2.3.2.1 Sản phẩm bao thanh toán còn nhiều hạn chế, chưa đa dạng
Nghiệp vụ bao thanh toán là một nghiệp vụ còn rất mới mẻ trong kinh doanh tài chính. Khi nhắc đến ngân hàng, các tổ chức kinh tế và cá nhân thường ít biết đến dịch vụ bao thanh toán. Đây thực sự là một khó khăn cho chúng ta khi đưa sản phẩm ra phục vụ khách hàng. Thị trường bao thanh toán đầy tiềm năng, nhưng người tiêu dùng chưa hiểu rõ về hoạt động bao thanh toán là thế nào.
Trên lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của tín dụng Ngân hàng, nhưng thực tế ở Việt Nam thì chưa hẳn
31
vậy. Các Ngân hàng của Việt Nam, kể cả các Ngân hàng chi nhánh của nước ngoài vẫn rất coi trọng tài sản đảm bảo. Cả trong quy chế thực hiện bao thanh toán của NHNN cũng quy định vấn đề này. Thực tế này do bởi đặc điểm của thị trường tài chính tín dụng còn non trẻ của Việt Nam đầy rẫy những rủi ro khó lường. Các ngân hàng không thể cấp tín dụng cho khách hàng chỉ dựa trên các số liệu tài chính được cho là lành mạnh của khách hàng trong khi tình hình gian lận báo cáo tài chính hiện nay đang xảy ra rất phổ biến. Chính vì những lý do này mà sản phẩm bao thanh toán phổ biến hiện nay là bao thanh toán có truy đòi.
Mặt khác, theo các quy định pháp lý, khái niệm bao thanh toán hiện nay là chưa đầy đủ, chỉ dừng lại ở các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, không đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa bên cung ứng và bên mua.
2.3.2.2 Phí bao thanh toán cao
Bao thanh toán là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía người mua. Vì vậy dịch vụ bao thanh toán có chi phí tương đối cao, trung bình khoản 3-5% doanh thu. Chi phí cao vì ngoài chi phí để gánh chịu rủi ro, còn bao gồm chi phí quản lý sổ sách, chi phí chuyển phát nhanh và các chi phí phụ khác. Điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán.
2.3.2.3 Hoạt động tiếp thị, marketing yếu kém
Hiện tại không nhiều ngân hàng ở nước ta được cấp giấy phép cho cung cấp sản phẩm này ra thị trường. Điều này chứng tỏ việc một ngân hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều điều kiện khắt khe từ phía Ngân hàng Nhà nước đưa ra để được cung cấp dịch vu này. Bên cạnh đó, kinh nghiệm hay chất lượng nguồn nhân lực của các ngân hàng vẫn còn rất non kém, cán bộ được đào tạo ngắn hạn ngắn hạn cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm nên chưa có sự hiểu biết nhất định và quan tâm đúng mực tới dịch vụ này. Do vậy, điều đó làm cho ảnh hưởng tới việc tiếp cận sản phẩm này của khách hàng.
32
Chủ yếu nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam được thực hiện ở Sở giao dịch và các chi nhánh lớn của các ngân hàng. Phần lớn các chi nhánh chưa quen thuộc và cũng chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện cũng như đẩy mạnh tiếp thị dịch vụ này đến khách hàng. Điều này là một rào cản gây khó khăn cho việc mở rộng và phát triển sản phẩm này ở nước ta.
2.3.2.4 Khung pháp lý chưa rõ ràng
Khung pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước ban hành cho hoạt động bao thanh toán vẫn mang tính chung chung, các văn bản ban hành, quy chế khác vẫn chưa đầy đủ, cụ thể rõ ràng. Cụ thể như là sửa đổi bổ sung quy chế 1096 (QĐ số 30/2008/QĐ-NHNN) và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định bao thanh toán là một nghiệp vụ tín dụng nhưng chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn cách hạch toán nghiệp vụ bao thanh toán dẫn đến các ngân hàng thường tự đưa ra cách thức hạch toán riêng dẫn đến không đồng bộ trong công tác hạch toán tại các ngân hàng.
2.3.2.5 Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp
Mặc dù chúng ta đã có quyết định 1096 do NHNN ban hành quy định về việc hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán, nhưng chưa có những quy định cụ thể hay hướng dẫn thi hành quyết định. Trong hoạt động bao thanh toán, khi thực hiện bao thanh toán, bên bán phải thực hiện việc chuyển giao các chứng từ và chuyển giao quyền đòi nợ lại cho đơn vị bao thanh toán. Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền đòi nợ này chưa được chính phủ quy định rõ ràng. Vì thế rất khó cho đơn vị bao thanh toán thực hiện. Khi có rủi ro do việc chuyển giao quyền đòi nợ xảy ra, đơn vị bao thanh toán không có quy định nào để làm cơ sở giải quyết tranh chấp.