Giải pháp về kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, giữa các ngân hàng Việt Nam với nhau, giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài thì bất cứ ngân hàng nào bị tụt hậu về công nghệ, ngân hàng đó sẽ thất bại và bị loại khỏi cuộc chơi. CNTT như đôi cánh giúp cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Đầu tư cho công nghệ là đầu tư lâu dài, mang tính chiến lược. Mọi ngân hàng phải xác định được chiến lược công nghệ của mình, trên cơ sở cái chung của thị trường có tính đến nội lực của mình. Mà trước hết là phải xây dựng một hệ thống mạng an toàn, Như trên đã phân tích, vấn đề an ninh mạng luôn là vấn đề khó khăn trong các hoạt động ngân hàng và luôn được các ngân hàng coi trọng hàng đầu. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện hiện nay, khi các vụ xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng Internet ngay càng nhiều thì các ngân hàng phải có giải pháp gì để đảm bảo độ an toàn thông tin trên mạng và bảo vệ thông tin khách hàng. Các ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu lâu dài cũng như mục tiêu trước mắt xem xem trong thời gian tới ngân hàng của mình nên phải phát tiển dịch vụ gì? Loại hình dịch vụ đó phát triển trên cơ sở nào? Hiện nay đã được triển khai ra sao? Phần mềm, phần cứng nào phục vụ cho dịch vụ đó? Cơ cấu các chương trình đó như thế nào là hợp lý? Nên mua chương trình của các công ty nước ngoài hay trong nước?

3.2.2.Giải pháp về con người

Nghiệp vụ ngân hàng là nghiệp vụ đòi hỏi có trình độ, nghiệp vụ NHĐT còn đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và nhanh nhậy. Đơn giản vì dịch vụ này thường xuyên được cải tiến, nâng cấp, lại được thực hiện trên những phần mềm công nghệ cao, nếu người cán bộ không nắm vững kiến thức rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn. Ngân hàng có thể bổ sung những cán bộ có năng lực, phát triển và đào tạo họ là nòng cốt, thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn

nghiệp vụ trực tiếp tại cơ sở để tránh lãng phí thời gian, công sức lại hiệu quả. Ví dụ như ngân hàng Công thương, cứ 1 năm lại cho toàn bộ nhân viên thi lại một lần vừa để củng cố kiến thức, phát hiện những nhân viên yếu kém cho đi đào tạo lại (nếu đào tạo lại 3 tháng mà thi lại không được thì sẽ bị sa thải) vừa để phát hiện được những cán bộ có năng lực thực sự. Ngoài ra, ngân hàng cần phải lưu ý tới công tác ‘‘ đào tạo người sử dụng’’ hay chính là đào tạo khách hàng. Thoạt nghe việc này có vẻ không thực tế, khá là buồn cười nhưng có thể thấy chính khách hàng mới là những người cần phải hiểu rõ về các lại dịch vụ NHĐT này. Có như vậy, khách hàng mới nhận thấy những lợi ích, những giá trị mà dịch vụ này đem lại. Hơn nữa, dịch vụ NHĐT không có nhiều nhân viên phục vụ ở quầy hướng dẫn cho khách hàng mà chủ yếu thực hiện hoạt động qua tổng đài, qua SMS… Do vậy, ngân hàng cần đưa ra những biện pháp hướng dẫn sử dụng cho khách hàng như phát sách hướng dẫn, tở rơi giới thiệu các dịch vụ của NHĐT, cách sử dụng và quan trọng nhất là cách thắc mắc, giải quyết khi có những rủi ro đáng tiếc xảy ra hoặc có thể giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay có sử dụng tở rơi nhưng biện pháp này đang tỏ ra không hiệu quả các ngân hàng cần chú ý lưu tâm đến vấn đề này để có những thay đổi sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w