1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM TĂNG DTTT SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

25 390 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 38,17 KB

Nội dung

Như vậy DTTT sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm,hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừnhư: giảm giá hàng bán, trị giá hà

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM TĂNG DTTT SẢN

PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ 1.1.1 Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và DTTT sản phẩm, hàng hoá

Một chế độ xã hội muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành nền sản xuất xãhội Chỉ có phát triển sản xuất mới có thể tạo ra nhiều sản phẩm để đáp ứng tốt hơncác nhu cầu vật chất và tinh thần của con người Các Mác đã nói: "Một xã hộikhông thể không sản xuất nữa, cũng không thể thôi không tiêu dùng nữa"

Có thể nói, mục đích cao nhất của sản xuất chính là thoả mãn các yêu cầu tiêudùng khác nhau của con người Để thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng của kháchhàng, các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các sản phẩm mà thị trường mongđợi Tuy nhiên, để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì doanh nghiệp phảitiến hành một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau tạo thành một chu kỳSXKD, từ việc doanh nghiệp bỏ tiền ra mua tư liệu sản xuất, trả lương cho ngườilao động, đến việc tổ chức quá trình sản xuất, sản phẩm và cuối cùng là đem sảnphẩm đi tiêu thụ, thu tiền hàng về, và chu kỳ này không chỉ diễn ra một lần màđược lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành một vòng tuần hoàn và chu chuyển tư bản.Chu kỳ SXKD của doanh nghiệp có thể được mô tả qua mô hình sau:

T H SX H T

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ SXKD,thực hiện sự chuyển hoá từ hàng sang tiền, hoàn thành một chu kỳ vận động của tưbản, là khâu quan trọng nhất của một chu kỳ SXKD

TLLĐ SLĐ

Trang 2

Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là quá trình doanh nghiệp xuất giao sản phẩm,hàng hoá cho đơn vị mua và thu được một khoản tiền, hoặc được đơn vị mua chấpnhận thanh toán về số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ đó.

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chỉ được xem là hoàn thành khi thực hiện được

cả hai hành vi:

- Doanh nghiệp xuất giao hàng cho đơn vị mua

- Đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc có giấy chấp nhận thanh toán tiềnhàng

Cả hai hành vi này đều giữ một vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩmhàng hoá Nếu như hành vi doanh nghiệp xuất giao hàng cho đơn vị mua là điềukiện tiền đề, quan trọng thì hành vi đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấpnhận thanh toán tiền hàng hoặc có giấy chấp nhận thanh tiền hàng là điều kiệnquyết định việc hàng hoá có được tiêu thụ không Nếu như hàng hoá được bán đinhưng không được đơn vị mua chấp nhận thanh toán thì số hàng hoá đó chưa đượccoi là tiêu thụ bởi vì bên mua có thể trả lại hàng do không đáp ứng được yêu cầu

mà họ đặt ra Do vậy, việc thực hiện đầy đủ hai hành vi này có ý nghĩa rất quantrọng đối với việc xác định thời điểm tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá

Hai hành vi trên có thể khác nhau về không gian, thời gian và tiền hàng thuđược Trên thực tế, việc mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp với khách hàngđược diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau Do vậy, việc xác định thời điểmđược coi là tiêu thụ hoàn thành cũng khác nhau Thông thường được chia thànhmột số trường hợp sau:

 Trường hợp xuất giao và thanh toán diễn ra đồng thời (tiêu thụ trựctiếp): Khi doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá cho khách hàng thì đồng thờidoanh nghiệp cũng doanh nghiệp cũng nhận được tiền hàng do đơn vị mua thanhtoán Đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm nhanh gọn, thuận tiện cho công tác hạchtoán của doanh nghiệp, nhưng chỉ thích hợp với lượng hàng không lớn, khách hàngchưa quen, không thường xuyên

 Trường hợp doanh nghiệp xuất giao hàng cho khách hàng, số hàng đóđược chấp nhận thanh toán nhưng khách hàng chưa trả tiền ngay (bán chịu):Trường hợp này hàng hoá của doanh nghiệp vẫn được coi là đã tiêu thụ Hình thức

Trang 3

này thường được áp dụng đối với những khách hàng quen thuộc, khách hàng muanhiều Đây là hình thức có nhiều ưu điểm, đó là khuyến khích khách hàng muahàng của doanh nghiệp, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó đó là gây khó khăn

về vốn cho doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp giao hàng nhưng chưa thu được tiền (ngoàihai trường hợp trên) thì phải căn cứ vào thời điểm thanh toán tiền hàng của bênmua, tức là khi doanh nghiệp thu được tiền hoặc tiền được chuyển vào tài khoảnTGNH, thời điểm đó sản phẩm mới được coi là đã tiêu thụ

 Một số trường hợp khác:

+ Khách hàng ứng trước tiền mua hàng: Khi doanh nghiệp tiến hành giaohàng hoá thì thời điểm đó được coi là tiêu thụ hoàn thành Đây là trường hợp có lợicho doanh nghiệp do được chủ động trong khâu thanh toán nói riêng và khâu tiêuthụ nói chung Tuy nhiên, để người mua ứng trước tiền hàng thì sản phẩm củadoanh nghiệp phải thực sự có uy tín, và doanh nghiệp phải đảm bảo tôn trọng Hợpđồng tiêu thụ đã ký kết

+ Gửi hàng đi bán: Doanh nghiệp gửi hàng đi bán, khi nào doanh nghiệp thuđược tiền hàng hoặc hết hạn thanh toán doanh nghiệp chưa được thanh toán nhưng

đã có giấy chấp nhận thanh toán thì lúc đó hàng hoá mà doanh nghiệp gửi đi đượcxem là đã tiêu thụ Đây là hình thức tiêu thụ bất lợi đối với doanh nghiệp, gây khókhăn cho công tác thanh toán áp dụng hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổchức tốt công tác thanh toán và có sự theo dõ chặt chẽ tình hình thực hiện thanhtoán tiền hàng của khách hàng đối với doanh nghiệp

+ Trường hợp khách hàng và doanh nghiệp thực hiện thanh toán theo kếhoạch: Khi khách hàng nhận được hàng thì hàng được xác định là đã tiêu thụ Hìnhthức này có thủ tục tương đối nhanh gọn, khối lượng không hạn chế, áp dụng đốivới những khách hàng có quan hệ mua bán lâu dài, thường xuyên, hợp đồng tiêuthụ được ký kết chặt chẽ

Việc xác định thời điểm tiêu thụ một cách đúng đắn là rất quan trọng Nó giúpdoanh nghiệp nhìn nhận đúng thực trạng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của mình, từ

đó giúp người quản lý điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ Mặt khác,việc xác định đúng thời điểm tiêu thụ còn giúp doanh nghiệp đánh giá được tình

Trang 4

hình sử dụng vật tư, tiền vốn trong SXKD, đánh giá được kết quả sản xuất về sảnlượng tiêu thụ, DTTT và nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

Trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp tiến hành SXKDtheo những chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và được Nhà nước quy định chỉ tiêusản xuất, giá cả và ngay cả địa chỉ tiêu thụ, mọi sản phẩm sản xuất ra đều được tiêuthụ, mọi khoản lỗ đều được Nhà nước bù lỗ Chính vì vậy, trong thời kỳ này hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp mang tính chất thụ động, công tác tiêu thụ khôngđược các nhà quản lý quan tâm mà vấn đề tiêu thụ chỉ đơn thuần là cung cấp sảnphẩm đến các địa chỉ và theo giá cả Nhà nước quy định

Ngày nay, kinh tế thị trường với sự phát triển đa dạng của các ngành nghề và

sự cạnh tranh quyết liệt, các doanh nghiệp được tự chủ về tài chính và tự hạch toánkinh doanh, chủ động tìm các hướng đi mới để tự thích nghi và chiến thắng trongcạnh tranh Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng cao thì sự đòi hỏicủa thị trường về sản phẩm càng khắt khe, nó chỉ chấp nhận những sản phẩm phùhợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Do vậy, trong nền kinh tế thịtrường các doanh nghiệp không chỉ phải thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất sản phẩm

mà còn phải tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm, tìm đối tác đầu tư,liên doanh, liên kết để mở rộng thị trường tiêu thụ, đảm bảo cho doanh nghiệp tồntại và phát triển bền vững

1.1.2 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm :

Khi các sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có được mộtkhoản tiền thu về việc bán các sản phẩm, hàng hoá đó hay còn gọi là DTTT sảnphẩm

Như vậy DTTT sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm,hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừnhư: giảm giá hàng bán, trị giá hàng mua bị trả lại (nếu có các chứng từ hợp lệ) vàđược khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).DTTT sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp còn bao gồm:

+ Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước cho doanh nghiệpđối với những hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được Nhànước cho phép

Trang 5

+ Giá trị các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem biếu tặng hoặc tiêu dùng nội

bộ như việc xuất dùng xi măng để xây dựng, sửa chữa ở xí nghiệp sản xuất ximăng; xuất vải thành phẩm để may bảo hộ lao động ở xí nghiệp dệt

Các khoản giảm trừ doanh thu khi tính DTTT sản phẩm bao gồm:

 Giảm giá hàng bán: phản ánh khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảmgiá ngoài hoá đơn (tức là sau khi đã có hoá đơn bán hàng), đó là số tiền màdoanh nghiệp chấp thuận giảm giá cho khách hàng do các nguyên nhân như:hàng kém phẩm chất, hàng không đúng quy cách

 Trị giá hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu của số hàng hoá, dịch

vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không phù hợp với nhu cầu của ngườimua, do vi phạm HĐKT, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quycách

 Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu phải nộp

DTTT sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đốii với mỗi doanh nghiệp, quy mô củaDTTT ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp, nó là biểu hiệncủa kết quả tiêu thụ sản phẩm, phản ánh quy mô tái sản xuất Đồng thời, thông quaDTTT sản phẩm để thấy được trình độ tổ chức SXKD, tổ chức thanh toán củadoanh nghiệp Chính vì vậy, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩmluôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới

1.1.3 Ý nghiã của tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ của một doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp sản xuất nói riêng không chỉ có nhiệm vụ sản xuất mà còn phải tổchức tiêu thụ sản phẩm đó Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải đảm bảo

về vốn và tự chủ trong SXKD Với điều kiện đó, việc thực hiện tốt tiêu thụ sảnphẩm, có được DTTT sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với bảnthân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với xã hội

Đối với doanh nghiệp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm và có được doanh thu có ý

nghĩa rất lớn, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

- Khi thực hiện hoàn thành tiêu thụ sản phẩm chứng tỏ sản phẩm mà doanhnghiệp sản xuất ra được thị trường chấp nhận về số lượng, chủng loại, quy cách,

Trang 6

mẫu mã và giá cả Đây là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng.Nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

cả về vốn và chi phí, đó là tình trạng ứ đọng vốn do lượng tồn kho lớn và chi phíbảo quản lớn, làm hiệu quả sử dụng vốn giảm Nếu tình trạng này kéo dài sẽ là mộtcản trở lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, sản xuất bị ngừng trệ, thậm chí cóthể dẫn đến nguy cơ phá sản

- Bên cạnh đó, sản phẩm tiêu thụ được nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được mộtkhoản tiền đó là DTTT Đây là nguồn quan trọng để thực hiện phân phối tài chínhtrong doanh nghiệp Chỉ khi có DTTT doanh nghiệp mới có thể trang trải được cáckhoản chi phí, thu hồi số vốn đã ứng ra để tiến hành SXKD, thực hiện nghĩa vụ tàichính đối với Nhà nước và có được DTTT cũng là điều kiện để có được lợi nhuậnmong muốn, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành trích lập đầy đủ cácquỹ, tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng cường đầu tư chiều sâu, mở rộng quy môSXKD

- Ngoài ra, thực hiện được tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và đầy đủ sẽ gópphần thúc đẩy tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tạođiều kiện cho quá trình sản xuấtt tiếp theo Tình hình thực hiện chỉ tiêu DTTT cóảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Khi sản phẩm củadoanh nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được nghĩa là không có DTTT trong kỳ sẽkhiến cho doanh nghiệp không thu hồi được vốn, khả năng thanh toán yếu và khảnăng cạnh tranh trên thị trường sẽ bị giảm sút

Đối với toàn bộ nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện DTTT sản phẩm

cũng có ý nghĩa to lớn với toàn bộ nền kinh tế Trước hết, thông qua việc tiêu thụsản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững được quan hệ cân đốigiữa cung và cầu về sản phẩm, hàng hoá, giữa tiền và hàng Đồng thời, thông quatình hình tiêu thụ có thể đánh giá được nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội, dựđoán được nhu cầu trong tương lai để từ đó có chính sách phù hợp đảm bảo sự cânđối trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Và điều quantrọng là thực hiện được tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo được doanh thu và là điều kiện đểthực hiện lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp, đó cũng là điều kiện tạo nên sự tăngtrưởng của toàn bộ nền kinh tế

Trang 7

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.

Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là khâu quyết định trong hoạt động sản xuất kinhdoang của mỗi doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với doanhnghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Song đây cũng là mộthoạt động phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, cả nhân tố chủ quan vànhân tố khách quan Đó là:

1.1.4.1 Các nhân tố chủ quan:

 Khối lượng sản phẩm, hàng hoá đưa ra tiêu thụ:

Khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ là một trong những nhân tố có ảnhhưởng trực tiếp và mang tính quyết định đối với công tác tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp, nó phản ánh trực tiếp kết quả tiêu thụ Khối lượng sản phẩm hànghoá càng nhiều thì khả năng thu được doanh thu càng lớn, song để biến khả năng

đó thành hiện thực thì khối lượng hàng hoá đó phải phù hợp với nhu cầu thị trường

và được thị trường chấp nhận Nếu khối lượng sản phẩm đưa ra quá lớn, vượt quanhu cầu thị trường thì dù sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và hình thứchấp dẫn người tiêu dùng trong khi sức mua có hạn thì cũng không thể tiêu thụđược Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm hàng hoá đưa ra quá nhỏ so với nhu cầuthị trường thì nó sẽ hạn chế việc tăng doanh thu, bên cạnh đó nó còn có thể dẫn đếnviệc doanh nghiệp mất một bộ phận khách hàng do không đáp ứng được nhu cầu,

họ tìm đến sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường Vì vậytrong công tác tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác nhucầu thị trường và năng lực của mình để đưa ra được một khối lượng sản phẩm phùhợp nhất đảm bảo tốt cho công tác tiêu thụ

 Chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Trong cơ chế cạnh tranh hiện nay, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm có

ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khốilượng sản phẩm tiêu thụ và gía bán sản phẩm, chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏđến DTTT

Có thể thấy, chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp nângcao giá một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng, góp phần phát triển và

Trang 8

mở rộng được khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và tăng doanh thu cho doanhnghiệp Mặc dù gía thấp sẽ kích thích được khả năng tiêu thụ, nhưng thực tế chothấy khách hàng sẽ chọn sản phẩm có giá bán cao hơn một chút nếu chất lượngđảm bảo Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp sẽ nâng giá bán đến mức nào là hợp

lý, nếu như tăng quá cao vượt quá khả năng thanh toán của khách hàng sẽ lại làmột trở ngại cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá không tiêu thụ được

Ngoài ra ta còn thấy, nếu chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệpcao sẽ tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền hàng,đồng thời cũng tạo được ấn tượng tốt về nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá của doanhnghiệp, từ đó tạo được uy tín cho doanh nghiệp, kích thích người tiêu dùng và tăngđược số lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, đảm bảo tăng doanh thu Nếu sảnphẩm hàng hoá kém chất lượng sẽ gây ra những khó khăn trong công tác tiêu thụ,không chỉ đối với việc thực hiện khối lượng tiêu thụ mà còn gây ra những trở ngạitrong công tác thanh toán, có thể sẽ dẫn đến trường hợp phải giảm giá bán khốilượng sản phẩm đó, làm giảm DTTT

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với tiêu thụ sảnphẩm và DTTT sản phẩm, doanh nghiệp cần tổ chức quá trình sản xuất gắn liền vớiviệc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đầu tư cải tạo máymóc thiết bị sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề công nhân, đồng thời làm tốtcông tác kiểm tra chất lượng hàng hoá khi nhập, xuất kho

 Giá cả sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ

Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến quá trình tiêuthụ sản phẩm

Theo Mác, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, giá cả xoayquanh giá trị hàng hoá Nếu như trong cơ chế trước đây, giá cả là một chỉ tiêu kếhoạch do Nhà nước giao cho các doanh nghiệp, nó không thực sự dựa vào quan hệcung cầu trên thị trường, sự thoả thuận giữa người mua và người bán, thì trong cơchế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành một cách tự phát trên thị trườngtheo sự thoả thuận của người mua và người bán, doanh nghiệp có thể hoàn toànchủ động trong việc định giá sản phẩm, hàng hoá, có thể sử dụng giá cả như một

vũ khí sắc bén để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng DTTT cho doanh nghiệp Tuynhiên, doanh nghiệp phải đưa ra được mức giá cả phù hợp với chất lượng sản

Trang 9

phẩm, hàng hoá và được người tiêu dùng chấp nhận, có như vậy doanh nghiệp mới

có thể dễ dàng tiêu thụ được các sản phẩm, hàng hoá của mình Còn nếu doanhnghiệp định giá quá cao, vượt quá khả năng thanh toán của người tiêu dùng thì dùsản phẩm có chất lượng cao cũng sẽ không thể tiêu thụ được, sẽ làm giảm DTTT.Trường hợp nếu doanh nghiệp quản lý, tổ chức SXKD tốt, làm giá thành sản phẩm

hạ, chất lượng vẫn được đảm bảo, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấphơn so với những sản phẩm khác trên thị trường, đây sẽ là một lợi thế cho doanhnghiệp để có thể thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường Chính vì vậy, để bảo toàn và nâng cao được khả năng tiêuthụ doanh nghiệp cần có một chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt theo từng đốitượng khách hàng, từng không gian, thời gian cụ thể

Hiện nay có một số chính sách định giá cả sản phẩm, hàng hoá như sau:

 Định giá theo thị trường : nghĩa là mức giá mà doanh nghiệp đưa rađối với các sản phẩm, hàng hoá của mình xoay quanh mức giá của các sảnphẩm, hàng hoá cùng loại đang lưa thông trên thị trường Đây là một chínhsách định giá được sử dụng khá phổ biến, nhất là đối với các sản phẩm khi đượcsản xuất ra đã có nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường Do đó, trong chínhsách này, để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng cường công táctiếp thị, tổ chức, bố trí sản xuất hợp lý để giảm được chi phí kinh doanh, có nhưvậy doanh nghiệp mới thực hiện tiêu thụ được sản phẩm đồng thời mới có lãi

 Định giá thấp : nghĩa là mức giá cả mà doanh nghiệp đưa ra đối vớisản phẩm, hàng hoá của mình thấp hơn mức giá thị trường của sản phẩm, hànghoá đó Chính sách này thường được áp dụng trong trường hợp sản phẩm mớithâm nhập thị trường,cần bán nhanh với số lượng lớn để cạnh tranh, hoặc để giảphóng hàng tồn kho, thu hồi vốn Việc áp dụng chính sách này trước mắt có thểlàm giảm doanh thu và lợi nhuận nhưng về lâu dài với biện pháp phù hợp doanhnghiệp sẽ có thể tăng mạnh được khả năng tiêu thụ và đảm bảo được doanh thu

 Định giá cao : theo chính sách này, mức giá mà doanh nghiệp đưa ra sẽcao hơn mức giá hiện hành của các sản phẩm, hàng hoá cùng loại trên thịtrường và cao hơn giá trị sản phẩm Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc tăngdoanh thu, song điều đó chỉ được thực hiện khi chất lượng của sản phẩm, hàng

Trang 10

hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đảm bảo được chất lượng cao, sảnphẩm độc quyền, những mặt hàng cao cấp có chất lượng đặc biệt

 Ổn định giá: không thay đổi giá cả theo quan hệ cung cầu trên thịtrường mà luôn cố gắng ổn định về giá cả trong mọi thời kỳ Cách này sẽ giúpdoanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường, đảm bảo và tăngđược DTTT

 Công tác tổ chức bán hàng, thanh toán của doanh nghiệp

Trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế bao cấp và phân phối không còn nữa,doanh nghiệp phải thực sự lăn lộn để tìm kiếm thị trường tiêu thụ và người muađược đặt ở vị trí trung tâm, thì việc tổ chức công tác bán hàng một cách có hiệuquả sẽ là một điều kiện thuận lợi, có tác động thúc đẩy rất lớn đến tốc độ tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp nếu biết áp dụng tổng hợp các hình thức bán buôn, bán lẻ,bán tại đại lý, bán tại kho, cửa hàng, bán tận tay cho khách hàng thì sẽ tiêu thụđược nhiều sản phẩm hơn là nhiều doanh nghiệp đủ áp dụng đơn thuần một hoặchai hình thức tiêu thụ Thông thường hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng mạnglưới đại lý hoặc các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tạo ra năng nắm bắt thị trường

và mở rộng thị trường

Về trình độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên bán hàng:

Tâm lý của người tiêu dùng là luôn lựa chọn những cửa hàng, đại lý mà ở đó

có nhân viên phục vụ chu đáo, thoải mái và có hiểu biết về sản phẩm mà họ cần.Chính vì vậy, việc đào tạo, lựa chọn một đội ngũ có trình độ, có tư cách phẩm chấttốt cũng là một yếu tố thúc đẩy được khối lượng sản phẩm và tăng được DTTT chodoanh nghiệp

Về chất lượng của các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng:

Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu doanh nghiệp cầnphải tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: thông tin quảng cáo, tham gia hộitrợ triển lãm, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức các hoạt động sau bán hàng.Nếu thực hiện tốt các hoạt động này sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với các kháchhàng, họ sẽ tìm đến với sản phẩm của doanh nghiệp Còn nếu các hoạt động nàykhông được thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì nó không chỉ không thúc đẩy

Trang 11

được tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tăng được DTTT sản phẩm mà còn làm ảnhhưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp do chi phí của các hoạt động nàykhá cao

Về mặt thanh toán:

Nếu doanh nghiệp áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như:thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng tiền chuyển khoản, thanh toán bằng séc,bằng uỷ nhiệm chi, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán ngay, thanh toán chậm

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc lựa chọn các phương tiệnthanh toán, đáp ứng mọi điều kiện thanh toán của khách hàng do đó có thể thu hútđược đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp mình, từ đó tăng khả năng tiêuthụ và mở rộng được DTTT sản phẩm, hàng hoá Ngược lại, nếu doanh nghiệp ápdụng đơn điệu một hoặc hai phương tiện thanh toán, điều đó chỉ phù hợp với một

số khách hàng, không phù hợp với khả năng thanh toán của một số khách hàngkhác từ đó sẽ hạn chế việc tiêu thụ và tăng DTTT sản phẩm, hàng hoá

1.1.4.2 Các nhân tố khách quan

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá

Thị trường là một yếu tố rất quan trọng đối với doanh nghiệp Doanh nghiệptham gia vào thị trường trên cả hai lĩnh vực: thị trường đầu vào và thị trường đầu

ra Đặc biệt với thị trường đầu ra, đó không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoácủa doanh nghiệp mà đó còn là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những thông tinquan trọng để hoạch định kế hoạch đầu tư sản xuất

Như chúng ta đã biế,t thị trường được hình thành bởi ba yếu tố: cung, cầu vàgiá cả Đối với yếu tố về cung và giá cả thì doanh nghiệp có thể chủ động dựa trênyếu tố về cầu và khả năng để quyết định Riêng đối với yếu tố về cầu thì đây là mộtnhân tố khách quan mà doanh nghiệp khó kiểm soát được Khi cầu của thị trườnglớn tức là quy mô của thị trường lớn, khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ sẽcao Tuy nhiên, bên cạnh quy mô thị trường, doanh nghiệp cần thiết phải xem xét

về chất lượng thị trường, đó là những vấn đề về sự biến động của sức mua, khảnăng thanh toán của khách hàng, khả năng xảy ra rủi ro

Trang 12

Một thị trường có quy mô lớn, chất lượng thị trường tốt (sức mua ổn định, khảnăng thanh toán tốt ) sẽ là một điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp trong việcthúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm.

Vì vậy, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc nghiên cứu nhu cầu thị trường

là rất quan trọng, làm tốt công tác nghiên cứu thi trường doanh nghiệp sẽ biết thịtrường cần cái gì, cần bao nhiêu và nắm được thị trường nào là chủ yếu, thị trườngnào là thứ yếu để phân phối khối lượngng sản phẩm một cách hợp lý, từ đó có thểtăng được khối lượng tiêu thụ, nâng cao doanh thu, đồng thời cân bằng được cungcầu trên thị trường Ngược lại, không nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường sẽ dẫn đếnnhững quyết định sai lệch trong kinh doanh, có thể dẫn đến thua lỗ và phá sản

 Đặc điểm SXKD của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp

Đặc điểm SXKD của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp có ảnh hưởngkhông nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là DTTT

Trong ngành công nghiệp, do tính chất sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại,dựa trên trình độ kỹ thuật tiên tiến, việc sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên và thời vụ, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh hơn, thường xuyênhơn, do đó doanh thu cũng được thực hiện nhanh chóng và ổn định hơn

Trong ngành xây dựng cơ bản, do đặc điểm của ngành là khâu đầu tiên củaquá trình tái sản xuất mở rộng, đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra tài sản cốđịnh của nền kinh tế, các doanh nghiệp xây lắp khi tiến hành thi công xây lắp cũngđồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm Thi công xây lắp là một loại hình sản xuấttheo đơn đặt hàng, các sản phẩm xây lắp được sản xuất ra theo yêu cầu về giá trị sửdụng, về chất lượng đã thoả thuận giữa hai bên, cho nên tiêu thụ sản phẩm xây lắptức là bàn giao công trình đac hoàn thành cho đơn vị giao thầu và nhận tiền về.Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng khách quan của chế độ thanh toán theohạng mục công trình và khối lượng hoàn thành theo giai đoạn quy ước hoặc theohạng mục công trình hoàn thàn, do đó DTTT sản phẩm cũng phụ thuộc vào thờigian và tiến độ hoàn thành các công trình

Trong ngành nông nghiệp, do đặc điểm sản xuất mang tính chất thời vụ, phụthuộc vào điều kiện tự nhiên cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính chấtthời vụ, DTTT tăng chủ yếu vào mùa thu hoạch

Ngày đăng: 26/10/2013, 12:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w