Để đảm bảo lợi ích của mình các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tăng cường công tác nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị, thay thế, đổi mới máy móc thiết bị theo hướng
Trang 2Lời mở đầu
Quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết
bị là một đòi hỏi thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật trở thành một yêú tố ảnh hưởng trực tiếp, có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị có hàm lượng khoa học kỹ thuật càng cao, công nghệ càng hiện đại thì càng có điều kiện
để thành công
Để đảm bảo lợi ích của mình các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tăng cường công tác nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị, thay thế, đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh và đòi hỏi của nền kinh tế
Tổng công ty thép Việt Nam là một pháp nhân kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và cũng như các doanh nghiệp khácmục tiêu cuối cùng của Tổng công ty cũng là tối đa hoá lợi nhuận và đảm bảo ổn định kinh tế Do vậy công quản lý và sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị là công tác đang được Tổng công ty hết sức quan tâm Trong thời kỳ qua tuy bước đầu đã đạt được một số thành công trong công tác này nhưng những tồn tại vẫn là một vấn đề hết sức nan giải Nó đòi hỏi phải có thời gian, tiền của, công sức lao động của một tập thể có tinh thần trách nhiệm cao và sự trợ giúp của các ngành có liên quan
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Mai Xuân Được và sự quan tâm của lãnh đạo và cán bộ các phòng ban chức năng thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, bài viết này ra đời với mục đích góp thêm một số ý kiến nhằm thúc đẩy quản lý và sử dụng máy móc thiết
bị có hiệu quả hơn
Trang 3Trong khuôn khổ bài viết này, em xin trình bày vấn đề “ Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam”
Kết cấu của bài viết như sau:
ChươngI: Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị và ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả
Chương II: Tình hình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam
Trang 4Chương 1 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị,
ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng có hiệu
quả máy móc thiết bị
1 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
1.1 Quan niệm về quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả
Khi đề cập đến quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả có nhiều quan niệm khác nhau về công tác này Trên các góc độ khác nhau, mỗi quan niệm đưa ra một cách nhìn riêng về vấn đề này Tuy nhiên sẽ là phiến diện nếu chỉ xem xét các quan niệm đó một cách riêng biệt
1.1.1 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là máy móc thiết bị được sử dụng theo đúng công dụng của chúng trong quá trình sản xuất
Mỗi loại máy móc thiết bị đều có những tính năng, tác dụng và nhiệm vụ khác nhau, có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm Có những thiết bị
có thể chế tạo được nhiều sản phẩm khác nhau nhưng có những thiết bị chuyên dụng, đặc chủng chỉ có thể chế tạo được một loại sản phẩm duy nhất Do vậy vấn đề đặt ra là phải sử dụng các thiết bị đúng với khả năng vốn có của nó thì chúng mới phát huy hết tác dụng và đạt năng suất cao nhất Khi các thiết bị được bố trí hợp lý thì chúng mới được sử dụng có hiệu quả, khai thác được hết công suất và tránh lãng phí trong quá trình sản xuất Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền thì việc bố trí máy móc thiết bị theo đúng chức năng trình tự là bắt buộc các doanh nghiệp này phải tuân thủ
1.1.2 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là quản lý và sử dụng máy móc thiết bị theo đúng định mức sử dụng
Trang 5Định mức sử dụng quy định mức tham gia của máy móc thiết bị vào quá trình sản xuất trong những giai đoạn nhất định Mức tham gia này được tính toán tối ưu nhất mức
độ phù hợp với khả năng hiện tại của máy móc thiết bị Khi đó sự tham gia của máy móc thiết bị vào sản xuất một mặt vẫn phát huy hết công suất sử dụng mặt khác vẫn duy trì được thời gian sử dụng lâu dài, hạn chế được những tổn thất do sử dụng quá mức định mức gây ra Do vậy việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị theo định mức không chỉ có ý nghĩa sử dụng tối đa năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa nâng cao tuổi thọ cho hệ thống máy móc thiết bị
1.1.3 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả thể hiện ở việc chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao
Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn, quyết định trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong thời đại ngày nay khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang dần tới đỉnh cao của sự phát triển, khi mà ngày càng nhiều các thành tựu khoa học được áp dụng trực tiếp vào sản xuất thì vấn đề chất lượng sản phẩm lại càng có ý nghĩa trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để nâng cao chất lượng sản phẩm trước hết mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng máy móc thiết bị sao cho đảm bảo quá trình sản xuất cân đối, hạn chế các tổn thất
về nguyên vật liệu, hạn chế các sản phẩm hỏng sản phẩm kém chất lượng và rút ngắn được thời gian sản xuất
1.1.4 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là phải giảm được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
Trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
do đó giá trị và giá trị sử dụng của nó giảm dần do bị hao mòn dần theo thời gian Hiện tượng này xảy ra cả khi hoạt động cũng như không hoạt động Quản lý sử dụng máy móc thiết bị phải đảm bảo hao mòn máy móc thiết bị là hợp lý, tránh lãng phí không cần thiết Nếu máy móc thiết bị được sử dụng đúng chế độ đúng định mức và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, thì hao mòn máy móc thiết bị khi đó là hợp lý Còn ngược lại sẽ
Trang 6là không hợp lý và gây ra lãng phí Bên cạnh đó máy móc thiết bị ngày càng trở nên lạc hậu Các thế hệ máy móc thiết bị mới được tung ra thị trường có trình độ kỹ thuật công nghệ cao hơn, các máy móc thiết bị cũ ngày càng trở nên lạc hậu và giảm giá trị trên thị trường Do vậy quản lý sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả còn phải chú ý đến hao mòn vô hình này Các doanh nghiệp luôn phải cập nhật thông tin về các loại máy móc thiết bị trên thị trường, lập kế hoạch thay thế, đổi mới máy móc thiết bị khi cần thiết
1.1.5 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là quản lý và sử dụng máy móc thiết bị phải theo đúng chế độ bảo dưỡng sửa chữa
Công tác này đòi hỏi phải theo dõi thực hiện các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, phục
vụ bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa nhằm giảm hao mòn, ngăn ngừa sự cố, đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động bình thường Nếu máy móc thiết bị không được bảo quản tốt, không chấp hành nội quy, quy tắc bảo dưỡng an toàn kỹ thuật sẽ là cho chúng giảm dần giá trị sử dụng đến chỗ gây ra tổn thất trong quá trình quản lý sản xuất Bên cạnh đó tiến bộ khoa học làm cho tốc độ hao mòn vô hình của máy móc thiết bị ngày càng nhanh, sự thay thế đổi mới là khó tránh khỏi Để hạn chế loại hao mòn này thì doanh nghiệp phải tổ chức bố trí sao cho máy móc thiết bị phải được hoạt động liên tục hết khả năng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm để giá trị của chúng có thể chuyển hết vào sản phẩm một cách nhanh chóng và doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tạo điều kiện thu hồi vốn ban đầu Do vậy khi đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị nhất thiết phải đề cập đến vai trò của công tác bảo dưỡng, sửa chữa tạo điều kiện cho máy móc thiết bị hoạt động tốt
1.1.6 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị triệt để về số lượng, thời gian hoạt động, công suất của máy móc thiết bị
không để tình trạng lãng phí do máy móc thiết bị không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng một phần thời gian công suất Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy hầu hết máy móc thiết bị đều chưa được sử dụng hết công suất do vậy mà hiệu quả sản xuất kém gây ra sự lãng phí lớn trong sản xuất Trong khi đó hàng ngày hàng giờ máy
Trang 7móc thiết bị vẫn phải tính chi phí khấu hao nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tính giá thành sản phẩm và thu hút vốn đầu tư
1.1.7 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc sử dụng máy móc thiết bị
để thực hiện mục tiêu kinh doanh tổng hợp
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc sử dụng chúng để thực hiện nhiều mục tiêu kinh doanh tổng hợp khác nhau, phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp
là tối đa hoá lợi nhuận và phương pháp để thực hiện mục tiêu đó là tiến hành sản xuất với sự kết hợp của các yếu tố trong sản xuất: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, lao động Nếu máy móc thiết bị được quản lý và sử dụng một cách hợp lý, khoa học, kết hợp với việc thường xuyên cải tiến, đổi mới nâng cao tính năng tác dụng và sử dụng hết công suất thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được vốn đầu tư, vật liệu đưa vào sản xuất và chi phí nhân công Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể lấy thu bù chi có lãi Chính lúc này doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng thị trường, mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, thực hiện các hoạt động liên doanh liên kết, trên cơ sở đó, lại càng có khả năng để phát huy hết năng lực sản xuất của chúng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
1.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ của máy móc thiết bị
+ Tuổi thọ trung bình của máy móc thiết bị
Chỉ tiêu này biểu thị mức độ sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian đồng thời cũng có thể cho biết cơ cấu và mức độ tăng trưởng của máy móc thiết bị theo thời gian + Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về số lượng (Hm – tính theo hiện vật)
Hm =
Tổng số máy móc thiết
bị huy động Tổng số máy móc thiết
bị hiện có
Trang 8Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh
về số lượng Trong đó tổng số máy móc thiết bị huy đông gồm có: số lượng máy móc thiết bị đã lắp đặt hoặc đang trong quá trình sửa chữa hoặc cải tiến chất lượng Tổng số máy móc thiết bị bao gồm toàn bộ máy móc thiết bị hoạt động hoặc chưa hoạt động Thực tế có loại máy móc thiết bị có giá trị lớn, ngược lại có những loại có giá trị nhỏ nên chỉ tiêu trên có thể không phản ánh đúng mức đọ sử dụng Để khắc phục hạn chế đó, có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số sử dụng theo đơn vị giá trị
Ht =
Giá trị máy móc thiết bị trong công thức trên thường lấy giá còn lại sau khi đã trừ
đi khấu hao để tính toán
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị theo thời gian: (Ht)
Ht =
Tổng số thời gian có thể huy động là hiệu số giữa thời gian huy động máy móc thiết bị theo chế độ và thời huy đông máy móc thiết bị theo kế hoạch Phản ánh hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị Chỉ tiêu này càng lớn thì máy móc thiết bị càng được sử dụng có hiệu quả
+ Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị :Hw
Thời gian MMTB huy
Tổng số thời gian có thể huy động
Tổng gía trị máy móc Giá trị máy móc thiết bị
Trang 91.2.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
+ Chỉ tiêu về doanh thu trên tổng số máy móc thiết bị :HDT
DT
Tổng công suất thực tế đã huy
Tổng công suất tối đa của máy móc thiết bị
Trang 10HD T =
Phản ánh sức sản xuất của máy móc thiết bị hoặc kết quả sản xuất trên một đồng chi phí cho máy móc thiết bị Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị càng lớn
+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng giá trị máy móc thiết bị : HLN
HLN =
Phản ánh sức sinh lợi của máy móc thiết bị hay lợi nhuận bình quân tính trên một đồng chi phí máy móc thiết bị Chỉ tiêu này càng lớn thì máy móc thiết bị càng được sử dụng có hiệu quả
+ Chỉ tiêu về nộp ngân sách trên máy móc thiết bị: HNS
HNS =
Phản ánh một đồng đầu tư cho máy móc thiết bị trích bao nhiêu đồng nộp ngân sách
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
2.1 Chất lượng yếu tố nguyên vật liệu
Trang 11Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và lao động là ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, chúng có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau, chúng có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau Thật vậy, nếu máy móc thiết bị có hợp lý bao nhiêu nếu nguyên vật liệu không được cung cấp đúng, đầy đủ kịp thời thì hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị cũng trở nên thấp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số sử dụng thời gian và công suất huy động của máy móc thiết bị Do vậy yêu cầu đặt ra đối với nguyên vật liệu phụ liệu là phải được cung cấp đúng, đủ, đảm bảo chất lượng và kịp thời Nếu một trong các yếu tố trên không được đáp ứng làm cho quá trình sản xuất bị ngưng trệ, gián đoạn và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp
2.2 Trình độ công nghệ của máy móc thiết bị
Trình độ công nghệ của máy móc thiết bị của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ máy móc thiết bị đó được sản xuất tại đâu và được sản xuất vào năm nào, cũng như là khi doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị đó thì mức độ sử dụng còn là bao nhiêu % Chính trình độ công nghệ của máy móc thiết bị ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết số lượng máy móc thiết bị còn lạc hậu so với trình độ công nghệ thế giới
Nếu như máy móc thiết bị được sản xuất ra ở các nước công nghiệp phát triển có nền công nghệ cao và được sản xuất trong những năm gần thì chất lượng máy móc thiết
bị sẽ tốt hơn: hiện đại hơn, đa tính năng hơn, thời gian sử dụng, công suất thiết kế cao hơn Từ đó tác động đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và ngược lại loại máy móc thiết bị được sản xuất tại những nước đang phát triển và kém phát triển hoặc được sản xuất trong những thập niên trước thì chất lượng máy móc thiết bị sẽ kém hơn công suất thiết kế cao, tỷ lệ hao mòn cao hơn, thời gian và công suất huy động không cao Và tất nhiên hiệu quả sản xuất sẽ không cao Từ đó hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sẽ rất kém và không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất của sản phẩm
2.3 Lao động
Trang 12Yếu tố con người của sản xuất luôn là nhân tố trung tâm của sản xuất Bất kỳ công tác nào nếu thiếu vai trò của con người thì không thể hoàn thành một cách hoàn hảo nhất Khi đề cập đến công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị lại càng phải khẳng định tầm quan trọng cũng như mức độ tác động đến hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của yếu tố này
* Về trình độ tay nghề của công nhân
Quá trình vận hành máy móc thiết bị trong doanh nghiệp đòi hỏi người công nhân phải có một trình độ tay nghề nhất định, bởi hệ thống máy móc thiết bị hoạt động theo những quy trình công nghệ rất phức tạp và phải tuân thủ theo những quy trình quy phạm
kỹ thuật đã được quy định Người công nhân phải được đào tạo các kỹ năng, kỹ xảo để
có thể sử dụng máy móc thiết bị một cách có tốt nhất, đảm bảo giảm tối thiểu những thao tác thừakịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình sản xuất sản phẩm, kịp thời phát hiện các sự cố và tìm ra nguyên nhân khắc phục chúng Khi doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất một quy trình công nghệ mới với những máy móc thiết bị hiện đại, điều cần thiết là người công nhân vận hành hệ thống đó như thế nào để đảm bảo về công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị và không có sự cố xảy ra Như vậy vấn
đề quản lý và sử dụng máy móc thiết bị phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của người lao động
*Trình độ tổ chức quản lý lao động
Máy móc thiết bị càng hiện đại thì càng đòi hỏi người lao động phải được đao tạo
để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả Bên cạnh việc đào tạo lấy kiến thức thì doanh nghiệp cần phải tổ chức sắp xếp bố trí lao động một cách hợp lý, đúng người, đúng việc để đảm bảo cho lao động có thể phát huy hết năng lực của mình Đồng thời nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cho người lao động Điều đó đòi hỏi người công nhân cần phải tuân thủ những quy trình, quy phạm kỹ thuật, những nội quy,
Trang 13quy chế của công ty một cách nghiêm túc và tự giác Nếu người công nhân thiếu ý thức
tự giác, ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt huyết với nghề thì có thể sẽ gậy hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại đến tài sản của doanh nghiệp, tính mạng của công nhân và hiệu quả sản xuất không cao Mặt khác ta thấy rằng quản lý và sử dụng máy móc thiết bị chính là quá trình người công nhân vận hành máy móc thiết bị, do vậy để quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả thì vấn đề nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cho người công nhân là biện pháp rất cần thiết
2.4 Vốn
Vốn là máu của doanh nghiệp Bất kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp đêu cần phải có vốn để hoạt động Nhu cầu vốn trong mỗi doanh nghiệp là điều kiện để tổ chức và duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ và mở rộng sản xuất, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khá năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngay từ khi bắt đầu sản xuất doanh nghiệp đã cần có vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị để tổ chức sản xuất và để áp dụng công nghệ nhiều trình độ, hiện đại hoá công nghệ truyền thống, tranh thủ công nghệ hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh mà quy định trình độ công nghệ cũng như tỷ trọng máy móc thiết bị trong cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp Các yếu tố tạo thành vốn cố định trong doanh nghiệp là ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp Từ đó công tác quản lý và sử dụng tài sản
cố định tác động ngược trở lại vốn cố định làm cho vốn được sử dụng một cách có hiệu quả hơn Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị là công tác hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp tuy nhiên công tác này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư cho sản xuất Thiếu vốn sẽ dẫn đến sự trì trệ và yếu kém về trình độ công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp Thiếu vốn sẽ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu của các công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp: công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, công tác xác lập các quy trình quy phạm, công tác kiểm tra kỹ thuật, công tác bảo
Trang 14dưỡng sửa chữa đặc biệt là công tác đổi mới máy móc thiết bị lại hết sức cần vốn để tổ chức thực hiện Khi đó quá trình sản xuất của doanh nghiệp bị ngưng trệ, và với sự yếu kém của trình độ công nghệ đó thì hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh kém, sản phẩm tạo ra có chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu thị trường
3 ý nghĩa của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và tích luỹ tiền tệ
Quá trình sản xuất luôn có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là mặt vật chất kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế kỹ thuật của sản xuất Mặt vật chất kỹ thuật của sản xuất bao gồm sự tác động của sức lao động lên đối tượng lao động bằng các công cụ lao động cần thiết để tạo ra của cải vật chất cho xã hội Mặt kinh tế kỹ thuật của sản xuất cho thấy, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp còn là quá trình củng cố mối quan hệ sản xuất, quá trình lao động sáng tạo và hiệp tác của người lao động Trong doanh nghiệp sản xuất công cụ lao động chủ yếu của doanh nghiệp là máy móc thiết bị Thông qua máy móc thiết bị người lao động tác động vào nguyên vật liệu sản xuất chế tạo ra sản phẩm Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng các yếu
tố đầu vào cho sản xuất mà máy móc thiết bị là một trong số đó Máy móc thiết bị là hệ thống xương cốt và là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất Khi đề cập đến vai trò của máy móc thiết bị Mác nói: “ phương thức sản xuất xã hội sau thắng phương thức sản xuất xã hội trước một phần do nó có năng suất cao hơn mà năng suất phụ thuộc vào công cụ lao động trong đó máy móc thiết bị đóng vai trò chính”, do vậy quá trình sản xuất thực sự có hiệu quả khi doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả đảm bảo rút ngắn chu kỳ sản xuất, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, lao động sống và lao động vật hoá từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm,năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh cho doanh
Trang 15nghiệp Thật vậy quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị vận hành tốt, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hoá, khi
đó sẽ kết hợp được các yếu tố nguyên vật liệu, lao động sống và lao động vật hoá một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba yếu tố: lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu trong đó máy móc thiết bị là nhân tố xương cốt sẽ tạo
ra được những sản phẩm có chất lượng tốt và hạn chế được những sản phẩm kém chất lượng và tăng năng suất lao động
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng do vậy mà các doanh nghiệp cần phải thường xuyên nắm bắt và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, vì các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh Những biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất chủ yếu được áp dụng vào việc cải tiến hệ thống máy móc thiết bị theo hướng có lợi Do vậy chính quá trình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sẽ thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực khoa học công nghệ trong doanh nghiệp
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Đó chính là mục tiêu thiết thực nhất và quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
Trang 16Chương 2 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị
ở Tổng công ty thép Việt Nam trong
thời gian qua
1 Khái quát về Tổng công ty thép Việt Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ngày 7 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 91/TTg về thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh
Thực hiện Quyết định số 344/TTg ngày 04 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công
ty thép và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Bộ Công nghiệp
và tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước - Tổng công ty 91 theo Quyết định số 255/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ
Tổng công ty thép Việt Nam có tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM STEEL CORPORATION Tên viết tắt: VSC Địa chỉ: số 91, phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Tổng công ty thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động được Chính phủ phê chuẩn tại nghị định số 03/CP, ngày 25 tháng 01năm 1996 và giấy phép đăng ký kinh doanh số
109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp Tổng công ty thép Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt
Trang 17Tổng công ty có vốn do Nhà nước cấp, có bộ máy quản lý, điều hành và các đơn
vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn do Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng, được mở tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
Tổng công ty thép Việt Nam chịu sự quản lý của Nhà nước, của chính phủ, trực thuộc các Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương Binh xã hội và các Bộ, Ngành Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ phân cấp quản lý theo Luật doanh nghiệp nhà nước Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ được Chính phủ quy định và phân cấp quản lý một số mặt hoạt động của Tổng công ty theo quy định của pháp luật hiện hành
Hiện nay, Tổng công ty thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên và 14 liên doanh với nước ngoài Tổng công ty được Nhà nước giao quản lý và sử dụng hơn 1.400 tỷ đồng Lao động bình quân 18.531 người; doanh thu 5.520 tỷ đồng; sản lượng thép cán đạt 464.000 tấn/năm
1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua
Từ năm 1996 đến nay, tình hình sản xuất thép cán của Tổng công ty đã có chuyển biến tích cực Nói chung, các công ty của Tổng công ty và các liên doanh có thể đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng ở trong nước với chất lượng tương đương thép xây dựng nhập khẩu Sản lượng thép của các nhà máy sản xuất thép của VSC trong giai đoạn này
đã tăng dần, chiếm được thị trường và đáp ứng phần lớn nhu cầu của nền kinh tế Nếu như những năm đầu 90 sản lượng thép sản xuất được chỉ đạt 190.000 tấn/năm(1992), thì những 1996 sản lượng tăng gần 2 lần, đạt 362.000 tấn, và tăng 73,4% so với sản lượng của năm 1995, xem Bảng 1.Tuy nhiên, chỉ số phát triển sản lượng của những năm sau đã giảm khá nhanh, từ 1,734 năm 1996 xuống tới 0,955 năm 1998 Nhờ các biện
Trang 18pháp hạn chế nhập khẩu mạnh mẽ của Chính phủ nên tốc độ tăng trưởng sản lượng đã phục hồi trở lại từ năm 1999, tuy là rất nhỏ, và được VSC nỗ lực duy trì trong 2000
Trang 19Bảng1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ của khối sản xuất, giai đoạn 96-00
1.2.1 Tình hình kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu
Do việc chuyển đổi cơ chế cuối những năm 80, đầu những năm 90, kinh doanh thép đã thu được nhiều thuận lợi nhờ vào tình hình sản xuất trong nước (mới chỉ có công ty Gang thép Thái Nguyên, Miền Nam) chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa, nền kinh tế được mở cửa, nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, công nghiệp và dân dụng tăng cao Với đà thu lợi nhuận cao trong thời gian đó, nhiều công ty tiếp tục
Trang 20lao vào kinh doanh thép nhập khẩu, lượng thép nhập khẩu về ồ ạt, chiếm 70% dung lượng thị trường, làm và cung vượt hơn cầu và gây nên hậu quả cho những năm sau Trong thời gian này, tổng công ty Thép Việt Nam đã đầu tư nâng cấp cho các nhà máy cán thép nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm Ngoài ra, các nhà máy liên doanh sản xuất thép kết thúc giai đoạn xây dựng, bắt đầu vào sản xuát Tình hình này, lại càng làm cho tình trạng cung vượt hơn cầu thêm trầm trọng
Do không nắm bắt được tình hình thực tế và không dự báo được thị trường nội địa
sẽ biến động, đặc biệt là sự cạnh tranh của các nhà máy thép liên doanh và giá thép trên thị trường thép thế giới giảm, các công ty của khối thương mại VSC vẫn tiếp tục nhập khẩu thép về làm rối loạn thị trường thép trong nước Hậu quả tất yếu mà các công ty thương mại phải gánh chịu là thua lỗ triền miên
a) Hoạt động tiêu thụ thép trong nước:
Với tình hình chung như trên, việc kinh doanh thép của khối thương mại nói riêng, của tổng công ty nói chung gặp rất nhiều khó khăn Một số qui cách thép nhập khẩu từ những năm trước khó bán, tồn kho nhiều Trong khi đó, khối này có nhiệm vụ phải tìm các biện pháp tiêu thụ thép sản xuất trong nước có giá thành cao, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các công trình cao cấp, tính cạnh tranh thấp
Tổng công ty đã nỗ lực tìm nhiều biện pháp nhằm giảm tồn kho, nâng giá bán và cùng nhà nước giảm lượng thép nhập khẩu, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn Khối lượng thép tiêu thụ có tăng nhưng lượng tồn kho vẫn nhiều, còn có xu hướng gia tăng Trong khi đó, thép của khu vực ngoài VSC và liên doanh như khu vực tư nhân sản xuất nhiều (năm 1999 ước tính đạt sản lượng 220.000 tấn), tuy chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, nhưng do linh hoạt theo đơn đặt hàng về độ
âm (ví dụ, thép thanh tròn 10 nhưng thực tế chỉ có 9 hoặc 9,5) so với quy định của từng loại sản phẩm, nên giá bán đều thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của VSC
và liên doanh, từ 10-12% Đặc biệt, trong năm 2000, trên thị trường đã xuất hiện sản
Trang 21phẩm thép mang nhãn mắc giả - hàng giả lấy mác của công ty Gang Thép Thái Nguyên
là ví dụ Do đó, tiêu thụ thép trong nước của khối thương mại lại càng khó khăn hơn Tuy vậy, với một mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước, cùng với việc thép sản xuất trong nước dần có uy tín trên thị trường, khối lượng tiêu thụ của tổng công ty tăng dần từng năm, chiếm thị phần đáng kể trên thị trường Năm 1998, tổng công ty (kể cả khối liên doanh) tiêu thụ được 1.233.385 tán thép cán, gồm 326.011 tấn là thép nhập khẩu, còn lại 907.374 tấn là thép sản xuất trong nước Trong đó, khối thương mại của VSC tiêu thụ được 603.913 tấn sản phẩm Nếu so với tổng nhu cầu năm 1998 của toàn
xã hội là 1.600.000 tấn, thì lượng tiêu thụ của tổng công ty đã cung cấp được cho 75% nhu cầu của toàn xã hội Năm 1999, khối này tiêu tụ được 953.901 tấn các sản phẩm thép, gồm 614.877 tấn thep cán, 134.408 tấn phôi thép; và 202.231 tấn kim khí phế liệu Ngoài ra, còn xuất khẩu được 2.385 tấn thép
Tình hình kinh doanh của khối thương mại trong thị trường nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu của toàn VSC được trình bày trong bảng 2 Khối lượng mua vào bao gồm lượng hàng mua của các nhà máy sản xuất trong nước (của VSC, của liên doanh và khai thác ngoài xã hội và lượng) nhập khẩu Khối lượng bán ra gồm cả xuất khẩu của khối và các nhà sản xuất thuộc VSC
Bảng 2 Tình hình kinh doanh của khối thương mại, giai đoạn 96-00
Trang 22Nhìn chung, khối lượng mua vào, bán ra của khối thương mại trong thời gian này tăng khá ổn định Lượng tiêu thụ có tốc độ tăng nhanh hơn lượng mua vào, nên lượng tồn kho đã giảm nhanh kể từ năm 1998 lại đây
Mặc dù lượng thép sản xuất trong nước được tiêu thụ với khối lượng như vậy, và nhà nước đã bảo hộ thép sản xuất trong nước thông qua các chính sách hạn chế, cấm nhập khẩu, đánh thuế cao, trong 3 năm qua, nhưng các công ty của khối thương mại hầu hết bị lỗ do việc kinh doanh thép nội
b) Hoạt động xuất nhập khẩu:
Đối với nhập khẩu thép, chủ trương chung của VSC là hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ thép sản xuát trong nước Điều này có thể thấy qua giá trị nhập khẩu của VSC có xu hướng giảm từ năm 1997 Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2000, giá trị nhập khẩu đã đạt hơn 2 lần so với năm trước, nhưng mới chỉ đạt 64% kế hoạch đề ra
Lượng thép VSC nhập khẩu ít trong thời gian này, nếu không kể lượng phôi thép các công ty liên doanh nhập khẩu, chỉ chiếm 10% tổng lượng nhập khẩu của toàn xã hội, mà lại chủ yếu là phôi thép (chiếm tới 50% khối lượng phôi nhập khẩu của VSC)
Vì vậy, lượng thép thương phẩm nhập khẩu không đáp ứng được nhu cầu khách hàng của các công ty thương mại Các công ty thương mại phải mua lại thép nhập khẩu từ các nguồn ngoài ngành về kinh doanh Năm 1999, ước tính các công ty này phải mua lại thép cán nhập khẩu từ các công ty ngoài ngành là 118.000 tấn, chiếm khoảng 19% lượng thép cán tiêu thụ của toàn khối Cũng trong năm 1999, ước tính lượng thép thương phẩm (không kể phôi thép) VSC nhập khẩu trực tiếp là 113.385 tấn, chiếm 26% lượng thép cán tiêu thụ Như vậy, tổng lượng thép nhập VSC kinh doanh là 231.385 tấn, chiếm 32,7% tổng khối lượng tiêu thụ
Xuất khẩu cũng là một trong những nhiệm vụ đáng quan tâm của VSC Tuy nhiên, VSC vẫn chưa thực hiện được việc xuất khẩu thép, chỉ có một số lô hàng được tạm nhập tái xuất sang Lào Sản phẩm xuất khẩu hiện nay vẫn chủ yếu là gang và một số sản
Trang 23phẩm từ gang, thép cuộn và điện cực Các sản phẩm chế tạo từ gang được xuất khẩu từ
bệ máy, nắp cống, bếp lò, bếp nướng, ghế công viên, gang đúc, đã có uy tín đối với bạn hàng Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đài Loan, Đức và bước đầu tìm được thị trường
Mỹ Kim ngạch xuất khẩu tuy không lớn, nhưng lại có chiều hướng giảm mạnh, xem bảng 2
1.2.2 Một số kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Tổng công ty Thép Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2000
Một số kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Tổng công ty Thép Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2000 được thể hiện trong bảng 3 và hình 3 dưới đây
Trong bảng 3, giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp (GTTSLSXCN) là tổng giá trị của khối sản xuất, gồm các nhà máy thép, các công ty hoạt động khai thác mỏ, sản xuất vật liệu và xây dựng công nghiệp
Bảng 3 Một số kết quả sản xuất kinh doanh của VSC
giai đoạn 96-00
Đơn vị tính: tỷ đồng
GTTSLSXCN 1.903,865 1.794,969 1.875,182 1.909,534 2.149,352 Doanh thu 5.122,299 5.011,276 5.444,966 5.552,542 6.248,223 -Khối sản xuất 2086,160 2115,361 2108,461 1.986,610 2.320,665 -Khối TM 3054,139 2895,915 3336,505 3.565,932 3.927,558 Nộp ngân sách 179,120 108,627 117,668 233,313 195,025
Lợi nhuận(sth) -33,995 -8,383 30,385 49,133 99,309
Nhìn chung, các chỉ tiêu GTTSL sản xuất công nghiệp, doanh thu của VSC và doanh thu của từng khối đều có xu hướng tăng Trong năm 1996 các chỉ tiêu này có
Trang 24mức tăng trưởng cao, nhưng trong năm sau 1997 có sự sút giảm lớn và những năm tiếp theo chúng tăng chậm Điều này chứng tỏ các sản phẩm của khối sản xuất có giá thành cao, bị hàng nhập khẩu và sản phẩm khối liên doanh cạnh tranh gay gắt Hàng hoá của hai khối tồn đọng nhiều, mỗi năm một tăng, dẫn đến ứ đọng vốn, và tất yếu ảnh hưởng tới nghĩa vụ nộp ngân sách và lợi nhuận của VSC
VSC đã bị lỗ lớn từ trong năm 1996, trên 33 tỉ đồng Trong năm 1997 tình hình này có phần tiến triền theo chiều hướng tố hơn những Tổng công ty vẵn bị lỗ hơn 8 tỷ đồng Năm 1997 số lỗ đã được giam quá một nửa Hai năm tiếp theo, VSC đã có lãi, tốc
độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm rất cao
Nộp ngân sách trong năm 1997 và 1998 có mức tăng trưởng âm trên dưới 40% năm Tình hình này đã được cải thiện trong năm 1999 nộp ngân sách tăng gấp gần 2 lần
so với cùng kỳ năm 1998, đạt 163% kế hoạch đề ra
Các chỉ tiêu trên của toàn Tổng công ty, của riêng từng khối thực hiện trong 9 tháng đầu năm so với kế hoạch dều đạt và vượt, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận và nột Ngân sách, cho dù rằng một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2000 có thấp hơn so với thực hiện năm 1999 Tương tự, so với cùng kỳ năm ngoái, các chỉ tiêu này thực hiện trong 9 tháng nhìn chung là đạt và vượt Kết quả này đạt được nhờ việc VSC cùng với các liên doanh của mình đã tiết chế sản lượng phối hợp thực hiện thống nhất giá, ổn định thị trường
2 Các đặc điểm của Tổng công ty thép Việt Nam có ảnh hưởng đến hiệu quả quản
lý và sử dụng máy móc thiết bị
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam
Tổng công ty thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91- mô hình Tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước Mục tiêu của Tổng công ty thép Việt Nam là xây
Trang 25dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng
Tổng công ty thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên thị trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công đoạn từ khai thác nguyên vật liệu sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty như sau:
+ Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dụng phục vụ cho công nghệ luyện kim;
+ Sản xuất gang, thép nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết
bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật
+ Thiết kế chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện kim và xây dựng dân dụng
+ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng, dầu, mỡ, gas, dịch vụ và vật tư tổng hợp khác
+ Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghiệp luyện kim
và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng
+ Đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong nước và nước ngoài + Xuất khẩu lao động
Bên cạnh, phạm vi chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được Nhà nước giao, Tổng công ty thép Việt Nam còn được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là cân đối sản xuất thép trong nước với tổng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh
tế, xã hội kết hợp nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được để bình
ổn giá cả thị trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng
Trang 26nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động trong Tổng công ty
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được quy định Tổng công ty thép Việt Nam lập kế hoạch tiến hành sản xuất kinh doanh chuẩn bị cho sản xuất cho từng giai đoạn Tổng công ty phải chuẩn bị các yếu tố kinh tế và kỹ thuật cho sản xuất như vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu Nếu các công tác này được chuẩn bị tốt thì sẽ đem lại hiệu quả cao cho Tổng công ty ngược lại nó sẽ kìm hãm hiệu quả kinh tế của Tổng công ty cũng có nghĩa là Tổng công ty sẽ không hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của Tổng công ty và Nhà nước giao cho Trong các công tác này có thể nói công tác quản lý
và sử dụng máy móc thiết bị có tác động tương đối lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Để đảm bảo sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả trong sản xuất thì vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo về khối lượng công việc, và các yếu tố đầu vào luôn cân bằng nhau Vì vậy nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là yếu tố đảm bảo khả năng sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong đó có máy móc thiết bị Nếu yếu tố này được đảm bảo thì nó sẽ là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho hiệu quả quản lý và
sử dụng máy móc thiết bị
2.2 Đặc điểm công nghệ của Tổng công ty
Hiện nay, các nhà máy của Tổng công ty đang sử dụng 2 quy trình công nghệ sau: + Quy trình khép kín: khâu khai thác, chế biến quặng sắt, than mỡ; khâu luyện kim bằng lò cao; khâu luyện thép bằng lò chuyển (còn gọi là lò thổi ôxy) hoặc thép luyện từ gang (lỏng, thỏi) và sắt thép phế bằng lò hồ quang liệu; khâu đúc phôi thép bằng khuôn hoặc bằng máy đúc liên tục; khâu cán thép liên tục hoặc bán liên tục; và các khâu gia công sau cán khâu sơn màu, mạ kim loại và gia công, chế tạo Công ty Gang thép Thái Nguyên là nhà máy đại diện cho quy trình công nghệ này
+ Quy trình công nghệ hở gồm: khâu luyện thép bằng lò điện hồ quang (dùng thép phế liệu, gang thỏi), khâu đúc phôi thép, đến khâu cán thép, và các khâu gia công sau
Trang 27cán Các công ty thép Miền Nam và thép Đà Nẵng là các nhà máy sản xuất áp dụng quy trình công nghệ này
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp Trong mỗi công đoạn, khâu của quy trình công nghệ lại có nhiều loại hình công nghệ khác nhau và ứng với nó là một hệ thống máy móc thiết bị với những cơ cấu khác nhau, cách thức quản lý và sử dụng cũng khác nhau Nó quy định số lượng, cơ cấu máy móc thiết bị cũng như chất lượng máy móc thiết bị cần được trang bị cho quá trình sản xuất
Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị muốn có hiệu quả thì trước hết phải căn cứ vào việc hệ thống máy móc thiết bị sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào trong quá trình sản xuất Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị về chất lượng, số lượng,
cơ cấu tổ chức sản xuất Thông qua đó áp dụng các Tổng công ty áp dụng các biện pháp quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sao cho cân đối đảm bảo sự hoạt động an toàn và hiệu quả của hệ thống máy móc thiết bị Ví dụ đối với công đoạn đầu, cụ thể là trong khâu luyện gang (còn gọi là khâu nấu luyện trực tiếp) có ba thế hệ Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của khâu này thì thị trường Tổng công ty cần phải đánh giá xem tình hình hoạt động của hệ thống lò cao về số lượng, công suất, về thời gian, mức độ hao tốn các yếu tố đầu vào, tốc độ nấu luyện, cơ cấu tổ chức, bố trí sản xuất Khi đó lãnh đạo của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty lập Báo cáo trình bày lên Tổng giám đốc về tình hình sử dụng máy móc thiết bị trong đó có đề nghị phương án tiến hành đầu tư đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho khâu này
Đây cũng là nơi doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất cải tiến đổi mới các loại máy móc thiết bị, phương pháp sản xuất Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị chính là việc Tổng công ty sẽ quản lý và sử dụng yếu tố này như thế nào
Trang 28Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất thép của VSC
lò cao Đúc CT Lò LD Lò EAF đúc liên tục, đúc rót đúc liên tục
Cán liên tục Bánliên tục Kéo vuốt Tạo hình nguội Cán nguội
Quặng sắt, than mỡ,
Chi tiết gang Gang lỏng
Sắt thép phế (đầu vào)
Thép lỏngChi tiết thép
Phôi vuông nhỏ, thỏi đúc Phôi thép dẹt
Trang 29Mạ kẽm, thiếc sơn màu
Dập tạo hình
3 Lao động
Tổng số lao động bình quân của toàn Tổng công ty năm 2000 là 18.531 người, trong đó khối sản xuất chiếm 85,7% bằng 15.881 người, khối thương mại chiếm 14,3% bằng 2.650 người
So với những năm 1996 và 1997, số lao động đã giảm đáng kể, nhưng so với nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh, số lượng lao động vẫn còn quá lớn, đặc biệt công ty gang thép Thái Nguyên có số lượng lao động chiếm khoảng 2/3 lực lượng lao động của toàn Tổng công ty
Cũng như ở nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, chất lượng lao động ở Tổng công
ty không cao, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý có tuổi bình quân khá cao, ít
Cuộn, lá CR ống thép đen
Thép dây
Lá
mạ kẽm
Các sản phẩm chế tạo từ thép
lá sơn mạ
Sản phẩm chế
tạo từ thép dây
Thép dây mạ kẽm
Sản phẩm chế tạo từ thép dây mạ kẽm
ống thép mạ
Tấm
mạ thiếc
Chú giải: LD-lò chuyển
EAF- lò điện hồ quang HRC- cuộn cán nóng HRS- lá cán nóng CR- cán nguội đang sản xuất;
tôn sóng, tôn gói, máng
Trang 30được cập nhật thông tin khoa học công nghệ mới, tiên tiến, trẻ hoá chậm So với những nước tiên tiến, tỷ lệ cán bộ trình độ đại học trở lên thấp (chỉ bằng khoảng 1/3)
Chất lượng lao động (theo trình độ) của Tổng công ty được thể hiện trong bảng 4
Bảng 4 Lao động và chất lượng lao động của Tổng công ty năm 2000
ty có những chiến lược đầu tư lâu dài, đưa vào áp dung những công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, hoặc như triển khai các dự án sản xuất ra các sản phẩm chưa từng sản xuất
ở Việt Nam
Trên cơ sở đội ngũ lao động đó Tổng công ty có nhưng thuận lợi về nhiều mặt Tuy nhiên trình độ khả năng công nghệ kỹ thuật của công nhân còn hạn chế rất lớn đến các công tác đòi hỏi hàm lương chất xám cao như công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị Với cơ cấu lao động công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị gặp rất nhiều khó khăn lớn Đây là công tác đòi hỏi người thực hiện không chỉ có kinh nghiệm mà còn phải có trình độ kỹ thuật cao đồng thời có sức sáng tạo cao Chính điều này thì đội
Trang 31ngũ cán bộ trong Tổng công ty không đủ để áp ứng Chính vì vậy trong những năm qua tình hình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thực sự chưa có hiệu quả cao với trình độ yếu kém công nhân không thể tự mình vân hành máy móc thiết bị một cách an toàn và hiệu quả Họ cũng không thể biết được những thông số kỹ thuật đình mức của máy móc thiết bị và họ không thể tự mình tiến hành lắp đặt và sửa chữa máy móc thiết bị kịp thời khi máy móc thiết bị gặp sự cố Do đó máy móc thiết bị trở nên một loại dụng cụ bất kham với người lao động Tâm lý đó làm cho người lao động làm việc theo tính cưỡng chế không có lòng nhiệt huyết Từ đó phát sinh những vấn đề làm giảm hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị một khi đội ngũ công nhân có đủ trình độ họ sẽ nhận thấy và biết sử dụng máy móc thiết bị thế nào là có hiệu quả nhất Tóm lại chất lượng của lao động là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị Nó quyết định máy móc thiết bị sẽ được quản lý
và sử dụng như thế nào, hiệu quả ra sao
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Tổng công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Tổng công ty được tổ chức theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và điều lệ Tổng công ty do Chính phủ phê chuẩn
Hiện nay, Tổng công ty thép Việt Nam có bộ máy quản lý và điều hành Tổng công
ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty được phân bố trên các Tỉnh Thành phố trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Tây Nguyên, Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương, Biên Hoà và các khu công nghiệp lớn
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty thép Việt Nam theo mô hình trực tuyến chức năng - cơ cấu quản trị này đang áp dụng phổ biến hiện nay Bên cạnh mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng, để linh hoạt, chủ động trong điều hành công việc và phát huy được trí tuệ, năng lực của đội ngũ chuyên gia, Tổng công ty còn vận dụng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạng ma trận, tập hợp đội ngũ chuyên gia của nhiều bộ
Trang 32phận chức năng nhằm nghiên cứu, xây dựng dự án, phương án, chiến lược hay chương trình cho từng lĩnh vực cụ thể Ví dụ như Hội đồng tư vấn thẩm định dự án đầu tư, Ban chỉ đạo một số lĩnh vực, Tổ nghiên cứu chiến lược kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm,.v.v Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty theo Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lý ,điều hành của Tổng công ty dưới đây
Trang 332.4.1 Bộ máy giúp việc Tổng công ty
Tổng công ty có 6 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 1 trung tâm do Tổng giám đốc Tổng công ty thành lập Các phòng, Trung tâm Tổng công ty có 112 người, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động của Tổng công ty
a) Phòng tổ chức lao động: 8 người
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực về tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp: cán bộ và đào tạo nhân lực; lao động, tiền lương; tư vấn pháp luật; thanh tra; cử cán bộ đi học tập, công tác nước ngoài và làm thủ tục cho khách nước ngoài vào Tổng công ty công tác ở các cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty
b) Phòng kế toán tài chính: 13 người
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực kế toán, tài chính ,đầu tư, kiểm toán nội bộ và thống kê ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty
c) Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu: 17 người
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cân đối sản lượng và xuất nhập khẩu của Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty
d) Phòng Kế hoạch và đầu tư: 19 người
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực xây dựng
và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh; đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế, xây dựng cơ bản, theo dõi và quản lý liên doanh của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty
e) Phòng kĩ thuật: 7 người
Trang 34Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, môi trường của các cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty
f) Văn phòng: 33 người
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn, tài liệu đi và đến Tổng công ty; tiếp và đón khách vào làm tại các Tổng công ty; bố trí và sắp xếp chương trình, lịch làm việc, hội họp cuả Tổng công ty; thi đua, khen thưởng; y tế và quản trị văn phòng ở các cơ quan Tổng công ty
g) Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài:4 người
Nghiên cứu thị trường lao động trong nước và nước ngoài để tổ chức đào tạo, tuyển chọn đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
2.4.2 Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
Tổng công ty Thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên bao gồm 4 công ty sản xuất thép và vật liệu xây dựng, 8 công ty thương mại, 1 viện nghiên cứu công nghệ và 1 Trường đào tạo công nhân kỹ thuật
Khối sản xuất công nghiệp: 4 Công ty
* Công ty gang thép Thái Nguyên: Tỉnh Thái Nguyên
- Lao động: 11.384 người
- Đơn vị trực thuộc công ty: 24 doanh nghiệp
- Chức năng kinh doanh chủ yếu: Khai thác, tuyển chọn quặng sắt, than và các nguyên liệu khác; sản xuất than cốc và các sản phẩm hoá chất; sản xuất gang, hợp kim sắt, thép thỏi, thép cán các loại; gia công kim loại; sản xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng; sản xuất ôxy, đất đèn, hồ điện cực; khảo sát thiết kế, chế tạo, thi công các
Trang 35kinh doanh xăng dầu; vận tải hàng hoá
- Đơn vị trực thuộc công ty: 10 doanh nghiệp
- Chức năng kinh doanh chủ yếu: sản xuất các loại thép dây, thép tròn trơn, thép vằn, thép góc, dây thép, lưới thép, đinh, hợp kim sắt, tôn tráng kẽm và sơn màu, ống thép, gia công và dịch vụ cắt xẻ thép, sản phẩm nhôm; khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công các công trình và thiết bị công nghiệp luyện kim và dân dụng; sửa chữa xe máy, thiết bị
* Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn: Tỉnh Hải Dương
Khối kinh doanh thương mại: 8 công ty
* Công ty Kim khí Hà Nội: Thành phố Hà Nội
* Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội: Thành phố Hà Nội
* Công ty kim khí Bắc Thái: Tỉnh Thái Nguyên
* Công ty kim khí Hải Phòng: Thành phố Hải Phòng
* Công ty kim khí Quảng Ninh: Tỉnh Quảng Ninh
* Công ty kim khí và vật tư tổng hợp Miền Trung: Thành phố Đà Nẵng
* Công ty kim khí thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
* Công ty kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 36Khối nghiên cứu, đào tạo: 2 Đơn vị
* Viện Luyện kim đen: tỉnh Hà Tây Lao động 127 người
* Trường đào tạo nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên: Tỉnh Thái Nguyên
Các liên doanh có vốn góp của Tổng công ty: 14 công ty
Hải Phòng
Vũng Tàu
tại Thái Nguyên
Phòng
- Công ty liên doanh sản xuất thép VinauSteel, liên doang với úc, đặt tại Hải
Phòng
Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn như là công ty
Liên doanh Trung tâm thương mại Quốc tế (IBC) ở Thành phố Hồ CHí Minh, công ty liên doanh Cảng Quốc tế Thị Vải ở Bà Rịa-Vũng Tàu, công ty cổ phần Bảo Hiểm PETROLLIMEX ở Thành phố Hà Nội
Ngoài ra, công ty Gang thép Thái Nguyên có các liên doanh với nước ngoài như:
liên doanh cán thép Thanh Hoá; công ty thép Miền Nam có các liên doanh với nước
ngoài như: POSIVA, NIPPONVINA, VIGAL, công ty Thép Tây Đô, Nhà Máy tôn
Phương Nam - liên doanh với Đài Loan
Theo cơ cấu tổ chức này thì các doanh nghiệp được Tổng giám đốc giao nhiệm
vụ tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty với sự trợ giúp của các phòng ban chức năng trong Tổng công ty Khi nhận được quyết định
Trang 37phân bổ nguồn lực thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể và nguồn lực do Tổng công ty cung cấp
Về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo, các doanh nghiệp thông qua kế hoạch cụ thể để tiến hành chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho quá trình Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công ty trên cơ sở các báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp trong khối lưu thông sẽ tiên hành phân tích và dự đoán
về tình hình thị trường trong thời kỳ tới từ đó đề ra nhiệm vụ cụ thể cho khối sản xuất Các doanh nghiệp trong khối này nhận nhiệm vụ và đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sản xuất của doanh nghiệp mình Khâu chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất đặc biệt được coi trọng Quá trình sản xuất có hiệu quả hay không là việc các yếu tố kỹ thuật - máy móc thiết bị: phần xương cốt của quá trình sản xuất - có được đảm bảo hay không
Do vậy, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sẽ làm cho công tác chuẩn bị kỹ thuật, kiểm tra
kỹ thuật, công tác đầu tư mới cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách chu đáo hơn, đầy đủ hơn, và có thể đáp ứng những yêu cầu khác nhau của sản xuất Điều này cũng đồng nghĩa với công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sẽ trở nên có hiệu quả hơn
Về vốn thực hiện các doanh nghiệp trình bày các bản dự toán chi phí đầu tư cho
dự án cho Tổng công ty và phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ xem xét về tình hình tài chính và khả năng có thể phân bổ nguồn lực tài chính cho dự án đó hay không? nếu
có thể sẽ cung cấp bao nhiêu? Có vốn các doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện đầu tư đổi mới nâng cao các thiết bị công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nhằm làm cho các yếu tố này phù hợp với quá trình sản xuất trong điều kiện mới
Về mặt nhân sự phòng Tổ chức lao động có nhiệm vụ giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ cho các cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Tổng công ty
để các doanh nghiệp trong Tổng công ty có thể có một đội ngũ cán bộ công nhân viên
đủ trình độ năng lực và có nhận thức đúng dắn về tính nghiêm túc cũng như tầm quan
Trang 38trọng của sản xuất Khi đó yếu tố kỹ thuật - máy móc thiết bị sẽ được thực hiện đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và hiệu quả cao
Về công nghệ - máy móc thiết bị cần thiết cho sản xuất thì các doanh nghiệp thành viện sẽ tiến hành lập kế hoạch cụ thể , bố trí thưòi gian cụ thể cho từng loại máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục và đúng lịch trình đã xác định Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất Việc doanh nghiệp sẽ sử dụng loại máy móc thiết bị nào sẽ được phòng Kỹ thuật hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện sao cho máy móc thiết bị được sử dụng đúng với những năng lực vốn có của nó và đảm bảo máy móc thiết bị được tận dụng tối đa về tính năng tác dụng của nó Bên cạnh đó phòng kỹ thuật cũng có nhiệm vụ cung cấp những thông tin cho doanh nghiệp về những thông tin trên thị trường khoa học công nghệ đồng thời tiến hành nghiên cứu các công nghệ hiện có của Tổng công ty thép Việt Nam và các liên doanh với nước ngoài Trên cơ sở đó tiến hành các biện pháp kinh tế kỹ thuật để đảm bảo cung cấp cho các doanh nghiệp trong Tổng công ty về máy móc thiết bị là hiện đại nhất, tình năng ưu việt nhất
Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong Tổng công ty cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ nhau về các mặt trên
Tóm lại với cơ cấu tổ chức quản lý này Tổng công ty thép Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp trong Tổng công ty được phát huy tối đa sự sáng tạo của mình trong công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
3 Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam
Do VSC có lĩnh vực hoạt động đa dạng, số công ty thành viên lớn như đã trình bày nên tài sản của VSC rất lớn, cả về số lượng, hình thái vật chất và cả vê giá trị bằng tiền Cũng vì thế, vật tư (đầu vào), nhu cầu và công tác cung cấp, dự trữ cúng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của VSC là hết sức phong phú và phức tạp Trong khuôn khổ báo cáo này khó có thể đề cập đầy đủ hết mọi khía cạnh về công tác cung cấp và tình hình sử dụng vật tư, hiện trạng và tình hình sử dụng tài sản nói chung, cũng như về máy móc thiết bị nói riêng Vì vậy, dưới đây báo cáo chỉ nêu một số mặt về tài
Trang 39Nam
3.1.Tình hình máy móc thiết bị
Là một doanh nghiệp chủ lực của ngành thép, Tổng công ty thép Việt Nam Tổng công ty thép Việt Nam gồm các nhà máyđều được đầu tư từ vài chục năm trước nên trình độ công nghệ và mức độ đồng bộ, tiên tiến của trang thiết bị đều thua kém các liên doanh và các cơ sở mới đầu tư trong những năm gần đây
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất gang: Công ty Gang thép thái Nguyên hiện là
cơ sở duy nhất ở nước ta có 3 lò cao, dung tích rất nhỏ, khoảng 100m3/lò, đi vào sản xuất từ năm 1963 Hiện nay, 1 lò đã thanh lý, 1 lò đang được khôi phục, và 1 lò đang vận hành (phụ thuộc vào than cốc) Do sản xuất thép thô hiện nay hoàn toàn bằng lò điện hồ quang dùng nguyên liệu thép phế, tỷ lệ phối liệu gang cục tối đa chi 20 - 25 %, ngoài ra nguồn quặng sắt bị hạn chế cả về số lượng và chất lượng, các thiêt bị phụ trợ khác như lò coke, máy thiêu kết đều đã hư hỏng xuống cấp nhiều, nên trên thực tế hiện nay chỉ còn 1 lò đang vận hành
Sản lượng gang hàng năm chỉ đạt khoảng 3 - 4 vạn tấn trong vài năm trở lại đây Một phần sản lượng này (gang lỏng) dùng luyện thép bằng lò chuyển, còn lại được đúc thành gang thỏi cung cấp cho các lò điện hồ quang (EAF)
Tổng công ty có 8 EAF với công suất 10 tấn/mẻ và 14 lò với công suất 10 tấn/mẻ, tất cả đều được chế tạo tại Trung Quốc và Việt Nam Khoảng 1/3 số lò này được lắp đặt trong khoảng 10 năm trở lại, còn lại được xây dựng cách đây 10 – 25 năm, công nghệ sản xuất lạc hậu, chi phí nguyên vật liệu rất cao
Khâu đúc phôi của VSC có 1 dây chuyền (máy) đúc liên tục 4 dòng và 3 máy đúc
2 dòng, công nghệ khá hiện đại của Trung Quốc và ấn Độ, lắp đặt gần đây và tại công
ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép miền Nam và Đà Nẵng Tổng công suất của 4 máy đúc này lên tới 330.000 tấn/năm Ngoài ra, các công ty thành viên còn có các loại thiết bị đúc thủ công theo từng mẻ
Trang 40Khâu cán thép của VSC có 17 dàn cán (chế tạo tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam - không kể các dàn cán mini) để sản xuất các sản phẩm thép tiêu dùng (thép thanh, thép tròn cuộn, thép hình) đặt tại các nhà máy của Tổng công ty thép Việt Nam
và các liên doanh Cỡ máy cán từ rất nhỏ đến trung bình, cỡ trục cán từ 250 đến 650 máy móc thiết bị, công suất dây chuyền cán từ 20.000T/n đến 300.000T/n Trừ hai máy cán liên tục khá hiện đại còn của VPS và Vinakyoei, còn lại 15 máy thuộc loại bán liên tục, trung bình tiên tiến đến thủ công lạc hậu Tốc độ cán thép thanh là 6 - 8 m/s, cán thép dây là 10 - 60 m/s Tổng công suất của các máy cán này đạt 760.000 tấn/năm, và sản lượng thép cán hàng năm chiếm 35% thị phần tính theo các sản phẩm tiêu cán thép sản xuất trong nước của toàn ngành thép Việt Nam (nếu sản xuất , tiêu thụ đạt 100% công suất.)
Các khâu gia công, chế tạo sau cán được thực hiện ở nhiều đơn vị thành viên của VSC, các liên doanh, và các cơ sở khác với một số dây chuyền công nghệ sản xuất thep ống hàn đường kính nhỏ, dây chuyền mạ kẽm liên tục và bán liên tục kiểu nhúng nóng, trình độ công nghệ trung bình Tổng công suất vào khoảng 2000.000 tấn/năm Tuy nhiên, trong khâu mạ kim loại, sơn mầu năng lực và chủng loại sản phẩm của VSC rất hạn chế
Ngoài ra còn có một số dây chuyền xẻ thép tấm lá, kéo dây, đan lưới quy mô công suất nhỏ
3.2 Công tác bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị
Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam theo quy định thì toàn bộ máy móc thiết bị ở tổng công ty: công ty sẽ thông qua phòng kỹ thuật để tổ chức, quản lý tập trung Các nhà máy thành viên có trách nhiệm cùng Tổng công ty quản lý khai thác và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất
Công tác tổ chức bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị ở Tồng công ty được phân chia các cấp sau:
+ Bảo dưỡng máy móc thiết bị