1. Trang chủ
  2. » Tất cả

THUYẾT TRÌNH NHÓM CÔNG TY TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

47 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 4,36 MB
File đính kèm THUYẾT TRÌNH NHÓM CÔNG TY.zip (4 MB)

Nội dung

MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON; TÔNG CÔNG TY VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ: TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN: NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG THẤT BẠI Đứng trước quy luật vận động phát triển của nền kinh tế hàng hóa và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty trên thị trường buộc nhà kinh doanh phải xây dựng những mô hình liên kết phù hợp nhằm tích tụ vốn, phát huy lợi thế của quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh, phân tán rủi ro thông qua mô hình kinh doanh đa ngành, tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả marketing thương hiệu… và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể, đó chính là lý do hình thành nên các Nhóm công ty với các tên gọi khác nhau như Tập đoàn kinh doanh (hay Tập đoàn kinh tế), Tổng công ty; Nhóm công ty liên kết, Nhóm công ty sở hữu chéo, cartel… Ngay trong Luật doanh nghiệp của Việt Nam từ năm 2005 đã giành hẳn một chương để nói về Nhóm công ty. Vì vậy, đối với các vấn đề của đề tài liên quan đến mô hình Công ty mẹ Công ty con, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Nhóm 1 chúng tôi gọi chung là Nhóm công ty. Nhìn chung, có thể hiểu “Nhóm công ty là một tập hợp gồm một số công ty có tư cách pháp nhân độc lập, kết hợp lại với nhau trên cơ sở chọn một công ty làm nòng cốt (thường tồn tại dưới hình thức công ty mẹ) để cùng nhau thực hiện một liên hợp kinh tế có quy mô lớn”. Các công ty trong Nhóm công ty liên kết, gắn bó với nhau về vốn, công nghệ, thương hiệu, đào tạo, nghiên cứu, chuỗi cung ứng… để cùng tiến hành các hoạt động sản, xuất kinh doanh trong cùng một hoặc nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hiểu một cách đơn giản hơn thì Nhóm công ty bao gồm nhiều công ty liên kết với nhau trên cơ sở hợp đồng để sản xuất, kinh doanh dưới sự chi phối của một hay một nhóm cổ đông lớn (tạm gọi là Công ty mẹ) nhằm định hướng chiến lược phát triển chung của các công ty con trong nhóm. Mặc dù, Nhóm công ty có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhưng xét về bản chất pháp lý, Nhóm công ty được hình thành từ sự liên kết của các chủ thể kinh doanh, những liên kết này được hình thành thông qua hoạt động đầu tư (thành lập pháp nhân cũng như không thành lập pháp nhân) hoặc thông qua vô vàn dạng thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (thường gọi là hợp đồng liên kết). Các hình thức liên kết trong Nhóm công ty rất phức tạp, tương ứng với mỗi hình thức liên kết là môt loại hợp đồng như: hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn vốn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu, hợp đồng phân phối sản phẩm, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng chi phối nhân sự, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng phát hành trái phiếu chuyển đổi… Do đặc tính của quan hệ sở hữu (ownership) có ưu thế bao trùm các lợi ích chưa được liệt kê (residual interest) so với quan hệ hợp đồng thông thường (contractship), nên quan hệ về vốn (tức sở hữu) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định tính chất, đặc điểm của các Nhóm công ty. Trong phạm vi và mục đích của bài tập nhóm này, xét ở khía cạnh pháp lý, Nhóm 1 quan niệm Nhóm công ty: “Nhóm công ty là một tập hợp liên kết giữa các pháp nhân kinh doanh độc lập trên cơ sở mối quan hệ với nhau về vốn và các quan hệ khác được thỏa thuận trong hợp đồng liên kết. Mối quan hệ về vốn góp và các quan hệ khác được thỏa thuận trong hợp đồng liên kết tạo lập quyền và nghĩa vụ cho mỗi công ty thành viên trong Nhóm công ty, trong đó có những pháp nhân (nhóm), cá nhân (nhóm) kinh doanh giữ quyền chi phối, những pháp nhân kinh doanh bị chi phối và những pháp nhân kinh doanh không bị chi phối.” Mặc đầu có quan hệ chặt chẽ, Nhóm công ty là một liên kết của nhiều pháp nhân chứ không phải là một pháp nhân độc lập. Tổ chức thành lập Nhóm công ty phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện và nhằm mục đích cùng có lợi, khuyến khích cạnh tranh, ngăn ngừa độc quyền, tối ưu hoá lợi nhuận, kết cấu hợp lý, dựa vào khoa học kỹ thuật, làm tăng sức cạnh tranh cho các công ty trong Nhóm công ty. 1.1.2 Đặc điểm Nhóm công ty 1.1.2.1 Nhóm công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể kinh doanh là những pháp nhân kinh doanh độc lập được quy định tại các hợp đồng liên kết (theo nghĩa rộng), điều lệ của công ty con, điều lệ của công ty mẹ. Liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty hoàn toàn khác với liên kết giữa các thành viên trong công ty. Liên kết giữa các thành viên trong công ty là liên kết hình thành từ quan hệ đầu tư góp vốn để trở thành đồng sở hữu chung của công ty, giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ, hoàn toàn độc lập về tư cách pháp lý, quản lý và điều hành. Trong khi đó, liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở đầu tư vốn trực tiếp từ thành viên này vào thành viên khác hoặc trên cơ sở cùng sở hữu, sử dụng chung các đối tượng sở hữu công nghiệp hay nằm trong một chuỗi kinh doanh hoặc các thoả thuận liên kết khác. Các thành viên trong Nhóm công ty độc lập về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình và không chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh chung của Nhóm công ty và cũng không chịu trách nhiệm trong trường hợp một thành viên khác trong nhóm làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Thành viên trong Nhóm công ty ràng buộc trách nhiệm trực tiếp với nhau thông qua hợp đồng liên kết, điều lệ của pháp nhân trung gian. Mối liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty có thể chi phối hoặc những liên kết không mang tính chi phối. Liên kết chi phối được thực hiện thông qua các hình thức như: Liên kết chi phối thông qua đầu tư góp vốn: đây là hình thức liên kết chi phối phổ biến, theo đó công ty mẹ sẽ thực hiện đầu tư vào công ty con bằng cách góp vốn, mua cổ phần đủ để chi phối hoạt động của công ty con, qua đó công ty mẹ có thể kiểm soát, chi phối mọi hoạt động của công ty con theo mong muốn của mình. Liên kết chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động công ty: đây là hình thức liên kết chi phối mà theo đó, công ty mẹ sẽ cử đa số người của mình vào trong ban quản lý, điều hành của công ty con để qua đó có thể kiểm soát, chi phối việc ra các quyết định của công ty con trong hoạt động hàng ngày, cũng như định hướng phát triển công ty. Liên kết chi phối thông qua việc chuyển các quyền liên quan đến sở hữu công nghiệp và một số loại quyền khác: Liên kết này được hình thành dựa trên việc công ty chi phối cho phép công ty bị chi phối được sử dụng những lợi ích liên quan đến thương hiệu, bí quyết kinh doanh, hoặc quyền ưu tiên khai thác tài nguyên của công ty chi phối, qua đó, công ty chi phối sẽ sử dụng những đặc quyền này để áp đặt, chi phối các hoạt động của công ty bị chi phối. Nếu các công ty bị chi phối không tuân theo sự chỉ dẫn của công ty chi phối, công ty bị chi phối có thể sẽ bị loại khỏi Nhóm công ty và bị tước bỏ những đặc quyền mà công ty chi phối đã dành cho công ty bị chi phối, điều này có thể dẫn đến đình trệ sản xuất và đối mặt nguy cơ phá sản. Liên kết không mang tính chi phối: Đây là hình thức liên kết lỏng lẻo hơn được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hợp đồng. Theo đó, công ty mẹ chia sẻ những lợi ích về công nghệ, về thị trường cho các chủ thể kinh doanh khác (gọi là thành viên liên kết). Công ty mẹ chi phối một phần hoạt động của thành viên liên kết, yêu cầu thành viên liên kết phải tuân thủ những nguyên tắc và chính sách kinh doanh của toàn bộ tập đoàn. Thành viên liên kết hoàn toàn độc lập cả về mặt pháp lý cũng như hoạt động kinh doanh thương mại. Thành viên liên kết là công ty có tư cách pháp nhân độc lập, những công ty này có thể dễ dàng trở thành thành viên trong Nhóm công ty và cũng dễ dàng chấm dứt tư cách thành viên của Nhóm công ty. Thành viên liên kết thường phải trả phí sử dụng cho những lợi thế kinh tế mà công ty mẹ chuyển giao. 1.1.2.2 Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân Như đã nêu ở trên, Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể kinh doanh là những pháp nhân kinh doanh độc lập được quy định tại các hợp đồng liên kết. Theo đó, mỗi công ty trong nhóm là một chủ thể có địa vị pháp lý đầy đủ, có thể nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ, giao dịch theo quy định pháp luật. Sự liên kết giữa các công ty trong Nhóm công ty không nhằm mục đích cho việc hình thành một pháp nhân mới mà chỉ nhằm tối đa hóa lợi ích của mỗi thành viên độc lập trong nhóm. Ngoài ra, Nhóm công ty không có tài sản độc lập nên về mặt pháp lý Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân. Quá trính vận hành của Nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên trong nhóm. Các công ty thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy quản trị nhằm thực hiện các trách nhiệm cần thiết cho hoạt động của nhóm. 1.1.2.3 Nhóm công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp Cấu trúc tổ chức trong Nhóm công ty sẽ bao gồm nhiều cấp: Cấp thứ nhất là Công ty mẹ (Parent Company) đóng vai trò hạt nhân; Cấp thứ hai là các Công ty con (Subsidiaries); Cấp thứ ba là các Công ty liên kết và có thể có các cấp tiếp theo. Công ty mẹ: là một công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, phần vốn góp trong các công ty khác nhằm thực hiện quyền kiểm soát, chi phối của mình đối với các quyết định mang tính chiến lược của các công ty khác trong Nhóm công ty. Công ty con: là công ty mà một số cổ phần của nó thuộc về công ty khác hoặc bị một công ty khác nắm giữ trên mức tỷ lệ nhất định do đó, các quyết định, định hướng phát triển của công ty con phải chịu sự chỉ đạo, chi phối từ công ty mẹ. Tuy công ty con bị công ty mẹ chi phối, nhưng về pháp luật, công ty con vẫn là một công ty có tư cách pháp nhân độc lập và đầy đủ, điều đó thể hiện ở chỗ: Công ty có tên riêng, Điểu lệ riêng, có tài sản riêng, có thể tiến hành hoạt động kinh doanh và các hoạt động pháp luật dân sự độc lập với công ty mẹ, tiến hành hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty liên kết: Thông thường công ty liên kết là công ty có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và công ty con; công ty không có vốn góp của công ty mẹ và công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết và có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc công ty con trong Nhóm công ty. 1.1.3 Những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty đối với hiệu quả nền kinh tế Việc liên kết giữa các công ty để hình thành Nhóm công ty là một đòi hỏi tất yếu của quá trình hợp tác và phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động đơn lẻ thì không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa được. Vậy việc hình thành mô hình Nhóm công ty đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi nào của xã hội? 1.1.3.1 Nhóm công ty giúp huy động và tập trung được nguồn lực Việc hình thành Nhóm công ty giúp huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn của các công ty thành viên vào quá trình sản xuất kinh doanh, hình thành những công ty hiện đại, quy mô có tiềm lực kinh tế lớn. Như vậy, không chỉ có quy mô công ty trung bình lớn hơn, mà Nhóm công ty như là một tập hợp của các công ty thành viên có quy mô vượt trội so với các loại hình tổ chức doanh nghiệp khác. Chính quy mô vượt trội này cho phép chúng thực hiện được những việc mà những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn không làm được, chẳng hạn như thực hiện những công trình đầu tư đòi hỏi một lượng vốn lớn trong một thời gian dài, hay chuyển nguồn lực sang một lĩnh vực kinh doanh mới để chớp cơ hội. Quy mô lớn còn cho phép các Nhóm công ty đa dạng hóa hoạt động của mình. Trên thực tế, đa dạng hóa vừa là khả năng, đồng thời là yêu cầu quan trọng đối với các công ty nói chung và Nhóm công ty nói riêng. Việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có thể một mặt giúp Nhóm công ty phân tán rủi ro, mặt khác cho phép Nhóm công ty sử dụng các năng lực sẵn có của nó như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý vào những hoạt động kinh doanh sinh lợi khác. Việc hình thành Nhóm công ty cho phép phát huy lợi thế kinh tế có quy mô lớn, khai thác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả Nhóm công ty. Ngoài ra, việc hình thành Nhóm công ty còn có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng lợi thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của sự chuyên môn hoá với hoạt động kinh doanh đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. 1.1.3.2 Nhóm công ty giúp mở rộng phân công lao động Nhóm công ty góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình phát triển. Trong chiến lược kinh doanh các Nhóm công ty tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước hết là triệt để khai thác các lợi thế so sánh quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nhóm công ty tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các công ty tạo điều kiện thuận lợi trong việc thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên. 1.1.3.3 Nhóm công ty giúp chuyên môn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh Nhóm công ty có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hoá. Nó bảo vệ nền sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn của các nước khác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế kể cả thị trường các nước phát triển. Việc hình thành nên các Nhóm công ty sẽ khắc phục được tình trạng hạn chế về vốn của các công ty riêng lẻ. Trong Nhóm công ty nguồn vốn được huy động từ các công ty thành viên và được tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có hiệu quả nhất, những dự án tạo ra được sức mạnh quyết định cho phát triển của nhóm đáp ứng nhu cầu lợi nhuận tối đa cho công ty thành viên. Việc lưu thông vốn từ công ty này sang công ty khác giúp cho các công ty có mối liên kết chặt chẽ hơn, quan tâm đến hiệu quả hơn và giúp nhau phát huy có hiệu quả nguồn vốn của công ty và của cả Nhóm công ty. 1.1.3.4 Nhóm công ty giúp việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học côngnghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên Khi các công ty liên kết lại với nhau sẽ giúp các công ty có thể tận dụng được các lợi thế của các thành viên khác qua đó có thể áp dụng được cho bản thân công ty mình. Sự hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong Nhóm công tycòn cho phép các công ty thành viên có khả năng đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn với một quy mô rộng lớn hơn giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và ứng dụng qua đó có thể giúp thu hồi vốn nhanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện nay. Bên cạnh đó Nhóm công ty cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ giữa các công ty thành viên. 1.1.3.5 Nhóm công ty giúp giảm chi phí giao dịch Nếu như quá trình giao dịch ở các công ty đơn lẻ phải trải qua rất nhiều bước tiếp cận, tìm hiểu, đánh giá thông tin của các bên có liên quan trước khi hai bên chính thức ký kết hợp đồng giao dịch thì đối với các công ty trong Nhóm công ty khi ký kết hợp đồng giao dịch quá trình tìm hiểu, đánh giá thông tin của nhau trở lên dễ dàng và rút ngắn được nhiều thời gian do các công ty trong Nhóm công ty đã có quá trình liên kết, làm ăn với nhau từ lâu, qua đó giúp các công ty thành viên trong Nhóm công ty giảm được rất nhiều chi phí giao dịch cũng như quá trình ký kết hợp đồng đạt hiệu quả cao hơn. Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, thực thi các giao dịch. Chi phí này phát sinh từ sự tương tác giữa hành vi cơ hội, khả năng con người bị hạn chế trong môi trường bất định và điều kiện thông tin không tương xứng. Chi phí này gia tăng khi có hành vi lừa dối của một bên đối tác nhằm thu lợi riêng từ chi phí của bên còn lại. Do đó, nếu như công ty tham gia vào Nhóm công ty sẽ giúp các công ty thành viên tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. 1.1.4 Những ảnh hưởng bất lợi tiềm tàng từ các Nhóm công ty đối với nền kinh tế quốc gia Bên cạnh những ưu thế, thế mạnh của mô hình Nhóm công ty mang lại như nêu trên thì cũng tồn tại rất nhiều những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra cho bên thứ ba cũng như có thể ảnh hưởng hưởng và tác động lớn đến xã hội trong quá trình hoạt động của Nhóm công ty mà chúng ta cần phải lưu tâm khi xem xét, đánh giá. 1.1.4.1 Rủi ro cho nền tài chính quốc gia Như đã phân tích ở trên Nhóm công ty là sự liên kết hết sức phức tạp, nhiều tầng nấc của các công ty có tư cách pháp nhân độc lập với nhau xoay quanh một công ty gọi là công ty mẹ. Do Nhóm công ty có quy mô lớn về vốn và đa dạng về lĩnh vực hoạt động nên khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính khá dễ dàng do có sự hỗ trợ từ phía chính phủ cũng như sự tin cậy từ phía các ngân hàng. Ngoài ra, với việc các Nhóm công ty sở hữu chéo các tổ chức tài chính đi đến việc vay vốn dễ dãi từ các ngân hàng liên kết có thể dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm cho chính Nhóm công ty cũng hệ thống ngân hàng. Điều này xuất phát do các ngân hàng không có cơ chế kiểm toán chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp trong Nhóm công ty, cũng như khả năng đánh giá năng lực tín dụng của doanh nghiệp trong Nhóm công ty rất hạn chế và cùng với việc vay vốn không giới hạn có thể đến một nguy cơ sử dụng vốn lãng phí và thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp trong Nhóm công ty. Do đó, nếu như hoạt động đầu tư vốn của Nhóm công ty không hiệu quả và mất khả năng thanh toán các khoản vay thì rủi ro cho hệ thống ngân hàng (chủ nợ) là rất lớn và có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Ví dụ điển hình cho trường hợp này ở Việt Nam phải kể đến trường hợp đỗ vỡ của Tập đoàn Vinashinvào năm 2009 kéo theo khoản nợ khổng lồ, ước tính dư nợ hiện lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền. Khủng hoảng của Vinashin đã được Thanh tra Chính phủ kết luận làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế. Trong năm 2010, hai tổ chức xếp hạng thế giới là Moodys và Standard Poors (SP) đều hạ bậc tín nhiệm Việt Nam, bức tranh nợ công của Việt Nam cũng trở nên tồi tệ do gánh nặng từ việc vay vốn đầu tư cho tập đoàn này. Tiếp đó, các chủ nợ quốc tế cũng tuyên bố sẽ kiện Vinashin vì không thanh toán đúng hạn khoản gốc và lãi 600 triệu. Chúng ta có thể tìm thấy điều tương tự với ngân hàng OCEAN, Xây dựng, GB bank và các Nhóm công ty, dẫn đến Chính phủ Việt Nam phải xử lý theo cách vô tiền khoáng hậu: mua không đồng các ngân hàng. 1.1.4.2 Rủi về thuế Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng “né thuế” (tax avoidance) bởi các tập đoàn kinh tế thông qua các hình thức rất tinh vi và khó kiểm soát. Vấn đề chuyển giá nhằm mục tiêu tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng tăng cùng với quy mô phát triển kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Để tối đa hoá lợi nhuận, các tập đoàn đa quốc gia ngày càng có nhiều biện pháp đối phó, dàn xếp để tránh thuế, đặc biệt là việc gia tăng các hoạt động chuyển lợi nhuận về các thiên đường thuế, thành lập các công ty vỏ bọc, công ty không có hoạt động thực chất tại các nơi này để che giấu nguồn thu nhập, sử dụng các công cụ tránh né thuế tinh vi, phức tạp nhằm tối thiểu thu nhập phải nộp thuế trên toàn cầu. Bản chất của chuyển giá là việc các tập đoàn đa quốc gia, các công ty liên kết lợi dụng sự khác biệt về chính sách thuế giữa các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ để xây dựng chính sách giá trong các giao dịch nội bộ không theo nguyên tắc giá thị trường khách quan (được hình thành thông qua việc định giá giữa các bên độc lập, không có mối quan hệ liên kết). Các giao dịch này được thực hiện khép kín giữa các công ty trong cùng tập đoàn hoặc giữa các công ty liên kết. Có thể nói việc né thuế thông qua hình thức chuyển giá (transpfer pricing), chuyển lợi nhuận từ công ty này sang công ty khác trong Nhóm công ty diễn ra phổ biến và là vấn đề lan giải, rất khó kiểm soát mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt.

MƠ HÌNH CƠNG TY MẸ - CƠNG TY CON; TỔNG CƠNG TY VÀ TẬP ĐỒN KINH TẾ TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN: NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CƠNG/THẤT BẠI Presented by Nhóm TS Lê Văn Hưng 19.02.2022 NGUYỄN T TUYẾT TUẤN ANH KIM HỒNG TUYẾT MINH ANH DUY LINH QUANG VĨNH THUYÊN WELCOME TO OUR PRESENTATION THÀNH VIÊN NHÓM MỤC LỤC CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH THỰC TRẠNG VỀ TĐKT, TCT TẠI VIỆT NAM QUẢN LÝ & ĐIỀU HÀNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ SỞ HỮU CHÉO TRONG MỐI QUAN HỆ CTM - CTC CHUYỂN TRÁCH NHIỆM CỦA CTC SANG CTM CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái niệm Nhóm cơng ty Đặc điểm Nhóm cơng ty Ảnh hưởng tích cực bất lợi tiềm tàng KHÁI NIỆM NHĨM CƠNG TY Nhóm cơng ty tập hợp liên kết pháp nhân kinh doanh độc lập sở MỐI QUAN HỆ VỚI NHAU VỀ VỐN QUAN HỆ KHÁC ĐƯỢC THOẢ THUẬN TRONG HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT ĐẶC ĐIỂM SỰ LIÊN KẾT Bao gồm: Liên kết mang tính chi phối Liên kết khơng mang tính chi phối KHƠNG CĨ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CƠ CẤU TỔ CHỨC PHỨC TẠP NHIỀU CẤP Công ty mẹ - Công ty - Công ty liên kết CÁC ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC & BẤT LỢI TIỀM TÀNG Ảnh hưởng tích cực HUY ĐỘNG & TẬP TRUNG ĐƯỢC NGUỒN LỰC MỞ RỘNG PHÂN CƠNG LAO ĐỘNG CHUN MƠN HỐ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHCN VÀO SXKD CỦA CTTV GIẢM CHI PHÍ GIAO DỊCH BỘI TÍN GIỮA CỔ ĐƠNG LỚN & CỔ ĐÔNG NHỎ GIAO DỊCH VỚI “NGƯỜI LIÊN QUAN” Bất lợi tiềm tàng NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA THUẾ ĐỘC QUYỀN CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH Giai đoạn thí điểm Giai đoạn hình thành Giai đoạn tái cấu trúc phát triển 02 CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH Giai đoạn thức thành lập 2005 - 2012 1994 - 2004 2012 - Giai đoạn thí điểm Giai đoạn tái cấu trúc phát triển Mơ hình Tổng cơng ty 90 Tổng công ty 91 02 CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH Tổng Cơng ty 90 tên gọi chung phổ biến cho Liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty xếp, thành lập đăng ký lại theo Điều Quyết định số 90/TTg ngày 07/3/1994 Thủ tướng Chính phủ việc tiếp tục xếp doanh nghiệp Nhà nước Tổng Công ty 91 tên gọi chung phổ thơng cho nhóm doanh nghiệp nhà nước số Bộ quản lý kinh tế kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 Thủ tướng Chính phủ việc thí điểm thành lập tập đồn kinh doanh Tiếp sau đó, Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995 đời, quy định rõ DNNN, Chương Luật quy định rõ Tổng công ty nhà nước 1994 - 2004 Giai đoạn thí điểm Tuy nhiên tiêu chí để xác định tập đồn kinh tế Quyết định 91/TTg Luật DNNN 1995 chưa đề cập đầy đủ chất đặc thù mơ hình tổ chức quản lý hoạt động TĐKT, dẫn đến hoạt động công ty chưa thể phát triên theo mơ hình TĐKT Đến năm 2003, Luật DNNN sửa đổi, tiếp Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 Tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nước chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty MỘT SỐ MƠ HÌNH SỞ HỮU CHÉO Mơ hình sở hữu chéo Mơ hình tuần hồn HÌNH THỨC SỞ HỮU CHÉO SỞ HỮU CHÉO TRỰC TIẾP Ví dụ: A công ty mẹ công ty B Như B khơng tham gia góp vốn, mua cổ phần cơng ty A Mơ hình doanh nghiệp trung tâm Mơ hình dạng lưới SỞ HỮU CHÉO GIÁN TIẾP A công ty mẹ công ty B C Ví dụ 1: B (hoặc C) lập công ty B1 B1 không bị cấm mua phần vốn góp, cổ phần A, B1 khơng phải cơng ty A Ví dụ 2: B mua phần vốn góp/ cổ phần C, C lập công ty C1 mua cổ phần B MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO (TÍCH CỰC) GIẢM THIỂU CHI PHÍ GIAO DỊCH chi phí thời gian đàm phán, soạn thảo hợp đồng, chi phí thời gian tìm hiểu thơng tin, khảo sát đối tác… TẠO RA HỆ SINH THÁI TỐI ƯU GIÁ TRỊ KH tạo “hệ sinh thái” giúp cho việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến nhanh với người tiêu dùng MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO (TIÊU CỰC) THỨ NHẤT THỨ HAI tạo nên vốn ảo THỨ BA khủng hoảng khối THỨ TƯ lợi nhuận TB Vi phạm đến nguyên tắc “một cổ phần quyền biểu quyết” mơ hình dàn xếp có chủ đích ảnh hưởng đến quyền biểu cổ đông nhỏ lẻ Điều đồng nghĩa với việc phải thực biểu xảy lợi ích nhóm/lợi ích cá nhân cổ đơng nhiều cổ phần Vốn thể giấy tờ Đánh giá tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp định giá doanh nghiệp khơng xác Có thể “phân phối” khủng hoảng đến tất doanh nghiệp mạng lưới cách nhanh chóng doanh nghiệp gặp khủng hoảng vấn đề rủi ro lớn doanh nghiệp nằm hệ sinh thái bị ảnh hưởng Tạo lợi nhuận trung bình so với doanh nghiệp không nằm mơ hình lợi ích nhóm/lợi ích cá nhân Hệ thống mía đường Thành Thành Cơng sau giải ma trận sở hữu chéo PHÁP LUẬT CỦA TRÁCH NHIỆM CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA CÔNG TY CON Hai nguyên lý tảng coi đặc quyền mà nhà làm luật trao cho công ty người đầu tư “TƯ CÁCH PHÁP NHÂN” CỦA CÔNG TY “TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN” CỦA NHÀ ĐẦU TƯ Cũng vật tượng sống, NGUYÊN LÝ TRÊN CŨNG CÓ HAI MẶT VẬY NẾU, CHỦ SỞ HỮU CỦA MỘT CÔNG TY LẠI LÀ MỘT CƠNG TY KHÁC THÌ PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY NÀY? Học thuyết “PIERCING THE CORPORATE VEIL” “Xuyên trách nhiệm hữu hạn công ty” Khách hàng chủ nợ Công ty Cổ phần, Cty TNHH thành viên, Cty TNHH thành viên trở lên Chủ doanh nghiệp/Nhà đầu tư bảo vệ nguyên lý “Trách nhiệm hữu hạn” hệ thống luật “tư cách pháp nhân” coi riêng biệt độc lập với chủ sở hữu Ở đề cập CSH công ty mẹ Trong trường hợp chủ sở hữu công ty mẹ bị buộc phải chịu trách nhiệm khoản nợ/hành vi vi phạm công ty trường hợp vi phạm hay phá sản QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM CTM - CTC Tại Việt Nam “Xuyên trách nhiệm hữu hạn công ty” thể dạng Quyền đòi đền bù thiệt hại Khoản điều 47 khoản điều 75 khoản điều 113* Khoản điều 77, khoản điều 119* trường hợp thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên, cổ đông công ty cổ phần chưa góp đủ số vốn cam kết vào vốn điều lệ chưa toán đủ số cổ phần đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp cam kết với tổng mệnh giá cổ phần đăng ký mua nghĩa vụ tài cơng ty phát sinh thời gian quy định việc hồn thành nghĩa vụ góp vốn hay toán tiền mua cổ phần trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên cổ đông công ty cổ phần rút phần tồn vốn điều lệ góp khỏi công ty cách trực tiếp mà không thông qua việc chuyển nhượng cho người khác chủ sở hữu cổ đơng liên đới chịu trách nhiệm khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác công ty *Luật doanh nghiệp 2020 Khoản điều 196* Trường hợp CTM can thiệp thẩm quyền buộc CTC phải thực hoạt động kinh doanh trái với thơng lệ kinh doanh bình thường thực hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý năm tài có liên quan, gây thiệt hại cho cơng ty CTM phải chịu trách nhiệm thiệt hại đó; trường hợp khơng đền bù chủ nợ thành viên, cổ đơng có sở hữu 1% vốn điều lệ cơng ty có quyền u cầu cơng ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM Pháp luật trách nhiệm dân hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng Chương XX Bộ luật Dân năm 2015 Để áp dụng chế định cần phải chứng minh đủ yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường CÓ HÀNH VI CÓ LỖI CÓ HẬU QUẢ THỰC TẾ ĐÃ XẢY RA CÓ MỐI LIÊN HỆ NHÂN-QUẢ GIỮA & Thực tiễn áp dụng chế định việc cáo buộc trách nhiệm công ty mẹ cịn vơ hạn chế KẾT LUẬN Tại Việt Nam, pháp luật công ty bước đầu đặt ngoại lệ nguyên lý “trách nhiệm hữu hạn” nhiều tranh luận tính khả thi quy định Mặc dù khơng cá nhân, tổ chức thực tế bị thiệt hại có nhu cầu đền bù không công ty gây thiệt hại cho mà cịn cơng ty mẹ song thiếu điểm tựa pháp lý Từ thiếu pháp lý dẫn đến thiếu khiếu nại, khiếu kiện thực tế; từ có khiếu nại, khiếu kiện lại dẫn đến sở thực tiễn để điều chỉnh pháp luật Cái vòng luẩn quẩn vơ hình trung khiến cho vấn đề trách nhiệm công ty mẹ hành vi công ty Việt Nam tốn khó Q&A THANK YOU ... mẹ Công ty Công ty Công ty con… Công ty công ty mẹ nắm 100% vốn điều lệ nắm tỉ lệ vốn góp, cổ phần chi phối; Công ty n Công ty liên kết Công ty liên kết Công ty liên kết công ty mẹ sở hữu tỉ lệ... lý thuyết không giới hạn - Công ty mẹ, công ty con, công ty cháu Quan hệ công ty mẹ cơng ty trách nhiệm hữu hạn Mơ hình công ty mẹ - Công ty con, doanh nghiệp pháp nhân đầy đủ SO SÁNH TCT &... chức, quản lý tổng công ty nhà nước chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ cơng ty nhà nước theo hình thức cơng ty mẹ công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nghị

Ngày đăng: 22/02/2023, 21:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w