Giải pháp cho hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

Để tăng doanh thu, ta có thể tăng phí của mỗi giao dịch hoặc tăng tổng số lượng giao dịch. Nếu áp dụng cách tăng phí giao dịch thì hậu quả sẽ làm giảm số lượng khách hàng sử dụng, doanh thu chưa chắc đã tăng mà có khi còn gây nhứng hậu quả không lường trước được cho ngân hàng. Nhưng nếu áp dụng biện pháp tăng số lượng giao dịch thì sẽ không làm ảnh hưởng đến phí giao dịch, thậm chí còn có thể giảm phí để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. Để tăng số lượng khách hàng, các ngân hàng phải sử dụng đến hoạt động Marketing nhằm mở rộng cung ứng dịch vụ NHĐT, tận dụng triệt để máy móc, công nghệ đã ứng dụng. Do vậy, mỗi ngân hàng phải có chiến lược marketing, chiến lược khách hàng, tiếp thị

từ những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn kinh tế, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tới khách hàng là cá nhân, những hộ gia đình để mọi người biết đến sự thuận lợi của NHĐT. Nhưng có phải là tiếp thị, quảng cáo tràn lan là được hay không? Chắc chắn là không , vì như vậy thì sẽ làm chi phí sẽ rất tốn kém và hiệu quả cũng không cao. Ngân hàng phải xây dựng chiến lược Marketing , xác định cho mình nhóm khách hàng tiềm năng, từ đó có những biện pháp phục vụ tốt nhất trước hết là cho nhóm khách hàng tiềm năng. Lựa chọn chính xác mục tiêu, từ đó đưa ra những chính xác phù hợp. Hoạt động NHĐT tại Việt Nam diễn ra trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, tâm lý thích dùng tiền mặt cuẩ người dân. Do vậy việc lựa chọn thị trường, nhóm khách hàng mục tiêu là vấn đề quan trọng. Việt Nam là một nước đang phát triển, hơn 70% dân số sống ở nông thôn, gần 80% lao động trong khu vực nông nghiệp. Nhóm dân cư này là rất đông, nhưng thu nhập thấp và không ổn định. Nhóm dân cư này ít thậm chí là chưa từng tiếp cận tới những dịch vụ của ngân hàng, họ không hiểu NHĐT là gì thì nói chi đến việc sử dụng ? Qua đó có thể thấy, muốn phát triển dịch vụ NHĐT thì phải tập trung vào những khách hàng có thu nhập cao, những người trí thức, những tập đoàn kinh tế lớn, những doanh vừa và nhỏ. Những khách hàng có thu nhập cao hay mua sắm tại các trung tâm lớn, những doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên giao dịch với các đối tác nước ngoài, như vậy họ mới có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao. Đây mới là nhóm khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là hiện nay, những khách hàng lớn đã bị ‘‘ hút ’’ hết vào các ngân hàng lớn (HSBC, ANZ) chủ yếu là các ngân hàng nước ngoài. Những doanh nghiệp làm ăn lớn thì cần những khoản vốn lớn và muốn giao dịch với những ngân hàng có uy tín trên thị trường thế giới thì mới có khả năng tham gia với các đối tác nước ngoài. Đứng trước thực tế như vậy, các ngân hàng Việt Nam khi triển khai dịch vụ NHĐT thì phải làm như thế nào để có khách? Có thể đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này. Thứ nhất ,các ngân hàng phải tạo được các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm cốt lõi, xác định thứ tự ưu tiên cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ NHĐT. Hoạt động NHĐT đã được triển khai trong một thời gian, các dịch

vụ đã được phát triển một cách tương đối, số lượng dịch vụ chưa nhiều nhưng cũng không phải là ít. Tuy nhiên thực tế các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa xác định được sản phẩm cốt lõi của mình, chưa tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đó. Phát triển dịch vụ không nên phát triển một cách tràn lan, mà nên tập trung vào một số sản phẩm chiến lược. Một ví dụ điển hình là về ngân hàng ACB. ACB đặt mục tiêu cho mình vào việc phát triển sản phẩm thẻ, lấy sản phẩm thẻ làm nòng cốt từ đó đưa ra được những chương trình Marketing phù hợp ( như tạo sản phẩm liên kết, kết hợp với các siêu thị, hãng du lịch, taxi..). Trong khi ngân hàng đi đầu trong việc phát triển thẻ thanh toán phải là ngân hàng Ngoại thương chứ không phải ACB. Bên cạnh đó các ngân hàng trong nước cần đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo. Thực tế NHĐT đã được triển khai một thời gian nhưng số lượng người biết đến còn rất ít. Điều này chứng tỏ công tác tiếp thị, quảng cáo của ngân hàng còn ít, chưa hiệu quả. Ngân hàng có thể quảng bá bằng tờ rơi, sách hướng dẫn… Tuy nhiên các biện pháp này thường mang lại hiệu quả thấp. Với phát hành tờ rơi không thể thu được kết quả số lượng người lớn trên diện rộng. Theo thống kê hình thức này chỉ đạt được hiệu quả 60%. Hình thức quảng cáo trên TV tuy tốn kém hơn nhưng hiệu quả lại cao đặc biệt là quảng cáo vào những ‘‘giờ vàng’’. Vậy tại sao các doanh nghiệp lại không thực hiện những hoạt động quảng cáo , tuy tốn kém nhưng đem lại hiệu quả cao.Một trong những hoạt động marketing mà các ngân hàng thường xuyên thực hiện gần đây đó là việc phát hành thẻ ATM miễn phí cho học sinh, sinh viên các trường,Theo khảo sát sơ bộ, gần 100% sinh viên trường ĐHKTQD có thẻ Atm, nhưng chỉ có khoảng 5 % trong số đó thường xuyên sử dụng thẻ.Việc phát hành thẻ một cách tràn lan như vậy là vô cùng lãng phí, vì việc phải duy trì một lượng lớn thẻ như vậy trong khi không phát sinh giao dịch, thứ nhất là làm tổn hạu đến quĩ thẻ của ngân hàng, vì số lượng mã thẻ đánh dấu trên một hệ thống là có giới hạn (10 chữ số). Do đó nếu tồn tại nhiều thẻ chết thì khả năng phát hành thẻ mới của ngân hàng cũng bị hạn chế.Mặt khác, ngân hàng không thể hủy các thẻ không có giao dịch khi chưa hết hạn, mà thời hạn duy trì thẻ là dài (2-5 năm), tùy loại thẻ.Các ngân hàng không nên lãng phí các nguồn

lực vào việc phát hành thẻ tràn lan như thế, mà nên tập trung vào việc tuyên truyền, quảng bá các lợi ích mà thẻ mang lại ,khi đó, khách hàng có nhu cầu sẽ tự tìm đến mở thẻ, khi ấy có thể miễn phí mở thẻ cho khách hàng.

Các đơn vị tiếp thu công nghệ hiện đại nhưng cũng cần phải sáng tạo, thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam, cũng như của người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 33 - 36)