Nghệthuậtthúcđẩydoanhthuvàlàmtăngnhanhlợinhuận
Theo Viện nghiên cứu kinh tế thế giới, trong nghệthuật kinh doanh có muôn ngàn
kế sách để thúcđẩydoanhthuvàlàmtăngnhanhlợi nhuận, tuy nhiên có 8 phương
thức sau đây là tiêu biểu và được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
1. Phương thức kinh doanh hình “tam giác”.
Năm 1948 tại Nhật Bản có một người chuyên kinh doanh dược phẩm, tên là
Đồng Khẩu Tuấn Phu, ông mở rất nhiều tiệm bán thuốc trên toàn quốc, có khi hạ
giá cạnh tranh nhưng vẫn không thành công. Qua nhiều lần thất bại ông đã phát
minh ra công thức kinh doanh “tam giác” tức là không mở lung tung các tiệm
thuốc một cách rải rác nửa, phương pháp mà ông áp dụng là mở 3 tiệm cố định ở
một khu vực nhất định, để tạo sức mua cho cả vùng đó, ông chỉ tập trung trong
phạm vi “hình tam giác” cố định, hình tam giác đó rộng, nhỏ là tùy theo nhu cầu
tiêu dùng của thị trường mà phân bổ cho phù hợp.
Cách làm này quả nhiên làm cho kinh doanh của ông ngày càng phát triển,
doanh thu ngày càng cao(hiện nay chiếm trên 10% doanh số bán thuốc của thị
trường Nhật).
2. Phương thức kinh doanh hình “vòng tròn”.
Tại Mỹ có tiệm bán đồ chơi cho trẻ em tên là “thung lũng kỳ ảo” đã tạo lập một
vòng tròn kinh doanh thật tuyệt hảo. Họ thiết kế một phòng chơi cho trẻ em ở ngay
trong tiệm, để cho cha mẹ đem trẻ em đến gửi trong giờ làm việc hoặc khi có việc
bận, phòng trẻ em có các bảo mẫu nhiều kinh nghiệm và được chọn lựa cẩn thận,
dạy cho trẻ em những kiến thức bổ ích, cho các em chơi các loại đồ chơi có bán
trong tiệm, giá cả lại rẻ. Trẻ em rất thích “ngôi nhà đồ chơi” này. Phụ huynh thấy
giá cả hợp lý, trẻ vừa có người chăm sóc, giáo dục, vừa được nô đùa thỏa mái, thế
là họ tới tấp đem con đến gửi.
Quả thật, kinh doanh theo kiểu này thì phòng giữ trẻ ngày càng đông, doanhthu
của cửa hàng ngày càng cao, bởi lẽ khi trẻ đã mê mẫn với các đồ chơi ở đó, chúng
sẽ ra sức nài nỉ cha mẹ mua cho bằng được các thứ đồ chơi giống hệt. Nước mắt
của con vàlời khuyên của bảo mẫu chắc chắn sẽ làm mềm lòng các bậc cha mẹ.
Trên đời này hiếm có ba mẹ nào tiếc với con thứ gì.
3. Phương thức dùng “Thẻ mua hàng”.
Tại Nhật Bản, nhiều cửa hàng, siêu thị đã áp dụng phương pháp phát hành “thẻ
mua hàng”. Mọi khách hàng khi đến mua đều được phát một thẻ mua hàng có số
hiệu riêng của cửa hàng đó. Nếu dùng các thẻ này tại các cửa tiệm, phân hiệu, đại
lý của họ sẽ được phục vụ và mua hàng với giá ưu đãi. Mỗi khi mua hàng họ đều
ghi lại số tiền đã mua trên thẻ, đến khi khách mua đạt 500.000 yên, họ sẽ được tặng
một món quà trị giá 500 yên. Khi làm thẻ mua hàng không phải tốn một khoản chi
phí nào mà ngược lại còn được tặng quà lưu niệm, nếu dắt thêm bạn bè tới cũng
được tặng quà để cảm ơn công giới thiệu. Cách làm này đã thu hút khách hàng.
Thẻ mua hàng đã đem lại doanhthu rõ rệt.
Thỉnh thoảng các cửa hàng lại tung ra những chiêu thức mới như “ngày tính gấp
đôi” tức là hôm ấy nếu khách mua hàng 100 yên sẽ được ghi vào phiếu 200 yên.
Hoặc quảng cáo “khách hàng đến trước 12h sẽ nhận được một bữa ăn trưa miễn
phí” khách hàng đến mua đều được nhận một bao bánh mì kẹp thịt đủ no một bữa,
họ không cần phải đi ăn trưa mà tập trung đi dạo siêu thị để mua hàng hóa. Những
hôm đó cửa hàng không còn chỗ chen chân. Tất nhiên doanhthu ngày càng phát
đạt.
4. Bán hàng kèm quà tặng.
- 1 cuộn phim kèm theo 2 ly nước.
- 1 chai rượu tặng thêm ly, khay và bình rượu nhỏ.
- 1 xe máy tặng thêm 1 mũ bảo hiểm và bộ áo đi mưa.
- 1 bộ veston tặng thêm một áo sơ mi trắng hoặc cà vạt
Theo điều tra, cách bán hàng kèm theo quà tặng này rất có hiệu quả, được nhiều
doanh nghiệp sử dụng một cách thường xuyên và đa số khách hàng bị các thứ quà
tặng thêm này quyến rũ.
5. Đặt lại tên hàng.
*. Hãng Panasonic sản xuất ra một loại ván cách lửa mới. Hãng ra sức quảng cáo
và thực sự chất lượng rất tốt, giá cả phải chăng; nhưng lượng tiêu thụ lại quá chậm.
Hãng đã mở cuộc điều tra và phát hiện do cái tên quá thô “ván canh cửa
Panasonic” bèn đổi lại tên là “người gác bếp của bạn” cho có vẻ tình cảm hơn.
Chính cách làm này mà sản phẩm lập tức được mọi nhà tranh nhau mua.
Ngoài ra có một sản phẩm mới của hãng là loại ghế có tác dụng xoa bóp với
tên gọi hết sức nhã nhặn dễ nghe “Êm ái” cũng được khách hàng thích thú. Khi gia
đình mừng thọ cho ông, bà, cha, mẹ thường mua ghế này để làm quà tặng.
*.Công ty dệt Thượng Hải (Trung Quốc) sản xuất hàng trăm ngàn khăn lụa trắng
cao cấp nhưng cả năm qua chẳng bán được cái nào. Họ cho tiến hành điều tra và
xác định nguyên nhân ế ẩm vì khách hàng chẳng hiểu khăn loại này dùng để làm
gì? Bởi lẽ khăn này không chỉ dùng để lau mặt mà chủ yếu phối hợp với bộ veston
cho đẹp mắt. Nắm được nguyên nhân, công ty đã in thêm bao bì đẹp có để chữ
“khăn tay dùng cho âu phục”, in thêm cách hướng dẫn xếp khăn cho phù hợp với
kiểu dáng của áo quần. Làm như vậy buộc giá thành và giá bán phải tăng, nhưng
khi tung trở ra thị trường thì khăn “ế ẩm” này bỗng dưng đắt như tôm tươi.
6. Giới thiệu sản phẩm theo kiểu trực quan.
Gần đây nhiều doanh nghiệp khi giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng
thường đem những tấm ảnh với những lời chú thích và giá cả cụ thể. Đó là cách
giới thiệu sảm phẩm theo kiểu trực quan, kết quả rất hữu hiệu.
Ví dụ 1 căn nhà mới xây, 1 cái bàn, 1 bộ salon, 1 cái bếp ga, 1 bộ xoong nồi,
các món ăn cho một bữa tiệc, 1 bộ quần áo khách hàng có thể nhìn vào hình ảnh
để hình dung sản phẩm mình sẽ mua và quyết định mua loại nào, và chỉ cần ghi số
hiệu (đã dán trên ảnh) tức khắc người bán sẽ đem đến tận nhà thứ sản phẩm mà
mình cần như trong ảnh.
7. Gộp thành số chẵn.
Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có một vài cửa hàng với tên gọi “cửa
hàng 10.000” Những cửa hàng này gộp các món hàng nhỏ tạo thành từng gói có
giá trị 10.000đ để khách hàng chọn lựa, cách làm này rất thu hút khách hàng vì dễ
mua, dễ thanh toán tiền và vô cùng thuận tiện. Tuy nhiên muốn đạt được hiệu quả
cao cần phải chú ý tránh nhét những hàng kém chất lượng hoặc quá ế ẩm, làm như
vậy khách hàng sẽ có cảm giác mình bị lừa và lần sau không bao giờ đến nữa,
ngoài ra không nên quá ham lời mà định ra giá cao (dễ hay so sánh) thỉnh thoảng
xen vào những món hàng có giá trị một chút, đem lại niềm vui bất ngờ cho khách
hàng, như vậy họ sẽ đến nhiều hơn.
8. “Bỏ con tép câu con tôm”.
Một nhà sản xuất sơn ở Mỹ gửi cho 500 khách hàng mỗi người 1 cán cây cọ
sơn và mời khách hàng đến văn phòng họ để nhận thêm 1 cây cọ nữa, nhưng chỉ có
100 người đáp lại lời mời. Người sản xuất bèn thay đổi chiến lược, họ gửi tặng
1.000 khách mỗi người 1 cây cọ sơn với lời mời “chắc chắn các bạn đang cần sơn
để thay mới cho căn nhà của bạn, vì vậy chúng tôi mạo muội xin gửi tăng bạn 1
cây cọ sơn, công ty chúng tôi đang tiến hành đợt khuyến mãi với giá ưu đãi trong
vòng 3 tháng tính từ hôm nay, bạn chỉ cần đem theo thư này đến chỗ chúng tôi sẽ
được hưởng giá ưu đãi giảm 20%, mong bạn đừng bỏ qua dịp này”.
Về tâm lý, khách hàng rất thích sự “ưu đãi” này, họ cho rằng đã có cây cọ sơn rất
tốt như thế này mà không dùng thì quá phí, thế là 750 khách hàng đã đem thư này
đến để mua hàng và sau đó họ trở thành khách hàng thường xuyên. Trong vòng
một năm doanh số của công ty đã tăng lên gấp 5 lần.
. Nghệ thu t thúc đẩy doanh thu và làm tăng nhanh lợi nhuận Theo Viện nghiên cứu kinh tế thế giới, trong nghệ thu t kinh doanh có muôn ngàn kế sách để thúc đẩy doanh thu và làm tăng nhanh lợi. Cách làm này quả nhiên làm cho kinh doanh của ông ngày càng phát triển, doanh thu ngày càng cao(hiện nay chiếm trên 10% doanh số bán thu c của thị trường Nhật). 2. Phương thức kinh doanh. đẩy doanh thu và làm tăng nhanh lợi nhuận, tuy nhiên có 8 phương thức sau đây là tiêu biểu và được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất. 1. Phương thức kinh doanh hình “tam giác”. Năm 1948