Tình hình biến động đất chưa sử dụng

Một phần của tài liệu Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc (Trang 26 - 29)

Theo thông kê năm 2011 diện tích đất chưa sử dụng là 2.993,45 ha, năm 2007 là 7.619,32 ha gảm 4.625,87 ha. Vì chuyển sang trồng rừng và một số mục đích khác.

4.2.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của huyện giai đoạn 2007 – 2011.

Luật Đất đai 2003 được Quốc hội nước ta ban hành ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2004 là kết quả của sự kế thừa và phát triển các Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001.

Kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành và có hiệu lực pháp luật, dưới sự chỉ đạo của các cấp, ngành liên quan, huyện Thăng Bình đã từng bước triển khai thực hiện, đến nay công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả sau:

4.2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổchứcthực hiện các văn bản đó. chứcthực hiện các văn bản đó.

Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó là một nội dung hết sức quan trọng có tác dụng định hướng cho các hoạt động quản lý và sử dụng đất đai, tạo căn cứ pháp lý cho các hoạt động quản lý của chính quyền các cấp và các ngành chuyên môn thực hiện tốt nội dung QLNN về đất đai. Chính sách pháp luật đất đai đang từng bước hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Luật đất đai 1993, Luật đất đai sửa đổi và bổ sung năm 1998, năm 2001, Luật đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật đã tạo nên cơ sở pháp lý cho việc QLNN về đất đai. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng đất.

Việc ban hành các văn bản pháp luật phục vụ việc triển khai những nội dung của công tác QLNN về đất đai đã được phòng TNMT huyện và các cơ quan chức

năng có liên quan thực hiện chặt chẽ, sát sao. Kể từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành cùng với Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai, đến nay, trên địa bàn huyện Thăng Bình đã triển khai thực hiện các văn bản đó tương đối tốt, từng bước đưa công tác QLNN về đất đai đi vào nề nếp. Các văn bản hiện hành triển khai thi hành Luật đất đai 2003:

- Chỉ thị 05/2004/CT/TTg ngày 09/02/2004 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Luật đất đai 2003;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai;

- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành về quy định cấp GCNQSDĐ;

- Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch và triển khai thi hành Luật đất đai 2003;

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư liên tịch số 28/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỷ đất…

Trên cơ sở các văn bản pháp luật về công tác QLNN về đất đai của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan, UBND, các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương cũng đã ban hành các văn bản cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong từng giai đoạn.

Căn cứ luật đất đai 2003 và một số văn bản của Chính phủ ban hành dưới luật và của một số văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam. Để tiến hành đúng và đạt kết quả tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước. UBND huyện đã ban hành một số văn bản trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nhằm phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong từng giai đoạn:

- Công văn số 712/CV-UB Ngày 8.10.2003 của UBND huyện v.v “Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất”.

- Công văn số 151/CV- UB Ngày 22.04.2004 của UBND huyện v.v “Tăng cường công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản”.

- Quyết định 377/QĐUB Ngày 27.07.2004 của UBND huyện v.v “ Thực hiện công tác thanh tra - kiểm tra quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện”.

Cùng với việc ban hành các văn bản về quản lý và sử dụng đất, UBND, phòng TNMT, chi cục thuế và các cơ quan chuyên môn thường xuyên phối hợp để tổ chức các buổi tập huấn cho các cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở cấp xã nhằm triển khai các nội dung mới theo tinh thần của Luật đất đai 2003.

Nhìn chung, việc triển khai các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất của các cấp Trung ương và địa phương tại huyện Thăng Bình được thực hiện tương đối đầy đủ. Đây là cơ sở quan trọng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản triển khai thực hiện còn chậm như: Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT… đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các công trình, dự án.

4.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,lập bản đồ hành chính. lập bản đồ hành chính.

Đây là một trong những nội dung mới của Luật đất đai 2003 so với Luật đất đai 1993 trong công tác QLNN về đất đai. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính là một nội dung quan trọng trong công tác QLNN về đất đai phục vụ quản lý ranh giới hành chính cụ thể của từng đơn vị cấp xã. Kết quả của công tác xác định địa giới hành chính sẽ thành lập nên bản đồ hành chính. Trên cơ sở thực hiện chỉ thị 364/TTg và Nghị định 119/CP của Chính phủ về quản lý địa giới hành chính, Luật đất đai 2003 đã cụ thể hóa nhiệm vụ của UBND các cấp trong việc tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ hành chính các cấp trong phạm vi địa phương.

Toàn huyện đã đo vẽ lập toàn bộ hồ sơ ranh giới hành chính theo chỉ thị 364/CP và lập bản đồ địa chính theo Nghị định 64/ CP (21 xã, thị trấn trên toàn huyện đã xác lập đầy đủ về Hồ sơ như Bản Đồ địa chính - sổ Mục Kê - sổ Địa Chính và các hồ sơ liên quan đến đất đai).

Hiện nay việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của huyện đã thực hiện xong. Theo công tác thống kê - kiểm kê đất đai năm 2011 thì tổng diện tích đất của huyện được xác định theo địa giới hành chính là 38.560,24 ha. Nhìn chung bản đồ hành chính huyện Thăng Bình được xây dựng khá chính xác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý địa giới và ranh giới hành chính tại các địa phương trên địa bàn huyện.

Bảng 4.7: Diện tích đo đạc các đơn vị hành chính theo Chỉ thị 364/CP huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam năm 2011.

đơn vị tính: ha.

STT Đơn vị hành chính Diện tích ( ha) Tỷ lệ ( so với tổng DTTN) (%)

Toàn huyện 38560.24 100 1 Thị trấn Hà Lam 1170.51 3.04 2 Bình Nguyên 727.37 1.89 3 Bình Phục 1815.46 4.71 4 Bình Triều 1266.26 3.28 5 Bình Tú 2003.54 5.20 6 Bình Trung 1918.74 4.98 7 Bình An 2162.42 5.16 8 Bình Quý 2702.14 7.01 9 Bình Chánh 1489.25 3.86 10 Bình Quế 1557.62 4.04 11 Bình Phú 2672.43 6.93 12 Bình Định Nam 1682.47 4.36 13 Bình Định Bắc 1456 3.78 14 Bình Trị 1991.71 5.17 15 Bình Lãnh 1929.51 5.00 16 Bình Đào 1152.91 2.99 17 Bình Giang 1716.8 4.45 18 Bình Dương 2055.24 5.33 19 Bình Minh 1181.59 3.06 20 Bình Sa 2039.85 5.29 21 Bình Hải 1251.24 3.24 22 Bình Nam 2617.18 6.79

( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thăng Bình)

4.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồhiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai ở Tỉnh Quảng Nam doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w