nông thôn) Năm 2011 là 10,56 triệu/người/năm(dân thành thị) và 7,80 triệu/người/năm (dân nông thôn), cao hơn thu nhập bình quânchung của tỉnh

4.1.2.3.2 An ninh quốc phòng.

Nhìn chung tình hình an ninh quốc phòng ở huyện Thăng Bình trong nhữngnăm qua tương đối ổn định Thời gian qua UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượngthực hiện tốt chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, tiếp tục củng cốphong trào an ninh quốc phòng toàn dân

Bên cạnh đó, nhờ nâng cao ý thức trong quần chúng nhân dân nên tình hình trật

tự xã hội ở địa phương trong những năm qua từng bước đi vào ổn định

4.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

a) Giao thông:

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện bao gồm đầy đủ các phương thức vậntải: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển Giao thông là tiền đề huyết mạchquan trọng cho quá trình giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội Trên địa bàn huyện cơbản hoàn chỉnh các tuyến giao thông đầu mối, từ trung tâm huyện đến các trung tâmhành chính của UBND của 22 xã, thị trấn

Giao thông nông thôn 22 xã, thị trấn đã tập trung bê tông hoá các tuyến đườnggiao thông liên đội, liên thôn, liên xã, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dâncùng làm theo cơ chế dân 70% và nhà nước 30% Các tuyến đường chính trên địa bànhuyện là quốc lộ 1A, Quốc lộ 14E và đường ĐT 613 được nhà nước đầu tư mở rộng

và nâng cấp Đặc biệt là tuyến đường thanh niên ven biển là tuyến đường quan trọngmang tính chiến lược được tiếp nối với 2 khu công nghiệp lớn Điện Nam - Điện Ngọc

và khu kinh tế mở Chu Lai, huyện đã và đang triển khai xây dựng tuyến đường ĐT

613 đoạn qua thị trấn Hà Lam và đã khởi công xây dựng tuyến đường Tây TrườngGiang

Giao thông đường thuỷ cũng được coi là tuyến giao thông chính bằng 2 tuyếnđường biển và sông Trường Giang, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình pháttriển kinh tế

Tóm lại hệ thống giao thông của huyện khá hoàn chỉnh, có đầy đủ các phươngthức vận tải đường bộ, đường sông, đường sắt và đường biển, tuyến đường bộ phân

bố khá hợp lý gồm các trục đường dọc tuyến quốc lộ 1A, 14E và tuyến đường liên xã

ĐT 613, phân bố theo hướng Bắc – Nam và hướng Đông – Tây tạo mối quan hệ giaolưu hàng hóa giữa các địa phương khá thuận lợi Tuy vậy cơ sở hạ tầng còn yếu, tỷ lệđường đất chiếm tỷ lệ cao >70% ảnh hưởng đến tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của

Trang 19

huyện Trong thời gian tới cần nâng cấp và xây dựng thêm các tuyến đường nội huyện

để góp phần giao lưu giữa các xã ngày càng hiệu quả hơn

b) Thuỷ lợi:

Trên địa bàn huyện Thăng Bình có tuyến kênh Phú Ninh đi qua từ Tam Kỳ đếnQuế Sơn và được phân chia thành nhiều nhánh đến các xã vùng Trung, vùng Đông vàvùng Tây của huyện Đã phục vụ tưới cho 12.500 ha đất sản xuất nông nghiệp Đây làđiều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh đó thì trên địa bàn huyện còn có các nhánh của sông Trường Giang,sông LyLy chảy vào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.Nhìn chung hệ thống thủy lợi của huyện cũng khá thuận lợi, đáp ứng nhu cầu sản xuấtnông nghiệp đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Phát triển kinh doanh hệ thống xăng dầu trong những năm qua được thực hiệnkhá tốt, toàn huyện có 12 điểm kinh doanh xăng dầu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sửdụng, đi lại của người dân

d) Cấp thoát nước:

Thăng Bình đã xây dựng nhà máy nước, hiện có 3 xã có nước sạch phục vụ chosản xuất như Bình Quý, thị trấn Hà Lam, Bình Nguyên Tạo điều kiện thuận lợi chonhân dân trong sinh hoạt

e) Y tế:

Mạng lưới ngành y tế trên địa bàn huyện có: Phòng y tế, Bệnh viện, Trung tâm

y tế huyện và 22 trạm y tế tuyến xã Tổng số nhân viên làm việc trong ngành y tế là

233 người

Công tác triển khai các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được thực hiện cóhiệu quả, hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra như phòng chống dịch bệnh, công tác dân sốbảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, bệnh lao…

Cơ sở vật chất nhìn chung là chưa đảm bảo, nhất là y tế tuyến xã, một số cơ sở

y tế đã xuống cấp do vậy cần có kế hoạch mở rộng, nâng cấp đúng theo quy định

Trang 20

Bảng 4.4: Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế qua các năm.

tính

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Bệnh viện phòng khám khu vực, viện

(Nguồn: niên giám thống kê huyện thăng bình từ 2007 – 2011)

f) Bưu chính viễn thông:

Về thông tin liên lạc: Toàn huyện có 22 điểm bưu điện văn hóa xã và một bưuđiện trung tâm huyện, số máy điện thoại trên 100 dân thì có 7,57 máy Mạng lưới viễnthông trên đại bàn huyện ngày càng phát triển, bao gồm mạng lưới viễn thông VNPT,Viettel, Mobifone, EVN đã xuất hiện và phủ sóng trên toàn huyện, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc trao đổi thông tin

g) Giáo dục:

Hiện trạng mạng lưới giáo dục trên địa bàn huyện năm 2010 - 2011 như sau:

- Bậc mẫu giáo : 22 điểm trường với 155 lớp/3649 học sinh

- Bậc Tiểu học : 30 điểm trường với 588 lớp/14.657 học sinh

- Trung học cơ sở : 21 diểm trường với 404 lớp/15.913 học sinh

- Trung học phổ thông : 4 điểm trường 172 lớp/8.726 học sinh

Nhìn chung mạng lưới trường đã được quan tâm đầu tư trong những năm qua,tuy nhiên quy mô diện tích của một số trường còn chưa được đảm bảo, trang thiết bịdạy học còn nhiều hạn chế, đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều Vì vậy việc quản lý và

Trang 21

phân bố về quỹ đất cho phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành trong thời gianđến.

h) Văn hóa - thông tin- thể dục thể thao:

Lĩnh vực văn hóa của toàn huyện có 131/131 thôn có nhà sinh hoạt văn hóa xã.Đây là nơi giao lưu văn hóa, sinh hoạt cộng đồng trong khu dân cư

Toàn huyện có 20 khu di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh công nhận gắnvới tinh thần đấu tranh giải phóng của dân tộc, của người dân nơi đây như: Di tíchTrảm Trầm ở xã Bình Dương, di tích Phước Châu ở xã Bình Triều

Về hoạt động thông tin truyền thông nhìn chung đáp ứng nhu cầu truyền thông,trao đổi thông tin nhân dân, các hoạt động này được thông qua điểm bưu điện huyện,các bưu điện xã, điện thoại cố định và các trạm thu phát sóng

Về hoạt động thể dục thể thao trong những năm qua có sự phát triển, các hoạtđộng thể dục thể thao diễn ra khắp nơi trên địa bàn huyện

i) Cơ sở hạ tầng khác:

Xây dựng cơ bản: Năm 2007 các công trình xây dựng trên địa bàn huyện đã vàđang phát triển mạnh, hoàn thiện về mặt số lượng lẫn chất lượng như hệ thống giáodục - y tế đảm bảo nhu cầu phục vụ học tập và khám chữa bệnh cho nhân dân trongvùng của huyện

Bên cạnh đó các hoạt động văn hóa - thể dục thể thao cũng được phát triểnmạnh ở nhiều địa phương

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thăng Bình.

Trong những năm qua, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theohướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ Kết cấu hạtầng, kinh tế - xã hội được tập trung và nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, tác độngmạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân Các vấn đề xã hộiđược giải quyết đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống xãhội

Trong nông nghiệp chưa có quy hoạch tổng thể của ngành nên một số lĩnh vựcnhư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế trang trại có bước chuyển biến khá nhưngchưa đồng bộ, còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như hạ tầng kỹ thuật, thịtrường tiêu thụ, khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch hầu như chưa phát triển

Kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, tập trung ở một sốngành thế mạnh của huyện như khai thác chế biến vật liệu xây dựng, công nghiệpmay mặc, chế biến nước mắm, phát triển nghề hương truyền thống… Tuy nhiên đểcho ngành phát triển nhanh và bền vững cần có một cơ chế chính sách nhất quán từTrung ương đến địa phương, chính sách thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác giảiphóng mặt bằng, bố trí tái định cư, ổn định đời sống nhân dân vùng dự án, đào tạonguồn nhân lực phục vụ cho ngành

Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, các hoạtđộng ngày càng đa dạng và phong phú, tuy nhiên chỉ tập trung nhiều ở khu vực kinhdoanh và dịch vụ tư nhân

Ngày đăng: 30/03/2014, 23:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh tế qua các năm. - Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu kinh tế qua các năm (Trang 15)
Bảng 4.2: Tình hình cơ sở lao động và giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2007 -2011. - Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc
Bảng 4.2 Tình hình cơ sở lao động và giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2007 -2011 (Trang 17)
Bảng 4.4: Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế qua các năm. - Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc
Bảng 4.4 Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế qua các năm (Trang 20)
Bảng 4.7: Diện tích đo đạc các đơn vị hành chính theo Chỉ thị 364/CP huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam năm 2011. - Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc
Bảng 4.7 Diện tích đo đạc các đơn vị hành chính theo Chỉ thị 364/CP huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam năm 2011 (Trang 29)
Bảng 4.8: Tổng hợp diện tích khảo sát các loại đất năm 2011 huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam. - Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc
Bảng 4.8 Tổng hợp diện tích khảo sát các loại đất năm 2011 huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam (Trang 31)
Bảng 4.10: Tiếp nhận và phân loại đơn năm 2011. - Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc
Bảng 4.10 Tiếp nhận và phân loại đơn năm 2011 (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w