Luận văn : Hoàn thiện chính sách lãi suất ở VN
Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ IMục lụcLỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1 4 Tổng quan về chính sách lãi suất . 4 1.1. Khái niệm – bản chất lãi suất 4 1.2. Một số phân biệt lãi suất . 6 1.3. Các lãi suất cơ bản và phương pháp đo lường . 7 1.4.Vai trò của lãi suất 8 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 11 Chương 2 14 Chính sách lãi suất ở Việt Nam . 14 2.1. Thực trạng lãi suất ở Việt Nam . 14 2.1.1. Một số lãi suất ở Việt Nam 14 2.1.2. Tình hình lãi suất Việt Nam giai đoạn 2008-2010 16 2.2. Đánh giá 25 Chương 3 29 Giải pháp cho vấn đề lãi suất Việt Nam . 29 3.1. Định hướng . 29 3.2. Các giải pháp cụ thể 31 Kết luận 34 Danh mục tài liệu tham khảo . 35 Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.061 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ IDanh mục từ viết tắtTừ viết tắt Ý nghĩaNHNN Ngân hàng nhà nướcNSNN Ngân sách nhà nướcNHTM Ngân hàng thương mạiNHTW Ngân hàng trung ươngCSTT Chính sách tiền tệDanh mục các bảng biểuTên bảng biểu TrangBảng thông tin lãi suất 2008-2010 17-18Biểu đồ lãi suất 19Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.062 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ ILỜI MỞ ĐẦULãi suất nói riêng và chính sách lãi suất là một trong những sách lược vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Lãi suất cũng là một trong những vấn đề hết sức phức tạp. Diễn biến lãi suất được đưa tin liên tục hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động, thay đổi của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp, hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Sự thay đổi bất ngờ ngoài dự đoán của lãi suất có thể gây nên những cú sốc trong nền kinh tế.Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Lãi suất được sử dụng linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi khôn lường, từ đó tác động đến lãi suất và sự điều hành chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam. Trong giai đoạn 2008-2010, lãi suất đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế lúc đó. Với tình hình đó, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt Nam”. Đề án gồm 3 chương chính:Chương 1: Tổng quan về chính sách lãi suấtChương 2: Chính sách lãi suất ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.063 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ IChương 1Tổng quan về chính sách lãi suất1.1. Khái niệm – bản chất lãi suất1.1.1. Các lý thuyết kinh tế về bản chất của lãi suất a. Lý thuyết của C.Mác về lãi suất* Lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩaQua qúa trình nghiên cứu bản chất của chủ nghĩa tư bản Mác đã vạch ra rằng quy luật giá trị thặng dư tức giá trị lao động không của công nhân làm thuê tạo ra là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghia tư bản và nguồn gốc của mọi lãi suất đều xuất phát từ giá trị thặng dư.Theo Mác, khi xã hội phát triển thì tư bản tài sản tách rời Tư bản chức năng, tức là quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản nhưng mục đích của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư thì không thay đổi. Vì vậy, trong xã hội phát sinh quan hệ cho vay và đi vay, đã là tư bản thì sau một thời gian giao cho nhà tư bản đi vay sử dụng, tư bản cho vay được hoàn trả lại cho chủ sở hữu nó kèm theo một giá trị tăng thêm gọi là lợi tức.Về thực chất lợi tức chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư mà nhà tư bản đi vay phải cho nhà tư bản vay. Trên thực tế nó là một bộ phận của lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản công thương nghiệp đi vay phải chia cho các nhà tư bản cho vay. Do đó nó là biểu hiện quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được mở rộng trong lĩnh vực phân phối và giơí hạn tối đa của lợi tức là lợi nhuân bình quân, còn giới hạn tối thiểu thì không có nhưng luôn lớn hơn không.Vì vậy sau khi phân tích công thức chung của tư bản và hình thái vận động đầy đủ của tư bản Mác đã kết luận:”Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt”.* Lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN)Các nhà kinh tế học Mác xít nhìn nhận trong nền kinh tế XHCN cùng với tín dụng, sự tồn tại của lãi suất và tác động của nó do mục đích khác quyết định, đó là mục đích thoả mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội. Lãi suất không chỉ là động lực của tín dụng mà tác dụng của nó đối với nhà kinh tế Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.064 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ Iphải bám sát các mục tiêu kinh tế. Trong XHCN không còn phạm trù tư bản và chế độ người bóc lột người song điều đó không có nghĩa là ta không thể xác định bản chất của lãi suất. Bản chất của lãi suất trong xã hội chủ nghĩa là “giá cả của vốn cho vay mà nhà nước sử dụng với tư cách là công cụ điều hoà hoạt động hạch toán kinh tế ”Qua những lãi suất luận trên ta thấy các nhà kinh tế học Mác xít đã chỉ rõ nguồn gốc và bản chất lãi suất. Tuy nhiên quan điểm của họ không thể hiện được vai trò của lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác. ngày nay trước sự đổ vỡ của hệ thống XHCN, cùng với chính sách làm giàu chính đáng , chính sách thu hút đầu tư lâu dài… đã không phù hợp với các chính sách trước đây vì nó tôn trọng quyền lợi người đầu tư, người có vốn, thừa nhận thu nhập từ tư bản.b. Lý thuyết của J.M. Keynes về lãi suấtJ.M. KEYNES (1833-1946) nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho rằng lãi suất không phải là số tiền trả công cho việc tiết kiệm hay nhịn chi tiêu vì khi tích trữ tiền mặt người ta không nhận được một khoản trả công nào, ngay cả khi trường hợp tích trữ rất nhiều tiền trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì vậy: “Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa với của cải, tiền tệ.”Sự phân tích bản chất lãi suất như trên cho thấy nếu lãi suất thấp thì tổng số nhu cầu về tiền mặt của dân cư sẽ vượt quá số cung tiền và nếu lãi suất cao thì sẽ có một lượng tiền mặt dư khi đó không ai muốn giữ tiền.c. Lý thuyết của trường phái trọng tiền về lãi suấtM.Friedman, đại diện tiêu biểu của trường phái trọng tiền hiện đại, cũng có quản điểm tương tự J.M.KEYNES rằng lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ. Tuy nhiên quan điểm của M. Friedman khác cơ bản với Keynes ở việc xác định vai trò của lãi suất. Nếu Keynes cho rằng cầu tiền là một hàm của lãi suất còn M.Friedman dựa vào nghiên cứu các tài liệu thực tế thống kê trong một thời gian dài, ông đi đế khẳng định mức lãi suất không có ý nghĩa tác động đến lượng cầu về tiền mà cầu tiền biểu hiện là một hàm của thu nhập và đưa ra khái niệm tính ổn định cao của cầu tiền tệ.Có thể thấy rằng quan điểm coi lãi suất là kết quả hoạt động của tiền tệ đã rất thành công trong việc xác định các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.065 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ ITuy nhiên hạn chế của cách tiếp cận này là suy bản chất của lợi tức là bản chất của tiền và dừng lại ở việc nghiên cứu cụ thể.Tóm lại, lãi suất là tỷ lệ % giữa khoản tiền người đi vay phải trả thêm cho người cho vay trên tổng số tiền vay đầu một thời hạn nhất định để được sử dụng tiền vay đó. 1.1.2. Khái niệm lãi suất Lãi suất là một công cụ nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi NHTW, cũng là mối quan tâm của mọi người, mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Đã có rất nhiều khái niệm về lãi suất có thể đưa ra một số khái niệm cơ bản về lãi suất như sau:- Lãi suất là tỷ số giữa tổng số lợi tức hàng năm và tổng số vốn đã bỏ ra cho vay trong năm. Nói cách khác đi, lãi suất là giá cả mà con nợ phải trả cho chủ nợ để sử dụng khoản tiền vay trong một kỳ hạn nhất định.- Lãi suất danh nghĩa là Lãi suất bằng tiền trên các tài sản bằng tiền.- Lãi suất thực tế (r) bằng lãi suất danh nghĩa (i) trừ đi lạm phát, lãi suất thực tế phản ánh đúng chi phí thật của việc vay tiền và điều chỉnh cho đúng theo những thay đổi dự tính về mức.Vậy lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng- giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức khác nhau. Khi đến hạn, người ta sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số vốn ban đầu gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất1.2. Một số phân biệt lãi suấta.Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩaTrên thực tế, những khoản thu nhập bằng tiền hay thu nhập danh nghĩa thường không phản ánh đúng giá trị thực của chính khoản thu nhập đó. Tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một khoản thời gian nhất định luôn làm cho giá trị thực nhỏ hơn giá trị danh nghĩa.Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được công bố, niêm yết một cách công khai, nó là quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức và số vốn cho vay trong một thời gian nhất định mà không tính đến các tác động của kinh tế lên giá tiền tệ hoặc lạm phát, và là cơ sở để trả lợi tức cho người cho vay.Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.066 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ ILãi suất thực là lãi suất danh nghĩa sau khi đã trừ đi ảnh hưởng của các yếu tố lên giá tiền tệ và lạm phátThông thường trong những điều kiện tỷ lệ lạm phát không không lớn hơn 10% thì :Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát Tuy nhiên nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn 10% thì 1nirii iii−=+ trong đó ir , in , ii lần lượt là lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ lạm pháttừ đây có thể thấy lạm phát càng cao thì lãi suất thực càng thấp. b. Lãi suất và tỷ suất lợi tức Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn cho vay. Còn tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm cúa số thu nhập của người có vốn trên tổng số vốn đưa vào sử dụng ( đầu tư hay cho vay). Đối với một số tổ chức tín dụng, ngoài tỷ lệ lãi nhất định các tổ chức này còn đòi hỏi người vay tiền phải trả thêm khoản phí. Do đó tổng thu nhập từ khoản cho vay sẽ không chỉ có tiền lãi mà là chi phí tài chính đối với người vay tiền. Tỷ lệ phần trăm của chi phí tài chính trên số dư nợ là tỷ lệ suất lợi tức hay lãi suất hiệu quả của tổ chức tín dụng. c. Lãi suất cơ bản của ngân hàng Ba loại lãi suất cơ bản của ngân hàng thường được quan tâm là: lãi suất tiền gửi, lãi suât cho vay, lãi suất liên ngân hàng Lãi suất tiền gửi là lãi suất mà NHTM trả cho người gửi tiền trên số tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toánLãi suất tiền gửi = tỷ lệ lãi cơ bản + tỷ lệ lạm phátLãi suất cho vay = lãi suất tiền gửi + chi phí nghiệp vụ ngân hàngLãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ như PIBOR…1.3. Các lãi suất cơ bản và phương pháp đo lường a.Lãi suất đơn là lãi suất mà khi tính lãi mà ko gộp lãi của kì trước. Lãi suất đơn được dùng làm cơ sở để tính toán xác định lợi tức các khoản tiền gửi, tiền vay Fn=P(1+i.n)Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.067 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ IFn: số tiền vay và lãi thu về trong tương lai.P,n,i: số tiền vay ban đầu, thời hạn vay tín dụng và lãi suất đơn b.Lãi suất kép Lãi suất kép đuợc sử dụng để nghiên cứu, xây dựng hệ thống lãi suất đơn có thay đổi theo thời gian tăng dần ( )nniPF += 1Fn: số tiền vay và lãi thu về trong tương lai. P,n,i: số tiền vay ban đầu, thời hạn vay tín dụng và lãi suất đơn c.Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của khoản tiền trả trong tương lai với giá trị hôm nay cuả nó. Do đó nó được ứng dụng trong việc xác định số tiền đầu tư hôm nay nhằm đạt tới một giá trị trong tương lai theo một lãi suất đã lựa chọn.1.4.Vai trò của lãi suất1.4.1. Vai trò của lãi suất với nền kinh tế Lãi suất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó là trung tâm trong chính sách tiền tệ của chính phủ- Đối với sự phân bổ các nguồn lực thì lãi suất là một loại giá cả, nó có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội và là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay một tài sản nào đó…- Thu nhập của các hộ gia đình thường được chia làm hai bộ phận: Tiêu dùng và tiết kiệm, tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của việc tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố khác. Vì vậy trong tiêu dùng và tiết kiệm lãi suất cũng có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh thu nhập của kinh tế gia đình- Với các hoạt động đầu tư do chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí trong kinh doanh… Nên khi lãi suất cao, thì sẽ có ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu cho đầu tư giảm, ngược lại khi lãi suất thấp các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng.- Không chỉ có vậy, với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu còn chịu nhiều ảnh hưởng của lãi suất ở lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệNguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.068 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ ITỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế… trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay làm cho không một quốc gia nào, nếu muốn tồn tại và phát triển, lại không tham gia thực hiện phân công lao động và thương mại quốc tế. Thông qua quá trình trao đổi buôn bán giữa các nước tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu tăng lên nguồn thu ngoại tệ tăng lên. Điều đó làm tăng cung ngoại tệ, tương đương với việc tăng cầu nội tệ kết quả là làm lãi suất tăng lên. Bằng cách lập luận tương tự, chúng ta sẽ thu được một mức lãi suất nội tệ thấp hơn nếu tỷ giá hối đoán tăng lên, đồng nội tệ có giá hơn. Tóm lại, khi mức giá của đồng tiền một nước so với các nước khác giảm xuống thì một ước đoán hợp lý là lãi suất trong nước sẽ tăng lên và ngược lại.- Lãi suất với lạm phát Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, lượng tiền cung ứng cũng sẽ giảm và lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát.1.4.2. Vai trò của lãi suất đến việc huy động vốn Lãi suất là chi phí huy động vốn của doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh nghiệp phải xem xét khả năng lợi nhuận thu được với chi phí huy động vốn bỏ ra để quyết định huy động vốn từ nguồn nào và đầu tư vào đâu để có lợi cho doanh nghiệp nhất. Còn ngân hàng phải xem xét giữa lãi suất huy động với khả năng cho vay ở mức lãi suất cao hơn để đưa ra phương hướng hoạt động đảm bảo mục tiêu của ngân hàng tồn tại và phát triển.Trên tầm vĩ mô, lãi suất tín dụng là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Ý nghĩa này thể hiện trên các mặt:-Trong điều kiện nên kinh tế có lạm phát, Nhà nước có thể tăng lãi suất tiền gửi để rút bớt tiền từ lưu thông về, giảm tỷ lệ lạm phát tạo điều kiện để sức mua đồng tiền ổn định, đảm bảo cho sản xuất và lưu thông hang hóa phát triển.-Thông qua lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh khối lượng cho vay đối với các NHTM, nghĩa là điều chỉnh khối lượng tiền cugn ứng trong lưu thông. Từ đó làm mở rộng hay thu hep sản suất, tăng hay giảm việc làm. Như vậy lãi suất tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội. -Tăng hay giảm lãi suất tín dụng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm số lượng ngoại Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.069 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ Itệ trong nước. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, dẫn tới sự thay đổi tỷ giá và ảnh hưởng tới suất nhập khẩu hàng hóa trong từng thời kỳ-Lãi suất tín dụng còn được sử dụng để điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần… nhằm đảm bảo sự thích ứng cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.1.4.3. Vai trò của lãi suất đối với Ngân hàng thương mại (NHTM)Lãi suất với vai trò là đòn bẩy kinh tế cực kỳ lợi hại,có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng và quan trọng hơn là công cụ điều hành cực kỳ nhạy bén trong hệ thống ngân hàng. Vai trò của lãi suất với NHTM thể hiện ở bốn khía cạnh:-Trước hết ,yêu cầu mức giá sản phẩm của ngân hàng (lãi suất) phải đảm bảo được sự duy trì và phát triển của hoạt động ngân hàng, nghĩa là lãi suất phải đảm bảo bù đắp được mọi chi phí hợp lý và có lãi. Càng tiết kiệm được chi phí cho hoạt động kinh doanh và tổ chức hợp lý bộ máy tổ chức và lao động của đơn vị mình ngân hàng càng có lãi .-Thứ hai, lãi suất còn là một trong các cầu nối giữa sản phẩm của ngân hàng với khách hàng, mà chủ yếu là các nhà sản xuất.Vì vậy lãi suất thực của ngân hàng không nên vượt quá lãi suất thực mang lại từ hoạt động sản suất kinh doanh trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển một đất nước. Lãi suất tín dụng của các NHTM quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đi vay để đầu tư sản suất kinh doanh, ngân hàng có thể mất khách.Tự do hoá lãi suất tạo động lực thúc đẩy cạnh tranh trong các NHTM. Cạnh tranh thúc đẩy tiến bộ và dân chủ hoá hoạt động NHTM.-Thứ ba, lãi suất tín dụng của NHTM phụ thuộc vào lãi suất của NHTW nhiều khi NHTM không tự định đoạt được giá mua, giá bán của mình-Cuối cùng xét mối quan hệ giữa lãi suất và doanh lợi chứng khoán. Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường tài chính. Nếu lãi suất ngân hàng trả cho người tiết kiệm cao, người gửi tiết kiệm sẽ thích gửi tiết kiệm vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao và rủi ro thấp hơn là mua chứng khoán với lãi suất thấp, rủi ro lại cao.Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.0610 [...]... như khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới (Năm 1997 tại Hồng Kông, năm 2007-2008 khủng hoảng tài chính bất động sản tại Mỹ ) , các luồng vốn đầu tư ra, vào đều ảnh hưởng đến lãi suất của các nước trong đó có Việt Nam Chương 2 Chính sách lãi suất ở Việt Nam 2.1 Thực trạng lãi suất ở Việt Nam 2.1.1 Một số lãi suất ở Việt Nam Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN... không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản Lãi suất chiết khấu là một hình thức lãi suất tái cấp vốn, là lãi suất NHTM cho khách hàng vay khi cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất NHTW cho NHTM vay khi NHTM tái cầm cố các thương phiếu và giấy tờ có giá trên Vì vậy LS tái chiết khấu cao hơn LS chiết khấu Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có... - làm cơ sở định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này - Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay,... kiểm soát lãi suất trực tiếp là cần thiết, và từng bước tạo dựng những điều kiện cần thiết để tự do hóa lãi suất - Trước mắt là phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản định hướng được lãi suất thị trường trên cơ sở định lượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng, hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản - làm cơ sở định hướng... Tỷ suất lợi nhuận bình quân Là tỷ lệ bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận Tỷ lệ này chính là cơ sở để hình thành lãi suất và lãi suất sẽ dao động quanh tỷ lệ này - Thị trường tài chính quốc tế Trong xu hướng mở cửa hội nhập nền kinh tế, tài chính Việt Nam cũng là một bộ phận của tài chính quốc tế Do đó những thay đổi của tài chính quốc tế cũng tác động đến tài chính Việt Nam Những thay đổi của tài chính. .. đó, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay) bằng Đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố Định kỳ hàng tháng, NHNN công bố lãi suất cơ bản; trong trường hợp cần thiết, NHNN công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản Lãi suất cơ bản được xác định và công bố dựa trên cơ sở điều kiện của thị trường tiền... đua nhau tăng lãi suất huy động, mức lãi suất cho vay tối đa lên tới 21%/năm - mốc lãi suất cao nhất trong năm này Doanh nghiệp "kêu trời" trong khi người dân kéo nhau đi gửi tiền ngân hàng Tuy nhiên, với việc hàng loạt các nước trên thế giới hạ lãi suất cơ bản để đối phó với suy thoái, NHNN đã điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất để kết thúc năm 2008, lãi suất trở về mức gần như lãi suất đầu năm (8,5%),... trường tài chính và tài chính kiềm chế là mô hình quản lý tài chính phổ biến Vì thế lãi suất ở các nước này đều do Nhà nước quy định, có thể còn quy định cả mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của ngân hàng Sự biến động của lãi suất trong điều kiện như vậy phần lớn phụ thuộc vào ý chí của Chính phủ, và do đó không thể dự đoán hay xác lập bất cứ quy luật vận động nào của lãi suất Trái... NHNN Việt Nam trong ngắn hạn Theo Luật NHNN, lãi suất cơ bản do NHNN công bố, làm cơ 14 Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp NH20.06 Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ I sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và... ảnh hưởng tới tác động tổng thể của chính sách NHNN nói chung và chính sách lãi suất nói riêng Tình trạng đua nhau tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong năm 2008, và những biểu hiện của thị trường những tháng đầu năm 2010 là sự biểu hiện rõ nét của tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh Khi NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với cho vay trung hạn, các NHTM đã đẩy mức lãi suất cho . tài: “ Hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt Nam”. Đề án gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về chính sách lãi suấtChương 2: Chính sách lãi suất ở Việt. định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất