Tiềm năng phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 29 - 32)

Với sự phát triển của Internet trong thời gian qua của Việt Nam, trong nắm 2011 tốc độc này là 60%, điều này làm tiền đề cho sự phát triển ngân hàng điện tử của các ngân hàng. Xu hướng của dịch vụ ngân hàng điện tử là tăng cường các tính năng thông minh và hiện đại, nhưng cần có sự phân biệt rõ ở sự đơn giản và thuận tiện trong sử dụng.

Các ngân hàng cần tìm cho mình hướng đi riêng phù hợp với nhóm khách hàng mà mình muốn hướng tới, để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hướng đến sự đơn giản, thuận lợi hơn là hiện đại, công nghệ.

Khảo sát do comScore tiến hành được công bố ngày 9/3/2011 cho thấy số người sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam đã tăng 35%, từ 701.000 lên 949.000. Đây vẫn là con số rất khiêm tốn so với tốc độ tăng trưởng của thị trường internet và điện thoại di động, lại càng nhỏ hơn so với tỷ lệ dân số. Phía sau sự khiêm tốn đó là tiềm năng để các ngân hàng cạnh tranh và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Và trong cạnh tranh, đơn giản và thuận tiện là những tiêu chí cụ thể. Hiện tại, các ngân hàng Việt Nam đều đi theo các nước phát triển, chứ không thể tạo cho mình một con đường riêng biệt. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những đặc thù văn hóa và thói quen khác nhau, nên cho dù có chung một định hướng phát triển thì chúng ta vẫn cần đến sự sáng tạo, để những gì chúng ta làm ra phù hợp với thị hiếu của xã hội, mang lại giá trị mới cho khách hàng. Ở Việt Nam, các ngân hàng lớn như HSBC, Bank of America, CitiBank… đến những ngân hàng quy mô trung bình tại Việt Nam đều đã có dịch vụ ngân hàng điện tử, cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng một cách cá nhân hóa và di động hóa.

Nói một cách dễ hiểu thì mỗi một khách hàng đều mong muốn được phục vụ theo cách mà họ thích, và ở mọi nơi, mọi lúc, chứ họ không muốn tất cả được phục vụ giống nhau, theo cách mà có thể không phù hợp với cá nhân họ. Nhìn lại thực tế ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng hầu hết các ngân hàng đều nhận biết và có định hướng phát triển tương tự nhau với những dịch vụ ngân hàng điện tử, từ ngân hàng hàng đầu đến những ngân hàng nhỏ. Và các ngân hàng nhắm vào mục tiêu nào? Ngân hàng điện tử dĩ nhiên phải nhanh, và tương tự thế thì phải mọi nơi và mọi lúc, phải “chạy” được trên điện thoại di động. Nhưng có một điều mà có lẽ nhiều người đã quên mất đó chính là sự phức tạp của dịch vụ. Chính sự phức tạp này là một trong những rào cản giữa khách hàng và các dịch vụ ngân hàng điện tử. Nói một cách khác, khách hàng cần sự đơn giản. Cũng cần nói thêm là đôi khi chính những người phát triển dịch vụ đi quá xa. Họ quá thiên về sự hiện đại của công nghệ mà quên đi đối tượng chính của mình là khách hàng, và họ đã làm cho một dịch vụ ngân hàng điện tử trở thành “hiện đại đến mức khó hiểu”. Vì vậy các ngân hàng ngoài việc hướng đến phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử ngoài những yếu tố như nhanh, mọi nơi, mọi lúc… thì còn cần sự thuận tiện và đơn giản.

Một số ngân hàng đã chọn lối đi riêng cho mình như một số dịch vụ ngân hàng điện tử của OceanBank đã trở nên rất đơn giản với khách hàng như dịch vụ chuyển khoản không cần số tài khoản. Hay như dịch vụ gửi tiền tiết kiệm bằng một tin nhắn. Mặc dù việc gửi tiền tiết kiệm qua Internet Banking là tiện lợi, nhưng với một số khách hàng vẫn còn quá phức tạp. Hay dịch vụ mở tài khoản nhanh, cũng chỉ bằng một tin nhắn, với dịch vụ mở tài khoản nhanh tại OceanBank, bạn sẽ có ngay một số tài khoản sau khi bạn nhắn duy nhất một tin nhắn SMS. Ngoài ra, khách hàng còn có thể được lựa chọn 4 số cuối mong muốn cho tài khoản của minh.

Nhìn chung để có thể thu hút được các khách hàng sử dụng được dịch vụ thì mỗi ngân hàng phải có định hướng chiến lược phát triển phù hợp, rõ ràng.

Thứ nhất, khi các mảng kinh doanh truyền thống của ngân hàng như huy động và cho vay bị thu hẹp lại thì các ngân hàng buộc phải đẩy mạnh mảng dịch vụ phi truyền thống. Ở các nước phát triển, nguồn thu từ dịch vụ chiếm 60-70% lợi nhuận của ngân hàng, trong khi ở Việt Nam chiếm 80-90% là mảng kinh doanh truyền thống. Do vậy, thời gian tới, các ngân hàng trong nước sẽ đẩy mạnh doanh thu dịch vụ, muốn thế, các ngân hàng buộc phải phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ hai, hiện nay thương mại điện tử đã khá phổ biến ở Việt Nam. Việc mua bán và thanh toán trực tuyến giúp cho cả người mua và nhà sản xuất tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc, vì thế trong tương lai thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngân hàng điện tử cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Bên cạnh đó, các ngân hàng từ lâu đã đầu tư tốt hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, vì vậy khi phát triển ngân hàng điện tử, các ngân hàng sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ.

Ngành ngân hàng cũng tham gia rất tích cực vào xu hướng đó. Nhiều ngân hàng đã xây dựng ngân hàng điện tử để nắm bắt xu hướng này, nhưng chưa đầu tư nhiều cho lĩnh vực này.

Một vấn đề rất quan trọng được khách hàng quan tâm đó là vấn đề bảo mật.

Bảo mật là vấn đề được quan tâm chú trọng trong toàn bộ ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng vì nó liên quan đến tiền của khách hàng và của chính ngân hàng. Chính vì thế, ngành ngân hàng đầu tư rất nhiều về nhân lực và vật lực cho vấn đề bảo mật. Ngành ngân hàng là một trong những ngành đầu tư nhiều nhất cho các thiết bị bảo mật, các giải pháp bảo mật hàng đầu thế giới đều được ứng dụng trong ngành ngân hàng. Các ngân hàng bên cạnh xây dựng quy trình đảm bảo bảo mật, Ngân hàng đã đầu tư rất lớn về thời gian và công nghệ cho vấn đề bảo mật.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w